Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cuối khoá chương trình Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Xử lý vi phạm về việc khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường tại Phường S, Thị xã Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.95 KB, 17 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đặc
biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên này được phân bố chủ yếu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh về công
nghiệp hóa hiện đại hóa, nguồn tài nguyên khoáng sản đã đem lại nhiều lợi
ích cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa
đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường ở nước ta
đã xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Đông Bắc nước ta,
được thiên nhiên ban tặng cảnh núi non trùng điệp, sông suối bốn mùa nước
trong xanh, những cánh đồng phì nhiêu cho hạt gạo thơm ngon. Ngoài ra, còn
được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, là điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Riêng Thị xã Cao
Bằng, nơi hợp lưu ba con sông (Sông Bằng, Sông Hiến và Suối Củn), tạo nên
cảnh đẹp riêng biệt không nơi nào có được. Song, trong một vài năm gần đây
khoáng sản luôn bị khai thác bừa bãi, không được quy hoạch cụ thể, một số
Doanh nghiệp và cá nhân không tuân thủ theo các quy trình sản xuất, nên đã
gây ra nhiều hậu quả xấu như: ô nhiễm nước đầu nguồn, sạt lở đất bên bờ
sông. Do vậy, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, khai thác nguồn nước một cách
hợp lý và có hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi
người dân. Nếu khai thác và sử dụng không hợp lý, việc quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước không có hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước đầu
nguồn, ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của
người dân.
Tuy nhiên, trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về
việc khai thác một số khoáng sản còn lỏng lẻo, nên đã gây ra sự ô nhiễm môi
trường và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 1 -


TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
đến sức khỏe người dân. Trước tình hình đó, các cơ quan có thẩm quyền đã
đưa ra những biện pháp xử lý nhằm bảo vệ tài nguyên đất một cách có hiệu
quả và hợp lý để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp
và của người dân.
Qua một thời gian ngắn được học và tiếp thu những kiến thức về quản
lý Nhà nước, qua thực tế các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Xử lý vi phạm về việc khai thác khoáng sản gây ô
nhiễm môi trường tại Phường S, Thị xã Cao Bằng” làm tiểu luận tốt nghiệp
cuối khóa, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Do thời gian học tập ngắn, kiến thức quản
lý Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, trong việc lựa chọn tình huống
cũng như phương pháp giải quyết các tình huống trong tiểu luận không thể
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của Ban
giám hiệu, phòng đào tạo, các thầy cô giáo trường Chính trị Hoàng Đình
Giong để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 2 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
I- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trong sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế đã tích cực tham gia hoạt động trên tất cả những ngành nghề mà
pháp luật cho phép, một số doanh nghiệp và cá nhân đã xin được giấy phép
khai thác khoáng sản và cát xây dựng trên sông H, thị xã Cao Bằng. Cụ thể ở
đây là Công ty cổ phần Nam Hoa lập hồ sơ xin phép khai thác khoáng sản
trên địa bàn Phường S, thị xã Cao Bằng trình lên Sở Tài nguyên – Môi
trường. Được sự đồng ý của Sở Tài nguyên – Môi trường, công ty đã lập dự
án đầu tư xin khai thác trình Sở Tài nguyên – Môi trường và UBND tỉnh Cao
Bằng.
UBND Tỉnh Cao Bằng căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành,

xem xét hồ sơ và dự án đầu tư của Công ty cổ phần Nam Hoa, theo đề nghị
của Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường đã cấp giấy phép khai thác cho
công ty tại quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 15/10/2007. Theo nội dung
của giấy phép khai thác, công ty được phép khai thác dọc theo chiều dài của
dòng Sông H, tự chịu trách nhiệm xử lý các chất thải, không làm ảnh hưởng
đến sinh hoạt của người dân.
Sau khi nhận được giấy phép khai thác, công ty cổ phần Nam Hoa đã
tiến hành khai thác khoáng sản tại dòng sông H. Trong quá trình khai thác,
công ty đã không tuân thủ quy trình, xuồng máy khai thác cát, vàng thi nhau
đào xới lòng sông, nước sông đục ngầu, lòng sông biến dạng thành từng đống
sỏi nhấp nhô trên mặt nước vừa mất mỹ quan, vừa làm tác động xấu đến đời
sống dân cư bên bờ sông. Đặc biệt mấy năm gần đây, người dân quanh khu
vực sông H thường mắc các bệnh tiêu chảy cấp, viêm da, dị ứng, mẩn ngứa…
do sử dụng nước sông để giặt giũ, sinh hoạt. Kể từ năm 2008 trở lại đây số
lượng người bị mắc bệnh càng nhiều, số bệnh nhân nhập viện tăng cao.
Ngày 20/3/2009 hai tổ dân phố S1 và S 2 thuộc phường S đã họp và lấy
ý kiến của người dân về tình trạng khai thác cát, vàng của Công ty cổ phần
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 3 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
Nam Hoa. Hai tổ đã thống nhất làm đơn kiến nghị lên UBND phường S, thị
xã Cao Bằng có biện pháp xử lý, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản
của Công ty cổ phần Nam Hoa. Sự việc là Công ty này đã khai thác khoáng
sản trên sông H gây ra ô nhiễm nguồn nước, người dân bất bình vì đang hứng
chịu những hậu quả mà công ty gây ra. Trong đơn, hai tổ đề nghị nếu công ty
còn tiếp tục khai thác thì phải có biện pháp khắc phục các sự cố để người dân
an tâm sinh sống, Công ty cổ phần Nam Hoa phải bồi thường những hậu quả
đã gây ra cho người dân sống tại khu vực này.
Sau khi xem xét đơn đề nghị của 2 tổ dân phố, UBND phường S đã làm
tờ trình số 12/TTr-UBND ngày 28/3/2009 gửi lên UBND thị xã Cao Bằng.

UBND thị xã Cao Bằng đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Cao Bằng.
Nhận được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thị xã Cao Bằng ra quyết định
số 23/QĐ-UBND ngày 04/4/2009 đã thành lập ngay đoàn kiểm tra gồm các
đại diện của lãnh đạo UBND thị xã Cao Bằng, phòng Tài nguyên và Môi
trường, các phòng ban có liên quan, đại diện UBND phường S và đại diện
Công ty cổ phần Nam Hoa xuống hiện trường xem xét. Đoàn kiểm tra xây
dựng kế hoạch, bố trí phương tiện để tiến hành kiểm tra theo quy định.
Ngày 15/4/2009 đoàn kiểm tra đã xuống địa bàn, kiểm tra tình hình
khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần Nam Hoa và thẩm định mức độ ô
nhiễm nguồn nước tại khu vực này, song đến nay vẫn chưa có kết luận chính
xác để người dân chờ đợi. Sự việc này là do ai đứng ra giải quyết, ai là người
chịu trách nhiệm về sự ô nhiễm của nguồn nước, còn các máy móc trên sông
vẫn ngày ngày đào xới? Đây là vấn đề rất cần các cơ quan có thẩm quyền
đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo cho đời sống của
người dân khu vực Sông Hiến và yêu cầu Công ty cổ phần Nam Hoa phải có
trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 4 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
II- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Qua đây chúng ta thấy được những nguyên nhân của sự ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến đời sống con người và sự phát triển của kinh tế xã hội.
Dưới đây xin đưa ra một số đề xuất biện pháp giải quyết và khắc phục:
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có các biện pháp khắc
phục hậu quả, tìm phương án giải quyết những bức xúc bất cập của người dân
về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản ngay giữa vùng dân cư sinh sống
gây ô nhiễm môi trường nước.
- Phân tích rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra
giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.
- Xác định rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần Nam Hoa làm sai quy

định trong quá trình khai thác, làm ô nhiễm nguồn nước gây thiệt hại cho sức
khỏe người dân, gây mất lòng tin đối với nhân dân.
- Đưa ra giải pháp để chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản và đổ
chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường, làm thiệt hại đến đời sống
người dân.
- Củng cố lòng tin của nhân dân với chính quyền các cấp trong công tác
bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu an toàn cho sức
khỏe mọi người.
III- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân:
1.1. Nguyên nhân khách quan:
- Các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường còn chồng chéo dẫn
đến công tác quản lý tài nguyên môi trường gặp nhiều khó khăn.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 5 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
- Do những năm gần đây, trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đem lại
lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nên một số cá nhân và doanh nghiệp đầu tư
khai thác, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.
- Còn thiếu sự quản lý, thiếu kiểm tra giám sát của các cơ quan chức
năng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe của
người dân trong các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, trực tiếp ở
đây là phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Cao Bằng, điều đó đã tạo điều
kiện cho Công ty cổ phần Nam Hoa khai thác trong thời gian dài mà không bị
phát hiện và xử lý.
- Công tác tìm hiểu kiến thức pháp luật về hoạt động khai thác khoáng
sản của các cấp các ngành còn hạn chế, trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập,
nhất là việc tìm hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình trong các hoạt động
liên quan đến tài nguyên môi trường.
- Trong đó trách nhiệm của lãnh đạo UBND Thị xã Cao Bằng cũng

buông lỏng việc chỉ đạo các phòng chuyên môn, không bám sát được tình
hình thực tế, quản lý theo chức năng được phân công. Nên khi sự việc xảy ra,
UBND Thị xã Cao Bằng đã không nhận được thông tin kịp thời để đưa ra
phương án xử lý ngay cho người dân.
1.2. Nguyên nhân chủ quan:
* Từ phía cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh:
- UBND tỉnh cấp giấy phép cho công ty khai thác khoáng sản ngay tại
khu vực người dân cư đang sinh sống.
- Các ngành chuyên môn không thường xuyên kiểm tra độ ô nhiễm của
nguồn nước, UBND cấp tỉnh không quản lý phân cấp, không chỉ rõ trách
nhiệm thuộc về ai?
- Một số cán bộ quản lý ở địa phương chưa thật sự nắm vững chuyên
môn, thiếu sự kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa bàn về công tác vệ sinh
môi trường.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 6 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
- Công tác tuyên truyền phổ biến về Luật Bảo vệ Môi trường đến người
dân và các doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt, dẫn tới vi phạm về công tác
quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương.
* Từ phía UBND phường:
- Chưa nắm vững công tác quản lý khi giao mặt bằng cho doanh nghiệp
khai thác tại khu dân cư.
- Cán bộ phụ trách môi trường tại phường do kiêm nhiều việc, thiếu
năng lực chuyên môn, chưa làm tròn trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ
chức khiếu nại của người dân, không chủ động kiểm tra, đôn đốc xử lý sự cố.
* Từ phía Công ty cổ phần Nam Hoa:
Do chạy theo lợi nhuận nên trong khi khai thác đã không tuân thủ theo
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đào bới, xả các chất thải xuống
sông gây ô nhiễm nguồn nước và kéo theo các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu

hóa, viêm da, ung thư …
2. Hậu quả:
2.1. Đối với Nhà nước:
Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng cát, sỏi,
vàng tại khu vực dân đang sinh sống là chưa hợp lý, các chất thải sau khi khai
thác làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước và cảnh quan của con
sông. Trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh, cần phải có biện pháp xử lý các sai phạm của các doanh
nghiệp, tránh tình trạng khai thác tràn lan, ồ ạt như hiện nay làm mất đi tính
nghiêm minh của luật pháp, mất đi lòng tin của nhân dân đối với chính quyền
các cấp.
2.2. Đối với xã hội
Trong thời gian đoàn kiểm tra tiến hành công việc, Công ty phải ngừng
sản xuất, công nhân tạm thời nghỉ việc, từ đó sẽ dẫn đến: công nhân không có
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 7 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
thu nhập, đời sống gặp khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp đối
với xã hội.
Sự việc nếu không được giải quyết triệt để sẽ dẫn đến đơn thư khiếu nại
của người dân lên các cấp chính quyền, thậm chí có thể khiếu nại vượt cấp,
làm cho xã hội mất ổn định, tư tưởng người dân bất an. Điều đó thể hiện sự
yếu kém của chính quyền địa phương trong công tác điều hành, quản lý môi
trường; uy tín của cán bộ chính quyền trong lòng dân bị suy giảm.
Ngoài ra, ngành y tế cung phải chịu nhiều chi phí cho việc khám chữa
bệnh và điều trị cho người dân sống ở khu vực bị ô nhiễm.
2.3. Đối với người dân:
Nguồn nước bị ô nhiễm do khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần
Nam Hoa đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người
dân nơi đây. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày như: ăn, giặt giũ, tưới

tiêu… đang bị ô nhiễm trầm trọng kéo theo các bệnh tật: bệnh ngoài da, viêm
da, bệnh đường tiêu hóa, khả năng mắc các bệnh về ung thư cao. Trong khi
đó, đời sống của nhân dân còn nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn, để chi trả
cho các khoản thuốc men, viện phí khám chữa bệnh là một vấn đề rất lớn.
2.4. Đối với công ty:
Công ty phải ngừng sản xuất để đoàn kiểm tra xuống tiến hành kiểm
tra, xác minh mức độ ô nhiễm nguồn nước, đưa ra được những phương án
khắc phục sự cố do công ty gây ra.
Công ty phải có kế hoạch xây dựng chi phí để đền bù hậu quả cho
người dân 2 tổ S1 và S 2, tránh làm mất đi lòng tin của nhân dân đối với Công
ty.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 8 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
IV- XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
TÌNH HUỐNG
1. Xây dựng phương án
a) Phương án 1
Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng
sản của công ty, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên ngành tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của Công ty cổ phần Nam
Hoa.
* Ưu điểm:
- Nhanh chóng khắc phục sự cố cho người dân.
- Đảm bảo quyền lợi cho người dân được hưởng nguồn nước sạch trong
sinh hoạt hằng ngày.
- Đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
- Quản lý được nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.
* Nhược điểm:
- Thu hồi giấy phép không cho khai thác khoáng sản sẽ làm ảnh hưởng

đến: công nhân phải nghỉ việc, không có thu nhập, đời sống gặp khó khăn, sẽ
làm nảy sinh những tiêu cực trong xã hội.
- Do buộc phải ngừng khai thác nên Công ty bị thiệt hại về kinh tế đầu
tư cho máy móc, chi phí trả lương cho công nhân lao động.
b) Phương án 2:
- Căn cứ theo Luật Khoáng sản thông qua ngày 17/11/2010, Luật Bảo
vệ môi trường thông qua ngày 29/11/2005:
+ Tạm đình chỉ các hoạt động khai thác của công ty cổ phần Nam Hoa
tại Sông H.
+ Yêu cầu Công ty phải có biện pháp khắc phục xử lý chất thải gây ô
nhiễm nguồn nước thì mới được tiếp tục khai thác.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 9 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
+ Công ty có trách nhiệm báo cáo tình hình làm ô nhiễm môi trường
nước tại khu vực khai thác.
- Theo điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, xử phạt vi phạm
hành chính về môi trường xử phạt Công ty cổ phần Nam Hoa 10.000.000
đồng vì gây ô nhiễm nguồn nước.
- Công ty cổ phần Nam Hoa phải bồi thường các khoản chi phí thuốc
men cho những người dân bị mắc bệnh do ô nhiễm nguồn nước.
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường quy định: Những vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay, các
hoạt động vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng. Mọi hậu quả về môi
trường, do các vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy
định, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường gây thiệt hại
về vật chất, tinh thần đều phải bồi thường theo đúng quy định.
* Ưu điểm:
- Các vi phạm của Công ty cổ phần Nam Hoa đã được xử đúng theo
quy định của pháp luật, đảm bảo được sự nghiêm minh của luật pháp.

- Người dân được đền bù và an tâm sinh sống tại khu vực ven sông.
- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích về đời sống, sức khỏe của nhân dân 2 tổ
bên bờ Sông H.
- Công ty vẫn tiếp tục được phép khai thác, sản xuất, công nhân có việc
làm và thu nhập ổn định.
- Các cơ quan chức năng nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc quản
lý và khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần Nam Hoa.
* Nhược điểm:
- Khi tạm thời đình chỉ khai thác để khắc phục hậu quả đã ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ảnh hưởng đến tài chính của công ty, vì phải bỏ ra một số tiền khá
lớn để khắc phục sự cố và bồi thường chi phí khám chữa bệnh cho người dân
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 10 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
tại 2 tổ S 1 và S 2 và nộp phạt các khoản vi phạm hành chính đã gây khó khăn
cho Công ty.
c) Phương án 3:
Chính quyền địa phương sắp xếp cho người dân tạm thời di dời khỏi
khu vực ô nhiễm, để tránh các biến cố gây tổn hại cho sức khỏe trong thời
gian chờ các ban ngành giải quyết và khắc phục hậu quả.
Cho Công ty cổ phần Nam Hoa tiếp tục khai thác khoáng sản theo quy
trình dưới sự quản lý của Nhà nước.
* Ưu điểm:
- Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho sức khỏe người dân địa phương.
- Tạo niềm tin cho người dân an tâm sinh sống, công nhân vẫn ổn định
công việc và có thu nhập.
* Nhược điểm:
- Môi trường nước càng bị ô nhiễm nặng thêm, bệnh tật phát sinh và
mức độ lây nhiễm càng tăng cao.

- Nạn khai thác khoáng sản bừa bãi, làm cho nguồn nước sinh hoạt
càng ô nhiễm nhiều hơn.
- Việc khai thác nguồn tài nguyên không hợp lý, không được sự quản lý
của Nhà nước sẽ gây thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia, Nhà nước mất
nguồn thu.
2. Lựa chọn phương án xử lý tình huống:
Trên đây là các phương án và các ưu, nhược điểm của từng phương án
đã nêu, tôi thấy phương án 2 là phương án tối ưu để xử lý tình huống, vì
phương án này đã đề ra được các biện pháp xử lý hợp tình hợp lý để giải
quyết được các lợi ích của người dân và công ty, đồng thời pháp luật được
đảm bảo thực hiện nghiêm minh. Ngoài ra, cũng chỉ ra được những mặt yếu
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 11 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
kém của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, như vậy
đây là phương án tối ưu nhất, cụ thể nó đem lại kết quả:
- Sau khi khắc phục hậu quả xử lý chất thải, công ty tiếp tục được khai
thác và Nhà nước có thể quản lý được các nguồn tài nguyên khoáng sản tại
địa phương.
- Đã có đền bù thỏa đáng cho người dân về chi phí thuốc men, khám
chữa bệnh, đảm bảo được nước sinh hoạt cho nhân dân, lòng tin của người
dân với Đảng và Nhà nước đã được nâng lên.
- Góp phần giữ vững được an ninh trật tự, tăng cường ổn định xã hội,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, giữ gìn môi trường nước thật trong
sạch và đảm bảo vệ sinh.
- Kịp thời ngăn chặn được các hành vi vi phạm về Luật hành chính,
quản lý khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường, đồng thời có tính răn
đe các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Qua phương án đã lựa chọn ở trên thì việc thực hiện được sắp xếp theo

các bước sau:
Bước 1:
Theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thị xã Cao Bằng ra quyết định
số 23/QĐ-UBND ngày 04/4/2009 đã thành lập ngay đoàn kiểm tra gồm các
đại diện của lãnh đạo UBND thị xã Cao Bằng, phòng Tài nguyên và Môi
trường, các phòng ban có liên quan.
Bước 2:
Đoàn kiểm tra gồm các đại diện của lãnh đạo UBND thị xã Cao Bằng,
phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban có liên quan, đại diện
UBND phường S, đại diện Công ty cổ phần Nam Hoa và 2 tổ trưởng tổ S 1 và
S 2 xuống hiện trường xem xét tình hình khai thác khoáng sản của Công ty cổ
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 12 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
phần Nam Hoa và mức độ ô nhiễm nguồn nước, tình hình sức khỏe, bệnh tật
của người dân nơi đây.
Bước 3:
Sau khi có kết quả điều tra, đúng thực tế và mức độ ô nhiễm mà Công
ty cổ phần Nam Hoa gây ra, báo cáo lại kết quả với Trưởng đoàn kiểm tra và
UBND tỉnh để xử lý.
Bước 4:
Đề nghị UBND tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ khai thác khoáng sản
của Công ty cổ phần Nam Hoa.
Căn cứ theo điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, xử phạt Công
ty với số tiền là 10.000.000 đồng, đồng thời bồi thường các khoản chi phí
thuốc men cho người dân.
Công ty phải làm cam kết thực hiện cải tạo lại lòng sông, không đổ chất
thải sau khai thác xuống sông làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Bước 5:
Tổ chức cuộc họp đánh giá rút kinh nghiệm trong đoàn kiểm tra liên

ngành.
Công ty thông báo công khai kết quả xử lý vi phạm với UBND Phường
S và nhân dân 2 tổ S 1 và S 2.
VI - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái đất. Tài
nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người,
việc khai thác khoáng sản làm ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh ở người và động vật. Do vậy, chúng ta cần
phải biết cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, tích cực bảo vệ nguồn
nước để duy trì sự sống.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 13 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
Vai trò của các cấp quản lý nhà nước nói chung và quản lý về tài
nguyên và môi trường nói riêng là rất quan trọng. Muốn công tác quản lý môi
trường đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính
quyền, các sở, ban ngành và các tổ chức đoàn thể, phát huy vai trò ý thức của
các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, không chỉ vì lợi ích trước mắt
mà còn phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích xã hội, lợi ích của cộng đồng.
Ngoài ra, người cán bộ phụ trách các lĩnh vực về môi trường ở cấp phường,
xã cần được học tập, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để khi gặp
sự việc liên quan sẽ dễ dàng giải quyết. Thêm nữa, việc triển khai phổ biến
tuyên truyền pháp luật về Luật khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và một số
văn bản khác của các cấp, các ngành nên thực hiện một cách có hệ thống và
khoa học để tránh dẫn đến tình trạng khai thác trái phép, không tuân thủ pháp
luật của một số doanh nghiệp, trong đó công ty cổ phần Nam Hoa là một ví
dụ. Những hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường cần phải xử lý
nghiêm minh đúng theo pháp luật, đảm bảo được quyền làm chủ của nhân
dân.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, các cấp, các ngành của tỉnh sẽ có chủ
trương, chính sách về việc cấp, lập đề án khai thác khoáng sản cho phù hợp
với điều kiện thực tế của từng vùng, đặc biệt là khu dân cư. Vì trong thời gian
vừa qua trong công tác quản lý, kiểm tra của các cơ quan ban ngành còn chưa
được thường xuyên, chặt chẽ dẫn tới tình trạng nhiều công ty tham gia khai
thác khoáng sản, do chạy theo lợi nhuận đã vi phạm các quy trình khai thác
gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân và toàn xã hội.
2. Kiến nghị
Tình huống nêu trên chỉ là một trong những tình huống xảy ra trong
quả trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Cao Bằng.
Qua tình huống này, để quản lý tốt về tài nguyên và môi trường tôi có một số
kiến nghị như sau:
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 14 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
+ UBND Thị xã Cao Bằng có trách nhiệm bảo vệ, quản lý và nắm được
tình hình khai thác khoáng sản tại địa bàn một cách hợp lý hơn nữa để tránh
làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
+ Các cơ quan, các phòng ban cần làm hết chức năng của mình trong
việc cấp phép khai thác khoáng sản cho các chủ đầu tư, cần tính đến các yếu
tố bảo vệ môi trường và đời sống của người dân địa phương.
+ Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thường xuyên tại
các khu vực khai thác khoáng sản nhằm phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các
sự cố gây ô nhiễm môi trường.
+ Thực hiện chương trình xử lý môi trường phải rộng khắp mọi nơi,
mọi người dân trong thị xã Cao Bằng nói riêng và toàn tỉnh Cao Bằng nói
chung ai cũng phải có ý thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi
trường.
+ Tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi
phạm Luật Bảo vệ môi trường, gây thiệt hại đến sức khỏe, kinh tế, đời sống

tinh thần của người dân.
+ Tiếp tục bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi
trường cho toàn thể mọi người trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác
nhau. Cùng tìm ra hướng giải quyết và biện pháp khắc phục ngày một tốt hơn
về việc xử lý gây ô nhiễm môi trường của dòng Sông H, thị xã Cao Bằng./.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 15 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng Quản lý hành chính Nhà nước (chương trình
chuyên viên) do Học viện Hành chính phát hành.
2. Luật Khoáng sản thông qua ngày 17/11/2010.
3. Luật Bảo vệ môi trường thông qua ngày 29/11/2005.
4. Luật Tổ chức Chính phủ thông qua ngày 25/12/2001.
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 16 -
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
I Mô tả tình huống 3
II Xác định mục tiêu xử lý tình huống 5
III Phân tích nguyên nhân, hậu quả 5
IV Xây dựng phương án và lựa chọn phương án xử lý tình huống 9
V Tổ chức thực hiện phương án 12
VI Kết luận và kiến nghị 13
Tài liệu tham khảo 16
Mục lục 17
Hoàng Thị Thu - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN - khoá 44
- 17 -

×