Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN đề các yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây điều TRÊN nền đất đỏ BAZAN, đất VÀNG PHA sỏi, đất PHÙ SA VEN SÔNG, đất nâu BAZAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.69 KB, 23 trang )

CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY
ĐIỀU TRÊN NỀN ĐẤT ĐỎ BAZAN, ĐẤT VÀNG PHA SỎI, ĐẤT PHÙ SA VEN
SÔNG, ĐẤT NÂU BAZAN.
1. ĐẤT:
1.1 Đất đỏ bazan:
Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4%
diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và
phần phía bắc xã Thanh Sơn.
Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành
phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao,
là loại đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như
cây cao su, cây cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.
1.1.1 Đặc điểm hình thành:
 Đất nâu đỏ bazan
Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn
bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu
tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu
mức độ tơi xốp càng cao.
- Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết von: kết von xuất hiện ngay
trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết von có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết von
tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết von không dính kết lại với nhau thành
khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết von
và hút các chất dinh dưỡng.
 Đất nâu vàng bazan:
Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với
quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết von khá phổ biến, hình thái đất có
dạng điển hình ABC.
- Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết von hạt
đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt.
1


- Tầng B: là một tầng kết von tương đối dày đặc, tỷ lệ kết von có xu hướng tăng
dần theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình.
1.1.2 Tính chất đất đỏ bazan:
- Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt
sét <0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa
trôi sét theo độ sâu khá rõ.
- Đất đỏ có trị số pH (H
2
O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và
đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn
các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan
nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu.
- Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên
đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi.
1.2 Đất phù sa ven sông:
Tại Đồng Nai, đất phù sa (chiếm khoảng 9.32%) phân bố chủ yếu ven các sông
như sông Đồng Nai, La Ngà. Đây là loại đất tốt, có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều
loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
 Tính chất đất phù sa ven sông:
- Đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, trong đó cấp hạt sét là chủ yếu
(45-55%), cấp hạt cát gần gấp đôi cấp hạt limon.
- Đất phù sa là đất chua đến rất chua, đặc biệt đất phù sa gley rất chua, có trị số pH (KCl)
xấp xỉ 3,2 – 3,7.
- Đất phù sa có cation trao đổi tương đối cao (Ca
2+
, Mg
2+
, Na
+
), có CEC tương đối cao.

- Đất phù sa gley rất giàu chất hữu cơ, giàu kali, đạm nhưng lại nghèo lân tổng số và lân dễ
tiêu.
2. CÂY ĐIỀU:
Cây điều (Anacardium occidentale L.; Anacardium curatellifolium A.St Hil.) là
một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột, có nguồn gốc từ đông bắc
2
Brazil. Ngày nay điều được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế
biến làm thực phẩm.
Nhân hạt điều chủ yếu dùng để sản xuất snach (60%), số còn lại phần lớn dùng để
sản xuất bánh kẹo. Dầu vỏ hạt điều CNSL (cashew nut shell liquid) dùng làm bố thắng,
lớp phủ cho bộ phận ly hợp hoặc được xử lý hóa học để tạo ra các loại sơn, vecni, các loại
nhựa, chất dẻo.
2.1 Tình hình sản xuất cây cà phê:
Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ
2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn,
Việt Nam đạt 140.000 tấn.
Ở Việt Nam, cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi
đến 1975 thì cây điều mới chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong
các khu rừng bị phá hoại bởi bom đạn.
Hiện nay, Đồng Nai có diện tích cây điều đứng thứ hai cả nước (sau Bình Phước),
khoảng 45.000 ha, trong đó có khoảng 15.000 ha cây điều ghép, có những mô hình cây
điều ghép năng suất > 3 tấn/ha. Quy hoạch tổng thể Đồng Nai định hướng phát triển các
loại cây trồng chính theo 3 nhóm cây ngắn ngày, cây công nghiệp và cây ăn quả. Nhóm
cây công nghiệp tập trung vào hai loại cây chính đạt giá trị xuất khẩu cao là điều và hồ
tiêu. Trong đó, những vùng đất xám bạc màu không chủ động được nước tưới như Cẩm
Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Định Quán, Trảng Bom, Vĩnh Cửu rất phù hợp để
phát triển cây điều.
Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods), có 7
nhà máy chế biến hạt điều, năng lực chế biến > 40.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ, xuất
khẩu hạt điều chiếm 95%, chủ yếu là Châu Mỹ, Châu Á. Công ty đã từng bước hình thành

vùng trồng điều cao sản tập trung ở các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Định Quán với
năng suất đạt từ 2,5 đến 3 tấn/ha. Vì vậy, cây điều là một trong những cây trồng chủ lực
của huyện Định Quán.
3
2.2 Đặc điểm hình thái thực vật học:
 Rễ: rễ cọc vừa có hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm sâu xuống đất hàng chục mét để hút
nước ngay cả khi mùa khô kéo dài 5-6 tháng.
 Thân cành:
Thân gỗ cao 5-10m, mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành
sẽ phát triển đều đặn và tạo thành một tán hình ô, đường kính tán có thể tới hàng chục
mét.
 Lá:
Lá thường tập trung ở đầu cành, lá mọc cách, phiến lá hình trứng, hình thoi tùy vào
giống, gân lá hình mạng, khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm.
 Hoa:
Cây điều bắt đầu trổ hoa vào thời điểm thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa
khô, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, có từ 200- 1600 hoa. Trong một chùm hoa,
hoa đực chiếm tới 96%, hoa lưỡng tính thay đổi từ 0,45- 24,9%. Tỉ lệ hoa lưỡng tính và
hoa đực là 1:6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là 10,2%. Mỗi loại hoa chỉ có một nhị lớn
là có thể thụ phấn, còn tất cả nhị còn lại là bất thụ hay còn gọi là nhị giả. Vòi nhụy có
chiều dài khoảng 1cm thường cao hơn nhị lớn.
Hoa ra tận đầu các cành nhánh, hoa cây điều chủ yếu thụ phấn chéo nên đời con chủ
yếu là con lai, đồng nghĩa với phân ly và thoái hóa giống. Thời gian trổ hoa thường kéo
dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt:
− Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19-100% là hoa đực)
4
− Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực,0 – 20% là lưỡng tính).
− Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0-67% là hoa đực).
 Quả:
Hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thời gian hoa

đực nở từ 9-10h, hoa lưỡng tính từ 10–11h. Trời nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh và
có cơ may tự thụ cao, mưa rào xem như thất bại.
Noãn sẽ tạo thành nhân hạt, bầu nhụy tạo thành vỏ bao nhân, cuống, đế hoa tạo
thành quả giả. Quả chính là phần cứng mà người ta thường gọi là hạt điều, còn phần mà
người ta gọi là quả thực chất là đế hoa phình to, khi chín có màu đỏ, vàng, tím thẫm… tùy
giống.
Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều:
Trái điều
Thời gian
Hạt điều
Lũy tiến
(ngày)
Khoảng
(ngày)
Sự thụ phấn 0 0 Sự thụ phấn
Hình thành và phát triển 5 5 Thấy được bằng mắt thường
Hình thành và phát triển 20 15 Hồng và xanh lá cây (độ đặc mềm)
Hình thành và phát triển 35 15
Hạt phát triển hoàn toàn bên trong
đế hoa
Hình thành và phát triển 40 5 Phát triển cực đại (độ đặc mềm)
Các kích thước hầu hết
giống hạt
45

Phát triển cực đại 60 20 Phát triển cực đại (độ đặc cứng)
Chín hoàn toàn 65 5
Quá trình từ thụ phấn đến chín hoàn toàn của điều thường khoảng 65 ngày. Trong
điều kiện tự nhiên mỗi chùm hoa có khoảng 7,97 -26,59% số hoa lưỡng tính tạo thành
quả. Quả đã đậu thì số bị rụng non ở giai đoạn đầu chiếm rất lớn từ 34,05 – 84,5%.

 Hạt điều: vỏ có ba lớp
Lớp 1: nhẵn bóng xám; lớp 2: dày nhất, xốp, chứa tinh dầu, chống côn trùng; lớp
3: cứng như đá.
5
Nhân: lipid chiếm hơn 40% trọng lượng và protein khoảng 20%.
Một tấn hạt điều thường sản xuất được trung bình 220kg nhân hạt điều và từ 80-
200kg dầu vỏ tùy dung môi để ly trích.
2.3 Đặc điểm sinh thái:
Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600m so với mặt biển. Nhìn
chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng
suất càng giảm.
 Đất đai:
Cây điều thích hợp cho nhiều loại đất khác nhau (đất đồi trọc, đất triền đồi hoang
hóa, đất kém phì nhiêu đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa ), đặc biệt, cây điều được trồng
nhiều trên đất có khó khăn về nguồn nước tưới trong mùa khô. Tốt nhất nên trồng điều
trên vùng đất thoát nước, đất pha cát, tầng canh tác sâu. Cây sinh trưởng tốt trên đất có
pH từ 4,5 – 6,5.
Cây điều rất mẫn cảm với độ mặn, độ mặn cao là cây sinh trưởng kém, gây hiện
tượng cây lùn. Cây điều khi trồng trên loại đất đỏ, đất đen thì nên chọn đất có độ dốc từ 0-
8
o
, tầng dày > 100 cm, không có đá lộ đầu, trên đất phù sa thì độ dốc nên > 15
o
và tầng
dày < 50 cm.
 Nhiệt độ:
Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-28
0
C, nhiệt độ tối đa trung bình
cây còn khả năng chống chịu là 40

0
C.
Trong giai đoạn sản xuất của cây, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa. Thời kỳ
quả phát triển, nhiệt độ lớn hơn 40
0
C sẽ gây rụng hoa, quả. Cây điều non thường rất mẫn
cảm với nhiệt độ thấp, cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ ở 0
0
C. Khi nhiệt độ
dưới 15
0
C điều sinh trưởng và phát triển giảm rõ rệt.
 Ánh sáng:
6
Điều là cây ưa sáng trực xạ. Ngoài ra độ ngày dài và độ mây che phủ cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây điều.
Ở những vùng có độ dài ngày và đêm bằng nhau rất thích hợp cho việc trồng điều.
Vùng có nhiều sương mù cây vẫn sinh trưởng bình thường nhưng cho trái kém.
 Ẩm độ:
Cây thích hợp với ẩm độ tương đối của không khí từ 68-77%. Cây điều trổ bông và
kết hạt thuận lợi trong điều kiện ẩm độ không khí thấp. Nếu ẩm độ cao trong lúc điều trổ
bông sẽ cản trở sự mở của bao, đầu nhụy không thụ phấn, bông sẽ thối rụng.
 Lượng mưa:
Lượng mưa thích hợp từ 800-1500 mm/năm, trải đều trong 6-7 tháng và một mùa
khô kéo dài từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây điều ra hoa kết quả. Cây điều rất thích hợp
với kiểu khí hậu hai mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đến
cây điều. Mưa nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh
trùng tấn công nhiều. Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường.
Lượng mưa các tháng 10, 11 và 12 ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch sớm,
trung bình hay thu hoạch muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng 220 mm sẽ cho

năng suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho kếtquả
ngược lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11. .
7
 Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh:
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Trạm Long
Khánh
1. Nhiệt độ
- Trung bình
o
C 25.4
- Tối thấp
o
C 12
- Tối thấp trung bình
o
C 21.4
- Tối cao trung bình
o
C 31.4
2. Lượng mưa mm/năm 2139
3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6
4. Ánh sáng giờ/năm 2096
5. Ẩm độ
- Mùa khô % 72-83
- Mùa mưa % 84-90
6. Tốc độ gió m/s 2.6
Huyện Định Quán, Đồng Nai có khí hậu tương đối thích hợp cho cây điều sinh
trưởng và phát triển, có mùa mưa và khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 25,4
0

C, nhiệt độ
cao nhất vào khoảng 31 – 34
0
C (tháng 2, 3), nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 12 – 17
0
C
(tháng 11, 12). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2000 mm, mùa mưa tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ẩm độ
không khí trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%.
8
2.4 Kỹ thuật nhân giống điều:
2.4.1 Giống
Một số giống phổ biến được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và
nhân rộng, đạt hiệu quả cao, giống cho năng suất cao và ổn định, thích hợp với điều kiện
sinh thái của Đông Nam bộ như giống PN
1
, MH
4/5
, MH
5/4
.
Huyện Tân Phú hiện đang trồng 4 giống, trong đó đa số là giống điều địa phương
chiếm 80,6%, giống PN1 chiếm 17,4%, giống BO1 chiếm 1,35% còn giống TL2/11 chiếm
tỷ lệ thấp 0,48%. Trong đó giống TL2/11 là giống mới nhất nông dân lấy giống từ Trung
tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - Đồng Nai về trồng thử nghiệm.
2.4.2 Tiêu chuẩn cây đầu dòng:
Hiện nay có nhiều phương pháp nhân giống nhưng phương pháp ghép đọt có hiệu
quả nhất. Tiêu chuẩn chọn cây đầu dòng (cây mẹ):
- Đã được cơ quan chức năng công nhận.
- Năng suất đạt > 15 kg hạt/cây/năm (ổn định hàng năm).

- Trọng lượng hạt 120-160 hạt/kg.
- Tỷ lệ hạt/nhân ≥ 27%.
- Chín sớm, chín tập trung, không sâu bệnh.
Lưu ý: chọn ở những vườn ≥ 8 năm tuổi, chọn nơi có mật độ 100 cây/ha.
2.4.3 Chuẩn bị vườn ươm:
Vườn ươm gốc ghép phải đặt nơi khô ráo, thoát nước tốt. Đặc biệt cây điều con rất
cần ánh sáng do đó vườn ươm phải quang đãng, không có cây cao che bóng.
 Chuẩn bị líp ươm:
- Líp ươm phải được chuẩn bị trước khi gieo tạo cây con, có thể làm líp ươm
chìm hoặc nổi tùy thuộc vào điều kiện địa hình của vườn ươm.
- Mỗi líp ươm có chiều dài từ 8m -10m, chiều ngang khoảng 0,4m và cách nhau
từ 0,6m-0,8m, để dể dàng cho việc chăm sóc cây con và ghép cây sau này.
 Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm:
Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa PE đen, dày 0,15mm có kích thước từ 15x30cm đến
15x35cm. Được đục 9-12 lỗ từ đáy lên đến 20cm. Đất vào bầu được chộn theo tỷ lệ:
9
- Đất thịt nhẹ: 90 %.
- Phân các loại: 10 %, gồm:
+ Phân chuồng hoai (hoặc phân vi sinh): 95 %
+ Phân Supre Lân: 5 %.
- 1 lượng ít thuốc chống kiến, mối, thuốc nấm và thuốc sâu đục thân Dithane M45,
ViFudan 3G hoặc Furadan,
2.4.4 Tiêu chuẩn gốc ghép:
- Khi xử lý hạt, thả hạt vào nước (có thể pha thêm muối) để loại bỏ những hạt nổi.
- Hạt giống được xử lý bằng cách ngâm hạt từ 2-3 ngày trong nước. Thay nước một
ngày 1 lần. Sau 2 ngày vớt ra, rửa sạch và ngày thứ 3 ngâm với nước có pha thuốc trừ sâu
bệnh (Basudin 0,5% + Benlate C 0,5%) để hạn chế nấm bệnh tấn công và kiến đục thân
khi hạt mới nẩy mầm. Sau đó vớt ra đem ủ trong bao hay cát sạch.
- Hạt giống nếu được ủ trong bao phải tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho
hạt, mỗi ngày nên rửa chua 1 lần.

- Sau 2-3 ngày, lựa những hạt đã nứt nanh cấy vào bầu đất, đặt phần eo bụng của hạt
tiếp xúc với mặt đất, quay phần lưng của hạt lên trên, dùng tay ấn hạt chìm xuống ngang
mặt đất.
- Dùng rơm phủ lên trên để che mát cho hạt dễ nảy mầm. Tưới nước mỗi ngày.
- Tưới đủ nước và làm cỏ khi cây con còn nhỏ. Xịt Sherpa 25EC để phòng trừ sâu
bệnh hại lá non, sâu đục ngọn và bọ xít muỗi. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, Daconil hay
Benlat theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ, đặc biệt
thường xảy ra trong những tháng đầu tiên khi thân cây con chưa hóa gỗ.
- Cây con sau 2 tháng tuổi nên đảo bầu 1 lần.
- Tiêu chuẩn gốc ghép: Tuổi gốc 60-70 ngày, có đường kính gốc ≥ 0,7 cm, không
sâu bệnh.
2.4.5 Tiêu chuẩn chồi ghép
Để có đủ chồi ghép cho hàng năm, ta phải trồng vườn nhân chồi ghép hoặc có thể
chọn chồi ghép từ những vườn sản xuất.
10
 Thiết kế vườn nhân chồi ghép:
Vườn nhân chồi ghép được bố trí nơi đất tốt, gần vườn ươm cây con để tiện chăm
sóc và lấy chồi ghép sau này. Nên trồng vườn nhân chồi ghép sớm hơn một năm để có thể
cho một số lượng chồi đủ để tiến hành sản xuất giống cho năm sau. Chọn những cây điều
đã qua tuyển chon theo dõi để trồng làm vườn nhân chồi ghép. Có thể trồng nhiều giống
điều khác nhau. Tuy nhiên, mỗi dòng điều phải được trồng trong một khu vực riêng theo
sơ đồ và có bảng tên phân biệt để tiện việc quản lý chồi ghép. Vườn nhân chồi ghép có
thể trồng theo các kiểu thiết kế sau:
- Cây trồng thành hàng kép 1 x 2m và các hàng kép cách nhau 3m.
- Cây trồng thành hàng kép 3 x 3m và các hàng kép cách nhau 4m.
- Cây trồng với mật độ 1m x 1m ( hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1m ).
 Chăm sóc vườn nhân chồi ghép:
Cần thường xuyên làm cỏ và bón phân sau khi cây phát triển hoàn chỉnh một đợt lá
theo tỷ lệ N: P
2

O
5
: K
2
O = 3 : 1 : 1 với liều lượng 10-50g/cây tùy theo độ tuổi. Phun phân
bón lá và chất kích thích sinh trưởng để cây ra nhiều chồi. Cần phải tưới nước trong mùa
khô. Phun Sherpa và Benlat phòng trừ sâu bệnh. Khi cây 2 tầng lá thì tiến hành cắt ngọn
để tạo tán thấp và nhiều cành cấp 1-2 để thu được nhiều chồi. Trong điều kiện chăm sóc
tốt có thể thu hoạch từ 30-50 chồi/ cây năm thứ nhất và trên 100 chồi từ năm thứ 2 trở đi.
 Chọn chồi từ vườn sản xuất (vườn đang thu hoạch quả):
Trong trường hợp không có vườn nhân chồi ghép thì có thể lấy chồi ghép ở các cây
đầu dòng đạt những điều kiện sau:
- Chọn chồi ghép từ những cây có chất lượng cao, năng suất và chất lượng quả theo đúng
yêu cầu của giống. Cũng có thể chọn chồi ở vườn sản xuất nhưng phải chọn ở những cây
có từ 3 vụ quả trở lên và được theo dõi năng suất ổn định qua nhiều năm. Cây không bị
sâu bệnh, cành ghép dài 8-10 cm, phải tươi khi ghép, lấy xong phải ghép liền, càng nhanh
càng tốt (không để qua đêm) hoặc nguồn chồi lấy ở xa phải được bảo quản giữ ẩm tốt.
11
- Cần chú ý rằng các cây đầu dòng chưa được đánh giá và tuyển chọn ở những môi trường
khác nhau nên khi sản xuất giống ghép cần hạn chế về số lượng cây ghép xuất phát từ một
cây và không phát tán giống quá rộng. Thời vụ ghép thích hợp nhất vào tháng 5-8 dương
lịch.
 Thao tác ghép:
Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách 2 cặp lá chừa lại từ 5-10 cm,
cắt vạt một đường dài 4 cm. Trên cành ghép phía dưới gốc cắt vạt một đường dạng hình
nêm dài 4 cm. Đặt cành ghép vào gốc ghép, dùng dây nilon (tốt nhất là loại tự hủy) cuốn
cố định (cuốn chặt), kín vết ghép và ngọn ghép không để nước mưa, nước tưới lọt vào vết
ghép.
 Chăm sóc cây ươm và cây ghép:
Xếp cây thành luống, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, chú ý ghép xong để cây ra

ngoài nắng, không nên che bóng mát.
Khi chồi đã phát triển khỏe, đủ tiêu chuẩn có thể đem đi trồng. Trong quá trình
chăm sóc cần đánh tỉa chồi gốc ghép thường xuyên, lưu ý phòng bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn
vườn ươm.
 Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép sống:
- Lấy chồi đúng tiêu chuẩn.
- Giữ chồi nơi ẩm mát.
- Thao tác ghép nhanh gọn.
- Bịt kín chồi ghép.
- Tưới nuớc đều và tỉa chồi nách sau khi ghép.
2.4.6 Tiêu chuẩn cây ghép xuất vườn:
Khi cây ghép ra một đợt lá mới hoàn chỉnh, sinh trưởng phát triển khỏe, không sâu,
bệnh, có bộ rễ phát triển tốt, có thể đưa đi trồng.
12
2.4.7 Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều ghép:
Cây điều thường dễ bị sâu bệnh trong vườn ươm, cần phải xịt thuốc thường xuyên
để phòng trừ một số bệnh thường gặp sau:
 Phòng bệnh thối cổ rễ:
Thường gặp loại bệnh này vào mùa mưa khi cây trong bầu không thoát nước kịp.
Có thể sử dụng Bordeaux 1:4:15 (1 CuSO
4
: 4 CaO : 15 H
2
O) phun lên gốc. Ngoài ra
phun các loại thuốc có gốc đồng phòng bệnh lỡ cổ rễ. Chăm sóc cây con đầy đủ, tránh gây
thương tích cho cây, không để ngập luống ương cây con khi tưới. Kiểm tra thường xuyên,
khi phát hiện cây con bị bệnh loại bỏ ngay khỏi vườn ương.
 Bệnh nấm rỉ sắt:
Đây là loại bệnh thường gặp khi cây bị suy yếu do thiếu phân. Hiện tượng cây bị rỉ
sắt là cây có lá màu vàng, trên lá có nhiều đốm đen màu như sắt bị rỉ sét.

* Cách phòng trừ: dùng Sameton 25wp để diệt trừ. Pha 6-8g Sameton 25wp cho
bình 8 lít nước phun đẫm lên lá. Có thể dùng các loại thuốc khác như Bumper 25EC,
Benzen 70WP.
 Sâu đục thân:
Đây là loại sâu xén tóc, con trưởng thành dài 40-45cm, có màu nâu đỏ và nâu hạt
dẻ. Hiện tượng cây bị sâu hại là xuất hiện vết nhựa trên cây, cùng với các phần mềm cây
bị đùn ra từ một lỗ nhỏ, lá cây bị vàng úa, cành cây bị khô héo và chết.
* Cách phòng trừ: dùng BHC 0,1% bột vào vùng bị hại sau khi đã lột bỏ lớp vỏ và
phần mô bị hại. Loại luôn cả trứng, sâu non, nhộng. Cây chết phải được cắt bỏ, đào luôn
cả rễ đem đốt.
 Bọ phấn đục nõn:
13
Bọ phấn màu đen có vòi dài cứng, bọ trưởng thành dài khoảng 12mm, ngang 3mm.
Bọ dùng vòi đục vào nõn non để đẻ trứng. Hiện tượng bệnh đầu tiên để phát hiện là trên
lá hay trên nõn bị vàng úa rồi khô héo.
* Cách phòng trừ: ta có thể dùng tay để bắt sâu trên cây. Những chồi non bị sâu
đục, đẻ trứng bên trong, có cả sâu non và nhộng, ta nên cắt bỏ phần bị hại và đem đốt.
Sau đó dùng thuốc trừ sâu có hoạt chất lưu dẫn như Monocrotophot 0,05% phun xịt lên
vết cắt. Theo dõi, nếu mật độ quần thể sâu gia tăng ta phải phun xịt tiếp.
 Xén tóc nâu:
Xén tóc nâu là loại sâu phá đục thân và rễ rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và
chữa trị kịp thời cây có thể chết. Sâu trưởng thành có tập tính đẻ trứng vào vỏ gốc cây từ
1m trở xuống mặt đất. Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các
đường hầm có nhiều ngõ ngách trong gỗ. Ở đầu miệng lỗ có nhựa cây và mùn cây bị đùn
ra. Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây
sẽ vàng lá và chết dần. Sâu thường tấn công một số cây riêng lẻ trong vườn, đặc biệt
những cây ở mé vườn.
* Cách phòng trừ: Dùng dung dịch Bordeaux 1: 4: 15 (1 CuSO
4
: 4 CaO: 15 H

2
O)
quét quanh gốc từ 1,2m trở xuống để ngăn ngừa sâu trưởng thành đến đẻ trứng. Khi phát
hiện thấy cây bị hại dùng dao sắc đẽo lớp vỏ lần dọc theo đường hầm để diệt sâu non và
nhộng. Có thể bơm trực tiếp các loại thuốc trừ sâu xông hơi vào đường hầm để diệt sâu
non. Phải đốn bỏ và thiêu hủy cây bị chết để tránh lây lan.
 Bệnh khô cành:
Bệnh do nấm Corticium salmonicolor còn gọi là nấm hồng gây ra. Bệnh thường
xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành gây
khô dần từ ngọn trở xuống. Lá trên cành bị bệnh vàng và rụng dần cùng với hiện tượng
khô cành. Lúc đầu các đốm bệnh xuất hiện trên vỏ có màu trắng sau chuyển sang màu
hồng. Bệnh thường tấn công vào vỏ chỗ phân cành. Bào tử lan dần xuống gốc theo nước
chảy.
14
* Cách phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm cho
vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cánh bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống
bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux 1: 4: 15 quét lên gốc. Phun thuốc gốc đồng
phòng bệnh hại thân cành 2-3 lần vào đầu và giữa. Khi vườn bị bệnh, cắt bỏ cành bị bệnh
và đốt đi. Dùng thuốc đặc trị Validacin để phòng trừ.
2.5 Kỹ thuật trồng điều:
2.5.1 Thiết kế vườn điều:
Vườn bằng phẳng trồng theo hướng Bắc Nam. Vườn có độ dốc thì trồng theo
đường đồng mức. Cự ly trồng 10 x 5m hoặc 10 x 6m. Mật độ trồng 200 cây/ha hoặc 170
cây/ha.
Hố trồng đào 50 x 50 x 50cm.
Đào hố trước trồng 20-30 ngày. Bón lót phân hữu cơ 10-20kg + 0,7 kg super lân +
0,2-0,5kg vôi trộn với lớp đất mặt, lấp xuống hố, sau 15-20 ngày đem cây giống đi trồng.
Tùy theo địa hình đất cao hay thấp để bố trí bề rộng, bề sâu của mương để thoát
nước cho phù hợp: mương phụ: rộng 0,3-0,4m; sâu 0,3-0,4m; mương chính: rộng 0,5-
0,8m; sâu 0,5-0,7m.

2.5.2 Kỹ thuật trồng:
Đào một lỗ nhỏ giữa hố đã bón lót, rạch bỏ bầu nilon, cắt rễ già, rễ xoắn. Đặt cây
giữa hố, mặt bầu cây con ngang mặt đất hoặc thấp hơn một chút (khoảng 5-10 cm), dùng
tay lấp đất, nén nhẹ quanh bầu để khỏi vỡ bầu và vun đất xung quanh giữ cây. Dùng cây
cắm, cột giữ yên cây không để gió lay gốc. Không có mưa thì phải tưới.Những năm đầu
nên trồng xen cây họ đậu.
2.6 Kỹ thuật chăm sóc điều:
2.6.1 Phân bón:
 Thời kỳ xây dựng cơ bản
Bón phân 3 lần/năm (có điều kiện bón 4-6 lần/năm với điều kiện có tưới nước
trong mùa khô).
15
Tuổi cây
Lượng phân bón (kg/ha/năm)
Urê Super lân KCl Hữu cơ vi sinh
1 100 140 50 500
2 350 200 150 1000
3 500 300 200 2000
Trước khi bón phân phải làm cỏ xới gốc.
 Thời kỳ kinh doanh
Tuổi cây
Lượng phân bón (kg/ha/năm)
Urê Super lân KCl Hữu cơ vi sinh
4 650 800 200 2000
5-8 Mỗi năm bón tăng 10-15% lượng phân năm thứ 4
> 8 Điều chỉnh lượng phân tùy theo tình trạng cây
Nếu đất chua thì bón thêm vôi, với lượng từ 500-1000 kg/ha/năm (bón gốc). Bón
làm 4 đợt trong năm:
- Tháng 5 dương lịch: dùng 200kg urê + 200kg lân + 40kg kali, chia làm 3 lần bón,
chu kỳ 7 ngày 1 lần.

- Tháng 8: dùng 200kg urê + 300kg lân + 50kg kali, chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7
ngày 1 lần.
- Tháng 11: dùng 130kg urê + 300kg lân + 60kg kali, chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7
ngày 1 lần.
Ghi chú: toàn bộ lượng phân lân bón vào gốc, riêng urê và kali thì bón kết hợp qua đường
ống tưới. Sau tượng trái: dùng 120kg urê + 50kg kali, chia làm 3 lần bón, chu kỳ 7 ngày 1
lần.
2.6.2 Tưới nước:
Khi bón phân nên kết hợp với tưới nước cho cây điều.
2.6.3 Trồng cây phủ đất:
Có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện mưa nhiều, đất đai có độ dốc. Mặt khác
trong mùa khô thảm phủ đất cũng góp phần giảm sự bốc thoát hơi nước trên lớp đất mặt.
Giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này
cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một
lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng cây phủ đất để tránh
16
bị xói mòn đất. Trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm thứ 4 có thể trồng xen canh với
một số loại cây họ đậu, bắp, rau màu, một số nơi có thể trồng một số loại cỏ để chăn nuôi
bò.
Trong điều kiện không trồng các loại cây kể trên thì nhà vườn có thể trồng các loại
cỏ phủ đất như cỏ lá gừng hay các loại cỏ họ đậu thấp cây khác.
 Những lưu ý khi trồng cỏ phủ đất:
Những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản trong vườn cây ăn trái cần ưu tiên
trồng xen các loại cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phộng, đậu nành hoặc các loại cỏ hòa
thảo mọc thấp dùng trong chăn nuôi gia súc ngoài mục đích làm thảm phủ đất còn tăng
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên cần chú ý:
- Phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc để hạn chế bò leo làm ảnh hưởng đến cây
trồng.
- Dọn sạch cỏ cánh xa gốc để tránh cạnh tranh nước tưới với cây trồng khác trong
mùa nắng.

- Cỏ họ đậu không có khả năng phát triển được khi vườn cây ăn trái khép tán, cho
nên khi cây trồng đã ghép tán phải nghĩ đến phương pháp phủ đất khác.
2.6.4 Tỉa cành tạo tán:
Sau khi thu hoạch vào tháng 5-6, cắt bỏ cành sâu bệnh, cành giáp tán, cành giữa
tán, dùng kéo, cưa… để cắt tỉa.
Sau thu hoạch 7-8 năm, cành giáp tàn, có thể chặt bỏ 1 cây, khoảng cách 10 x 10m
hoặc 10 x 12m.
Không cắt cành những ngày mưa, tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt, tỉa.
Những cành lớn sau khi cắt phải quét sơn hoặc dùng Bordeaux 1% xịt lên vết cắt.
2.6.5 Phòng trừ sâu bệnh:
Chủ yếu phòng ngừa là chính, gồm các biện pháp như: tỉa cành tạo tán cho cây
thông thoáng, làm rãnh thoát nước, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân chuồng hoai trộn
nấm Tricoderma, quét vôi quanh gốc…
2.6.5.1 Bệnh hại:
 Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại)
17
Triệu chứng gây hại: Nấm thường gây hại hầu hết các bộ phận non của cây. Trên lá
vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ có màu nâu tím, sau lớn dần hơi tròn, giữa màu
nâu xám, chung quanh viền nâu vàng. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào
tử, khi nhiều là cho vết bệnh trên cây bị khô đen, hoa và quả non bị bệnh thì dễ bị rụng
sớm hoặc không phát triển đầy đủ.
Thường xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao và mưa nhiều hay lúc điều đang trổ
hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp (24-32
o
C),…
Biện pháp phòng trị: Thường xuyên thăm vườn và cắt bỏ những cành nhánh bị
bệnh, gom lại và đem đốt. Vệ sinh vườn thật thông thoáng để hạn chế sâu bệnh.
Khi bệnh phát sinh thì có thể phun thuốc trừ bệnh có hoạt chất Carbendazim
(Carbendazim (min 98%) Glory 50SC, Antracol 70WP).
 Bệnh đốm lá nâu:

Bệnh phát sinh trên lá, đôi khi trên cành, là những chấm nhỏ màu nâu vàng sau lan
rộng gây những vết cháy trên lá có khi đến 2/3 lá và làm rụng lá. Trên cành vết bệnh màu
nâu xám, vỏ cành bị khô, đôi khi bệnh cũng làm khô hoa.
Phòng trị: giống bệnh thán thư.
 Bệnh chảy mủ thân cành
Khi cây bị bệnh thân cành xuất hiện các đường nứt dọc, chảy nhựa, lúc đầu có màu
nâu nhạt sau đen sẫm dần, nếu cây bị nặng sẽ suy kiệt và chết.
Phòng trị: tạo vườn thông thoáng, thoát nước tốt, thường xuyên phun ngừa vôi +
đồng sunfat (Bordeaux 1%) vào đầu mùa mưa và quét Bordeaux 2% từ dưới đất lên 1m.
 Nấm hồng (Corticium salmonicolor):
Bệnh do nấm Corticium Salmonicolor gây hại trên cành. Bệnh thường xuất hiện
các tháng mưa, ẩm. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở dưới của cành, sau
hồng dần và lan rộng gây nên chết cành.
 Để việc phòng trừ sâu bệnh cho cây điều đạt hiệu quả cao cần tác động vào
một số thời điểm:
- Sau thu hoạch (từ tháng 4-5) dọn vườn, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh.
18
- Thời kỳ điều ra chồi non (từ tháng 7-11), giai đoạn này điều ra từ 1-3 đợt chồi,
xuất hiện một số sâu bệnh như nhóm sâu ăn lá, bệnh thán thư, nếu mức gây hại
nặng mới phun thuốc phòng trừ.
- Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 12-3): đây là giai đoạn phòng trừ sâu bệnh
quan trọng nhất và có hiệu quả kinh tế nhất trong năm, giai đoạn này thường
xuất hiện bọ xít muỗi phá hại nặng và bệnh thán thư gây khô cành non, bông và
rụng trái non.
- Bọ xít muỗi chích hút mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại như là tác
nhân thứ cấp. Do đó để phòng trừ có hiệu quả nên kết hợp phun thuốc trừ sâu
và bệnh, phun 3-4 lần, 2 lần phun cách nhau 10 ngày.
2.6.5.2 Sâu hại:
 Bọ xít muỗi (Helopeltis antonii)
Là loài sâu hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng điều nước ta. Thân màu

nâu đỏ dài khoảng 6-10 mm, rộng 1,5-2mm, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng, khi bay trông
giống con muỗi nhà.
Thường xuất hiện lúc cây ra cành non, nụ bông và tập trung cao nhất lúc cây trổ
bông. Trưởng thành và ấu trùng dùng vòi chích hút nhựa trên chồi non, hoa, lá và trái non.
Nơi bị chích ứ nhựa ra có màu trắng trong, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh tấn
công, vết chích biến thành màu nâu đen, sau đó các bộ phận này héo và khô, đôi khi khô
cả chùm hoa, trái rụng nhiều, triệu chứng này rất giống bệnh thán thư. Hạt non bị chích
trên vỏ có các đốm vảy màu nâu đen, rụng sớm hoặc giảm kích thước và phẩm chất.
Bọ xít muỗi gây hại nặng từ cuối mùa mưa đến sau thu hoạch (trùng vào giai đoạn
đâm chồi, ra hoa của cây điều). Bọ xít thường xuất hiện và gây hại vào lúc sáng sớm (6-8
giờ) và chiều mát 16-19 giờ.
 Phòng trị:
- Cắt tỉa tạo sự thông thoáng cho vườn, dọn sạch cỏ dại, hun khói vào sáng sớm
hoặc chiều tối.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Phun thuốc vào lúc cành non phát triển nhiều (tháng 10 dương lịch), lúc cây bắt
đầu ra bông) và lúc trái non ra rộ (tháng 2-3). Nếu mật độ bọ xít cao nên phun lúc sáng
19
sớm hoặc chiều mát. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dragon, Fastac 5 EC,
Mappermethrin, Sec Saigon, Supracide, Trebon 10EC,…đều có hiệu quả trừ bọ xít muỗi.
Chú ý: Thuốc phun ở đợt 2 và 3 bà con nên cẩn thận vì nếu phun các loại thuốc
nhũ dầu với liều lượng quá caon có thể gây hại cho hoa và trái non. Đồng thời những loại
thuốc này cũng có thể gây hại cho các côn trùng có ích cần thiết cho việc thụ phấn và cả
các loài thiên địch.
 Bọ trĩ
Dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có lông tơ (con non có màu vàng nhạt).
Phát hiện bọ trĩ bằng cách rũ chùm bông điều lên trên một tờ giấy trắng, nếu có bọ trĩ sẽ
rơi xuống tờ giấy và di chuyển rất nhanh.
Bọ trĩ xuất hiện khi cây điều ra đọt non, lá non, bông, đẻ trứng trong mô mặt dưới
lá. Cả ấu trùng và trưởng thành tập trung ở mặt dưới lá, trên chùm bông, chích và hút

nhựa cây làm lá biến màu và nhăn, bông điều bị cháy khô màu nâu vàng, rụng nhiều.
Thiệt hại do bọ trĩ thường đi đôi với thiệt hại do bệnh thán thư, cần phân biệt kỹ để
có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.
Trên những vườn điều ra bông muộn thường bị gây hại nặng, nhất là vườn điều xả
nhị sau Tết nguyên đán.
 Phòng trị: chăm sóc cây, có thể xử lý các loại thuốc trừ sâu như đoe61i với
bọ xít muỗi phun trước đi điều xả nhị.
- Phun vào cuối mùa mưa, lúc điều bắt đầu ra đọt non (phun 1-2 lần)
- Chuẩn bị ra hoa và vừa nhú hoa (phun hai lần)
- Lúc hoa vừa đậu trái và trái lớn bằng đầu đũa ăn (phun 2 lần)
Chú ý: Tránh phun vào lúc hoa nở rộ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Phun
thật nhuyễn, giọt thuốc phải trải đều ở hai mặt lá.
 Sâu đục ngọn (vòi voi đục thân)
Sâu trưởng thành dài 10-12mm, màu nâu đen, trên cánh cứng có nhiều chấm lõm
nhỏ, đầu nhỏ và kéo dài về phía trước. Sâu phát sinh quanh năm trên vườn điều, gây
hại nhiều vào thời kỳ cây ra nõn nhiều.
 Biện pháp phòng trị:
- Cắt bỏ các chồi bị hại, tập trung tiêu hủy để diệt sâu non và nhộng.
20
- Khi cây điều ra đọt nhiều hoặc phát hiện có sâu non phun thuốc Cypermethrin
(min 90%), Quinalphos (min 70%).
2.7 Thu hoạch, chế biến, bảo quản
2.7.1 Xác định độ chín của hạt và trái:
Thu trái phải dựa trên nguyên tắc thu được nguyên liệu (hạt, trái) có chất lượng cao
nhất. Muốn vậy phải phân biệt chín thu hoạch với chín sinh lý.
Chín sinh lý chủ yếu mới hoàn thành giai đoạn phát triển phôi và chức năng bảo vệ
chưa được kiện toàn. Còn chín thu hoạch thường hoàn thành sau giai đoạn chín sinh lý.
Khi các biến đổi hóa sinh trong hạt đã kết thúc, lượng chất khô đã ổn định, lượng nước
trong hạt giảm thấp nhất. Hạt bắt đầu chuyển sang trạng thái ngủ và vỏ hạt đã đủ cứng, có
tính năng bảo vệ tốt. Do đó thu hoạch vào giai đoạn này đảm bảo chất lượng nguyên liệu

nhất.
Khó khăn chính là cần xác định được chính xác giai đoạn chín để có quyết định thu
hái mà không cần phải làm các phương pháp phân tích hóa học. Khi hạt chín hoàn toàn,
vỏ có màu xám sáng bóng và trái có màu đỏ, hồng hay vàng tùy từng giống, mọng nước,
da láng bóng và có mùi thơm ngát đặc trưng của trái điều.
2.7.2 Phương pháp thu hái:
Việc thu hái hạt và trái phải thật chín mới đảm bảo chất lượng và giúp cho việc bảo
quản hạt và chế biến hạt dễ dàng.
 Thu hái trên cây
Khi diện tích nhỏ hoặc số cây có ít, đặc biệt cần thu hạt của một số giống tốt mọc
xen với nhiều loại khác thì cách tốt nhất là thu hái trên cây khi hạt chín hoàn toàn. Có thể
dùng tay hay bồng (sào đầu có chứa móc và rổ chứa hạt) để hái. Phương pháp thu hoạch
này thường tốn công nhưng không sợ lẫn hạt giống, không sợ mất mát và thu hoạch cả
trái lành lặn.
 Thu nhặt dưới đất
21
Là phương pháp thu phổ biến ở các cơ sở trồng điều lớn trên thế giới. Khi trái chín
mọng tự động rơi xuống đất. Công nhân hàng ngày tới từng gốc cây đã được dọn sạch cỏ,
nhặt trái từ đất ngắt lấy hạt, còn trái tập trung thành đống cho bộ phận chế biến trái (nước
giải khát, rượu thực phẩm, thức ăn gia súc) lượm về sử dụng hàng ngày.
2.7.3 Bảo quản sau thu hoạch:
Quả nhặt về phải tách riêng hạt và phần quả (quả giả). Phần quả cần đưa vào sử
dụng và chế biến ngay vì rất dễ thối rữa, hư hỏng do bị lên men sau khi thu hái từ 24 – 36
giờ. Đây là vấn đề khó khăn của việc sử dụng và vận chuyển quả điều đi xa.
Hạt điều sau khi tách khỏi phần quả được nhặt bỏ cuống và làm sạch đất cát để
không gây trở ngại cho việc phân cỡ và chế biến sau này.
Phơi hạt trong nắng vài ba ngày để giảm hàm lượng ẩm xuống bằng hoặc dưới 9%
(khi mới thu hoạch còn tươi, độ ẩm hạt từ 15 – 17%) hoặc bấm móng tay vào vỏ hạt
không thấy có vết. Nếu phơi không đủ nắng, độ ẩm hạt còn cao khi bảo quản dễ bị nấm
mốc hoặc lên men làm giảm chất lượng của nhân vì trong nhân hạt điều chứa nhiều chất

béo nên rất kỵ nước. Biểu hiện thấy rõ là màu trắng của nhân bị chuyển sang màu vàng
theo thời gian bảo quản. Chất lượng nhân điều khi đưa vào chế biến được đánh theo màu
sắc. Nhân điều bị vàng giá xuất khẩu giảm 20 – 30% so với nhân trắng cùng cấp.
Sân phơi cần phẳng và hơi dốc tránh đọng nước. Khi phơi trải hạt đều và mỏng
dưới 10cm và thường xuyên đảo để hạt khô đều. Khi hạt khô để nguội hẳn mới đóng bao.
Hạt được sơ bộ phân hạng theo 3 loại kích thước và trọng lượng: lớn, trung bình
và nhỏ cũng như loại bỏ các hạt xấu, lép, sâu bệnh trước khi đóng bao chuyển vào kho.
22
MỤC LỤC
23

×