Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.23 KB, 51 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đa phương hoá, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế
quốc tế, ngành thương mại dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ, mở rộng buôn
bán giao lưu hàng hoá với các nước trên thế giới phục vụ tiêu dùng và thúc đẩy nền
kinh tế sản xuất trong nước phát triển. Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh
thương mại dịch vụ là việc thực hiện tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Các doanh nghiệp sản xuất ra sản
phẩm, hàng hoá cho xã hội thông qua nghiệp vụ bán hàng nhằm tối đa hóa lợi
nhuận đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đều quan
trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra được tiêu
thụ và thị trường chấp nhận về giá cả, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh
nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một
nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua mức bán ra thể
hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người
tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản
phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc
cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những
cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác
định phương hướng của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu
thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu
vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xây
dựng được các kế hoạch phù hợp đạt được kết quả cao nhất.
Như vậy chỉ tiêu kết quả kinh doanh có tác động rất lớn đến quản lý kinh tế tài
chính và chỉ đạo sản xuất của đơn vị. Nó là cơ sở đánh giá hiệu quả một quá trình
sản xuất kinh doanh, là cơ sở lập phương án phân phối thu nhập, đồng thời là căn cứ
để phát triển sản xuất ở doanh nghiệp. Thông qua kết quả kinh doanh nhà nước nắm


1
được hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó có chính sách kinh tế hợp lý,
đều chỉnh các quy chế quản lý, bổ sung các chính sách xã hội có liên quan. Đối với
các tổ chức kinh tế quản lý cũng quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, vì nó là căn cứ để tham gia liên doanh, góp vốn đầu tư đảm bảo cho khả
năng thanh toán công nợ và các quan hệ khác trong cung cấp nguyên vật liệu, hợp
đồng kinh tế,…
Xuất phát từ mục đích kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận nên các nhà quản trị
doanh nghiệp luôn cần có các thông tin chi tiết cụ thể về doanh thu, chi phí, kết quả
để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý nhất. Kế toán với tư cách là công cụ
cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà quản lý lại càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Vì vậy mà xuất phát từ ý nghĩa nêu trên để thấy rõ hơn về công tác
hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nhằm tăng hiệu quả trong công
tác kế toán hàng hoá nên tôi thực hiện đề tài: “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cao Su Krông Buk”, làm báo cáo thực
tập tổng hợp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu cơ sở lý luận của công tác hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh trong Công Ty.
 Tìm hiểu thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
qua Công Ty Cao Su Krông Buk.
 Đề xuất một giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh trong Công Ty.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các sổ kế toán, các chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh của Công Ty Cao Su Krông Buk.
- Các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh trong Công Ty Cao Su Krông Buk.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/10/2008 đến 20/11/2008
2
Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được thu thập qua các năm 2005, 2006 và
2007, trong đó chủ yếu là năm 2007.
1.4.3 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cao Su Krông Buk, thuộc địa phận xã Ea
Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.
3
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Những khái niệm về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
2.1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hoá
Tiêu thụ hàng hóa là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu
được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh
nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn,
nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu
về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua.
Tiêu thụ hàng hoá được thể hiện qua công thức sau:
Số lượng
hàng tiêu
thụ
=
Số lượng hàng
hoá tồn đầu kỳ
+

Số lượng hàng
hoá xuất
trong kỳ
-
Số lượng
hàng hoá tồn
kho cuối kỳ
2.1.2 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả là việc tính toán, so sánh tổng thu nhập thuần từ hoạt động
với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác trong kỳ. Nếu thu nhập
thuần lớn hơn tổng chi phí trong kỳ thì doanh nghiệp có lãi, ngược lại thì lỗ.
Để xác định kết quả kinh doanh phải phản ánh và kết chuyển đầy đủ về doanh
thu tài chính, thu nhập khác và chi phí khác.
Ta có công thức xác định kết quả kinh doanh là:
KQKD = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) – Chi phí bán hàng – Chi
phí quản lý doanh nghiệp + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài
chính) + (Thu nhập khác – Chi phí khác)
2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
2.2.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.2.1.1 Chứng từ sử dụng
Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán dùng các chứng từ:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Hoá đơn bán hàng
- Các chứng từ kế toán như phiếu thu
4
- Ngoài ra còn sử dụng các bảng kê bán lẻ, bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi
vào sổ chi tiết bán hàng.
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm kế toán sử dụng các tài khoản sau:
 Kế toán sử dụng tài khoản 155 “Nhập kho thành phẩm”

Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ
- Nhập kho thành phẩm trong kỳ
- Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Bên có:
- Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ
 TK 511 “Doanh thu bán hàng”
Nội dung và kết cấu:
TK này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của
doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu.
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp trên doanh thu bán hàng trong
kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển doanh thu và xác định KQHĐKD
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá phát sinh trong kỳ
- Số trợ cấp trợ giá của nhà nước
 TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Số thuế VAT nộp
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
Bên có:
- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
 TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
5
Nội dung và kết cấu:
TK này được dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá đã tiêu thụ bị

khách hàng trả lại
Bên nợ:
- Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên có:
- Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu
trong kỳ
 TK 532 “Giảm giá hàng bán”
Nội dung và kết cấu:
Giảm giá hàng bán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá thoả
thuận. Do hàng hoá kém phẩm chất, không đúng phẩm cách thời hạn hợp đồng kinh tế.
Bên nợ:
- Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng được hưởng
Bên có:
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài khoản
511 để xác định doanh thu thuần.
 TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên có:
- Phản ánh khoản nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính,
khoản chênh lệch giữa số lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng
năm trước.
- Kết chuyển vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK
911 để xác định kết quả kinh doanh.
 Ngoài ra còn có các tài khoản như:711 ”thu nhập khác”, 811 “chi phí khác”.
2.2.1.3 Phương pháp hạch toán
Ta có các phương thức tiêu thụ sau:
 Phương thức trực tiếp cho khách hàng thì có 2 trường hợp sau:

6
 Trường hợp giao hàng trực tiếp tại kho cho khách hàng của doanh nghiệp.
 Trường hợp giao hàng tại kho bên mua.
 Phương thức tiêu thụ qua đại lý.
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN 511
TK 511
TK 333 TK 111,112
Các khoản thuế tính trừ Doanh thu thu
Doanh thu (TTĐB,XK) bằng tiền
TK 521 TK 113
Khoản chiết khấu Doanh thu chuyển thẳng
kết chuyển vào NH
TK 531 TK 311,315
Doanh thu của hàng Doanh thu được
bị trả lại chuyển
TK 532 TK 131
Giảm giá hàng bán Doanh thu chưa
kết chuyển thu tiền
TK 911 TK 152,156
Doanh thu thuần Doanh thu bằng hàng
(hàng đổi hàng)
2.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Để hạch toán định kết quả kinh doanh kế toán dùng các chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng các tài khoản sau:

 TK 641 “Chi phí bán hàng” và TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
7
Hạch toán chi phí bán hàng 641
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu
thụ thành phẩm, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như tiền lương, tiền trích bảo
hiểm xã hội trên tiền lương của nhân viên bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển sản
phẩm đi tiêu thụ,…
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định KQKD trong kỳ và phân
bổ chi phí bán hàng cho những sản phẩm sẽ tiêu thụ ở kỳ sau
 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 642
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được. Bao gồm: Chi phí văn phòng,
diện thoại, fax, sữa chữa đồ cùng quản lý, …
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí của doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định KQKD
Ta có sơ đồ hạch toán chi phí:
8
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN 641,642





 Khi xuất bán thành phẩm sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Bên nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
trong kỳ kế toán.
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ
Bên có:
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
bị trả lại
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng háo, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ
vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
 TK 635 Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt đọng kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp như: chi phí tiền lãi vay, và những chi phí có liên quan.
Bên nợ:
- Các chi phí của hoạt động tài chính
Chi phí khấu hao tài
sản cố định
Chi phí phân bổ và chi
phí trích trước
9
Cuối hỳ K/C chi
phí quản lý
Tiền lương và các khoản
trích theo lương
Chi phí vật
liệu công cụ
Các khoản giảm
chi phí
TK 152,153

TK 641,642
TK 111,112,113
TK 911
TK 334,338
TK 214
TK 142,135
TK 412
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế
- Các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Chi phí đất chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
Bên có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh
trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
 TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ:
- Trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển kết quả lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác).
Bên có:
- Doanh thu thuần về số hang hoá đã tiêu thụ.
- Doanh thu thuần từ hoạt động tài chính.
- Thu nhập thuần từ hoạt động khác.
- Kết chuyển lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3 Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ kế toán được thực hiện kết chuyển doanh thu bán hàng thuần giá trị

vốn của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp.
Trích và kết chuyển lãi (lỗ) về tiêu thụ hàng hoá trong kỳ. Kỳ xác định kết
quả kinh doanh của Công Ty là quý, cứ cuối mỗi quý kế toán tiến hành kết chuyển
các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh của mỗi quý.
Vì vậy hạch toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện theo trình tự sau:
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh:
10
Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN 911

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác - lênin dùng để
đánh giá một cách khách quan các sự vật hiện tượng trong một mối quan hệ biện
chứng qua lại với nhau.
2.3.2 Phương pháp cụ thể
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
- Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng
trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích sổ sách các số liệu của sự vật và hiện
tượng để tìm quy luật và rút ra kết luận cần thiết.
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp mô tả toàn bộ thực trạng
của sự vật và hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được thanh toán và dể sử dụng
trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Thống kê so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sanh kết quả kinh doanh
của công ty qua các năm để thấy được tốc độ phát triển, hiệu quả kinh doanh.
2.3.2.2 Phương pháp chuyên khảo
Là phương pháp tham khảo ý kiến của một số cán bộ phòng kế toán, tìm hiểu
các tài liệu kế toán về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.

11
TK 911
TK 632 TK 511
K/C gía vốn K/C DT thuần
TK 641,642,635
TK 515,711
KC CPBH,CPQL,CPTC
K/C DTHĐTC và TN khác
TK 811
TK 421
K/C CP khác
K/C Lãi
K/C Lỗ
2.3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Là trực tiếp trao đổi với các nhân viên trong công ty đặc biệt là nhân viên
phòng kế toán để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
2.3.2.4 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Thu thập số liệu tiến hành tổng hợp và phân tích tìm ra mối quan hệ có quy
luật của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, có ý nghĩa và nghiên
cứu xây dựng những chiến lược trong công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh.
12
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Khái quát về Công Ty
- Tên Việt Nam: Công Ty Cao Su Krông Buk
- Tên Quốc Tế: The Krong Buk Rubber Company (KRC)
- Trụ sở chính: Xã Ea Hồ - huyện Krông Năng - Tỉnh Đăk Lăk
- Điện thoại: 0500.3.675.138 Fax: 0500.3.675.251

- Tài khoản số:633.10.00.000001.2 tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Bắc Đăk Lăk
- Mã số thuế: 6000176903
- Website: www.vica-cafe.com.vn
- Email:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh cao su và cà phê,
chăn nuôi bò giống, bò thịt, trồng rừng và kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cao Su Krông Buk
Công ty Cao su Krông Buk được thành lập vào năm 1984 theo quyết định số
09 ngày 08/02/1984 của Tổng Công ty Cao su Việt Nam.
Đến năm 1992, theo Nghị định 338 của Chính phủ về việc rà xét khôi phục lại
các doanh nghiệp của Nhà nước, từ đó công ty được thành lập lại theo Quyết định
số 232NN-TCCB/QĐ ra ngày 09-04-1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghệ thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Trải qua những bước thăng trầm từ đó đến nay, Công ty đã có trên 2.080 ha cao
su kinh doanh trong 2.619,95 ha cao su và 906,8 ha cà phê Catimor, 126 ha rừng kinh tế
và đàn bò hơn 760 con. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên khoảng 1.600 người.
Với những thành quả nổi bật đó, công ty đã giải quyết được công ăn việc làm
cho nhiều công nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Năng nói
riêng; góp phần cải tạo môi trường sinh thái, trả lại hơn 3.000 ha rừng bị tàn phá. Đi
đôi với việc phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo vệ môi trường,
Công ty cũng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại địa
phương như xây dựng thêm nhiều đường sá, trường học, bệnh viện… và là một
trong những đơn vị đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.
13
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty
 Chức năng:
Tính đến cuối năm 2007, Công ty Cao su Krông Buk thực hiện được 5 lĩnh
vực sản xuất chính sau:
- Sản xuất kinh doanh cao su
Tổng diện tích cao su là: 2.619,95 ha

Trong đó: Cao su kinh doanh: 2.080 ha
Cao su kiến thiết cơ bản: 539,95 ha
Năng suất mủ : 1.82 tấn / ha
Cao su chế biến : 4.208,7 tấn / năm
- Sản xuất kinh doanh cà phê
Tổng diện tích cà phê các loại: 964,3 ha
Trong đó: Cà phê chè Catimor: 897,59 ha
Cà phê vối Robusta: 58,71 ha
Cà phê mít: 8 ha
Sản lượng hàng năm : 9.100 tấn quả tươi tương đương
1200 tấn cà phê nhân
- Trồng rừng kinh tế
Công ty đã trồng mới 102 ha rừng kinh tế keo lai, tổ chức chăm sóc tốt diện
tích rừng kiến thiết cơ bản 50 ha rừng keo lai, 07 ha rừng thông và 03 ha gió bầu.
- Sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ
Năm 2007, Công ty đã có các chính sách kinh doanh hợp lý, từng bước đưa
thương hiệu cà phê Vica xâm nhập vào thị trường trong nước với hai dòng sản
phẩm chính là cà phê bột và cà phê hòa tan.
- Phát triển chăn nuôi đàn bò giống, bò thịt
Tổng đàn bò: 757 con
Trong đó: Bò Úc Brahman: 50 con
Bò Laisind: 707 con
 nhiệm vụ:
- Tích cực tìm kiếm các thị trường trong nước và nước ngoài, tổ chức tốt mạng
lưới kinh doanh, đảm bảo đầu ra tiêu thụ cho các sản phẩm của công ty luôn được
ổn định. Từ đó, thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh mà Ban Giám đốc
đã đề ra trong từng thời kỳ và thu được lợi nhuận như mong muốn.
14
- Thăm dò thị trường tiêu thụ nhằm sản xuất ra các loại mặt hàng vừa có chất
lượng vừa phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời nâng

cao hình ảnh và uy tín của công ty trên thương trường.
- Bên cạnh đó, Công ty phải luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
Pháp luật; thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương đặc biệt là
người đồng bào dân tộc thiểu số.
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty
15
ĐẢNG ỦY
GIÁM ĐỐC ĐOÀN THỂ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Phòng
Tài
chính
Kế toán
Phòng
Kế
hoạch
Phòng Kỹ
thuật
Nông
nghiệp
Phòng
Thanh

tra
Bảo vệ

nghiệp
Cơ khí
Trung
tâm
y tế
Nông
trường
Cao su
Phú
Lộc
Nông
trường
Cao su
Tam
Giang
Nông
trường

phê
Dlieya

nghiệp
Dịch vụ
Thương
mại
Xưởng
Cơ khí

NMCB
Cao su

Cà phê
Vận tải
Đội
I-III
Đội
I-II
Đội
I-IV
Chi
Nhánh
Tp
HCM
Chi
Nhánh
Tp Đà
Nẵng
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm có 03 người trong đó có 01 Giám Đốc và 02
Phó Giám Đốc.
- Giám đốc: Giám Đốc Công Ty là người đại diện pháp nhân cao nhất, thực
hiện chức năng quản lý, điều hành moi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
trong Công Ty, đông thời chịu trách nhiệm về Công Ty trước Nhà Nước, Tập đoàn
Cao Su Việt Nam, cũng như tập thể cán bộ nhân viên về kết quả của sự quản lý điều
hành đó. Chỉ đạo các phòng ban, các nông trường sản xuất hoạt động theo đúng
mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra Giám Đốc còn có quyền bổ nhiệm cũng

như luân chuyển cán bộ ở các phòng ban.
- Phó Giám Đốc thứ nhất: hay còn gọi là Phó Giám Đốc thường trực là người
giúp việc cho Giám Đốc, có trách nhiện tham mưu trực tiếp cho Giám Đốc trong
quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. Có thể thay mặt
Giám Đốc giải quyết các công việc liên quan đến Công Ty khi được Giám Đốc ủy
quyền đồng thời phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Giám Đốc
cũng như Pháp Luật.
- Phó Giám Đốc thứ hai: Phụ trách về xây dựng cơ bản, y tế và một số công
việc khác khi được ủy quyền của Giám Đốc.
Ngoài ra Giám Đốc Công Ty còn phân công mỗi Phó Giám Đốc sẽ phụ trách
các lĩnh vực khác nhau như khu vực cà phê, cao su và các bộ phận nghiệp vụ khác.
Tuy nhiên sự phân công này cũng có thể điều chỉnh luân phiên để phù hợp với tình
hình hoạt động sản xuất cũng như kế hoạch của Công Ty.
b. Các phòng ban chức năng: Có 5 phòng ban trong Công Ty
- Phòng tổ chức hành chính: gồm 35 người, có nhiệm vụ giúp Giám Đốc tổ
chức nhân sự, cân đối tổ chức tuyển dụng lao động, văn thư đánh máy và quản lý
công tác văn phòng.
- Phòng Tài chính - Kế toán: gồm 09 người, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế
toán , hạch toán công tác quản lý chi phí sản xuất của Công Ty, cấp phát vốn đầy đủ
kịp thời cho sản xuất cũng như tiền lương và các khoản trích theo lương cho công
nhân viên của Công Ty.
16
- Phòng Kế hoạch: gồm có 10 người, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản và giúp Giám Đốc triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất của
Công Ty.
- Phòng Kỹ thuật nông nghiệp: gồm 12 người có nhiệm vụ phụ trách về kỹ
thuật trồng mới, chăm sóc, kỹ thuật cạo mủ, thu hái cho vườn cây Cao Su và cà phê
cũng như chăm sóc đàn bò của Công Ty.
- Phòng thanh tra bảo vệ quân sụ: gồm 11 người, có trách nhiệm bảo vệ vườn
cây không bị lấn chiếm, chống mất cắp mủ cao su và bảo vệ toàn bộ tài sản của

công ty không bị thiệt hại và mất mát.
c. Các nông trường: gồm có 03 nông trường
- Các nông trường thuộc khu vực cao su: (Nông trường cao su Ea Hồ - Phú
Lộc và nông trường cao su Tam Giang) trực tiếp quản lý, chăm sóc và khai thác mủ
cao su. Khai thác mủ nước chuyển về giao cho xưởng chế biến và các sản phẩm thu
được tại đây, trên cơ sở đó tính tiền lương cho các nông trường.
- Nông trường thuộc khu vực cà phê: (Nông trường cà phê Dliêya) trực tiếp
quản lý, chăm sóc và thu hoạch cà phê tươi. Khi thu hoạch nhập kho giao cho
xưởng chế biến cà phê và các sản phẩm thu hoạch được tại đây, trên cơ sở đó tính
tiền lương cho các nông trường.
17
3.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty
3.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công Ty
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công Ty

Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
3.1.5.2. Chức năng và nhiệm cụ của bộ máy kế toán
Do đặc điểm của công ty là chủ yếu kinh doanh cao su, các nông trường thu
hoạch mủ cao su sau đó tập trung về công ty để đi tiêu thụ. Chính vì vậy, để phù
hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như mô hình quản lý bộ máy kế toán được tổ
theo mô hình kế toán tập trung.
Toàn bộ công việc kế toán đều được tập trung tại phòng Tài chính kế toán
của công ty, từ việc thu nhận thông tin, lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế
toán cho đến lập báo cáo quản trị, báo cáo tài chính đều được thực hiện tại đây. Do
vậy, dể đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của kế toán , kiểm tra xử lý các
thông tin kịp thời, chuyên môn hóa nâng cao lao động kế toán đồng thời đảm bảo sự
quản lý của lãnh đạo công ty, mô hình kế toán của công ty được sắp xếp như sau:
- Kế toán trưởng: Có chức năng giúp Giám Đốc Công ty tổ chức chỉ đạo
thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở

18
Kế toán
thanh toán
công nợ
Kế toán
trưởng
Phó phòng
Kế toán
giao
dịch
Kế toán
tài sản
cố định
Kế toán
tiền
lương
Thủ
quỹ
Kế toán
vật tư,
hàng hóa,
thuế
Kế toán
tổng hợp
các đơn vị theo cơ chế quản lý, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài
chính của nhà nước tại công ty, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng KTTV là người
chịu trách nhiệm trước Công ty và cấp trên về việc quản lý vốn tại Công ty
- Phó phòng: Được trưởng phòng kế toán phân công phụ trách nhiệm vụ kế
toán và phụ trách về lĩnh vực tiền lương, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán
trưởng, được quyền chỉ đạo mọi công việc kế toán khi được kế toán trưởng uỷ

quyền chỉ đạo.
- Kế toán tổng hợp: Làm công tác kế toán tổng hợp, hướng dẫn kế toán các
bộ phận ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kế toán thanh toán công nợ: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trước khi lập
phiếu thu, chi tiền mặt, thu hoàn ứng chứng từ tạm ứng đồng thời ghi vào sổ quỹ và
các sổ chi tiết tài khoản.
- Kế toán giao dịch: Chủ động tham mưu cho trưởng phòng, lập kế hoạch
vay và trả nợ cho ngân hàng theo tháng, quý, năm. Khi công ty có nhu cầu vay vốn
sản xuất thì lập thủ tục xin vay theo biểu mẫu của ngân hàng.
- Kế toán TCSĐ: Theo dõi tính khấu hao và phân bổ khấu hao tài sản cố
định theo chế độ kế toán.
- Kế toán vật tư, hàng hoá, thuế: Kiểm tra chứng từ hợp lý, hợp pháp trước
khi lập phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, nhiên liệu chịu trách nhiệm các loại vật tư,
hàng hoá công cụ dụng cụ… mua về nhập kho sử dụng xem có đúng đối tượng -
chất lượng - giá cả thị trường hay không thì báo cáo ngay cho kế toán trưởng để có
biện pháp xử lý.
- Kế toán tiền lương: Tiếp nhận các hồ sơ lương của các đội kiểm tra lên bảng
lương tồng hợp thanh toán lương trình duyệt với Ban Giám đốc Công ty đồng thời xin
lịch đi phát lương cho các đội, vào sổ tổng hợp lương và thanh toán lương cho từng đối
tượng hưởng lương, báo cáo cho kế toán tổng hợp đồng thời vào sổ theo dõi tình hình
thực hiện kế hoạch sản lượng so sánh vượt hụt đến từng công nhân.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, bảo quán tiền mặt tuyệt đối giữ bí
mật về số liệu sổ sách và tổng quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng, đủ chứng từ trước khi
chi tiền, ghi chép sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày, đồng thời kiểm tra biên bản tồn
quỹ tiền mặt với kế toán trưởng và kế toán thanh toán.
19
3.1.5.3 Hình thức kế toán
Hiện tại Công ty thử nghiệm phần mềm kế toán Fast Accounting nên sử
dụng hình thức nhật ký chung, song song với việc áp dụng phần mềm kế toán Công
ty vẫn thực hiện kế toán thủ công nên áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Để có số

liệu một cách chính xác và nhanh chóng nên tôi chọn hình thức nhật ký chung, bao
gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
- Sổ nhật ký chung đặc biệt
- Sổ chi tiết
* Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung :
Hằng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ
gốc của đơn vị về các nghiệp vụ phát sinh kinh tế tài chính. Kế toán ghi sổ vào sổ
nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi nhật
ký chung được dùng để ghi vào sổ thẻ chi tiết.
Cuối tháng khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
trong tháng trên sổ nhật ký chung, tính ra tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số
dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản, sau
đó lập báo cáo kế toán.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ phải bằng
tổng số phát sinh có của tất các tài khoản trong bảng cân đối và bằng tổng số phát
sinh trên sổ nhật ký chung.
20
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Giải thích: Ghi sổ hàng ngày:
Ghi theo tháng:
Đối chiếu:
3.1.6 Tình hình lao động của Công Ty
Trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ hiện có:
- Trình độ lý luận chính trị:
Cao cấp lý luận chính trị: 07 đ/c
Trung cấp: 06 đ/c
Sơ cấp: 11 đ/c
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Đại học, cử nhân: 49 người
Cao đẳng: 05 người
Trung cấp: 30 người
21
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ thẻ
chi tiết
Sổ
nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
Tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Công ty
ĐVT: Người
STT CHỈ TIÊU Năm 2007 Tỷ lệ (%)
1 Tổng lao động 1597
2 Lao động nam 832 52,1
3 Lao động nữ 765
47,9
4 Lao động dân tộc thiểu số 226
14,2
5 Lao động gián tiếp 145
9,1
6 Lao động trực tiếp 1297

81,2
7 Dịch vụ 155 9,7
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Công ty luôn luôn chăm lo cuộc sống cho người lao động, tạo điều kiện cho bà
con dân tộc thiểu số làm việc ổn định, nâng cao tay nghề, không ngừng cải thiện đời
sống sinh hoạt. Đến nay, công ty đã cơ bản xoá được hộ nghèo người dân tộc thiểu
số, một số lao động giỏi có thu nhập cao kinh tế gia đình đã trở nên khá giả. Công ty
cao su Krông Buk có 226 lao động người dân tộc thiểu số, chiếm 14,2% số cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp.
3.1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán
22
ĐVT:Triệu đồng
Tài sản
Số tiền
(2006)
Số tiền
(2007)
Nguồn vốn
Số tiền
(2006)
Số tiền
(2007)
A. Tài sản ngắn hạn 88.270 99482 A. Nợ phải trả 110.103 103.755
1. Tiền 20.048 14.946 1. Nợ ngắn hạn 68.710 63.871
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 13.000 22.000 2. Nợ dài hạn 41.392 39.884
3. Phải thu ngắn hạn 14.918 29.259
4. Hàng tồn kho 35.557 29.435
5. Tài sản nhắn hạn khác 4747 3.843
B. Tài sản dài hạn 198.872 210.857 B. Vốn chủ sở hữu 177.039 206.584

1. TSCĐ 193.754 209.950 1. Vốn chủ sở hữu 136.882 173.990
+ TSCĐ hữu hình 148.320 170.728 2. Kinh phí, quỹ khác 40.156 32.593
- Nguyên giá 200.130 236.992
- Hao mòn lũy kế -51.810 -66.264
+ TSCĐ hữu hình 322 249
- Nguyên giá 422 422
- Hao mòn lũy kế -101 -174
+ Chi phí xây dựng dở dang 45.112 38.974
2. Đầu tư tài chính dài hạn 1.590 425
3. Tài sản dài hạn khác 3.528 481
Tổng tài sản 287.142 310.339 Tổng nguồn vốn 287.142 310.339
Nguồn: Phòng tổng hợp
3.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Mục tiêu cuối cùng của mọi Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận
mà Doanh nghiệp đạt được. Do tình hình sản xuất của Công ty có những biến động
lớn trong hai năm 2006 - 2007 đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kinh doanh của
Công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
23
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
2007/2006
Số tiền Tỷ lệ%
1. Tổng doanh thu 161.258 203.307 42.049 26
2. Tổng chi phí 22.788 27.061 3.073 14
3. Tổng lợi nhuận 22.335 25.408 3.073 14
4. Nộp ngân sách 8.709 9.894 1.185 14
Nguồn: phòng Kế toán – Tài chính
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua

hai năm 2006-2007 có hiệu quả cao cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 26 % hay tăng 42.049
triệu đồng. Công ty đã từng bước cải tiến về công nghệ, nâng cao năng lực quản lý
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 14 %
hay tăng 3.073 triệu đồng. Như vậy ta thấy năm 2006 doanh thu tăng lớn hơn tốc độ
tăng của chi phí rất nhiều chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi
phí, đặc biệt đã tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất của
công ty. Nhưng sản phẩm vẫn cho chất lượng cao nên mở rộng được thị trường tiêu
thụ.Đây là chiều hướng rất tốt.
Kết quả sản suất tốt đã làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể, số
tiền nộp NSNN cũng tăng lên tương ứng. Điều này đã mang lại lợi ích tốt cho công
ty cũng như cho xã hội.
Tóm lại: Qua kết quả phân tích trên ta thấy hiệu suất kinh doanh chủ yếu do tiết
kiệm được chi phí, công ty đã ổn định và phát triển vùng nguyên liệu đầu vào khá
tốt, công đã đầu tư nâng cao thiết bị công nghệ, có phương pháp hỗ trợ khuyến
khích vùng nguyên liệu phát triển như trồng mới cafe mít (một trong những nguyên
liệu dùng sản xuất café Vica). Đăc biệt là có sự hỗ trợ của chính sách nhà nước ưu
đãi thuế cho các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi sang công ty cổ phần.Từ
các chỉ tiêu trên ta thấy bước đầu công ty đã có nhiều kết quả khả quan, nên lợi
nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng khá cao. Với sự phấn đấu nỗ lực của ban
lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ CNV, trong tương lai công ty sẽ phát triển
mạnh hơn và thu được lợi nhuận cao hơn.
3.1.9. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi:
Công ty có nguồn vốn tương đối ổn định, nguồn cán bộ giàu kinh nghiệm,
công tác kế toán có hệ thống quản lý chặt chẽ, cùng với phần mền áp dụng kế toán
24
đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc ghi chép bảo lưu sổ sách, chứng từ nhờ đó
cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ cho lãnh đạo và cơ quan tài chính cấp trên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công ty luôn được sự chỉ đạo, quan tâm

kịp thời của tổng công ty Cao Su Đăk Lăk cũng như tập đoàn công nghiệp cao su
Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp đang ủy, chính quyền địa
phương. Nội bộ công ty đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mỗi
nhiệm vụ. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường cao su ổn định, giá cả đứng
ở mức cao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
b. Khó khăn:
Công Ty Cao Su Krông Buk là một công ty kinh doanh, sản xuất các mặt hàng
nông sản nên còn gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, nguồn nhân lực chủ yếu là đồng
bào tại chỗ nên có trình độ tay nghề chưa cao. Về địa hình, công ty nằm ở độ cao
trung bình 600m so với mặt nước biển, địa hình chủ yếu là đồi núi, điều kiện khí hậu
trong năm diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới việc khai thác, chế biến sản phẩm.
Hằng năm mặc dù công ty còn gặp những khó khăn nhưng công ty vẫn
không ngừng nâng cao và phát triển tay nghề của cán bộ công nhân viên. Vì vậy
mỗi năm công ty đều đạt được lợi nhuận rất cao. Mặc khác cong ty có uy tín cao, đó
là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty.
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại Công Ty Cao Su Krông Buk
Qua quá trình thực tập tại Công Ty ta thấy kết quả kinh doanh của Công Ty
chủ yếu là từ chế biến, sản xuất mủ Cao Su, sản xuất chế biến cà phê. Đồng thời
thực hiện các dịch vụ xuất bán mủ Cao Su và các sản phẩm Cà Phê đã qua chế
biến. Vì vậy Công Ty xác định kế toán tiêu thụ và xác đinh kết quả kinh doanh
theo từng loại sản phẩm Cà Phê và Cao Su thông qua các nghiệp vụ phát sinh tại
Công Ty như sau:
3.2.1.1 Các nghiệp vụ kế toán tiêu thụ phát sinh tại Công Ty
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc vào sổ nhật ký chung như sau:
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
CÔNG TY CAO SU KRÔNG BUK
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 11 năm 2007

25

×