Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

đồ án Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng nguyễn minh phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 88 trang )

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng
dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Thủy, sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và cán bộ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng em đã khảo sát hệ thống thực tế,
đồng thời đang từng bước xây dựng chương trình ứng với đề tài của mình. Những
kết quả thu được bao gồm:
 Khảo sát thực tế để nắm được quy trình và nghiệp vụ thực tế.
 Phân tích hệ thống quản lý nhân sự tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch.
 Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự Sở văn hóa, thể thao và du lịch.
Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, quá trình phân tích thiết kế
chưa có tính chuyên nghiệp cao nên em chưa giải quyết được trọn vẹn những vấn
đề nảy sinh trong quá trình quản lý, chưa đạt tính thẩm mỹ cao trong thiết kế giao
diện.
Do thời gian có hạn nên đề tài của em vẫn chưa được hoàn thiện như mong
muốn, em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô, sự tham gia góp
ý của các bạn để em có những định hướng đúng đắn, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa đề
tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thủy, Ban lãnh đạo và cán bộ Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cùng toàn bộ các thầy cô giáo đã giúp em
hoàn thành nhiệm vụ trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Phương
4
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4


MỤC LỤC 5
DANH MỤC HÌNH 8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 9
LỜI MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 11
1.1 Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng 11
1.1.1 Thông tin chung 11
1.1.2 Trực thuộc Sở 12
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở 14
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 17
1.2.1 Mục đích 17
1.2.2Yêu cầu 18
1.3 Hoạt động của hệ thống hiện tại 19
1.3.1 Hoạt động của hệ thống hiện tại 19
1.3.2Phát hiện các yếu kém của hiện trạng - Các yêu cầu trong tương lai 19
1.3.3Giải pháp khắc phục 20
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BÀI TOÁN 21
2.1 Nghiệp vụ quản lý nhân sự 21
2.1.1 Tuyển dụng nhân sự 21
2.1.2 Quá trình thử việc 23
2.1.3 Quá trình tập sự 26
2.1.4 Phân công và tổ chức công tác 28
2.2 Các biểu mẫu liên quan 34
5
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 39
3.1 Mô hình thực thể liên kết 39
3.1.1 Thực thể 39
3.1.2 Kiểu thực thể 39

3.1.3 Liên kết và kiểu liên kết 39
3.1.4 Thuộc tính 40
3.2 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu 41
3.2.1 Định nghĩa về cơ sở dữ liệu 41
3.2.2 Định nghĩa dữ liệu 41
3.2.3 Ưu nhược điểm của cơ sở dữ liệu 41
3.2.4 Hệ thống cơ sở dữ liệu 42
3.2.5 Các dạng chuẩn 43
3.2.6Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 44
3.3 Microsoft Visual Studio 2010 45
3.3.1 Nền tảng .NET 45
3.3.2.NET Framework 46
3.3.3Ngôn ngữ C# 46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 47
4.1 Sơ đồ phân rã chức năng (BFD) 47
4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 48
4.2.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 48
4.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 49
4.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 51
4.3 Sơ đồ thực thể liên kết 59
4.3.1 Mối quan hệ giữa các tập thực thể 59
4.3.2 Sơ đồ thực thể liên kết 61
6
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
4.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu 63
4.5 Sơ đồ liên kết cơ sở dữ liệu 78
CHƯƠNG 5: GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH 80
5.1 Giao diện hệ thống 80
5.2 Giao diện danh mục 81

5.3 Giao diện quản lý 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 89
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 90
7
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức cán bộ Sở 15
Hình 2.1: Sơ đồ tuyển dụng nhân sự 22
8
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV: Cán bộ nhân viên.
BHXH: Bảo hiểm xã hội.
BHYT: Bảo hiểm y tế.
GĐ: Giám đốc.
PGĐ: Phó giám đốc.
KT-KL: Khen thưởng kỷ luật
DL: Dữ liệu.
QH: Quan hệ.
TP: Thành phần.
TT: Thông tin.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
QT: Quá trình.
YC: Yêu cầu.
DS: Danh sách.
TK: Thống kê.
NV: Nhân viên.

9
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước ngành Công nghệ thông tin đã có
những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, tin học đã trở thành chìa khóa dẫn
đến thành công cho nhiều cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với những ứng
dụng của mình, ngành Công nghệ thông tin đã góp phần mang lại nhiều lợi ích mà
không ai có thể phủ nhận. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, tin học đã tạo lên sự
thay đổi nhanh chóng.
Việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý đã phát triển mạnh mẽ giúp cho
công tác quản lý ngày càng trở nên hiệu quả hơn như nâng cao hiệu quả trong công
việc, đưa ra báo cáo, các số liệu thống kê một cách chính xác kịp thời. Ứng dụng
CNTT đã giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh hoạt động
giao ban trực tuyến, tiết kiệm kinh phí hội họp, xăng xe, thời gian. CNTT còn giúp
tiết kiệm nhiều khoản chi phí nhờ trao đổi văn bản, tài liệu chính thức giữa các cơ
quan nhà nước dưới dạng điện tử.
Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng vi tính hóa trong việc quản lý tại các cơ quan,
tổ chức, xí nghiệp, … đang rất phổ biến và trở nên cấp thiết. Nhằm tăng cường
công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước, vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các văn
bản hướng dẫn các cơ quan nhà nước xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm
2015. Xuất phát từ những lý do trên và được Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải
Phòng chấp nhận, em chọn đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho Sở
văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
10
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng

1.1.1 Thông tin chung
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH HẢI PHÒNG
Địa chỉ: 18 Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Giám đốc: Đoàn Duy Linh.
Số điện thoại: 0313.822.616
Fax: 0313.822.616
Email:
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng được hợp nhất từ Sở
Thể dục thể thao và Sở Du lịch với Sở Văn hoá - Thông tin theo Quyết định số
544/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 của UBND thành phố Hải Phòng.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp
thành phố thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du
lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản
phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện
một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp thành phố
và theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân
dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
11
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
1.1.2 Trực thuộc Sở
Có 11 phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở gồm:
• Văn phòng Sở
• Thanh tra Sở
• Phòng pháp chế
• Phòng Kế hoạch – Tài chính

• Phòng Tổ chức cán bộ
• Phòng Nghiệp vụ văn hóa
• Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình
• Phòng Thể dục thể thao quần chúng
• Phòng Thể thao thành tích cao
• Phòng Nghiệp vụ du lịch
• Phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch
Có 18 đơn vị trực thuộc Sở gồm:
• Bảo tàng Hải Phòng: Số 66, Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố: Số 213A Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải
Phòng.
• Trung tâm Văn hóa thành phố: Số 18 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng thành phố: 111 Trần Phú, Hải Phòng.
• Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố: Số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân,
Hải Phòng.
• Trung tâm Tổ chức biểu diễn Nghệ thuật thành phố: Rạp tháng 8, Đinh Tiên
Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Trung tâm Thông tin và Cổ động thành phố:
• Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch: 18 Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Đoàn Chèo Hải Phòng: Số 40 Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng.
• Đoàn Cải lương Hải Phòng: Số 189 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Đoàn Nghệ thuật Múa rối: Số 274 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng.
• Đoàn Ca múa Hải Phòng: Số 80 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Đoàn Kịch nói Hải Phòng: Số 56 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng.
• Trường trung học Văn hóa nghệ thuật: Số 41 Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng.
• Trung tâm Quản lý và khai thác các công trình thể dục thể thao:
• Trung tâm Bóng đá: 36 Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Hải Phòng.
12
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4

• Ban quản lý Dự án và các công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
• Trung tâm Đào tạo vận động viên: 17 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.
13
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở
14
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức cán bộ Sở
• Giám đốc: Đồng chí Đoàn Duy Linh
Lãnh đạo và quản lý chung mọi hoạt động và công tác của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân thành phố
giao. Chịu trách nhiệm trước thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành
phố và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về toàn bộ công việc được giao của ngành
tại thành phố.
• Phó giám đốc:
 Đồng chí Lại Đình Ngọc: Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: Nghệ
thuật biểu diễn, di sản văn hóa, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, triển lãm, về
quyền tác giả liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật. Thực hiện một
số nhiệm vụ khác khi được GĐ Sở phân công.
 Đồng chí Phạm Văn Hùng: Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: Thể
dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp,
theo dõi hướng dẫn các hoạt động liên đoàn, hội, câu lạc bộ thể thao, công tác
xã hội thể dục thể thao. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được GĐ Sở
phân công.
 Đồng chí Bùi Hoàng Việt: Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: Văn
hóa, văn nghệ quần chúng, văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ động, thư viện,
công tác gia đình, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được GĐ Sở phân công.

 Đồng chí Trần Thị Hoàng Mai: Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác:
Văn phòng, đào tạo đội ngũ diễn viên, tài năng nghệ thuật, giúp GĐ Sở chỉ
đạo theo dõi lĩnh vực du lịch. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được GĐ
Sở phân công.
• Phòng Tổ chức cán bộ: 5 nhân viên
15
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ,
công chức, viên chức, chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch trên địa bàn thành phố theo phân cấp và theo quy định của pháp
luật.
• Văn phòng: 13 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về công tác tổng hợp, thi đua, khen
thưởng, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ.
• Thanh tra: 7 nhân viên
Giúp GĐ Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn thành phố.
• Phòng Kế hoạch – Tài chính: 7 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản,
tài chính – kế toán và thống kê lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
• Phòng Nghiệp vụ văn hóa: 8 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn học, quảng cáo,
nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, xuất nhập khẩu văn
hóa phẩm, bản quyền tác giả, thi hoa khôi, người đẹp, dịch vụ văn hóa công cộng
theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
• Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình: 5 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về xây dựng Nếp sống văn hóa và

công tác gia đình trên địa bàn thành phố.
• Phòng Thể dục thể thao quần chúng: 6 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về thể dục thể thao cho mọi người
trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
• Phòng Thể thao thành tích cao: 5 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao và thể thao
chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
16
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
• Phòng Nghiệp vụ du lịch: 9 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về các lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn du
lịch, vận chuyển khách du lịch, lưu trú du lịch của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước hoạt động trên địa bàn thành phố.
• Phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch: 7 nhân viên
Tham mưu giúp GĐ Sở quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển tài nguyên du
lịch trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
• Phòng Pháp chế: 5 nhân viên
Giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh
vực chuyên ngành; Tổ chức thực hiện công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thi
hành pháp luật về chuyên ngành thuộc thẩm quyền của UBND thành phố; Thẩm
định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Kiểm tra các văn bản
thuộc thẩm quyền ban hành của Giám đốc Sở; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về chuyên ngành đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn thành phố;
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
• Các cán bộ cấp cao của 18 đơn vị trực thuộc
 Số lượng nhân viên có thể thay đổi theo từng tháng do sự điều động của lãnh
đạo Sở.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích

Với phần mềm quản lý nhân sự có thể giúp nhân viên phòng Tổ chức cán bộ:
• Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên.
• Quản lý hợp đồng.
• Quản lý danh sách các phòng ban, đơn vị.
• Quản lý danh sách nhân viên của từng phòng ban, đơn vị.
• Quản lý các thông tin có liên quan đến nhân viên.
• Quản lý các quá trình điều chuyển công tác.
• Quản lý quá trình đào tạo nhân viên.
17
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
• Quản lý các danh mục liên quan.
• Quản lý thông tin khen thưởng/kỷ luật.
• Quản lý quyết định nghỉ việc.
• Kết xuất các báo cáo thống kê liên quan đến nhân sự.
• Quản lý hồ sơ, tài liệu, lý lịch, giấy tờ liên quan đến nhân sự trong Sở: tổ chức
một khung cơ sở dữ liệu thống nhất, đảm bảo đầy đủ, chính xác, thể hiện được
đặc trưng của từng cán bộ công chức. Người dùng có thể sử dụng chương trình
dễ dàng và tiện lợi mà không cần phải biết nhiều về tin học, giao diện thân thiện
dễ sử dụng, các chức năng của chương trình được sắp xếp thuận tiện, dễ tìm
kiếm.
1.2.2 Yêu cầu
1.2.2.1 Quản trị hệ thống
Khi đăng nhập vào hệ thống thành công người dùng hệ thống có thể thực hiện
được hầu hết những thao tác của chương trình như:
• Quản lý thông tin đăng nhập, đăng xuất, đổi mật khẩu.
• Thêm, sửa, xóa người dùng.
• Cập nhật các chức năng của chương trình.
• Quản lý hệ thống.
• Cập nhật danh mục cần thiết (phòng ban, đơn vị, chức vụ…).

1.2.2.2 Quản lý nhân sự
Khi đăng nhập thành công thì người quản lý nhân sự có thể thực hiện các thao
tác sau:
• Thêm, sửa, xóa thông tin nhân sự.
• Cập nhật về hợp đồng lao động.
• Cập nhật về quá trình công tác.
• Cập nhật về trình độ nhân viên.
• Cập nhật quá trình đào tạo.
• Cập nhật khen thưởng/kỷ luật.
• Cập nhật nghỉ việc.
18
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
• Cập nhật diễn biến lương.
• Tìm kiếm.
• Thống kê – Báo cáo.
1.2.2.3 Báo cáo - thống kê
Người dùng có thể tìm kiếm và thống kê dựa trên các tiêu chí được yêu cầu và
in ra danh sách.
1.3 Hoạt động của hệ thống hiện tại
1.3.1 Hoạt động của hệ thống hiện tại
Qua khảo sát thực tế thực trạng nghiệp vụ quản lý nhân sự của Sở như sau:
• Sở quản lý danh sách nhân sự trên giấy tờ, ghi chép, ngoài ra một số được quản
lý trên máy tính, word, excel.
• Nhân viên của phòng tổ chức cán bộ sẽ lưu lại hồ sơ dự tuyển của những ứng
viên trúng tuyển và cho bổ sung thêm lý lịch thông tin nếu cần, mọi thay đổi,
diễn biến trong quá trình công tác tại Sở của nhân viên sẽ được lưu trữ trên giấy
tờ, bổ sung vào hồ sơ nhân sự.
1.3.2 Phát hiện các yếu kém của hiện trạng - Các yêu cầu trong tương lai
Qua khảo sát thực tế cho thấy việc quản lý nhân sự tại Sở còn rất nhiều vấn đề

bất cập cần phải khắc phục như:
• Quản lý trực tiếp trên giấy tờ sổ sách nên hiệu quả công việc không cao
19
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
• Hệ thống quản lý mất nhiều thời gian và công sức
• Độ chính xác không cao dễ gây nhầm lẫn
• Xử lý các yêu cầu không tức thì dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và giám
sát
• Tra cứu và cập nhật còn hạn chế
• Tốn kém về nhân lực và chi phí.
1.3.3 Giải pháp khắc phục
Phần mềm quản lý nhân sự của em cung cấp một giải pháp quản lý linh hoạt
hơn , theo hướng đơn giản hóa nghiệp vụ quản lý nhân sự với đầy đủ các chức năng
tạo lập, tổ chức, lưu trữ, khai thác, quản lý thông tin.
Tiêu chí mà phần mềm quản lý nhân sự của em hướng tới là:
Hỗ trợ nhân viên phòng Tổ chức cán bộ:
• Quản lý danh sách các phòng ban, nhân viên của từng phòng ban.
• Quản lý các thông tin về ứng viên và các thông tin liên quan đến ứng viên.
• Quản lý các quá trình điều chuyển công tác, khen thưởng, kỷ luật.
• Quản lý hồ sơ, tài liệu, lý lịch, giấy tờ liên quan đến nhân sự trong Sở: tổ chức
một khung cơ sở dữ liệu thống nhất, đảm bảo đầy đủ, chính xác, thể hiện được
đặc trưng của từng nhân viên trong Sở.
• Thiết lập các báo cáo về tình trạng nhân sự: truy xuất được số lượng lớn dữ liệu
khi cần thiết thành văn bản, tổng hợp và tính toán số liệu trong thời gian xử lý
nhanh chóng.
• Tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết
• Người dùng có thể sử dụng chương trình dễ dàng và tiện lợi mà không cần phải
biết nhiều về tin học.
• Các chức năng của chương trình phải bố trí phù hợp.

• Giao diện thân thiện dễ sử dụng.
20
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BÀI TOÁN
2.1 Nghiệp vụ quản lý nhân sự
2.1.1 Tuyển dụng nhân sự
21
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Hình 2.1: Sơ đồ tuyển dụng nhân sự
Mô tả:
Việc tuyển dụng của Sở hiện nay được dựa theo nghị định số 06/2010/NĐ-CP
tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức.
22
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được duyệt và nguồn tài chính
của Sở, phòng Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch tuyển dụng và quyết định hình
thức thi tuyển hoặc xét tuyển, báo cáo cấp trên trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền
quản lý viên chức để theo dõi kiểm tra.
Sở phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần
tuyển, nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa
phương để mọi người biết và đăng ký.
Khi thực hiện việc tuyển dụng viên chức, Sở phải thành lập Hội đồng tuyển
dụng. Trường hợp tuyển dụng mà người đăng ký tuyển dụng cao hơn nhiều so với
số lượng cần tuyển thì Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức sơ tuyển trước khi tổ
chức tuyển dụng chính thức.
Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng,

người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để ký hợp đồng làm
việc. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng làm việc, người
được tuyển dụng phải đến nhận nhiệm vụ. Trường hợp người được tuyển có lý do
chính đáng mà không thể đến ký hợp đồng làm việc hoặc nhận việc theo thời hạn
quy định nêu trên thì phải làm đơn đề nghị gia hạn và được đơn vị sử dụng viên
chức đồng ý. Quá thời hạn nói trên, người được tuyển không đến ký hợp đồng,
nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức huỷ bỏ kết quả tuyển dụng
hoặc huỷ hợp đồng làm việc đã ký.
2.1.2 Quá trình thử việc
23
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình thử việc
Mô tả:
24
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Thử việc là quá trình người được tuyển dụng vào làm thử chức trách, nhiệm vụ
của ngạch sẽ được bổ nhiệm sau khi ký hợp đồng làm việc.
Người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện
chế độ thử việc, trừ những người đã làm việc ở các cơ quan, đơn vị nhà nước có
cùng chuyên môn với ngạch được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp.
Thời gian thử việc đối với người tuyển dụng sau khi ký hợp đồng làm việc lần
đầu được quy định như sau:
• Đối với viên chức loại A: thời gian thử việc là 12 tháng;
• Đối với viên chức loại B: thời gian thử việc là 6 tháng;
• Đối với viên chức loại C: thời gian thử việc là 3 tháng.
Khi hết thời gian thử việc, người thử việc phải làm bản báo cáo kết quả thử việc;
người hướng dẫn thử việc phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người thử
việc và báo cáo người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.

Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết
quả công việc của người thử việc. Nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm
quyền quản lý viên chức hoặc đơn vị được giao quyền tuyển dụng viên chức ký tiếp
hợp đồng làm việc và quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc trong các trường hợp sau:
• Người thử việc không đạt yêu cầu thử việc.
• Người thử việc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Giám đốc Sở ra quyết định bằng văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc. Người
thử việc bị chấm dứt hợp đồng làm việc thì được Sở trợ cấp 01 tháng lương và phụ
cấp (nếu có) đang được hưởng và tiền tàu, xe về nơi thường trú.
25
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
2.1.3 Quá trình tập sự
26
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
Hình 2.3: Sơ đồ quá trình tập sự
Mô tả:
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen
với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển
dụng:
• 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng công chức loại C.
• 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng công chức loại D.
• Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010
theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang chế độ tập sự.
Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự.
• Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm
giam, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào
thời gian tập sự.

Khi hết thời hạn tập sự, người tập sự báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản, người
hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng
văn bản, gửi cơ quan, phòng ban sử dụng công chức.
Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có
văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương
cho công chức được tuyển dụng.
Trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật khiển
trách trở lên trong thời gian tập sự, cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan
quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Người tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ
cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe trở về nơi cư trú.
27
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 201
4
2.1.4 Phân công và tổ chức công tác
2.1.4.1 Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Mô tả:
Phòng Tổ chức cán bộ khi thấy nhân viên ở phòng hay đơn vị này có năng lực
phù hợp với công việc trực thuộc phòng ban hay đơn vị khác; hay công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý
cao hơn sẽ lên danh sách thông qua giám đốc đưa ra quyết định điều động hoặc
luân chuyển công chức nhằm mục đích bố trí hợp lý và vận dụng đúng năng lực
nhân sự.
Đối với công chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công, bố trí đánh giá,
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi biệt
phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị cử biệt phái. Sau khi hết thời
hạn biệt phái (theo quy định của pháp luật chuyên ngành), cơ quan, đơn vị cử biệt
28

×