Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.73 KB, 3 trang )
A. Đặt vấn đề.
Theo quy định của Hiến Pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được
nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng , ngoại
giao… để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo vệ vững
chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư
liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh của mình đó là đưa đất nước
đi lên xã hội chủ nghĩa.Như vậy,toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai
,tài nguyên…cùng với những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc
quyền quản lí và khai thác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì
vậy Sở hữu Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết kinh tế,đặc
biệt là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Do đó em xin chọn
đề tài “ Sở hữu Nhà nước-một hình thức sở hữu chủ đạo định hướng cho các
quan hệ tài sản trong xã hội phát triển”.
B.Giải quyết vấn đề.
I. Một số vấn đề lí luận về sở hữu nhà nước:
1.khái niệm về sở hữu,quyền sở hữu nhà nước:
Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên,những thành
quả lao động ( ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất ) của xã hội loài
người.Nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội,triết học…đều thống
nhất rằng: Sở hữu- một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan-xuất hiện và phát
triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người.
Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà
Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà
nước. Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của
cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã
hội. Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ
chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản,
tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…Điều 200 BLDS cũng đã nêu rõ những
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước:
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng