Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUYÊN đề 8 kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm CH đối với một số cây trồng ở định quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
CHUYÊN ĐỀ 8: Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm CH đối với một số cây trồng ở
Định Quán
1. Ảnh hưởng của chế phẩm CH đối với môi trường đất trồng
1.1 Chất giữ ẩm
Chất giữ ẩm là polymer có trọng lượng phân tử cao, có khả năng trương nở khi
gặp nước nên có thể giữ được lượng nước lớn, không độc hại và dễ bị phân hủy sinh học.
Vì vậy, chất giữ ẩm được dùng trong nơng nghiệp để giữ ẩm cho những vùng đất khô
hạn, đất cát hoặc trên đồi núi, nơi nước dễ trôi đi, cung cấp dần nước cho cây trồng trong
quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp cây không bị thiếu nước trong điều kiện khơ hạn,
giảm lượng nước tưới tiêu. Ngồi ra, chất giữ ẩm cịn có khả năng hút các chất dinh
dưỡng khi bón phân và nhả dần ra cho cây trồng hấp thu, hạn chế thất thoát chất dinh
dưỡng khi trời mưa, giúp tiết kiệm phân bón, làm tăng năng suất, giảm được ảnh hưởng
tới môi trường.
Năm 2004, Viện Cơng nghệ Hóa học đã nghiên cứu thành cơng chất giữ ẩm CH
được điều chế dựa trên nền tảng ghép Cellulose với Acid Acrylic. Cellulose phản ứng với
Acid Acrylic với chất liên ngang tạo vật liệu không gian có khả năng trương nở trong
môi trường nước. Chất giữ ẩm CH với cấu trúc khơng gian này có khả năng thay thế các
chất giữ ẩm ngoại nhập do giá thành rẻ (nguyên liệu sử dụng là Cellulose từ các phế thải
nông nghiệp như bã mía, mùn cưa), thời gian sử dụng dài (từ 2-3 năm). Khi gặp nước,
CH trương nở ra và hút rất nhiều nước vào trong nó để tạo thành những túi nước nhỏ .
Khi gặp môi trường đất khô hạn hoặc môi trường khô khan, những túi nước này sẽ phóng
thích nước ra ngoài. Do đó, môi trường đất luôn giữ được độ ẩm nhất định và ổn định
trong thời gian khô hạn nhiều ngày. Đây là điều quan trọng và cần thiết để cây phát triển
bình thường. Vì vậy, CH có khả năng ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, bổ sung
nước cho cây trồng trong mùa khô hạn ở nước ta. Chất giữ ẩm CH copolymer
Celluluose/Acrylic đã được triển khai ứng dụng tại vùng đất bazan ở Tây Nguyên trên
cây Cà phê, Bông, Bắp (Công ty cà phê Chư Păh, công ty cà phê Gia Lai, trung tâm
nghiên cứu giống cây trồng – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai). Khi
Trang 1



CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
sử dụng chất giữ ẩm tiết kiệm từ 30-60% lượng nước tưới và năng suất cây trồng tăng từ
5-15% , trong đó tại vùng đất khơ hạn thiếu nước tại Công ty cà phê Chư Păh năng suất
tăng lên đến 2.5 lần.
Với kết quả nghiên cứu triển khai ứng dụng vật liệu giữ ẩm tại tỉnh Gia Lai, đồng
thời cùng với việc khô hạn tại huyện Định Quán, Viện Cơng nghệ Hóa học đang thực
hiện đề tài “Ứng dụng quy trình thử nghiệm chất giữ ẩm CH cho cây trồng cạn trên địa
bàn huyện Định Quán” nhằm tăng năng suất sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước tưới,
giảm áp lực nước cho các trạm bơm trên địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai khi mùa
khô và hạn hán ngày càng kéo dài.
Trong chuyên đề này, chúng tôi trình bày mợt sớ thơng tin về kết quả thử nghiệm
chất giữ ẩm trên một số cây dài ngày như điều, cà phê, mít, quýt, xoài và một số cây ngắn
ngày như bắp và mía, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của chất giữ ẩm CH đối với môi
trường đất trồng tại huyện Định Quán, Đồng Nai.
1.2 Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến môi trường đất
Theo như kết quả phân tích các chỉ tiêu về đất được đề cập trong các chuyên đề
riêng cho các loại cây trồng thì khi bón chất giữ ẩm không làm thay đổi nhiều về thành
phần đất, không gây hại cũng như biến đổi xấu làm tác hại đến cây trồng.
Chất giữ ẩm chỉ làm tăng độ ẩm cho đất, cung cấp độ ẩm cho đất. Khi bón chất
giữ ẩm, thông thường hàm lượng ẩm trong đất tăng từ 10 – 20%, làm kéo dài thời gian
tưới cho người nông dân, tiết kiệm nước tưới và công sức tưới.

Trang 2


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
2. Kết quả thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1 Bố trí thí nghiệm
2.1.1 Cây lâu năm

Chất giữ ẩm là chất giữ nước bên trong và nhả nước từ từ để cung cấp cho rễ cây
để cây hấp thụ. Chất giữ ẩm không được rãi trên bề mặt đất vì khi làm như vậy CH giữ
nước bên trong và khi gặp ánh sáng chúng hấp thu nhiệt làm nóng nước bên trong của
chất giữ ẩm làm rễ cây bị nóng và có khả năng bị hư rễ tại những khu vực được bón. Do
vậy, khi bón vật liệu giữ ẩm CH nên vùi xuống dưới đất để chúng tránh ánh nắng trực tiếp
từ mặt trời.
Một số loại cây lâu năm trồng ở Định Quán được bón chất giữ ẩm là: quýt, điều,
xoài, mít, cà phê.
 Liều lượng bón chất giữ ẩm CH trên cây lâu năm trên 1 số hộ như sau:
- Cây quýt được bón 4 lượng khác nhau 30g/cây, 60g/cây, 90g/cây và 120g/cây
trên 5 hợ như sau:
STT

Chủ vườn

Địa chỉ

Giớng
quýt

Năm
trờng

Diện tích
(ha)

Thời gian
bón

0.5


24/01/2008

1

Đặng Thị Huệ

Ấp Phú Quý 2, La
Ngà

quýt
đường

2001

2

Lê Thị Thông

Ấp Phú Quý 2, La
Ngà

quýt
đường

2003

0.8

24/01/2008


3

Nguyễn Trước

Ấp 3, Phú Ngọc

quýt
đường

2002

1.3

25/11/2007

4

Đoàn Đức Tuyên

Ấp 7, Thanh Sơn

quýt
đường

2003

1.3

23/01/2008


5

Hoàng Văn Nam

Ấp 1, Thanh Sơn

quýt
đường

2001

1.3

20/11/2007

Trang 3


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
-

Cây điều được bón 4 lượng khác nhau 40g/cây, 80g/cây, 120g/cây và 160g/cây
trên 9 hộ như sau:
Giống
điều

Năm
trồng


Diện tích
(ha)

Thời gian
bón

Điều hạt

2001

0,7

20/01/2008

Điều
ghép

2001

0,6

20/01/2008

Điều hạt

2003

0,6

31/01/2008


Điều
ghép

2001

1,3

24/11/2007

ấp 1 – Phú Ngọc

Điều
ghép

2002

0,8

24/12/2007

ấp 1 – Phú Ngọc

Điều
ghép

2003

0,5


16/11/2007

Điều hạt

2002

1,3

17/01/2008

ấp 1 – Thanh
Sơn

Điều
ghép

2003

1,3

22/01/2008

Huỳnh Thị Thu

ấp Suối Soong 1
– Phú Vinh

Điều
ghép


2002

1,3

28/01/2008

Mai Văn Lưu

ấp 6 – Phú Lợi

Điều hạt

2001

1,3

28/01/2008

STT

Chủ vườn

1

Nguyễn Đức Tình

2

Cáp Nguyện


3

Võ Văn Lâm

4

Nguyễn Hữu Trí

5

Trịnh Bá Thế

6

Phạm Anh Tuấn

7

Đỗ Văn Quang

8

Nguyễn Xuân
Thanh

9
10

-


Địa chỉ
ấp Suối Son –
Phú Túc
ấp Suối Son –
Phú Túc
ấp Suối Dzui –
Túc Trưng
ấp Phú Quí 2 –
La Ngà

ấp Hòa Thành –
Ngọc Định

Cây mít được bón 4 lượng khác nhau 30g/cây, 60g/cây, 90g/cây và 120g/cây
trên 1 hộ ở xã Phú Ngọc như sau:

STT
1

Chủ vườn

Địa chỉ

Trần Quang Tú

Ấp 2, xã Phú
Ngọc

Giớng
mít


Năm
trờng

Diện tích
(ha)

Thời gian
bón

Viên
Linh

2003

1.3

22/11/2007

Trang 4


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
-

Đới với cây xoài, bón 4 lượng 40g/cây, 80g/cây, 120g/cây và 160g/cây trên 1
số hộ như sau:

STT


Chủ vườn

Địa chỉ

Giớng
xoài

Năm
trờng

Diện tích
(ha)

Thời gian
bón

1.3

12/01/2008

1

Huỳnh Tín

ấp 6, xã Suối Nho

3 mùa
mưa

2000


2

Trần Văn Nam

ấp 94, xã Túc
Trưng

3 mùa
mưa

1999

0.6

16/01/2008

3

Nguyễn Thành
Nghiệp

ấp 94, xã Túc
Trưng

3 mùa
mưa

1999


0.7

12/10/2007

4

Vũ Thị Trâm
Phương

ấp I, xã La Ngà

3 mùa
mưa

2000

1.3

25/11/2008

5

Lê Minh Giang

ấp3, xã La Ngà

3 mùa
mưa

1999


1.3

15/12/2007

6

Nguyễn Xuân
Trường

ấp Hòa Thuận, xã
Ngọc Định

cát Hòa
Lộc

1999

0.3

16/01/2008

7

Nguyễn Quang
Trung

ấp Hịa Trung, xã
Ngọc Định


cát Hịa
Lộc

2003

1

16/01/2008

8

Nguyễn Trước

ấp 2, xã Phú
Ngọc

xồi
bưởi

2003

1.3

20/10/2007

9

Nguyễn Văn Quân

ấp 2, xã Thanh

Sơn

3 mùa
mưa

2001

1.3

6/12/2007

-

Đối với cây cà phê, bón 4 lượng 30g/cây, 60g/cây, 90g/cây và 120g/cây trên 2
hộ như sau:

STT

Chủ vườn

Địa chỉ

Giớng
cà phê

Năm
trờng

Diện tích
(ha)


Thời gian
bón

0.8

17/01/2008

1

Phan Thanh Vũ

ấp Tam Bung, xã
Phú Túc

vối

2003

2

Lê Văn Ban

ấp 6, xã Phú Lợi

vối

2000

Trang 5


1.3

19/01/2008


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
 Có 2 cách bón cho chất giữ ẩm CH cho cây lâu năm là:
- Đào các hốc xung quanh bộ rễ
Với cách đào theo hốc này, hốc được đào xung quanh bộ rễ, cho chất giữ ẩm xuống
và lấp đất lại, tưới lần đầu tiên cho vật liệu giữ ẩm được đảm bảo no nước. Do tán lá của
cây lâu năm khá lớn nên chất giữ ẩm được bón từ 8 – 10 hốc xung quanh bộ rễ của chúng.
-

Đào rãnh xung quanh bộ rễ.

Với cách bón xung quanh bộ rễ này, rãnh được đào xung quanh 2/3 đường kính tán
cây tính từ gốc cây, chất giữ ẩm CH được rải đều trong rãnh, tưới lần đầu tiên cho vật liệu
đảm bảo no nước.

Hình 1: Cây xoài và cây điều được bón vật liệu giữ ẩm bằng cách đào xung quanh gốc
Chú ý:
-

Mỗi hốc hoặc rãnh được đào sâu từ 20 – 30cm, tránh cuốc rãnh quá sâu và

chú ý không được chạm đến hoặc làm tổn thương bộ rễ của cây.
- Lấp đầy đất và không được nén quá chặt cho chất giữ ẩm có đủ không gian
để trương nở tối đa lượng nước mà nó có thể hấp thụ.
- Sau khi bón chất giữ ẩm, tưới nước để đảm bảo vật liệu giữ ẩm CH ngậm no

nước.
-

Có khả năng CH trương đầy nước và nổi lên trên mặt đất, nên chú ý và lấp

đất lại để tránh CH tiếp xúc ánh sáng.
Trang 6


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
-

Chất giữ ẩm có thể trợn với các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tro trấu,

mùn cưa trước khi bón chất giữ ẩm nhằm làm tăng hiệu quả phân bón và tăng khả năng
giữ ẩm của chất giữ ẩm.
- Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vô cơ như NPK,
lân, super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước của chất giữ ẩm. Bón phân vô
cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm.
2.1.2 Cây ngắn ngày
Cây ngắn ngày được bón chất giữ ẩm trong huyện Định Quán là cây mía và cây
bắp.
 Lượng bón chất giữ ẩm CH cho cây ngắn ngày trên một số hộ như sau:
- Đối với cây mía: bón 20g, 30g, 40g, 50g/m hàng mía trên 1 hộ ở Ngọc Định
STT
1

Phạm Thái

STT


Chủ vườn

Giớng
mía

Năm
trờng

Diện tích

K88 - 65

2007

0,9

Địa chỉ
Ấp Hịa Hiệp –
Ngọc Định

(ha)

Đới với cây bắp: bón 2g, 3g, 4g, 5g/m2 đất trên 3 hợ như sau:
Chủ vườn

Địa chỉ

Giớng
bắp


Năm
trờng

Diện tích
(ha)

Thời gian
bón

0.8

9/12/2007

1

Vũ Văn Định

ấp 3, xã Suối Nho

B-06

2007

2

Vũ Văn Năng

ấp 3, xã Suối Nho


B-06

2007

0.2

19/12/2007

3

Phạm Văn Dũng

ấp 3, xã Suối Nho

B-06

2007

0.3

27/12/2007

 Cách bón chất giữ ẩm cho cây ngắn ngày là:
- Tạo 1 rãnh dọc theo hàng mía (hoặc bắp) trong khoảng thời gian sau khi cây
mọc mầm lên khỏi mặt đất đến khi cây được 3 lá thật. Nếu trồng theo phương pháp hàng
kép, tạo 1 đường rãnh bên ngoài hai hàng mía với kích thước rãnh với chiều ngang từ 15
– 20cm và chiều sâu từ 10 – 20 cm là tùy thuộc vào tính chất đất.
- Bón chất giữ ẩm xuống rãnh, lấp đất kín nhằm đảm bảo chất giữ ẩm khi bón
vào đất không bị trồi lên mặt đất do sự trương nở của chất giữ ẩm khi hút nước.


Trang 7


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
-

Tưới ngập nước lần đầu tiên cho cây sau khi bón chất giữ ẩm, cho vật liệu

hút no nước nhằm đảm bảo khả năng hút và nhả nước ở những lần tiếp theo.
Đới với điều kiện khí hậu khô hạn bình thường trên vùng đất đỏ bazan và đất thịt
pha cát, thời gian giữa 2 lần tưới có thể kéo dài thêm từ 3 – 5 ngày theo phương pháp tưới
chảy tràn.

Hình 2: Cây bắp được bón vật liệu giữ ẩm dọc theo rãnh
Chú ý:
-

Khi bón chất giữ ẩm, thao tác cần cẩn thận hạn chế làm tổn thương rễ cây

cũng như cây con.
- Cần tưới nước cho chất giữ ẩm hút nước no trong lần đầu sau khi bón xuống
đất để đảm bảo thời gian sử dụng, khả năng hút và nhả nước ở những lần kế tiếp.
- Lượng chất giữ ẩm bón cần cân đối và theo nhu cầu của cây vì bón quá ít
không đảm bảo lượng ẩm trong đất, nếu bón với lượng quá nhiều làm tăng chi phí đầu tư
làm giảm hiệu quả kinh tế cây trồng.
- Chất giữ ẩm có thể trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh, tro trấu, mùn cưa
trước khi bón nhằm làm tăng hiệu quả bón và khả năng giữ ẩm của chất giữ ẩm.
- Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vô cơ như NPK,
lân, super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước và giữ ẩm của chất giữ ẩm.
Bón phân vô cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm.

2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế
2.2.1 Cây lâu năm
Trang 8


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

-

2.2.1.1 Cây quýt
Về mặt cảm quan, cây qt giữa các ơ có bón chất giữ ẩm và các ơ đối

chứng khơng có sự khác biệt rõ ràng. Chúng xanh và phát triển tương đối đồng đều nhau.
- Năng suất giữa ô đối chứng và ô có bón vật liệu giữ ẩm (từ 30g – 120g cho
1 gốc cây) không có sự khác biệt.
- Sau khi thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008, cây ở ô có bón chất giữ
ẩm phục hồi nhanh hơn thể hiện rõ nhất ở tốc độ ra lá của cây.

Hình 3: Cây quýt thử nghiệm

Hình 4: Cây quýt đối chứng

Nhìn chung, bón vật liệu giữ ẩm lên cây quýt không mang lại hiệu quả kinh tế tức
thời cho người trồng quýt, vật liệu giữ ẩm chỉ giúp cây ổn định và hồi phục cây sau khi
thu hoạch.

-

2.2.1.2 Cây điều
Mùa khô 2008 - 2009 thời tiết tại Định Quán, Đồng Nai khá phức tạp: mưa


trái vụ nhiều và nắng nóng gay gắt làm ảnh hưởng mạnh đến việc đậu trái và khả năng
tăng trưởng của trái ở một số loại cây trồng, trong đó có cây điều.
- Năng suất điều giữa ô thử nghiệm và ô đối chứng không có sự khác biệt rõ
ràng, khoảng 0,5 tấn/ha.
- Đánh giá cảm quan: cây điều ở ơ thử nghiệm có bón chất giữ ẩm xanh tốt
hơn, hạt to hơn, quá trình ra hoa kéo dài và nhiều hơn cây ở ô đối chứng. Sau khi thu
Trang 9


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
hoạch cho thấy cây ở ơ thử nghiệm có bón chất giữ ẩm có khả năng hồi phục cây nhanh
hơn. Có nhiều lộc non và nhánh so với cây ở ô đối chứng.

Hình 5: Cây điều thử nghiệm

Hình 6: Cây điều đối chứng

Nhìn chung: khi bón chất giữ ẩm cho cây điều chưa thấy mang lại hiệu quả kinh tế
trước mắt cho người dân trồng điều. Chất giữ ẩm giúp cho cây điều khỏe hơn và xanh
mượt hơn.
-

2.2.1.3 Cây mít
Kết quả quá trình thử nghiệm cho thấy cây ở ơ thử nghiệm có bón chất giữ

ẩm xanh đậm hơn so với cây ở ô đối chứng không bón chất giữ ẩm, giúp cây mít tăng khả
năng chịu hạn, giảm lượng nước tưới, cây ít bị chết nhánh và sinh trưởng tốt hơn trong
mùa khơ.
-


Mít là cây trồng lâu năm nên tán lá giữa các ô thử nghiệm khơng có sự

chênh lệch đáng kể, trọng lượng, kích thước, chất lượng trái giữa các ơ thử nghiệm có bón
chất giữ ẩm và khơng bón chất giữ ẩm khơng có sự chênh lệch đáng kể, năng suất trung
bình ở mỗi cây là 170 kg (năng suất trung bình 20 tấn/ha).
- Do thời gian thu hoạch kéo dài, không đồng loạt, trái được hái không theo
định kỳ nên không theo dõi và tách được năng suất của từng ô thử nghiệm.
- Hàm lượng chất giữ ẩm thích hợp cho cây mít từ 80 – 120 g/cây.

Trang 10


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

Hình 7: Cây mít thử nghiệm

Hình 8: Cây mít đối chứng

Nhìn chung, khi bón chất giữ ẩm lên cây mít không làm tăng hiệu quả kinh tế cho
người nông dân. Chất giữ ẩm chỉ giúp cây xanh hơn so với không bón chất giữ ẩm và
sinh trưởng tốt hơn.
2.2.1.4 Cây xoài
Chất giữ ẩm chỉ làm tăng độ ẩm trong đất giúp cây sinh trưởng và phát
triển tốt hơn trong mùa khô, kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới, tiết kiệm được nước tưới,
giảm chi phí tưới nước.
- Chất giữ ẩm góp phần làm ổn định độ ẩm trong đất, giúp cây trong q trình
ni trái khơng bị sốc nước khi tưới do khi tưới nước nếu tăng lượng ẩm trong đất đột
ngột sẽ làm cây bị sốc nước gây ra rụng trái non nhiều.
- Hàm lượng chất giữ ẩm thích hợp cho cây xồi từ 80 – 120 g/cây.

- Chất giữ ẩm có khả năng ứng dụng cho cây xoài tại Định Quán, Đồng Nai,
tuy nhiên do xoài là cây ăn quả lâu năm và do khí hậu có mưa trái mùa trong thời gian thử
nghiệm nên hiệu quả sử dụng chất giữ ẩm chưa thấy rõ.

Trang 11


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

Hình 9: Cây xoài thử nghiệm

Hình 10: Cây xoài đối chứng

Từ kết quả thử nghiệm cho thấy rằng bón chất giữ ẩm CH không làm tăng hiệu
quả kinh tế cho người dân trồng xoài.
2.2.1.5 Cây cà phê
Liều lượng chất giữ ẩm 20-30g/m đường kính lá là thích hợp.
Sau 18 ngày cây cà phê không được tưới nước thì cây cà phê ở các ơ bón chất giữ
ẩm với hàm lượng trên không bị héo, trong khi cây cà phê tại ô đối chứng đã bị héo.
-

Cây ở ô có bón chất giữ ẩm xanh hơn so với đối chứng không bón chất giữ ẩm
Cây ít bị chết nhánh hơn so với ô đối chứng
Trái non của cây có bón chất giữ ẩm xanh, đều hơn so với đối chứng
Trái ở ô đối chứng ít bị khô trái non hơn so với đối chứng không bón chất giữ

-

ẩm
Lượng trái ở ô có bón chất giữ ẩm nhiều hơn lượng trái ô không bón chất giữ


-

ẩm
Năng suất tại ô thử nghiệm cao hơn ô đối chứng 0,38 tấn/ha.

Xét về mặt hiệu quả kinh tế của cây cà phê trên hộ anh Lê Văn Ban thì chất giữ
ẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình này. Cụ thể, nếu so sánh với ô đối chứng
với cùng chế độ canh tác, cùng bón phân thì ô có thử nghiệm vật liệu giữ ẩm 20 – 30g/m
đường kính tán sẽ tăng lợi nhuận thêm khoảng 4.7 triệu/ha. Đây là tín hiệu vui trên cây cà
phê vì hầu hết các thử nghiệm trên cây dài ngày đều không mang lại hiệu quả kinh tế tức
thì cho người nông dân. Đây là bước đệm cơ bản để ứng dụng vật liệu giữ ẩm cho cây cà
phê trên địa bàn huyện Định Quán trong tương lai.
Trang 12


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

Hình 11: Cây cà phê thử nghiệm

Hình 12: Cây cà phê đối chứng

Kết luận chung đối với cây lâu năm: chất giữ ẩm CH chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với
cây cà phê trên Định Quán. Các cây điều, xoài, mít và quýt không thấy rõ hiệu quả kinh
tế ngay mà vật liệu giữ ẩm chỉ mang lại sức sống hơn cho cây mà thôi. Tuy nhiên, dự án
thử nghiệm chất giữ ẩm chỉ làm trong 2 năm nên việc đánh giá hiệu quả dài lâu chưa
được khảo sát.
2.2.2 Cây ngắn ngày
2.2.2.1 Cây mía
- Chất giữ ẩm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn so ơ đối chứng, cây

mía phát triển xanh tốt hơn, cao hơn, đều hơn và to hơn, kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới.
Sau 10 – 15 ngày không tưới nước, hiện tượng héo lá xuất hiện ở các ơ đối chứng, cịn
các ơ bón chất giữ ẩm hiện tượng héo lá mới xuất hiện sau 14 – 18 ngày khơng tưới.
- Hàm lượng chất giữ ẩm thích hợp bón cho cây mía từ 30 – 40 g/m 2
- Chiều cao thân cây mía ở ơ bón chất giữ ẩm cao hơn 33.2 cm, trọng lượng
cây nặng hơn 0.5 kg, tăng 20% so với ô đối chứng.
- Khi sử dụng chất giữ ẩm CH bón cho cây mía thì năng suất cây mía ở ơ thử
nghiệm cao hơn hẳn ô đối chứng, tăng từ 0,9 – 1,5 tấn/1000 m 2 trong năm 2008 và tăng từ
2 – 2,3 tấn/1000m2 trong năm 2009.
- So với ô đối chứng, ô thử nghiệm tăng thêm 10,9 triệu/ha.
Trang 13


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

Hình 13: Cây mía thử nghiệm

Hình 14: Cây mía đối chứng

Như vậy, bón chất giữ ẩm CH trên cây mía bước đầu có dấu hiệu khả quan. Cây
xanh tốt hơn, chịu hạn tốt hơn và đặc biệt là tăng năng suất của mía lên từ 20 - 25%,
tăng 10,9 triệu đồng/ha.

-

2.2.2.2 Cây bắp
Chiều cao cây bắp tại các ơ có bón chất giữ ẩm cao hơn hẳn ở các ô đối

chứng, cây bắp phát triển đều hơn, to và cứng cáp hơn.
- Tốc độ hình thành lá của cây bắp ở ơ bón chất giữ ẩm và ô đối chứng không

có sự khác biệt do thời gian thử nghiệm là mùa khô nhưng mưa nhiều. Tuy nhiên, theo
đánh giá cảm quan thì ở các ơ có bón vật liệu giữ ẩm thử nghiệm thì lá đứng, cịn ở các ơ
khơng bón vật liệu lá rũ xuống.
- Hàm lượng bón chất giữ ẩm cho cây thích hợp là 3 g – 4g / m 2 đất, cây bắp
có chiều cao hơn hẳn so với các ô khác.

Trang 14


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT

Hình 15: cây bắp thử nghiệm
-

Hình 16: cây bắp đối chứng

Với hàm lượng bón chất giữ ẩm như vậy, năng suất từ 9.020 kg/ha ở ô đối

chứng tăng lên 9.960 kg/ha, tăng 10% tương đương với 2.56 triệu đồng/ha, làm tăng hiệu
quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân trồng bắp.
Kết luận chung đối với cây ngắn ngày: chất giữ ẩm CH không những làm cây thêm
cứng cáp, tăng khả năng chịu hạn cho cây mà còn làm tăng năng suất cho cây. Đối với
cây bắp tăng 10% năng suất tương đương với 2.56 triệu đồng/ha, đối với cây mía năng
suất tăng 25% tương đương với tăng 10,9 triệu đồng/ha.

Trang 15


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
3. Quy trình ứng dụng chung đới với chất giữ ẩm

3.1 Cây dài ngày
Cây dài ngày được thử nghiệm chất giữ ẩm trên địa bàn huyện Định Quán bao
gồm: cây điều, cây mít, cây cà phê, cây quýt và cây xoài.
Kết quả thử nghiệm về mặt cảm quan cho thấy tất cả các cây trên xanh tươi tốt hơn
khi bón chất giữ ẩm CH. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả kinh tế thì chỉ có thử nghiệm trên
cây cà phê là thấy được hiệu quả kinh tế tức thời còn các cây còn lại thì chưa thấy được
hiệu quả tức thời, cần khảo sát thêm để đánh giá được hiệu quả dài lâu của chất giữ ẩm.
Quy trình bón chất giữ ẩm cho cây dài ngày:
-

Lượng bón chất giữ ẩm: 90 – 120g/cây và bón sau khi cây ra hoa.
Rãnh được đào xung quanh 2/3 đường kính tán cây tính từ gốc cây, chất giữ

ẩm CH được rải đều trong rãnh.
- Mỗi hốc hoặc rãnh được đào sâu từ 20 – 30cm, tránh cuốc rãnh quá sâu và
chú ý không được chạm đến hoặc làm tổn thương bộ rễ của cây.
- Lấp đầy đất và không được nén quá chặt chất giữ ẩm có đủ không gian để
trương nở tối đa lượng nước mà nó có thể hập thụ.
- Sau khi bón chất giữ ẩm, tưới nước để đảm bảo vật liệu giữ ẩm CH ngậm no
nước.
-

Có khả năng CH trương đầy nước và nổi lên trên mặt đất, nên chú ý và lấp

đất lại để tránh CH tiếp xúc ánh sáng.
- Chất giữ ẩm có thể trộn với các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tro trấu,
mùn cưa trước khi bón chất giữ ẩm nhằm làm tăng hiệu quả phân bón, và tăng khả năng
giữ ẩm của chất giữ ẩm.
- Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vô cơ như NPK,
lân, super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước của chất giữ ẩm. Bón phân vô

cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm.
3.2 Cây ngắn ngày
Cây ngắn ngày được áp dụng thử nghiệm trên địa bàn Định Quán là cây bắp và cây
mía. Cả 2 loại cây ngắn ngày này đều mang hiệu quả cho người trồng không những về

Trang 16


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
mặt phát triển hơn của cây mà còn làm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh
tế cho người nông dân.
Quy trình bón chất giữ ẩm cho cây ngắn ngày:
-

Hàm lượng bón chất giữ ẩm cho cây bắp là từ 3g – 4g/m 2, còn đối với cây

mía thì bón chất giữ ẩm từ 30g – 40g/m2.
- Tạo 1 rãnh dọc theo hàng mía (hoặc bắp) trong khoảng thời gian sau khi cây
mọc mầm lên khỏi mặt đất đến khi cây được 3 lá thật. Nếu trồng theo phương pháp hàng
kép, tạo 1 đường rãnh bên ngoài hai hàng mía với kích thước rãnh với chiều ngang từ 15
– 20cm và chiều sâu từ 10 – 20 cm là tùy thuộc vào tính chất đất.
- Bón chất giữ ẩm xuống rãnh, lấp đất kín nhằm đảm bảo chất giữ ẩm khi bón
vào đất không bị trồi lên mặt đất do sự trương nở của chất giữ ẩm khi hút nước.
- Tưới ngập nước lần đầu tiên cho cây sau khi bón chất giữ ẩm, cho vật liệu
hút no nước nhằm đảm bảo khả năng hút và nhả nước ở những lần tiếp theo.
Đối với điều kiện khí hậu khơ hạn bình thường trên vùng đất đỏ bazan và đất thịt
pha cát, thời gian giữa 2 lần tưới có thể kéo dài thêm từ 3 – 5 ngày theo phương pháp tưới
chảy tràn.

Trang 17



CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
4. Mơ hình chớng hạn khác ở Đồng Nai
Ở Đồng Nai nói chung và ở Định Quán nói riêng đang áp dụng rất nhiều biện pháp
tưới tiết kiệm nước để giảm áp lực cho hệ thống thủy lợi trên địa phương.
4.1 Mô hình tưới nước tiết kiệm
Một trong những phương pháp mà được người dân hay quan tâm và thực hiện khá
nhiều là hệ thống tưới nước kiểu tiết kiệm bằng cách dùng ống nước và đưa nước đến trực
tiếp gốc cây trồng. Phương pháp này mô phỏng theo phương pháp tưới nước nhỏ giọt kiểu
Israel nhưng có vài chi tiết thay đổi cho phù hợp ở điều kiện địa phương.
Cách này thường áp dụng đối với cây ăn trái lâu năm như xoài, sầu riêng, quýt và 1
số cây ăn trái khác. Phương pháp này không áp dụng được cho loại cây ngắn ngày vì chi
phí đầu tư ban đầu là khá cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tưới tiêu.

Hình 17: Mô hình tưới nhỏ giọt (theo nguồn Trung tâm Khuyến nông Thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai)
Mô hình tiêu biểu:
Chỉ với 3.000 m2 đất vườn trồng tiêu áp dụng mơ hình tưới nước tiết kiệm và thực
hiện các biện pháp thâm canh do Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai hỗ trợ, gia đình anh
Trang 18


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
Nguyễn Văn Thắng ở xã Xuân Thọ thuộc huyện miền núi Xuân Lộc đã liên tiếp đạt năng
suất từ 7 - 8 tấn/ha/năm và năm nay khả năng đạt 10 tấn/ha, trở thành vườn tiêu có năng
suất cao nhất của Đồng Nai nói riêng và khu vực Đơng Nam bộ nói chung. Từ mơ hình
này, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã tổ chức cho hàng chục nhà vườn trồng tiêu ở
Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến tham quan và học tập mơ hình tưới nước tiết
kiệm tại hộ gia đình anh Thắng.

Anh Thắng cho biết hệ thống tưới nước tiết kiệm được Trung tâm khuyến nông
tỉnh Đồng Nai hỗ trợ mua và lắp đặt khoảng 20 triệu đồng gồm máy bơm điện lấy nước từ
giếng khoan lên bồn tưới đặt trên cao, sau đó dùng các loại ống nhựa với các kích cỡ khác
nhau đưa nước tới từng gốc tiêu. Khi đến chu kỳ bón phân, dùng phân bón hồ vào bồn
nước để dẫn tới từng gốc cây, vừa tiết kiệm được nguồn phân, vừa tạo điều kiện cho cây
phát triển đồng đều thay vì bón phân trực tiếp vào gốc rồi xả nước tràn như trước đây.
Làm theo cách trên, năng suất vườn tiêu của gia đình khơng ngừng tăng, khơng những thế
cịn tiết kiệm được khoảng 100 cơng lao động trong việc bón phân và làm bồn tưới; giảm
được khoảng 700 m3 nước và hơn 100 lít dầu dùng cho máy bơm tưới cho 1 ha/năm. Tuy
mức đầu tư ban đầu cho hệ thống tưới tiết kiệm khá cao, nhưng chỉ sau từ 1 đến 2 năm sử
dụng đã hòan vốn do năng suất cây trồng tăng cao.
Cùng ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm như trên, gia đình ơng Lê Nam ở ấp
Gia Lào, xã Suối Cao cũng ở huyện Xuân Lộc đã chuyển 1 ha vườn sang trồng giống tiêu
Vĩnh Linh và mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống và
chăm sóc theo đúng quy trình cơng nghệ cao nên năng suất tiêu tăng đột biến từ 2 tấn lên
5 tấn, rồi 7 tấn/ ha. Ông Nam cho biết: việc lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm còn giúp
cho người trồng giảm 2/3 công lao động và một số nhiên liệu, vật tư đầu vào như dầu,
nước tưới, phân bón trong khi cây vẫn phát triển tốt, ít sâu bệnh. Anh Nguyễn Thế Bảo ở
xã Xn Hưng có 5 ha xồi trồng trên vùng đất sỏi đỏ đã lắp đặt hệ thống tưới nước tiết
kiệm và bón phân qua đường ống cho vườn cây hơn 3 năm qua cho biết: Nhờ hệ thống
tưới nói trên, gia đình đã tiết kiệm được 1/4 lượng phân bón so với cách bón thủ cơng và
giảm được 80% cơng lao động, góp phần giảm chi phí đầu vào khoảng 5 triệu
Trang 19


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
đồng/ha/năm và năng suất vườn xồi tăng từ 20 đến 25% so với trước đây. Nhờ đó, trong
3 năm qua, vườn xồi của gia đình anh Bảo luôn cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu
đồng/ha/năm sau khi trừ mọi chi phí.
Đối với cây xồi, hiện nơng dân các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu…đã

áp dụng thành thục các biện pháp khuyến nông chủ yếu là tỉa cành, tạo tán, sử dụng biện
pháp bao trái và thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống.
Kinh phí đầu tư ban đầu cho hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống
khoảng 27,5 triệu đồng. Hiệu quả rõ nhất ban đầu là tiết kiệm được công lao động, tiết
kiệm nước tưới và phân bón, sau đó là hiệu quả về năng suất và chất lượng.
4.2 Mô hình tưới sử dụng béc phun

Hình 18: Mô hình tưới sử dụng béc phun
(theo nguồn Trung tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Quốc gia)
Hiện nay trên địa bàn Định Quán còn áp dụng phương pháp tưới phun cho một số
cây, đặc biệt là cây cần nhiều nước như cây quýt. Đây là phương pháp tưới phun sử dụng
béc phun xoay phun cho cả một góc vườn. Với diện tích khoảng 1ha có thể sử dụng từ 4
đến 6 béc phun để tưới cho vườn. Phương pháp này có ưu điểm là tưới đều khắp cả vườn
trên tán lá của cây, làm cho tán lá được rửa trôi bụi làm cây sạch và tăng cường khả năng
Trang 20


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
quang hợp. Khi được tưới như vậy, một số loại trứng bướm hay sâu non bị rửa trôi giúp
tránh được một số loại sâu bướm phá hoại cho cây. Cây được cung cấp nước đầy đủ thuận
tiện cho quá trình sinh trưởng và nuôi trái. Phương pháp tưới này tiết kiệm được nhiều
công tưới do sử dụng máy tưới. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số mặt hạn chế
của nó. Lượng nước không tiết kiệm hơn so với phương pháp tưới thông thường vì phải
tưới khắp cả vườn từ ngọn tới gốc cây. Chi phí ban đầu được đầu tư khá cao do sử dụng
hệ thống ống dẫn và béc phun, đồng thời bơm tưới cũng cần phải có công suất cao để sử
dụng cho béc phun. Do tưới nhiều nước như vậy nên cỏ dại mọc nhiều làm giảm độ phì
nhiêu của đất, tăng chi phí dọn dẹp vườn.
Như vậy, nhìn chung hiện nay trên địa bàn huyện Định Quán thì mô hình tưới có
sử dụng máy tưới đang được áp dụng khá nhiều, điển hình là hai mô hình trên. Khi sử
dụng phương pháp tưới này, loại cây được áp dụng là một số cây ăn trái dài ngày mang

hiệu quả kinh tế cao như cây xoài, quýt, chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và hệ thống
dây dẫn nước khá cao và hệ thống này được sử dụng trong nhiều năm thì mới mang lại
hiệu quả kinh tế. Trong khi thời vụ của cây ngắn ngày kéo dài chỉ vài tháng đến một năm
nên việc áp dụng phương pháp tưới nước có sự hỗ trợ của máy móc là không khả thi. Đặc
biệt, đối với các khu vực vùng đồi núi, triền dốc, khu vực nhiều đá sỏi thì áp dụng các
biện pháp tưới này cũng sẽ vẫn dẫn đến chi phí tăng cao do cần máy bơm có cơng suất
lớn, đồng thời khả năng lưu giữ nước ở vùng đất này kém dẫn đến việc vẫn phải tưới
nước thường xuyên.
Ngược lại, phương pháp tưới nước tiết kiệm bằng cách sử dụng vật liệu giữ ẩm lại
mang lại khá nhiều thuận lợi cho cây ngắn ngày. Vật liệu được bón cùng với việc làm đất
cho cây con nên tiết kiệm được công bón vật liệu giữ ẩm, không phải tốn nhiều chi phí
ban đầu cao, chi phí cho việc mua vật liệu thấp, tiết kiệm được nước tưới cho người nông
dân. Đồng thời, năng suất cây trồng tăng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông
dân, đối với các khu vực đồi dốc thì vật liệu giữ ẩm giúp giữ lại nước trong đất để cây hấp
thu từ từ, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp khác.

Trang 21


CHUN ĐỀ TỞNG KẾT
Kết luận: thơng qua q trình thử nghiệm chất giữ ẩm cho 7 loại cây trên địa bàn
huyện Định Quán cho thấy:
- Quá trình thử nghiệm được tiến hành trên vườn của người dân dẫn đến nhiều tác
động ảnh hưởng: ở một số vườn người dân thấy mất mùa do sâu bệnh, thời tiết…
đã chặt ngang, phá bỏ vườn dẫn đến khơng có kết quả thử nghiệm hoặc khơng
chăm sóc nên dẫn đến năng suất giảm, đồng thời yếu tố khách quan do thay đổi
-

thời tiết trong 2 năm vừa qua đã ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chung của dự án.
Đối với quýt, xoài, điều: yêu cầu canh tác của cây quýt khá nghiêm ngặt nên

việc sử dụng chất giữ ẩm nếu không thao tác đúng sẽ dẫn đến gây bệnh làm cho
quýt chết, còn cây điều là một loại cây có khả năng chịu hạn cao đồng thời chất
giữ ẩm trong thời gian thử nghiệm chưa thể hiện rõ ảnh hưởng lên năng suất của
các loại cây này, chất giữ ẩm chỉ giúp cây phát triển ổn định hơn, màu sắc lá tốt
hơn, ra nhiều đọt non hơn. Vì vậy, việc sử dụng chất giữ ẩm trên 3 loại cây này
cần phải có quá trình nghiên cứu lâu hơn và phải có khu quy hoạch thử nghiệm
riêng để tránh những tác động khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả thử

nghiệm.
- Chất giữ ẩm hồn tồn có thể ứng dụng để bổ sung cho q trình canh tác cây cà
phê, cây mía và cây bắp nhằm giúp tăng khả năng chịu hạn của cây, tăng năng
suất và tăng hiệu quả kinh tế, giúp tăng thu nhập cho người nông dân.

Trang 22


CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT
MỤC LỤC
1. Ảnh hưởng của chế phẩm CH đối với môi trường đất trồng
1.1 Chất giữ ẩm ……………………………………………
1.2 Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến môi trường đất………
2. Kết quả thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế…………
2.1 Bố trí thí nghiệm……………………………………….
2.1.1 Cây lâu năm…………………………………….
2.1.2 Cây ngắn ngày…………………………………..
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế……………………………...
2.2.1 Cây lâu năm……………………………………
2.2.2 Cây ngắn ngày………………………………….
3. Quy trình ứng dụng chung đối với chất giữ ẩm……………
3.1 Cây dài ngày……………………………………………

3.2 Cây ngắn ngày……………………………………….....
4. Mô hình chống hạn khác ở Đồng Nai……………………..
4.1 Mô hình tưới nước tiết kiệm…………………………..
4.2 Mô hình tưới sử dụng béc phun……………………….

Trang 23

1
1
2
3
3
3
7
9
9
13
16
16
17
18
18
20



×