Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHUYÊN đề ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG của CHẤT GIỮ ẩm CH đối với cây bắp tại HUYỆN ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 27 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CHẤT GIỮ ẨM CH
ĐỐI VỚI CÂY BẮP TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI.

1. CHẤT GIỮ ẨM:
Chất giữ ẩm CH là một loại polymer có trọng lượng phân tử cao, có khả năng
trương nở khi gặp nước nên có thể giữ được lượng nước lớn, không độc hại và dễ bị
phân hủy sinh học. Vì vậy, chất giữ ẩm được dùng trong nông nghiệp để giữ ẩm cho
những vùng đất khô hạn, đất cát hoặc trên đồi núi, nơi nước dễ trôi đi, cung cấp dần
nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp cây không bị thiếu
nước trong điều kiện khô hạn, giảm lượng nước tưới tiêu. Ngồi ra, chất giữ ẩm cịn có
khả năng hút các chất dinh dưỡng khi bón phân và nhả dần ra cho cây trồng hấp thu,
hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng khi trời mưa, giúp tiết kiệm phân bón, làm tăng
năng suất, giảm được ảnh hưởng tới môi trường.
Năm 2004, Viện Cơng nghệ Hóa học đã nghiên cứu thành cơng chất giữ ẩm CH
được điều chế dựa trên nền tảng ghép cellulose với acid acrylic. Chất giữ ẩm CH có
khả năng thay thế các chất giữ ẩm ngoại nhập do giá thành rẻ (nguyên liệu sử dụng là
cellulose từ các phế thải nơng nghiệp như bã mía, mùn cưa…), thời gian sử dụng dài
(từ 2-3 năm), có độ hấp phụ nước cao. Vì vậy, CH có khả năng ứng dụng trong sản
xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho cây trồng trong mùa khô hạn ở nước ta. Chất
giữ ẩm CH copolymer cellulose/acrylic đã được triển khai ứng dụng tại vùng đất bazan
ở Tây Nguyên trên cây Bắp, Bông, Cà phê (Công ty cà phê Chư Păh, công ty cà phê
Gia Lai, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng – Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Gia Lai). Khi sử dụng chất giữ ẩm, lượng nước tưới tiết kiệm từ 30-60% và
năng suất cây trồng tăng từ 5-15%, trong đó tại vùng đất khơ hạn thiếu nước tại Cơng
ty cà phê Chư Păh năng suất tăng lên đến 2.5 lần.
Viện Cơng nghệ Hóa học đang thực hiện đề tài “Ứng dụng quy trình thử
nghiệm chất giữ ẩm CH cho cây trồng cạn trên địa bàn huyện Định Quán” nhằm tăng
năng suất sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước tưới, giảm áp lực nước cho các trạm
bơm trên địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai khi mùa khô và hạn hán ngày càng kéo
dài. Trong chuyên đề này, chúng tôi trình bày về kết quả thử nghiệm, thu hoạch và


1


đánh giá khả năng ứng dụng của chất giữ ẩm CH đối với cây Bắp tại huyện Định
Quán, Đồng Nai.
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TẠI ĐỊNH QUÁN:
2.1 Giới thiệu về Định Quán:
Định Quán là huyện miền núi cách xa trung tâm thành phố Biên Hồ 80 km
nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất tự nhiên là: 97.109 ha, trong
đó đất sản xuất nơng nghiệp là: 39.201 ha chiếm 40,37% tổng diện tích. Đây là vùng
đất có địa hình phức tạp và có nhiều loại đất, có độ dốc cao. Sản xuất nơng nghiệp là
chủ yếu với các loại cây trồng được xem là thế mạnh như cây thuốc lá, cà phê, mía,
điều, các loại đỗ, cây hoa màu và trồng rừng. Định Quán có 4 nhóm đất chính: đất đá
bọt núi lửa (0.5%), đất đỏ (13.4%), đất đen (23.4%) và đất xám (chiếm 44%).
Huyện Định Quán có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa
khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Điều kiện khí hậu trong mùa khơ khá khắc
nghiệt, nhiệt độ trung bình 25 – 26 oC, có những ngày nắng nóng đến 35 – 37 oC, có
nhiều xã chủ yếu là đất đá lộ đầu (Phú Vinh, Phú Tân, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định),
có những vùng đất khi có mưa thì nhão nhưng khi khơng có mưa thì đất rất cứng.
Trong những năm gần đây, Định Quán thường xảy ra hạn hán và mùa khô kéo
dài nên hệ thống thủy lợi tại huyện với 3 trạm bơm (Trạm bơm Hòa Thành, xã Ngọc
Định có cơng suất tưới được cho 240 ha, Trạm bơm ấp 1 – 2 xã Thanh Sơn có cơng
suất tưới được cho 190 ha, Trạm bơm ấp 6 – 8 xã Thanh Sơn có cơng suất tưới được
cho 265 ha) không đáp ứng đủ nhu cầu về nước tưới tiêu trong sản xuất nơng nghiệp.
2.2 Tình hình sản xuất cây bắp tại Định Quán, Đồng Nai:
Bắp là loại cây lương thực chính được trồng rộng rãi trên thế giới. Về diện tích,
bắp đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa về diện tích nhưng đứng thứ hai về sản lượng sau lúa
mì. Bắp chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng mễ cốc thế giới, trong đó khoảng 70% sản
lượng bắp được dùng trong chăn nuôi.
Ở Việt Nam, các tỉnh trồng bắp nhiều nhất Đồng Nai, các tỉnh vùng Trung du

(Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai)…Trong đó, Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng bắp
lớn của cả nước, hàng năm gieo trồng khoảng 68.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện
Cẩm Mỹ (14.000ha), Định Quán (13.000ha), Xuân Lộc (12.000ha) và được trồng rải

2


rác ở các huyện trong tồn tỉnh. Năng suất bình qn từ 5-6 tấn/ha, cá biệt có hộ nơng
dân ở huyện Xuân Lộc đã đạt năng suất từ 10-12tấn/ha.
Cây bắp được đánh giá là loại cây dễ trồng, có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều
loại cây trồng khác, ít bị dịch hại nguy hiểm, phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của
Đồng Nai, lại trồng được 3 vụ trong năm. Tại các khu vực trồng bắp tập trung như
huyện Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, nông dân thường chia quy trình canh tác bắp
thành 2 vụ: vụ một sẽ chủ yếu là canh tác cây bắp và sang vụ hai, tuỳ theo từng hộ và
từng ấp, từng xã sẽ có sự ln canh khác nhau, nơi thì tiếp tục trồng bắp, nơi thì
chuyển sang trồng đậu, nơi trồng bông vải hoặc những cây ngắn ngày khác.
2.3 Kỹ thuật chăm sóc cây bắp tại huyện Định Quán:
 Thời vụ: cây bắp thường được gieo trồng với 3 vụ chính.
- Vụ hè thu: gieo tháng 4 – 5 dương lịch, thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng
8, vụ này thường hay gặp hạn đầu vụ, nhưng giai đoạn sau rất thuận lợi cho cây bắp
sinh trưởng và phát triển nên năng suất đạt khá cao.
- Vụ mùa: gieo tháng 7 - 8 dương lịch, thu hoạch cuối tháng 10 – 11, vụ
này đầu vụ thường mưa nhiều, ẩm độ rất lớn nên cây bắp yếu. Vì vậy, trong vụ này
cần tập trung trồng sớm hay chọn cơ cấu giống ngắn ngày để tránh hạn cuối vụ.
- Vụ đông xuân: gieo từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, vụ này nhiệt
độ rất thuận lợi cho cây bắp sinh trưởng và phát triển nên cây bắp đạt năng suất rất
cao. Tuy nhiên, cần gieo đúng thời vụ, nếu gieo trễ cây bắp trổ cờ vào thời điểm nhiệt
độ quá cao làm chết hạt phân, bắp sẽ khơng có hạt.
 Cơ cấu mùa vụ:
Nếu trồng bắp liên tục nhiều vụ trên một diện tích thì sâu bệnh phát triển

mạnh, làm đất nghèo đất. Vì vậy, cần phải trồng luân canh, xen canh trên một diện tích
đất trồng, tùy theo cơ cấu mùa vụ của mỗi vùng để xen canh thích hợp.
- Mơ hình 1: vụ hè thu trồng bắp xen đậu xanh, đậu nành; vụ mùa trồng bắp xen đậu
nành; vụ 3 gối bơng vải hoặc thuốc lá.
- Mơ hình 2: trồng bắp kép xen đậu vụ 1, gối bông xen đậu vụ 2.
- Mơ hình 3: trồng bắp hàng kép xen đậu vụ 1, gối bông và bắp xen đậu vụ 2.
 Bón phân:
 Giống có thời gian sinh trưởng > 100 ngày:

3


- Bón lót: 3 – 5 tấn/ha hay 500 – 1000 kg/ha phân hữu cơ vi sinh và
toàn bộ phân lân (400 kg/ha super lân).
- Bón thúc: bón cách gốc tối thiểu 5 – 10 cm
Lần 1 (10 – 13 ngày sau khi gieo): bón 100 kg/ha urê + 50 kg/ha
KCl.
Lần 2 (25 – 30 ngày sau khi gieo): bón 100 kg/ha urê + 50 kg/ha
KCl.
Lần 3 (40 – 45 ngày sau khi gieo): bón 100 kg/ha urê + 50 kg/ha
KCl.
 Giống có thời gian sinh trưởng < 100 ngày:
- Bón lót: 3 – 5 tấn/ha hay 500 – 1000 kg/ha phân hữu cơ vi sinh và
toàn bộ phân lân (300 kg/ha super lân).
- Bón thúc: bón cách gốc tối thiểu 5 – 10 cm
Lần 1 (7 –10 ngày sau khi gieo): bón 70- 90 kg/ha urê + 30 kg/ha
KCl.
Lần 2 (20–25 ngày sau khi gieo): bón 70-90 kg/ha urê + 30 kg/ha
KCl.
Lần 3 (3 –40 ngày sau khi gieo): bón 60-70 kg/ha urê + 40 kg/ha

KCl.
 Làm cỏ: Sau khi bón phân cần phải lấp đất, vun gốc, làm cỏ.
 Tưới tiêu: Cây bắp cần rất nhiều nước, đặc biệt phải tưới đủ nước khi
cây nẩy mầm, trổ cờ phun râu và chín sữa. Do đó, trồng bắp trong mùa
khơ phải tưới nước đầy đủ, cịn vụ hè thu và vụ mùa cần phải đánh rãnh
thốt nước vì bắp không chịu được úng.
3

THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH TRÊN CÂY BẮP NĂM 2008:

3.1 Các mơ hình thử nghiệm:
Mơ hình 1:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Vũ Văn Định.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.
Diện tích thử nghiệm: 0.8 ha
Năm trồng bắp: 2007

4


Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đơng xn (9/12/2007).
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 70 x 30 x 20 cm
Mô hình 2:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Vũ Văn Năng.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.

Diện tích thử nghiệm: 0.2 ha
Năm trồng bắp: 2007
Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đơng xn (19/12/2007)
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 75 x 30 x 20 cm
Mô hình 3:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Phạm Văn Dũng.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.
Diện tích thử nghiệm: 0.3 ha
Năm trồng bắp: 2007
Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đơng xn (27/12/2007)
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 70 x 30 x 30 cm

5


3.2

Bố trí thử nghiệm:
Thử nghiệm trên cây Bắp với diện tích là 1,3 ha tại các hộ gia đình ơng Vũ Văn

Định, ông Vũ Văn Năng và ông Phạm Văn Dũng tại cánh đồng ấp 3 xã Suối Nho
huyện Định Quán – Đồng Nai. Tiến hành thử nghiệm trên 15 ô nghiệm thức
 Mô hình 1: gồm 9 ô nghiệm thức, các ơ có diện tích bằng nhau.
1. Ơ thử nghiệm 2(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L1T1
2. Ô thử nghiệm 3(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L2T1
3. Ơ thử nghiệm 4(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L3T1

4. Ơ thử nghiệm 5(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L4T1
5. Ô thử nghiệm 2(g)/m 2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước
tưới cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L1T2
6. Ơ thử nghiệm 3(g)/m 2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước
tưới cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L2T2
7. Ô thử nghiệm 4(g)/m 2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước
tưới cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L3T2
8. Ơ thử nghiệm 5(g)/m 2: Tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước
tưới cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L4T2
9. Ơ đối chứng 0(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ, theo nhu cầu nước tưới của cây
trồng.
 Mơ hình 2: gồm 3 ơ nghiệm thức, các ơ có diện tích bằng nhau.
1. Ơ thử nghiệm 2(g)/m2: Lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở ô đối
chứng. Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ô đối chứng L1T3
2. Ô thử nghiệm 3(g)/m2: Lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở ô đối
chứng. Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ô đối chứng L2T3
3. Ô đối chứng 0(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ, theo nhu cầu nước tưới của cây
trồng.


Mơ hình 3: gồm 3 ô nghiệm thức.

6


1. Ô thử nghiệm 3(g)/m2: Lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở ô đối
chứng. Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ơ đối chứng L3T3
2. Ơ thử nghiệm 4(g)/m2: Lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở ô đối
chứng. Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ơ đối chứng L4T3
3. Ơ đối chứng 0(g)/m2: Tưới nước theo chu kỳ, theo nhu cầu nước tưới của cây

trồng.
3.3 Kỹ thuật bón chất giữ ẩm:
Cách 1:
-

Tạo 1 rãnh dọc theo hàng bắp sau khi gieo hạt 10 -15 ngày. Nếu trồng theo

phương pháp hàng kép thì tạo rãnh bón chất giữ ẩm giữa hai hàng với kích thước rãnh:
chiều ngang từ 15 – 20cm và chiều sâu từ 10 – 20 cm.
-

Bón chất giữ ẩm xuống rãnh, lấp đất kín nhằm đảm bảo chất giữ ẩm khi bón

vào đất khơng bị trồi lên mặt đất do sự hút nước và trương nở của chất giữ ẩm.
-

Tưới nước cho ngập cây, cho vật liệu hút no nước nhằm đảm bảo khả năng hút

và nhả nước ở những lần tiếp theo.
Cách 2:
-

Tạo rãnh bón chất giữ ẩm trong q trình làm đất, bón chất giữ ẩm cùng với

phân hữu cơ vi sinh, sau đó gieo hạt, lấp đất và tưới nước.
-

So với cách bón chất giữ ẩm 1 thì cách bón chất giữ ẩm này tiết kiệm được

nhân cơng, tăng khả năng sử dụng phân bón hữu cơ trong q trình làm đất.

 Mợt sớ vấn đề cần lưu ý trong thao tác bón chất giữ ẩm cho cây trờng:
-

Bón chất giữ ẩm sau khi gieo, thao tác cần cẩn thận, tránh làm tổn thương rễ

cây cũng như cây con.
-

Cần tưới nước cho chất giữ ẩm hút nước no trong lần đầu sau khi bón xuống đất

để đảm bảo thời gian sử dụng và khả năng hút và nhả nước ở những lần kế tiếp.
-

Lượng chất giữ ẩm bón cần cân đối và theo nhu cầu của cây vì bón q ít khơng

đảm bảo lượng ẩm trong đất, nếu bón với lượng q nhiều làm tăng chi phí đầu tư làm
giảm hiệu quả kinh tế cây trồng.

7


-

Chất giữ ẩm có thể trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh, tro trấu, mùn cưa

trước khi bón nhằm làm tăng hiệu quả bón và khả năng giữ ẩm của chất giữ ẩm.
-

Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vơ cơ như NPK, lân,


super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước và giữ ẩm của chất giữ ẩm. Bón
phân vơ cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm
 Bón phân và tưới nước tại các mơ hình thực nghiệm:
Bón phân (kg/ha/năm):


Mơ hình 1:
Lần 1 (ngày 9/12/2007): urea 12 kg/1000 m2, lân 25 kg/1000 m2
Lần 2 (ngày 28/12/2007): urea 20 kg/1000 m2
Lần 3 (ngày 9/01/2008): urea 8 kg/1000 m2.



Mô hình 2:
Lần 1 (ngày 17/12/2007): urea 15kg/2000 m2, lân Lâm Thao 50 kg/2000 m2
Lần 2 (ngày 8/01/2008): urea 20 kg/2000 m2, NPK 50 kg/2000 m2, Lân Lâm
Thao 50 kg/2000 m2.
Lần 3 (ngày 03/02/2008): urea 40 kg/2000 m2, SA 50 kg/2000 m2, Kali 50
kg/2000 m2.



Mơ hình 3:
Lần 1 (ngày 27/12/2007): urea 20 kg/3000 m2, lân 50 kg/3000 m2
Lần 2 (ngày 27/01/2008): urea 62 kg/3000 m2
Lần 3 (ngày 15/02/2008): SA 30 kg/3000 m2.

Tưới tiêu:
Chu kỳ tưới: T1 = 5 tuần/lần, T2 = 6 tuần/lần, T3 = 7 tuần/lần.
Phương pháp tưới: chảy tràn


8


3.4 Các chỉ tiêu theo dõi:
3.4.1. Các chỉ tiêu về đất:

Khả năng giữ ẩm của đất: Phương pháp Katrinski.

Độ ẩm héo cây: Phương pháp Katrinski.
 Độ chua của đất: phương pháp điện cực chọn lọc hydro trên máy đo pH của
Viện CN Hoá học Tp. HCM.
 Nguyên lý của phương pháp: Ion H+ được chiết rút ra bằng chất chiết rút
thích hợp (nước cất hoặc muối trung tính), dùng 1 điện cực chỉ thị và 1
điện cực so sánh để xác định hiệu thế của dung dịch. Từ đó tính được pH


của dung dịch.
Hàm lượng sắt, nhôm: đo trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS

Avanta GBC, Viện Công nghệ Hóa học.

Hàm lượng Nitơ tổng: Phương pháp Kjeldahl
 Nguyên tắc của phương pháp: dùng axit H2SO4 đậm đặc để đưa nitơ
trong đất về dạng (NH4)2SO4, sau đó cất NH3 từ dung dịch kiềm và được
hấp phụ vào một lượng H3BO3. Chuẩn độ NH3 bằng dung dịch chuẩn
HCl với sự chỉ thị màu tashiro. Từ lượng HCl chuẩn độ, tính được hàm
lượng N tổng.
 Cân 1g mẫu đất cho vào bình Kjeldahl khơ. Cho vào 10g K 2SO4, 0,5g
CuSO4 và 1g FeSO4. Thêm 25ml H2SO4 đặc, lắc nhẹ để mẫu thấm đều.

Đậy bình bằng một chiếc phễu nhỏ rồi đặt lên bếp đun, đun nhẹ 15 phút
sau đó đun mạnh đến sơi. Khi dung dịch có màu xanh nhạt trong suốt thì
đun tiếp 15 phút nữa rồi chuyển tồn bộ dung dịch vào bình đựng mức
100 ml, dùng nước cất tráng bình và lên thể tích đến vạch định mức.
 Chuyển tồn bộ dung dịch đã vơ cơ hóa và nước tráng bình vào bình
erlen 500 ml chịu nhiệt. Thêm vào 3 giọt phenolphthalein, vài viên đá
bọt, 20 ml dung dịch NaOH 40% (NaOH đủ khi dung dịch có màu hồng)
và nước cất để tổng thể tích dung dịch khoảng 300 ml. Lắp hệ thống cất
đạm, bình hấp thụ NH3 là erlen 250 ml chứa dung dịch acid boric 6% và
chỉ thị màu tashiro. Khi có NH 3 giải phóng ra, dung dịch ở bình hấp phụ
chuyển dần từ màu hồng sang màu xanh. Tiếp tục cất đến khi thu được
khoảng 200 ml dung dịch ở bình hấp thụ (có thể kiểm tra NH 3 đã hết
chưa bằng giấy quỳ tím ở đầu ống sinh hàn). Ngừng đun, tháo ống sinh
hàn, dùng bình tia tráng rửa ống sinh hàn, thu nước rửa vào bình hấp thụ.

9


 Chuẩn độ: Dùng dung dịch HCl 0,1N chuẩn để chuẩn độ dung dịch trong
bình hấp thụ NH3 đến khi màu dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu
hồng nhạt bền trong 30 giây.
 Tính kết quả:
Hàm lượng N tổng được tính theo phần trăm có trong mẫu đất:
%N =

(V1 − V0 ) * N * 14 * 100
1000 * W

Trong đó
- V1: thể tích (ml) HCl 0,1N chuẩn độ mẫu đất

- V0: thể tích (ml) HCl 0,1N chuẩn độ mẫu đất
- N: nồng độ đương lượng của HCl
- W: khối lượng (g) mẫu lấy phân tích
 Hàm lượng Photpho dễ tiêu: Phương pháp Oniani
 Nguyên lý: Sử dụng H2SO4 0.1N làm chất chiết rút phosphorus dễ tiêu
trong đất. Sau đó dùng phương pháp hiện màu xanh molybdenium để
định lượng P trên máy so màu DR 2000.
 Tiến hành: Cân 5g đất như trên lắc với 100ml H 2SO4 0.1N trong erlen
250ml trong 1 phút rồi lọc qua giấy lọc. Đuổi bớt nước cịn khoảng 15ml
cho vào bình định mức 25ml. Thêm vào 2ml (NH 4)6Mo7O24 2.5% và 3
giọt SnCl2 2.5% rồi định mức đủ 25ml. So màu trên máy so màu trong
vịng 10 phút. Kết quả tính hàm lượng phosphorus được dựa trên đường
chuẩn của dung dịch chuẩn P2O5:
 Cân 0.1917g KH2PO4 tinh khiết đã được sấy khô ở 1050C trong 2h, chính
xác đến 0.0002g, hịa tan bằng nước cất rồi định mức đến 1 lít. Dung
dịch có 0.1mg P2O5 trong 1ml. Lấy dung dịch này pha loãng 10 lần ta
được dung dịch chuẩn (chứa 0.01mg P2O5/ml).

10


Phần trăm P2O5 được tính:

% P2 O 5 =

a'
a

* 100


a’: khối lượng P2O5 suy ra từ đường chuẩn
a: khối lượng mẫu đất


Hàm lượng Kali dễ tiêu: đo trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS



Avanta GBC, Viện Công nghệ Hóa học.
Tổng vi sinh vật trong đất: phương pháp đếm tế bào vi sinh vật trực tiếp
dưới kính hiển vi.
 Dùng thìa nhỏ đã vơ trùng lấy 1g đất vào chén sứ đã khử trùng, sau đó
nghiền đất bằng chày cao su vơ trùng. Chuẩn bị 2 bình tam giác, một
bình đựng 99 ml nước cất vơ trùng và 1 bình khơng đã vơ trùng. Lấy
nước ở bình 1 đổ vào chén sứ để chuyển toàn bộ đất đã nghiền nát vào
bình 2 rồi đậy bằng nút bơng, lắc đều trong 10 phút. Sau đó lấy ra để yên
1 phút cho lắng các hạt lớn và pha loãng dịch huyền phù.
 Dùng micropipet cho 1 giọt dịch lên phần chia của buồng đếm. Lấy 1 lá
kính mỏng đậy từ từ lên mặt phần ô đếm. Phần dịch thừa tràn ra theo 2
rãnh bên có thể dùng Vandolin để cố định lá kính. Sau đó quan sát dưới
kính hiển vi (ở khoảng 2 tiêu cự lớn), nếu dịch cấy hay dịch huyền phù
q đậm đặc thì phải pha lỗng. Đếm số lượng tế bào trong các ô theo
đường chéo hoặc theo các góc trung tâm, khi đếm nếu có tế bào nằm ở
ranh giới 2 ơ thì chỉ đếm ở cạnh trên và bên trái của ơ đó. Đếm ít nhất từ
15 – 20 ơ, sau đó tính số lượng tế bào trung bình có trong 1 ơ.

11





Tổng các nấm trong đất: dùng môi trường Czapek.
 Dùng môi trường Czapek (g/l): NaNO 3 (3g), K2HPO4 (1g), KCl (0,5g),
MgSO4.7H2O (0,5g), saccarose (30g), nước cất (1l), agar (20g).
 Khử trùng môi trường ở 0,5 atm trong 30 phút. Sau khi khử trùng dùng
acid acetic để acid hóa mơi trường với tỉ lệ 18 ml acit acetic hoặc acit
lactic cho 1l môi trường.
 Nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 – 30 oC, sau 2 – 3 ngày đếm sơ bộ khuẩn
lạc của vi nấm.
 Số lượng nấm trong đất:
B=
B: số lượng CFU/g đất khô.
A: số lượng CFU đếm được.
DF: độ pha lỗng.
W: khối lượng khơ của 1g đất phân tích.

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi đối với cây bắp:
- Trọng lượng trái.
- Chiều cao cây.
- Tốc độ ra lá.
- Chiều dài trái
- Số hàng/trái, số hạt/hàng.
- Năng suất cây bắp.
- Đánh giá so sánh cảm quan.
4

THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH TRÊN CÂY BẮP NĂM 2009:
Chất giữ ẩm CH được tiếp tục thử nghiệm trên cây bắp năm 2009 hộ gia đình

anh Hồi, xã Gia Canh, huyện Định Quán. Thử nghiệm được chia thành 2 nghiệm thức

có diện tích bằng nhau: ơ đối chứng khơng bón chất giữ ẩm và ơ thử nghiệm có bón
chất giữ ẩm với liều lượng 3 gam/m2.

12


Giống bắp thử nghiệm là Bioseed – 06
Thời vụ thử nghiệm: Đông xuân từ 12/2008 – 03/2009.
Chất giữ ẩm được bón cho cây bắp tại hộ gia đình anh Hồi sau 20 ngày gieo
hạt (21/01/2009).
Ơ thử nghiệm với diện tích là 1000m2.
Liều lượng bón là 3 gam/m2.
5

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM:

5.1 Kết quả phân tích đất:
Đất trồng cây bắp trước khi bón chất giữ ẩm và sau khi bón tại các mơ hình thử
nghiệm được phân tích để đánh giá ảnh hưởng của chất giữ ẩm đối với môi trường đất.
Bảng 1: Kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm
tại hộ gia đình anh Vũ Văn Định.

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
%
%


Kết quả
Trước thử
Sau thử
nghiệm
nghiệm
32,86
34,78
53,22
54,91
5,23
5,58
12,56
12,42
10,08
10,11
3,96.106
4,96.106
3,38.103
3,78.103
0,15
0,16

1
2
3
4
5
6
7
8


Khả năng giữ ẩm của đất
Độ ẩm héo cây
Độ chua của đất (pH)
Hàm lượng sắt (Fe2O3)
Hàm lượng nhôm (Al2O3)
Tổng vi sinh vật đất
Tổng các nấm trong đất
Nitơ tổng

9

Photpho dễ tiêu

mg/100g

3,75

3,85

10

Kali dễ tiêu

mg/100g

12,18

12,24


%
%
CFU/gram
CFU/gram
%

Bảng 2: Kết quả phân tích đất tại hộ gia đình ơng Vũ Văn Năng
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Khả năng giữ ẩm của đất

%

2

Độ ẩm héo cây

%

13

Kết quả
Trước thử
Sau thử

nghiệm
nghiệm
33,6
35,75
54,27

54,65


3

Độ chua của đất (pH)

5,47

5,68

4

Hàm lượng sắt (Fe2O3)

%

12,66

12,68

5

Hàm lượng nhôm (Al2O3)


%

10,18

10,19

6

Tổng vi sinh vật đất

CFU/gram

3,82.106

3,86.106

7

Tổng các nấm trong đất

CFU/gram

3,14.103

3,34.103

8

Nitơ tổng


%

0,13

0,14

9

Photpho dễ tiêu

mg/100g

3,62

3,94

10

Kali dễ tiêu

mg/100g

12,01

12,27

Bảng 3: Kết quả phân tích đất tại hộ gia đình ơng Phạm Văn Dũng
STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả
Trước thử
Sau thử
nghiệm
nghiệm
34,7
38,3
8,12
8,56
5,34
5,72
12,54
12,61
10,09
10,12
6
3,82.10
4,23.106
2,84.103
3,17.103
0,13
0,15

1
2
3

4
5
6
7
8

Khả năng giữ ẩm của đất
Độ ẩm héo cây
Độ chua của đất (pH)
Hàm lượng sắt (Fe2O3)
Hàm lượng nhôm (Al2O3)
Tổng vi sinh vật đất
Tổng các nấm trong đất
Nitơ tổng

%
%
%
%
CFU/gram
CFU/gram
%

9

Photpho dễ tiêu

mg/100g

3,52


3,74

10

Kali dễ tiêu

mg/100g

12,11

12,29

Nhận xét:
- Kết quả phân tích đất tại các hộ gia đình ơng Vũ Văn Định, Vũ Văn Năng và
Phạm Văn Dũng trước thử nghiệm cho thấy đất đen bazan có hàm lượng kali thấp,
photpho dễ tiêu thấp, hàm lượng nitơ tổng tương đối cao, tổng số vi sinh trong đất cao,
hàm lượng sắt trong đất cao.
- Kết quả phân tích đất trước và sau khi bón chất giữ ẩm cho thấy: Chất giữ ẩm
làm tăng khả năng trữ ẩm của đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng do

14


bón chất giữ ẩm kết hợp với bón phân cho cây bắp, cây chưa hấp thu hết chất dinh
dưỡng nên cịn lưu lại trong đất. Hàm lượng các chất khống trong đất không thay đổi.
- Chất giữ ẩm chỉ tác động đến độ ẩm trong đất, làm tăng độ ẩm, khơng làm
thay đổi tính chất đất, khơng gây hại cho đất. Khi bón chất giữ ẩm vào đất làm tăng độ
ẩm trong đất nên lượng vi sinh vật trong đất cũng tăng.
- Hàm lượng sắt trong đất cao cần dùng các phượng pháp cải thiện đất để giảm

tác động của sắt lên cây trồng, nâng pH làm giảm tính chua của đất.
- Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong đất: kali thấp, photpho dễ tiêu thấp, hàm
lượng nitơ tổng tương đối cao nên cần bổ sung phân bón phù hợp với từng thời điểm,
giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bắp.
5.2 Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm trên cây bắp năm 2008:
5.2.1 Tình hình khí hậu tại Định Quán:
Diễn biến lượng mưa trong quá trình thử nghiệm chất giữ ẩm trong năm 2008
STT
1
2
3
4

Ngày mưa
16/01/2008
17/01/2008
24/01/2008
03/02 /2008

Thời gian mưa (h)
2
2
3
3

5

13/02 /2008

3


6

23/02/2008

2

7

25/02/2009

1,5

8

05/03/2008

2

9

06/03/2008

3,5

10

08/03/2008

2


11

09/03/2008

3

12

11/03/2008

1

13

19/03/2008

2

14

21 – 23 /03/ 2008

8

15

06/04/2008

1,5


16

17/04/2008

2

17

25/04/2008

3

18

26/04/2008

2

19

28/04/2008

2

15


20


30/04/2008

3

21

01/05/2009

3

Thời điểm thử nghiệm chất giữ ẩm cho cây bắp vào mùa khơ, như hàng năm thì
đây là giai đoạn nắng gắt kéo dài, nhiệt độ trung bình trên 31 oC trở lên, gây thiếu nước
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp. Sử dụng chất
giữ ẩm bón cho cây bắp nhằm tăng độ giữ ẩm của đất, cung cấp nước từ từ cho cây
trong giai đoạn cây sinh trưởng.
Tuy nhiên, trong thời gian thử nghiệm năm 2008 dù đang là mùa khô nhưng
trên địa bàn huyện liên tiếp có những cơn mưa vừa và to vào các ngày trên. Điều này
gây khó khăn cho việc kiểm sốt q trình tưới của cây bắp trong các ô thử nghiệm,
làm giảm lượng nước tưới cho các hộ gia đình, tăng lượng ẩm trong đất làm cho khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây giữa các ơ thử nghiệm thử nghiệm khơng có sự
chênh lệch đáng kể, sự chênh lệch về năng suất giữa các ô thử nghiệm có bón chất giữ
ẩm và ô đối chứng không rõ ràng.
5.2.2 Kết quả thử nghiệm trên cây bắp:
 Kết quả theo dõi chiều cao cây:
 Mơ hình 1:

Ngày
27/12
03/01
10/01

17/01
24/01
02/02
16/02
Ngày
27/12
03/01

Chiều cao cây (cm)
L1T1

L2T1

L3T1

L4T1

ĐC 1

17.7
38.0
63.3
88.7
120.7
173.7
206.7

20.5
41.1
65.9

90.4
124.4
174.2
211.5

19.0
39.4
67.2
88.9
119.9
169.5
206.7

22.4
45.4
70.9
96.7
131.0
184.2
226.1

19
45.1
71.1
97
137.4
178.3
217.5

Chiều cao cây

L1T2

L2T2

L3T2

L4T2

ĐC 1

22.3
41.9

21.7
41.3

21.0
41.4

20.3
39.2

19
45.1

16


10/01
17/01

24/01
02/02
16/02

70.3
95.9
132.9
173.5
213.4

70.5
98.1
136.9
177.7
218.9

70.4
96.7
134.4
175.0
216.2

68.1
96.5
133.4
174.0
212.6

71.1
97

137.4
178.3
217.5

 Mơ hình 2:
Ngày
31/12
07/01
14/01
21/01
28/01
16/02

Chiều cao cây (cm)
L1T3

L2T3

ĐC 2

19.3
39.3
70.7
95.9
136.0
225.3

20.2
40.7
71.2

97.6
138.4
228.4

18.7
38.9
69.8
98.5
140
220.5

 Mơ hình 3:
Ngày
10/01
17/01
24/01
02/02
16/02
23/02

Chiều cao cây (cm)
L3T3

L4T3

ĐC 3

19.8
37.0
69.8

95.5
165.0
195.3

20.4
38.8
73.0
99.1
169.5
200.8

17.2
33.8
65.3
90.5
161.7
192.4

Nhận xét:
-

Chiều cao cây bắp tại các ơ có bón chất giữ ẩm cao hơn hẳn ở các ô đối

chứng, cây bắp phát triển đều hơn, to và cứng cáp hơn.
Trong thời gian thử nghiệm chất giữ ẩm, mưa nhiều nên ảnh hưởng đến chu
kỳ tưới của cây bắp, do đó chiều cao cây giữa các ô thử nghiệm có cùng hàm
lượng bón chất giữ ẩm và thời gian tưới T khác nhau khơng có sự khác biệt rõ
ràng.
Hàm lượng bón chất giữ ẩm cho cây thích hợp là 3 g / m 2 đất (L2), cây bắp
có chiều cao hơn hẳn so với các ơ khác.

 Tốc độ ra lá:
 Mơ hình 1:
Ngày

Số lá trung bình/cây

17


L1T1
14/12
31/12
07/01
14/01
21/01
28/01
02/02
Ngày
27/12
03/01
10/01
17/01
24/01
02/02
16/02

L2T1

L3T1


L4T1

ĐC 1

2.2
4.2
7.7
8.7
9.7
11.7
13.0

2.3
4.3
7.9
8.9
9.9
12.0
13.0

2.3
4.3
8.0
9.0
10
12.0
13.0

2.4
4.4

7.9
8.9
9.9
11.9
13.0

2.1
4.2
6.9
8.4
9.8
10.4
12.6

Số lá trung bình/cây
L1T2

L2T2

L3T2

L4T2

ĐC 1

2.4
4.4
8.0
9.0
10

12.3
13.0

2.5
4.7
8.4
9.4
10.4
12.4
13.0

2.4
4.5
8.8
9.8
10.8
12.3
13.0

2.2
4.5
8.2
9.2
10.2
12.1
13.0

2.2
4.6
8.6

9.6
10.6
12.6
13.0

 Mơ hình 2:
Ngày
31/12
07/01
14/01
21/01
28/01
2/02
16/02

Số lá trung bình/cây
L1T3

L2T3

ĐC 2

2.6
4.7
8.8
9.8
10.8
12.3
13.0


2.4
4.7
7.8
9.8
10.8
12.4
13.0

2.4
4.7
8.5
9.5
10.5
12.3
13.0

 Mơ hình 3:
Ngày

Số lá trung bình/cây
L3T3

L4T3

18

ĐC 3


10/01

17/01
24/01
02/02
16/02
23/02
24/02

2.3
4.3
8.3
9.3
10.3
12.3
13.0

2.4
4.5
8.1
9.1
10.1
12.1
13.0

2.1
4.2
7.8
8.8
9.8
12.1
13.0


Nhận xét:
-

Tốc độ hình thành lá của cây bắp ở ô bón chất giữ ẩm và ô đối chứng

không có sự khác biệt do thời gian thử nghiệm là mùa khô nhưng mưa nhiều. Tuy
nhiên, theo đánh giá cảm quan thì ở các ơ có bón vật liệu giữ ẩm thử nghiệm thì lá
đứng, cịn ở các ơ khơng bón vật liệu lá rũ xuống.

 Trọng lượng trái (gam), năng suất:
Nghiệm Số trái
thức
trung
2
bình/cây
(gr/m )

Số
hạt/hàng

Trọng
lượng trái
(gram)

Số
hàng/trái

Năng
Đường

Chiều dài suất
kính trái
trái (cm) (kgï/1000
(cm)
m2)

T1
ĐC1

1,1

39,0

13,0

224,4

45,1

18,91

1.158

L1

1,2

35,2

12,8


199,0

43,6

18,45

983

L2

1,3

38,9

11,8

222,2

45,4

19,50

1.203

L3

1,3

36,9


13,4

220,8

44,4

18,75

1.150

L4

1,0

33,3

14,0

187,2

44,7

18,15

1.044

T2
ĐC1


1,1

39,0

13,0

224,4

45,1

18,91

1.158

L1

1,4

36,8

12,6

215,1

44,3

19,60

964


19


L2

1,0

37,0

13,4

224,5

44,4

19,40

1.124

L3

1,2

35,6

13,2

202,7

42,9


18,80

941

L4

1,2

34,9

13,0

192,4

44,2

18,45

950

T3
ĐC2

1,3

34,7

13,2


203,5

43,2

17,90

1.158

L1

1,3

34,9

13,4

212,2

43,9

18,23

1.042

L2

1,2

34,5


13,0

203,0

42,9

17,15

1.001

ĐC3

1,1

37,1

12,0

202,0

44,9

17,75

662

L3

1,3


34,6

12,8

205,6

43,8

18,40

686

L4

1,2

37,0

12,2

202,8

43,7

18,22

734

Nhận xét:
- Các chỉ tiêu theo dõi (trọng lượng trái, số hàng trung bình/trái, số hạt trung

bình/hàng, đường kính trái, chiều dài trái) ở các ơ thử nghiệm bón chất giữ ẩm cao hơn
ô đối chứng. Tuy nhiên, trong thời gian thử nghiệm chất giữ ẩm CH có mưa nhiều tại
huyện Định Quán, cây bắp không gặp hạn nên không có sự khác biệt nhiều giữa các
chỉ tiêu theo dõi của ơ bón bón chất giữ ẩm và ơ đối chứng.
- Năng suất trung bình của cây bắp tại ơ bón chất giữ ẩm khơng cao hơn năng
suất bắp tại ô đối chứng, do các đợt mưa trái mùa nên cây bắp luôn đủ nước và không
phải chịu hạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Hiệu quả của chất giữ ẩm đối với cây bắp không thấy rõ ràng do ảnh hưởng
của khí hậu (mưa nhiều) trong thời gian thử nghiệm. Tuy nhiên, theo đánh giá cảm
quan của các hộ gia đình thì màu sắc cây bắp ở ô có bón chất giữ ẩm xanh và mượt
hơn so với ơ khơng bón vật liệu và bón chất giữ ẩm làm cây lâu bị héo hơn, kéo dài
thời gian tưới giữa 2 lần tưới, tiết kiệm được nước.
 Hiệu quả kinh tế:
Chi phí chất giữ ẩm CH:
Lượng bón (kg)
Đơn giá (đồng/kg)

L1 (2 g/m2)
2
40.000

L2 (3 g/m2)
3
40.000

20

L3 (4 g/m2)
4
40.000


L4 (5 g/m2)
5
40.000


Thành tiền (đồng)

80.000

Ơ thử

Năng suất

nghiệm

(kg/1000

(gr/m2)

m2)

120.000

Giá bắp
(đồng/kg)

160.000
Chi phí


Tổng thu

chất giữ
ẩm

200.000

Lợi nhuận
tăng thêm

T1
ĐC1
L1
L2
L3
L4

1.158
983
1.203
1.150
1.044

4000
4000
4000
4000
4000

4632000

3932000
4812000
4600000
4176000

80.000
120.000
160.000
200.000

-780.000
60.000
-192.000
-656.000

4632000
3856000
4496000
3764000
3800000

80.000
120.000
160.000
200.000

-856.000
-256.000
-1.028.000
-1.032.000


80.000
120.000

448.000
244.000

160.000
200.000

-64.000
88.000

T2
ĐC1
L1
L2
L3
L4

1.158
964
1124
941
950

4000
4000
4000
4000

4000
T3

ĐC2
L1
L2
ĐC3
L3
L4

910
1042
1001
662
686
734

4000
4000
4000
4000
4000
4000

3640000
4168000
4004000
2648000
2744000
2936000


Lợi nhuận tăng thêm = Tổng thu ô thử nghiệm – Tổng thu ơ đối chứng – Chi
phí chất giữ ẩm.
Nhận xét: sử dụng chất giữ ẩm trong điều kiện khơng khơ hạn, mưa nhiều sẽ
khơng có tác dụng kinh tế cao.
5.3 Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm trên cây bắp năm 2009:
- Thời điểm thử nghiệm chất giữ ẩm trên cây bắp giống Bioseed -06 (B-06)
năm 2009 tại vườn hộ gia đình ơng Hồi, xã Gia Canh, huyện Định Qn đang là mùa
khơ nhưng có xuất hiện một số cơn mưa trái mùa rất lớn, gây ngập úng vườn bắp do
khơng thốt nước kịp. Vì vậy, các ơ thử nghiệm được chăm sóc (bón phân, làm cỏ)

21


chậm hơn so với ô đối chứng. Trong khoảng thời gian thử nghiệm có một khoảng thời
gian hạn kéo dài 30 ngày.
Một số hình ảnh trong quá trình theo dõi thử nghiệm trong năm 2009:

Hình 2: Cây bắp ơ đối chứng (14/01/2009)

Hình 1: Cây bắp ơ thử nghiệm sau ngập
úng
(14/01/2009)

22


Hình ảnh trên cho thấy cây ở ơ đối chứng nằm ở vị trí dễ thốt nước nên cây
phát triển tốt hơn so với ơ thử nghiệm có bón chất thử nghiệm trong giai đoạn cây bị
ngập úng khoảng 10 ngày.


Hình 4: Cây bắp ơ thử nghiệm 25 ngày
bón chất giữ ẩm (16/02/2009)

Hình 3: Cây bắp ơ thử nghiệm 15 ngày
bón chất giữ ẩm (16/02/2009)

Hình 5:
Cây bắp thử
nghiệm chất
giữ ẩm ngày
16/02/2009

Hình 6:
Cây bắp ơ đối
chứng ngày
16/02/2009

23


Hình 8: Cây bắp ơ đối chứng ngày
27/02/2009

Hình 7: Cây bắp ngày ơ thử nghiệm
27/02/2009

Hình 10: cây bắp ơ đối chứng ngày
12/03/2009


Hình 9: cây bắp ơ thử nghiệm ngày
12/03/2009

 Kết quả về năng suất cây bắp năm 2009:
Ô
Đối chứng
Thử nghiệm ( 3 g/ m2)

Năng suất kg/ha)
9.020
9.960

 Hiệu quả kinh tế:
Ô thử
nghiệm
(gr/m2)
ĐC

Năng suất

Giá bắp

(kg/ha)

(đồng/kg)

9.020

4.000


Hình 11: cây bắp ơ thử nghiệm chất giữ ẩm

Chi phí
Tổng thu

chất giữ
ẩm

36.080.000

Lợi nhuận
tăng thêm

Hình 12: Cây bắp ô đối chứng 25/03/2009

25/03/2009
24


Thử
nghiệm

-

9.960

4.000

39.840.000


1.200.000

2.560.000

• Nhận xét:
Màu sắc cây ở ơ có bón chất giữ ẩm xanh và mượt hơn so với ô không bón chất

giữ ẩm, lá ở ơ có bón chất giữ ẩm thử nghiệm đứng (vươn lên) so với các ô khơng bón
chất giữ ẩm lá rủ xuống.
- Đường kính thân cây ở ô thử nghiệm to hơn so với các cây ở ơ đối chứng khơng
bón chất giữ ẩm từ 0,5 – 1,2 cm. Chiều cao cây ô thử nghiệm thấp hơn so với ơ đối
chứng trung bình là 15 – 20 cm.
- Năng suất bắp ô thử nghiệm tăng hơn so với ô đối chứng là 940 kg/1ha.
 KẾT LUẬN:
Từ quá trình thử nghiệm trong năm 2008 và 2009: kết quả cho thấy chất giữ ẩm
có khả năng ứng dụng cho cây bắp, giúp cây bắp tăng trưởng tốt vào mùa khô, giảm
lượng nước tưới, nâng cao năng suất cây trồng.
-

Kết quả phân tích đất trước và sau khi thử nghiệm cho thấy chất giữ ẩm không

gây độc hại cho người, cây trồng, đất và môi trường. Chất giữ ẩm chỉ làm tăng độ ẩm
trong đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong mùa khô, kéo dài thời gian
giữa 2 lần tưới, tiết kiệm được nước tưới, giảm chi phí tưới nước.
- Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng chất giữ ẩm trên cây bắp vào mùa khơ
hạn góp phần làm cây sinh trưởng và phát triển đồng đều, xanh tốt hơn so với đối
chứng, làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.
- Ứng dụng chất giữ ẩm trên cây bắp thích hợp nhất là vào vụ Đông Xuân, thời
điểm diễn ra khô hạn nhất với liều lượng từ 3 – 4 gam/m2.
- Khi sử dụng chất giữ ẩm phải đào rãnh lớn, trộn chất giữ ẩm với phân và đất,

lấp rơm rạ ngay thời điểm bón thì sẽ làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất và tăng hiệu
quả sử dụng kinh tế.

25


×