Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
NGUYN VĨNH LỘC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VẬT TƯ
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIN THÔNG FPT
(FPT TELECOM)
1
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
HẢI PHÒNG – 2014
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
NGUYN VĨNH LỘC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VẬT TƯ
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIN THÔNG FPT
(FPT TELECOM)
2
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
NGÀNH: CÔNG NGH THÔNG TIN MÃ SỐ: 114
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGH THÔNG TIN
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Lê Trí Thành
HẢI PHÒNG – 2014
3
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời chào và lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô trong khoa Công
nghệ Thông tin – trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, những người đã dạy cho
em những kiến thức giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn là Th.S Lê Trí Thành cùng
các anh, chị cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Hải
Phòng đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã giúp đỡ em trong suốt
những năm ngồi trên ghế giảng đường cũng như trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng em xin chúc tất cả các thầy, các cô cùng các bạn luôn luôn mạnh
khỏe và may mắn trong công việc cũng như trong học tập, nghiên cứu.
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
MỤC LỤC
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
3.1 Bảng Phòng ban 44
3.2 Bảng Nhân viên 44
3.3 Bảng Người dùng 45
3.4 Bảng Menu hệ thống 45
3.5 Bảng Chức năng hệ thống 45
3.6 Bảng Quyền hạn 45
3.7 Bảng Loại kho 46
3.8 Bảng Kho hàng 46
3.9 Bảng Loại vật tư 46
3.10 Bảng Đơn vị tính 46
3.11 Bảng Vật tư 47
3.12 Bảng Đơn đặt hàng 47
3.13 Bảng Chi tiết đơn đặt hàng 47
3.14 Bảng Đề nghị nhập 48
3.15 Bảng Chi tiết đề nghị nhập 48
3.16 Bảng Phiếu nhập kho 48
3.17 Bảng Chi tiết phiếu nhập kho 49
3.18 Bảng Đề nghị cấp phát vật tư 49
3.19 Bảng Chi tiết đề nghị cấp phát vật tư 49
3.20 Bảng Phiếu cấp phát vật tư 50
3.21 Bảng Chi tiết phiếu cấp phát vật tư 50
3.22 Bảng Phiếu dự trù vật tư 50
3.23 Bảng Chi tiết phiếu dự trù vật tư 51
3.24 Bảng Phiếu cung ứng vật tư 51
3.25 Bảng Chi tiết phiếu cung ứng vật tư 51
3.26 Bảng Phiếu điều chuyển vật tư 52
3.27 Bảng Chi tiết phiếu điều chuyển vật tư 52
3.28 Bảng Phiếu thanh lý vật tư 52
3.29 Bảng Chi tiết phiếu thanh lý vật tư 53
3.30 Bảng Chi tiết kho 53
3.31 Bảng Tồn đầu kỳ 53
3.32 Bảng Chi tiết tồn đầu kỳ 53
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ tổ chức 7
2.1 Quy trình đặt hàng vật tư 12
2.2 Quy trình nhập vật tư đặt hàng 14
2.3 Quy trình cung ứng vật tư 15
2.4 Quy trình cấp phát vật tư 16
2.5 Phiếu nhập kho 17
2.6 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 18
2.7 Đơn đặt hàng vật tư 19
2.8 Biên bản kiểm kê vật tư 20
2.9 Giấy đề nghị nhập kho 21
2.10 Biên bản bàn giao hàng hóa 22
3.1 Mô hình phân rã chức năng 23
3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 25
3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 26
3.4
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng
Quản lý danh mục
27
3.5
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng
Quản lý cung ứng vật tư
28
3.6
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng
Quản lý vật tư tại kho
29
3.7
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng
Thống kê - Báo cáo
30
3.8 Sơ đồ thực thể liên kết 43
3.9
Mô hình dữ liệu quan hệ chức năng Quản lý hệ
thống
54
3.10
Mô hình dữ liệu quan hệ chức năng Quản lý danh
mục
58
3.11
Mô hình dữ liệu quan hệ chức năng Quản lý cung
ứng vật tư
56
3.12
Mô hình dữ liệu quan hệ chức năng Quản lý vật tư
tại kho
57
3.13 Giao diện Hệ thống 58
3.14 Giao diện Danh mục vật tư 58
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
3.15 Giao diện Đơn đặt hàng 59
3.16 Giao diện Phiếu cung ứng vật tư 59
3.17 Giao diện Phiếu nhập kho 60
3.18 Giao diện Phiếu cấp phát vật tư 60
3.19 Giao diện Nhập tồn đầu kỳ 61
3.20 Giao diện Biên bản kiểm kê 61
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay song song với quá trình phát triển công nghệ khoa học và kỹ thuật
thì ngành Công nghệ thông tin đã đóng vai trò quan trọng. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ngày càng tăng và
mang lại bước đột phá mới trong công tác quản lý. Công nghệ thông tin đã trở
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, nó là một ngành khoa học kỹ thuật
không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý
mà con người phải mất nhiều thời gian.
Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng Công nghệ thông tin vào các công tác quản
lý đã trở nên rất phổ biến, trong đó có công tác quản lý vật tư. Trong doanh
nghiệp sản xuất, vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ sản phẩm của doanh
nghiệp. Mỗi một biến động nhỏ về vật tư cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm. Do đó một trong những mối quan tâm và đặc biệt chú ý của doanh nghiệp
là công quản lý thu mua, vận chuyển, cấp phát vật tư, tổng hợp số liệu về tình
hình, nhập – xuất – tồn kho vật tư. Vì vậy việc quản lý vật tư là một khâu quan
trọng không thể thiếu được trong bộ máy hoạt động sản xuất của toàn doanh
nghiệp. Vì khi quản lý tốt khâu này sẽ góp phần làm giảm được giá thành sản
phẩm, tăng chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty.
Với mong muốn xây dựng một hệ thống thông tin để giải quyết các vấn đề
trong công tác quản lý vật tư, em đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm
quản lý vật tư cho Công ty Cổ phần Viễn thông FPT” làm đề tài tốt nghiệp.
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu cơ sở thực tập
1.1.1. Các thông tin cơ bản
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT
Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập
cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt
Nam – TTVN”. Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong
những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực với trên
3.500 nhân viên, 45 chi nhánh trong và ngoài nước. Hiện nay, FPT Telecom
đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:
• Internet băng rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH
• Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệu
• Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực tuyến
(OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera), Chứng
thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing),
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không
ngừng nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia
tăng trên cùng một đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách
hàng sử dụng. Đồng thời, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn
trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được
triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao
hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông Việt Nam nói chung.
Các lĩnh vực hoạt động của FPT Telecom:
• Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng
• Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
• Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
• Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
• Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động
• Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
• Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.
Trụ sở FPT Telecom tại Hải Phòng:
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT HẢI PHÒNG
186 Văn Cao, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng
77-79 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tel: (031) 730 8888
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
FPT Telecom ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang từng bước đi lên xây
dựng xã hội chủ nghĩa, đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng kinh tế. Hệ
thống mạng lưới vẫn còn hoang sơ, con người hầu như chưa được tiếp cận phổ
biến với Internet. FPT Telecom chịu trách nhiệm là công ty tiên phong trong
lĩnh vực trực tuyến.
Năm 1997: Ban đầu, ngày 31/01/1997 công ty mới chỉ là trung tâm dịch vụ
trực tuyến – FPT Online Exchange với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng
Trí Tuệ Việt Nam (TTVN) Sau đổi tên thành FPT Internet với các chức năng,
hoạt động chính: cung cấp dịch vụ Internet, cung cấp thông tin trên Internet và
duy trì và phát triển mạng trí tuệ Việt Nam.Với sự ra đời trung tâm dịch vụ
Internet.
Năm 2001: Đến cuối năm 2001 FPT Telecom đã phát triển được 13.000 thuê
bao Internet. Để củng cố cho sự phát triển hệ thống mạng lưới Internet trong hai
thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. FPT Telecom đã cho ra
đời báo điện tử “Tin nhanh Việt Nam VnExpress.net”.
Năm 2003: Năm 2003 là một năm đánh dấu bước ngoặt lớn khi FPT
Telecom được Bộ Thông Tin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Interner Phone,
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
mở rộng phát triển hệ thống Internet cùng với cung cấp điện thoại với đầu số
0473xxxxx. Cùng năm đó báo điện tử VnExpress được tạp chí PC World bình
chọn là báo điện tử tiếng Việt được ưa chuộng nhất trên mạng Internet và được
các nhà báo công nghệ thông tin bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện CTT Việt Nam
2003. Với sự bùng nổ mạnh mẽ Internet tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công
ty FPT Telecom đã ra quyết định thành lập Công ty Truyền thông FPT trên cơ
sở sát nhập FPT Internet Hà Nội và FPT Internet TP. Hồ Chí Minh nhằm dễ
dàng quản lý và thống nhất đưa ra các chiến lược cho công ty.
Năm 2004: Năm 2004, đánh dấu sự phát triển của Báo điện tử VnExpress.net
lọt vào Top 1.000 Website có đông người truy cập nhất. Báo điện tử
VnExpress.net ra đời nhằm tạo điều kiện phát triển hệ thống mạng lưới Internet
cho FPT Telecom. Đó là cầu nối để đưa dịch vụ ADSL đến cho mọi người.
Năm 2005: Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Viễn thông FPT.
Và báo điện tử VnExpress.net lại lọt vào Top 500 Global Website của
Alexa.com. Đây là sự khẳng định vượt trội của Internet Việt Nam, sự phát triển
nhanh chóng, đây chính là cơ hội để FPT Telecom phát triển rộng mạng lưới của
mình. Trong năm 2005 Công Ty được Bộ Thông Tin cấp giấy phép thiết lập
mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông. So với năm 2001 số lượng thuê bao là
13.000 thì đến năm 2005 số lượng thuê bao đã vươn tới 60.000 thuê bao.
Năm 2006: Báo điện tử VnExpress.net lại tiếp tục lọt vào Top 200 Global
Website của Alexa.com và đoạt Cup Vàng giải thưởng CNTT và truyền thông
do Hội tin học Việt Nam tổ chức. Đồng thời FPT cũng đi đầu về công nghệ là
tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập Internet bằng cáp quang ( Fiber to the
Home- FTTH) tại Việt Nam. FPT Telecom sẽ hoàn thành chủ động trong việc
đầu tư xây dựng hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh trên toàn quốc và mạng viễn
thông quốc tế kết nối các nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm cung cấp
trực tiếp cũng như bán lại các dịch vụ viễn thông. Ngay sau đó, FPT tham gia
vào liên minh cáp biển quốc tế AAG (Asia -America Gateway), đồng thời thực
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
hiện và triển khai quang đất liền với China Telecom dung lượng 10 Gpbs. Đây
là những điều kiện then chốt cho công ty xây dựng các đường trục liên tỉnh và
quốc tế với dung lượng lên tới hàng trăm Gigabit. Hạ tầng riêng này mang lại
cho FPT Telecom những lợi thế vượt trội và chủ động trong việc cung cấp dịch
vụ cho thuê kênh riêng và truyền hình số liệu với chất lượng cao và ổn định.
Năm 2008: FPT Telecom đã chuyển sang mô hình Tổng công ty với việc
thành lập các công ty bao gồm: Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc
(FTN), Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FTS), Công ty TNHH dữ
liệu trực tuyến FPT (IDS), Công ty TNHH quảng cáo trực tuyến FPT (ADS),
Công ty TNHH một thành viên Viễn thông Quốc tế FPT (FTI). Năm 2008, FPT
Telecom nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng thứ 2 tại
Việt Nam với 31% thị phần. Bên cạnh đó hai nhà cung cấp dịch vụ Internet là
VNPT và Viettel cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường béo bở trong những năm
đầu phát triển hệ thống mạng lưới Internet. Với sự nỗ lực của công ty và sự giúp
đỡ nhiệt tình của một số công ty của Trung Quốc, FPT Telecom chính thức trở
thành thành viên của Liên minh AAG (Asia -America Gateway), cùng tham gia
đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương. FPT
Telecom tiếp tục được cấp phép kinh doanh dịch vụ VoIP, công ty có đầy đủ cơ
sở để chủ động triển khai đồng bộ các loại dịch vụ viễn thông trên cùng 1 hạ
tầng theo đúng mục tiêu đề ra: “Mọi dịch vụ trên một kết nối”. Vào ngày
01/04/2008, Công ty và công ty TNHH PCCW Global (chi nhánh của nhà cung
cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầuHong Kong) chính thức ký thoả thuận hợp tác
kết nối mạng. Với sụ hợp tác này, PCCW Global có thể cung cấp dịch vụ với
nhiều cấp độ khác nhau cho các khách hàng tại Việt Nam nhằm tối đa hoá việc
sử dụng băng thông rộng sử dụng công nghệ chuyển mạch đa nhãn (MPLS).
Riêng FPT Telecom, ngoài các dịch vụ truyền số liệu nội hạt, liên tỉnh, kênh
thuê riêng Internet, FPT sẽ cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn như thuê kênh
Quốc tế, mạng riêng ảo VPN Quốc tế, Kênh IP Quốc tế (MPLS).
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
Năm 2009: Năm 2009 là năm có nhiều sự thay đổi lớn trong công ty, nhiều
dự án được triển khai thành công, công ty cũng tung ra nhiều chiêu khuyến mại
tức thì bằng cách tạo ra những gói cước hấp dẫn cho khách hàng. Tháng 2/2009,
FPT Telecom đã triển khai thành công dự án thử nghiệm công nghệ WiAX di
động với tần số 2,3 Ghz tại trụ sở FPT Telecom. Kết quả này đã mở ra cho FPT
Telecom nhiều cơ hội trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ viễn thông
sử dụng công nghệ Wimax di động.
• Tháng 3/2009, FPT Telecom chính thức triển khai gói cước mới: Triple
Play tích hợp 3 dịch vụ trên cùng một đường truyền: truy cập Internet,
điện thoại cố định và truyền hình Internet. Sản phẩm Triple Play cho phép
khách hàng thụ hưởng mọi tiện ích cơ bản về thông tin liên lạc trong công
việc giải trí với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Hiện tại sự bùng nổ công
nghệ thông tin tại hai thành phố lớn, không cung cấp đủ cho người dân
trên toàn quốc cho nên công ty quyết định mở rộng thị trường sang các
tỉnh lân cận: FPT Cần Thơ (tháng 3), FPT Nghệ An, FPT Đà Nẵng (tháng
4), FPT Khánh Hoà (tháng 5), FPT Thanh Hóa (tháng 12).
• Tại các tỉnh này, công ty dần dần thiết lập hệ thống mạng lưới cơ sở hạ
tầng tại các thành phố lớn trong tỉnh. Bởi tại các trung tâm thành phố mới
tập trung nhiều cơ sở doanh nghiệp để công ty cung cấp hệ thống Internet,
tại đây công ty cũng dễ dàng xây dựng hệ thống mạng lưới bởi các doanh
nghiệp được xây dựng cận kề nhau. Khi đó công ty cũng giải quyết được
một số vấn đề chi phí đường dây.
Năm 2011: FPT Telecom mở văn phòng đại diện tại Campuchia, tạo ra bước
ngoặt lớn nhất trong lịch sử tập đoàn FPT vươn Internet ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam.
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức
Báo cáo tốt nghiệp MỤC LỤC
1.2. Mục đích của đề tài
- Áp dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý vật tư.
- Hỗ trợ công tác quản lý vật tư của công ty, giảm bớt thời gian và công
sức, tiết kiệm chi phí quản lý vật tư.
- Nâng cao hiệu quả công việc, giúp công tác quản lý vật tư của công ty dễ
dàng hơn.
- Cung cấp một giải pháp quản lý tổng thể, linh hoạt, theo hướng đơn giản
hóa nghiệp vụ quản lý vật tư với đầy đủ các công cụ thực hiện được hầu
hết các chức năng cần thiết trong công tác quản lý vật tư.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đề tài làm ra cần đạt được những yêu cầu nghiệp vụ chính như:
- Quản lý việc đặt và nhập vật tư từ tổng công ty.
- Quản lý việc dự trù vật tư từ các bộ phận kinh doanh.
- Quản lý việc cung ứng vật tư cho các bộ phận kinh doanh.
- Quản lý việc cấp phát vật tư cho nhân viên thi công.
- Theo dõi, quản lý vật tư về số lượng, tình trạng hỏng mất và chuyển kho của
công ty.
- Báo cáo chính xác về nhập, xuất, tồn kho vật tư.
- Đưa ra được báo cáo định kỳ về tình hình quản lý, sử dụng vật tư cho Ban giám
đốc.
- Giao diện: thân thiện, rõ ràng, dễ sử dụng…
- Tốc độ xử lý: nhanh, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
2.1. Tổng quan quá trình quản lý vật tư tại công ty
Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT Chi nhánh Hải Phòng là một công ty
có quy mô lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bản
thành phố Hải Phòng nên vật tư của công ty tương đối đa dạng trong công
tác quản lý, hạch toán các quá trình nhập, vận chuyển, bảo quản dự trữ và
xuất vật tư, thiết bị.
Do nhu cầu của hoạt động kinh doanh là rất linh động nên có sự biến đổi
thường xuyên về số lượng và chủng loại vật tư. Thực tế đó đã đặt ra cho
công ty những yêu cầu cấp thiết trong việc quản lý và bảo quản vật tư. Vì
vậy, để có thể quản lý một cách chặt chẽ và có hiệu quả thì việc cần thiết
trước tiên là phải tiến hành phân loại vật tư. Căn cứ vào đặc điểm và vai trò
của vật tư trong quá trình sử dụng thì vật tư của Công ty được chia thành
các loại sau:
• Phụ kiện mạng
• Phụ kiện đấu nối
• Măng xông cáp
• Tủ, hộp ODF
• Tủ, hộp cáp
• Bộ chuyển đổi quang điện, Video
• Modem quang & Module SFP
• Cáp quang, Cáp đồng
• Thiết bị điện
• Thiết bị, vật tư cơ khí
• Vật tư tiếp địa, chống sét
• Điện thoại bàn, Điện thoại
• Dụng cụ thi công
• Dụng cụ đo
• Bộ dụng cụ
Ngoài ra, vật tư có còn thể chia làm ba loại nói chung: hàng hóa, nguyên
vật liệu và công cụ dụng cụ. Việc phân chia vật tư chi tiết phục vụ cho việc
lưu trữ bảo quản vật tư, đồng thời phục vụ cho việc thống kê, kiểm soát vật
17
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
tư của công ty về số lượng, mức tiêu thụ của từng loại vật tư để từ đó lên
các báo cáo theo tiêu thụ theo từng loại vật tư giúp cho nhân viên kế toán
vật tư có thể đưa ra các kế hoạch nhập và triển khai từng loại vật tư một
cách kịp thời và hiệu quả nhất.
Những nhiệm vụ chính của công tác quản lý vật tư:
- Thực hiện công tác dự trữ, quản lý, cung ứng, triển khai, bảo quản
vật tư phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
- Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ nhập – xuất kho vật tư trong quá trình
kinh doanh.
- Tổng hợp đối chiếu số liệu vật tư tồn kho hàng tháng. Tổ chức kiểm
kê và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê vật tư theo định kỳ và đột
xuất. Xử lý kết quả kiểm kê theo quyết định của ban giám đốc công
ty.
2.2. Quá trình quản lý vật tư tại công ty
2.2.1. Quản lý kho vật tư
Do có sự khác biệt giữa từng loại vật tư, nên công ty cần có kế hoạch nhập
vật tư một cách hợp lý để dự trữ, vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh vừa hạn
chế được tình trạng tồn đọng vật tư, giảm được chi phí bảo quản. Yêu cầu đặt ra
cho công tác quản lý vật tư là đảm bảo dự trữ phải đáp ứng được nhu cầu kinh
doanh, đặc biệt là các vật tư chiến lược, để đáp ứng yêu cầu này công ty đã tổ
chức hệ thống các kho để dự trữ vật tư, thiết bị gần các nguồn tiêu thụ.
Hệ thống kho vật tư của công ty được trang bị tương đối đầy đủ về phương
tiện bốc dỡ chất xếp và vận chuyển vật tư nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có thể
tiến hành nhập, xuất, bảo quản vật tư một cách hiệu quả nhất. Để đáp ứng cho
nhu cầu kinh doanh, hệ thống kho của công ty được chia thành ba loại kho
chính:
• Kho hàng hóa
• Kho nguyên vật liệu
• Kho công cụ dụng cụ
18
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
Bên cạnh các kho hàng (kho thực), nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý cũng
như để phù hợp với việc hạch toán trên phần mềm Oracle, công ty còn chia
thành các kho tạm (kho ảo).
Các kho hàng bao gồm ba loại: kho hàng tốt, kho hàng hỏng và kho nhập lại.
Kho tạm được tạo ra cho mỗi một bộ phận kinh doanh (bảo trì, bảo hành, đối
tác – kéo cáp, bán lẻ thiết bị…). Khi nhận được yêu cầu xuất vật tư, kế toán kho
sẽ chuyển thông tin vật tư này từ kho hàng đến kho tạm, kho này được hiểu là
đặt tại bộ phận sử dụng vật tư. Vật tư, thiết bị tái nhập sẽ được nhập vào kho
hàng nhập.
2.2.2. Công tác kiểm kê
Để công tác quản lý vật tư, thiết bị trong kho được hiệu quả và chặt chẽ thì
cứ mỗi tháng một lần các kho sẽ tiến hành kiểm kê định kỳ, cứ ba tháng sẽ tiến
hành tổng kiểm kê tất cả các kho, nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị
của từng loại vật tư, thiết bị.
Quá trình kiểm kê được thực hiện bởi một ban kiểm kê bao gồm:
• Thủ kho
• Kế toán (FAF)
• Ban kiểm soát chất lượng (FQA)
Sau khi kết thúc kiểm kê, thủ kho lập biên bản kiểm kê vật tư, trên đó ghi kết
quả kiểm kê thực tế để làm căn cứ đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán của
công ty.
2.2.3. Đặt hàng vật tư
Dựa trên nhu cầu vật tư của các phòng ban, hoặc khi nhận được phiếu dự trù
vật tư của phòng kỹ thuật (INF), theo định kỳ hàng tháng, hàng quý phòng kinh
doanh (IBB) sẽ lập kế hoạch đề xuất nhập vật tư, sau khi giám đốc phê duyệt,
đơn đặt hàng có chữ ký xác nhận của giám đốc và kế toán trưởng sẽ được gửi
đến tổng công ty đề nghị mua vật tư.
19
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
Hình 2.1: Quy trình đặt hàng vật tư
2.2.4. Nhập kho
Công tác nhập kho bao gồm các quy trình: nhập vật tư đặt hàng và thu hồi
vật tư.
Nhập vật tư đặt hàng: vật tư kèm theo chứng từ và hóa đơn đỏ được tổng
công ty chuyển đến theo yêu cầu của chi nhánh, thủ kho và nhân viên ban kiểm
soát chất lượng (FQA) sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, phân loại vật
tư và chuyển hóa đơn, chứng từ nhập kho và biên bản kiểm nghiệm tới phòng
kinh doanh (IBB). Trên cơ sở hóa đơn, chứng từ và biên bản kiểm nghiệm nhân
viên hỗ trợ kinh doanh sẽ tiến hành lập giấy đề nghị nhập kho và gửi tới phòng
kế toán (FAF). Sau khi nhận được giấy đề nghị nhập kho của bộ phận hỗ trợ
20
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
kinh doanh, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại vật
tư, nếu thấy đề nghị nhập kho là chính xác thì kế toán sẽ tiến hành lập phiếu
nhập kho gửi đến thủ kho, khi đó các thông tin của vật tư sẽ được nhập vào hệ
thống của công ty. Phiếu nhập kho hàng hóa được lập thành 3 liên:
• 2 liên sẽ được kế toán kho lưu lại.
• 1 liên sẽ được chuyển cho kế toán công nợ nội bộ để làm căn cứ ghi nhận
công nợ với nhà cung cấp (tổng công ty).
Thu hồi vật tư: vật tư còn thừa sau sử dụng và vật tư thu hồi sau khi xử lý sự
cố sẽ được kiểm nghiệm và tiến hành nghiệm thu, lập phiếu nhập kho.
21
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
Hình 2.2: Quy trình nhập vật tư đặt hàng
2.2.5. Cung ứng vật tư
Khi các bộ phận kinh doanh của công ty có nhu cầu vật tư, thiết bị để triển
khai cho các hợp đồng hoặc dự án, người phụ trách sẽ làm giấy đề nghị cung
ứng vật tư và có chữ ký của trưởng bộ phận ký duyệt. Nếu vật tư có giá trị lớn
thì phải qua giám đốc công ty kí duyệt. Khi đó đề nghị cung ứng vật tư được
chuyển tới phòng kế toán (FAF), kế toán sẽ kiểm tra đề nghị có đúng các điều
22
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
khoản đã ký trong hợp đồng hoặc dự án và tại kho chính của công ty còn loại vật
tư đó. Nếu thấy đề nghị cung ứng vật tư là chính xác, kế toán sẽ lập phiếu cung
ứng vật tư cho phép lấy hàng hóa đi triển khai.
Hình 2.3: Quy trình cung ứng vật tư
23
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
2.2.6. Cấp phát vật tư
Để tiến hành thi công dự án hoặc thực hiện hợp đồng lắp đặt, nhân viên thi
công hoặc người phụ trách lập giấy đề nghị cấp phát vật tư. Khi đó đề nghị cấp
vật tư được chuyển tới kế toán kho, kế toán sẽ kiểm tra đề nghị và tồn kho vật tư
tại kho của bộ phận, nếu thấy đề nghị cấp phát vật tư là chính xác, kế toán sẽ lập
phiếu cấp phát vật tư cho phép lấy hàng hóa đi triển khai.
Hình 2.4: Quy trình cấp phát vật tư
24
Sinh viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, MSV: 40231
2.3. Các biểu mẫu đi kèm
Phiếu nhập kho:
Hình 2.5: Phiếu nhập kho
25