Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

đồ án XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ CHẤM CÔNG – TÍNH LƯƠNG CHO LỰC LƯỢNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH CẢNG HOÀNG DIỆU – CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 93 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HẢI PHÒNG – 2014
NGUYỄN NGỌC THỊNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT VÀ CHẤM CÔNG – TÍNH LƯƠNG CHO LỰC
LƯỢNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH
CẢNG HOÀNG DIỆU – CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI
PHÒNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HẢI PHÒNG – 2014
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGUYỄN NGỌC THỊNH
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT VÀ CHẤM CÔNG – TÍNH LƯƠNG CHO LỰC
LƯỢNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH
CẢNG HOÀNG DIỆU – CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI
PHÒNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÃ SỐ: 114
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Trần Đình Vương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THƯ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thời gian: 6 tuần, từ: 04/08/2014 đến: 19/9/2014


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Thịnh
Lớp: CNT51ĐH2
Địa chỉ: 3/109 Trường Chinh, Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng.
ĐT: 0985.080.180
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Vương
Điện thoại: (CQ): 031 3 735725 (NR):
• Tên đề tài:
Xây dựng phần mềm quản lý phương án dây truyền sản xuất và chấm
công, tính lương cho lực lượng dây truyền sản xuất của chi nhánh Cảng
Hoàng Diệu – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
• Mục đích, yêu cầu:
Như trên.
• Nội dung công việc cần thực hiện:
- Tiếp cận nắm được yêu cầu tại cơ sở.
- Phân tích và thiết kế hệ thống (về chức năng, về dữ liệu…)
- Lựa chọn và tiếp cận công cụ cài đặt.
• Tài liệu tham khảo:
- Thực tế yêu cầu tại cơ sở.
- Các tài liệu về công cụ cài đặt như trên.
• Yêu cầu về báo cáo thực tập:
+ Nội dung và hình thức: 02 quyển theo mẫu quy định
+ Nếu thực tập tại đơn vị cơ sở ngoài trường phải có nhận xét đánh giá của
cơ sở thực tập
• Hạn nộp báo cáo thực tập: 19/9/2014
CTY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ NHIỆM KHOA
Hải phòng, ngày 04 tháng 8 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
Trần Đình Vương

CHI NHÁNH CẢNG HOÀNH DIỆU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2014
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
(V/v sinh viên thực hiện thực tập tốt nghiệp)
GIÁM ĐỐC CÔNG TY (ĐƠN VỊ)
Xác nhận: NGUYỄN NGỌC THỊNH Mã sinh viên: 40253
Là sinh viên lớp: CNT51 – ĐH2 – Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Hàng hải.
Đã thực tập tốt nghiệp tại Công ty (đơn vị) với đề tài:
……….Xây dựng phần mềm quản lý phương án dây truyền sản xuất và chấm công,
tính lương cho lực lượng dây truyền sản xuất của chi nhánh Cảng Hoàng Diệu –
Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
Thời gian thực tập: Từ ngày: 04/8/2014 đến ngày: 19/9/2014
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc:


2. Đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ:
Tiếp cận nghiệp vụ chuyên môn tại cơ sở (đánh giá mức độ: tốt, khá, trung bình,
yếu)


Các đề xuất tin học hóa nghiệp vụ chuyên môn tại cơ sở (có/không; nếu có đánh giá
mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu)


Sản phẩm tin học hóa (chương trình, website ) của sinh viên có thể được áp dụng
tại cơ sở? (có/không; nếu có đánh giá mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu)



Hải phòng, ngày tháng … năm …
ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
LỜI CẢM ƠN

Vẫn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp nên em chưa có điều kiện tiếp
xúc nhiều với thực tiễn sản xuất, và kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên, sau 6 tuần thực tập tại quý Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – chi
nhánh Cảng Hoàng Diệu đã giúp em hiểu biết thêm nhiều điều và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm; từ tác phong, thái độ làm việc tới các vấn đề liên
quan đến chuyên ngành. Em xin cám ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công
ty cổ phần Cảng Hải Phòng – chi nhánh Cảng Hoàng Diệu đã tạo điều kiện
cho phép em được thực tập tại quý công ty; cám ơn các cô chú, anh chị công
nhân, nhân viên đặc biệt là các thành viên phòng ban quản lý nhân sự, điều
hành sản xuất, lao động tiền lương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt
kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cám ơn đến quý thày cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin
trường ĐH Hàng Hải Việt Nam đặc biệt là thày giáo hướng dẫn Trần Đình
Vương đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ
phần Cảng Hải Phòng – chi nhánh Cảng Hoàng Diệu.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
trong quá trình thực tập và quá trình làm bài báo cáo chắc chắn không tránh
khỏi những sai lầm, thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
công ty và thầy, cô để em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn
thành tốt hơn đồ án của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Hải phòng, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC THỊNH

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hình
Tên hình
Tran
g
H-1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Cảng Hoàng Diệu 4
H-2 Quy trình xếp dỡ tại cầu cảng 6
H-3 Định mức đơn giá xếp dỡ 8
H-4 Quy trình tiếp nhận và khai thác tàu tại cảng 12
H-5 Quy trình tiếp nhận xếp dỡ, giải phóng tàu 12
H-6 Quy trình chấm công tại nơi sản xuất 13
H-7 BẢNG CHẤM CÔNG – Áp dụng thanh toán lương sản phẩm 14
H-8
BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN PHỤ CẤP – Làm
đêm, chuyển tải, độc hại
14
H-9
BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG –
Trực sản xuất, làm thêm giờ, nghỉ ngày Lễ – Tết
15
H-10 Bảng thuế suất 24
H-11 Phiếu công tác và thanh toán lương sản phẩm 25
H-12 Bảng theo dõi chấm công phân phối tiền lương 26
H-13 Bảng chấm công tham gia các lớp học – cuộc họp 27
H-14 Bảng chấm công thời gian sản xuất 28
H-15 Bảng chấm công hoạt động cộng đồng 29
H-16 Bảng chia lương sản phẩm 30

H-17 Bảng danh sách tạm ứng tiền lương 31
H-18 Bảng thanh toán tiền lương 32
H-19 Sơ đồ phân rã chức năng 35
H-20 Sơ đồ quan hệ thực thể 49
H-21
Mô hình hóa CSDL chức năng chấm công sản xuất sản phẩm &
chờ việc
61
H-22 Mô hình hóa CSDL chức năng chấm công công nhật 62
H-23
Mô hình hóa CSDL chức năng Lập bảng công, bảng lương tạm
ứng và thanh toán lương
63
LỜI MỞ ĐẦU

Đồ án tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong quá trình đào tạo của khoa
Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Mục tiêu của học
phần là giúp sinh viên nắm bắt, có điều kiện tìm hiểu thực tiễn sản xuất liên
quan đến sự tiếp cận tới công việc sau này của sinh viên. Giúp sinh viên có ý
niệm cơ bản về chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư, kỹ thuật viên tại Công
ty, chi nhánh. Luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ
năng làm việc nhóm, vận dụng kiến thức đã có, kỹ năng tự trau dồi bổ sung
kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể.
Được sự giới thiệu của khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam và sự đồng ý của Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cảng
Hải Phòng – chi nhánh Cảng Hoàng Diệu, em: NGUYỄN NGỌC THỊNH đã
hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của bản thân.
Để có thể dễ dàng đánh giá kết quả Đồ án tốt nghiệp, em đã trình bày
nội dung thực tập trong Bản Báo Cáo này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ
CHI NHÁNH CẢNG HOÀNG DIỆU

CTY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
GVHD: Trần Đình Vương 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
I.1. Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu – Cty cổ phần cảng Hải Phòng
- Tên công ty/chi nhánh:
CHI NHÁNH CẢNG HOÀNG DIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
- Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại:
Số 7 – Lê Thánh Tông – Hải Phòng
Bao gồm từ hệ thống cầu tầu số 4 đến cầu tầu số 11 với tổng chiều dài là
l.033m – Cổng số 3 cảng Hải Phòng.
- Ngành nghề kinh doanh:
Vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa
I.2. Nhiệm vụ của Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu
Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – chi nhánh Cảng Hoàng Diệu có những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kí kết hợp đồng dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ
hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu
từ phương tiện vận tải nếu được uỷ thác.
- Kết toán việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết.
- Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá.
I.3. Ngành nghề kinh doanh
Đặc thù đối với chi nhánh Cảng Hoàng Diệu nói riêng và Cảng Hải
Phòng nói chung là vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho hàng hoá. Hàng hoá thông

qua Cảng bao gồm rất nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như: Các thiết bị
máy móc, vật liệu xây dựng, than, gỗ, clinke, phân bón, lương thực, hàng tiêu
dùng và hình thức cũng rất đa dạng như :
- Hàng kiện, bó, hàng bao, hàng rời.
- Hàng cồng kềnh, hàng không phân biệt kích thước.
- Hàng siêu trường, hàng siêu trọng, hàng độc hại, hàng nguy hiểm.
- Hàng rau quả tươi sống.
GVHD: Trần Đình Vương 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
I.4. Sản phẩm
Sản phẩm của chi nhánh là sản phẩm dịch vụ. Chi nhánh gồm có 3 sản
phẩm chính đó là:
- Dịch vụ xếp dỡ.
- Dịch vụ lưu kho bãi.
- Dịch vụ chuyển tải hàng hoá.
Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiều dịch vụ khác như: Cân hàng, giao
nhận, thuê cần cẩu nổi, thuê tàu lai dắt, thuê sà lan, thuê cần trục bộ, thuê cần
trục chân đế, thuê xe nâng, thuê mô, thuê xe gạt, thuê công cụ bốc xếp, thuê
cầu cảng, thuê kho bãi, thuê công nhân, thuê đóng gói bao bì do chủ hàng
cung cấp.
I.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cần trục đế:
• Loại 16 tấn: 5 chiếc.
• Loại 5 tấn: 6 chiếc.
- Cần trục bánh lốp: 3 chiếc.
- Sokol: 4 chiếc loại 32 tấn.
- Xe nâng hàng: 35 chiếc.
- Xe xúc gạt: 13 chiếc.
- Máy kéo: 3 chiếc.
- Ngoạm: 38 chiếc.

- Máng chứa vật liệu: 19 chiếc.
- Ô tô MA3: 42 chiếc.
- Ô tô MA3 semi: 2 chiếc.
Hệ thống kho bãi, hệ thống đường sắt, đường bộ thông suốt với đường sắt
quốc gia thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
GVHD: Trần Đình Vương 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
I.6. Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Cảng Hoàng Diệu
(H-1)
GVHD: Trần Đình Vương 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Trần Đình Vương 13 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II
KHẢO SÁT HỆ THỐNG
GVHD: Trần Đình Vương 14 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.1. Phương án & Quy trình công nghệ xếp dỡ
(Tùy vào từng loại mặt hàng, vùng và yêu cầu của chủ tàu sẽ có các quy trình xếp
dỡ khác nhau. Trong bản báo cáo này chỉ đề cập đến quy trình xếp dỡ HÀNG RỜI)
II.1.1. Phương án xếp dỡ
Phương án xếp dỡ là quá trình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải
sày sang phương tiện vận tải khác, từ phương tiện vận tải qua kho, bãi và
ngược lại hay từ kho bãi này sang kho bãi khác kể cả việc vận chuyển hàng
hóa trong phạm vi một kho bãi theo kế hoạch đã vạch sẵn.
Một số phương án xếp dỡ:
(H-2) Quy trình xếp – dỡ tại cầu cảng
GVHD: Trần Đình Vương 15 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1: Tàu – P.nổi – Ô tô ben – Bãi 4: Tàu – Cần trục – Ô tô ben/Bãi
2: Tàu – P.nổi – Ô tô QK – Ô tô
ben – Bãi
5: Tàu – P.nổi – Ô tô QK – Xe chủ
hàng
3: Tàu – Cần trục – Ô tô QK – Ô tô
ben – Bãi
6: Tàu – Cần trục – Ô tô QK
(B-01)
II.1.2. Quy trình công nghệ xếp dỡ
ĐN: Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình sản xuất chính của
Cảng, là quá trình mà nhân viên Cảng thực hiện một phương án xếp dỡ nhất
định tạo nên sản phẩm xếp dỡ.
Quy trình công nghệ xếp dỡ do Cảng xây dựng theo từng thời kỳ, từng
giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi quy trình công nghệ xếp dỡ dựa trên sự thay
đổi của các cơ sở xây dựng nên nó.
II.1.3. Quy trình công nghệ xếp dỡ HÀNG RỜI tại CNC Hoàng Diệu
(Định mức – Đơn giá xếp dỡ mặt Hàng Rời)
GVHD: Trần Đình Vương 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(H-3)
GVHD: Trần Đình Vương 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.1.4. Định mức nhân công
a. Công nhân cơ giới
Đối với các phương tiện: cẩu tàu, cẩu bờ, xe nâng, đầu kéo, …, chỉ cần
một người điều khiển nên số công nhân tỷ lệ với số phương tiện.
b. Công nhân thủ công
Trong một máng – ca xếp dỡ sẽ có các thành phần làm việc:
- Bộ phận hầm tầu.

- Bộ phận cần tầu.
- Bộ phận tín hiệu.
- Bộ phận chằng buộc.
Trên cơ sở phân tích các bước công việc, các thao tác, các động tác, kết hợp
với kinh nghiệm sản xuất, số công nhân trong máng thường được bố trí như
sau (Tùy vào từng phương án, dây chuyền xếp dỡ thì sẽ có định mức khác
nhau):
- Bộ phận hầm tàu : 02 người.
- Bộ phận cầu tàu : 02 người.
- Bộ phận tín hiệu : 01 người.
II.1.5. Các bước công việc
Theo vị trí thực hiện của các phương án xếp dỡ, nhìn chung có 3 bước
công việc cần phải làm để hoàn thành một phương án xếp dỡ:
- Bước công việc cần tầu.
- Bước công việc di chuyển giữa tàu và bãi.
- Bước công việc trong bãi.
Trong từng bước công việc lại có các thao tác và các động tác chi tiết
để đảm bảo thời gian xếp dỡ là ngắn nhất:
- Bước công việc cầu tàu gồm:
• Các thao tác cẩu container từ tàu lên bến.
• Phụ cẩu trên tàu, trên bến.
- Bước công việc di chuyển gồm:
• Thao tác vận chuyển container có hàng hoặc rỗng từ bến vào bãi.
- Bước công việc trong bãi gồm:
• Thao tác nâng/hạ container di dời, đảo chuyển.
• Thao tác đóng/rút ruột container ở kho.
GVHD: Trần Đình Vương 18 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.2. Quy trình sản xuất trong dây chuyền
II.2.1. Máng – Ca

Máng – Ca là khoảng thời gian được quy định mà tổ sản xuất thực hiện
để đạt được một sản lượng nhất định trong quá trình sản xuất.
Một ngày chia làm 4 máng – ca theo các khung giờ:
- Ca sáng : 6h – 12h.
- Ca chiều : 12h – 18h.
- Ca tối : 18h – 24h.
- Ca đêm : 24h – 6h.
Công nhân xếp dỡ làm việc được phân chia bố trí làm việc theo nguyên tắc
làm 6h nghỉ 12h.
II.2.2. Dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất là quá trình vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho hàng hóa
dựa trên phương án xếp dỡ nào đó để giải phóng hoàn toàn lượng hàng hóa từ
địa điểm này tới những địa điểm khác.
Một dây chuyền sản xuất gồm nhiều máng – ca và được chỉ định bởi
một hoặc nhiều Tổ - Đội phụ trách sản xuất.
II.2.3. Tổ – Đội sản xuất
a. Đội sản xuất
Một đội sản xuất gồm:
• 1 đội trưởng.
• 3 Tổ sản xuất tương ứng có 3 tổ trưởng.
b. Tổ sản xuất
Một tổ sản xuất gồm khoảng từ 10 đến 15 người, và được cơ cấu:
- Tổ trưởng: Điều hành sản xuất của tổ.
- Công nhân bốc dỡ:
• Công nhân cơ giới.
• Công nhân thủ công.
GVHD: Trần Đình Vương 19 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.2.4. Vùng neo đậu tàu
a. Cầu tàu

- Cầu tàu là nơi tàu được neo đậu để bắt đầu quá trình bốc xếp hàng hóa.
b. Vùng sản xuất
Hàng rời các loại chở trên tàu biển khi xếp dỡ xuống các phương tiện vận
chuyển hoặc kho, bãi được chia làm 2 vùng:
Vùng 1: Là vùng có lượng hàng nằm tại trung tâm hầm hàng, trong
tầm hoạt động của ngoạm và không cần sử dụng lao động thủ công hay xe gạt
để phụ trợ.
Vùng 2: Là vùng có lượng hàng không nằm trong tầm hoạt động của
ngoạm và phải sử dụng lao động thủ công hay xe gạt để phụ trợ thu gom cho
ngoạm. Sản lượng vùng 2 được quy định tối đa không quá 30% khối lượng
hàng rời của tàu được xếp dỡ tại cảng.
II.2.5. Quy trình trong dây chuyền sản xuất
a. Quy trình tiếp nhận và khai thác Tàu tại Cảng Hải Phòng
(H-4) Quy trình tiếp nhận và khai thác tàu tại cảng Hải Phòng
GVHD: Trần Đình Vương 20 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
b. Quy trình tiếp nhận xếp dỡ, giải phóng tàu tại Chi nhánh Cảng Hoàng
Diệu
(H-5)
II.3. Quy trình chấm công, tính lương cho công nhân bốc xếp Hàng Rời
Công nhân bốc xếp hay còn được gọi là công nhân xếp dỡ bao gồm:
- Công nhân bốc xếp thủ công.
- Công nhân đóng gói hàng rời.
- Công nhân xếp dỡ cơ giới:
o Công nhân điều khiển các thiết bị xếp dỡ.
o Công nhân tín hiệu phương tiện xếp dỡ.
o Công nhân phụ xe cần trục bánh lốp, bánh xích.
II.3.1. Quy trình chấm công cho công nhân bốc xếp Hàng Rời
a. Tại nơi sản xuất
(H-6)

GVHD: Trần Đình Vương 21 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
b. Tại phòng Lao động tiền lương
Sau khi nhận được 2 bản “PHIẾU CÔNG TÁC VÀ THANH TOÁN
LƯƠNG SẢN PHẨM CÔNG NHÂN BỐC XẾP” và “BẢNG THEO DÕI
CHẤM CÔNG PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG” từ phòng ban Điều Hành Sản
Xuất, ban Lao Động Tiền Lương nhập các thông tin vào các bảng:
1. “BẢNG CHẤM CÔNG THỜI GIAN SẢN XUẤT”.
2. “BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN PHỤ CẤP – Làm
đêm, chuyển tải, độc hại”.
3. “BẢNG CHẤM CÔNG HỌC – HỌP”.
4. “BẢNG CHẤM CÔNG HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG”.
5. “BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG – Trực
sản xuất, làm thêm giờ, nghỉ ngày Lễ – Tết”.
b.1. Quy cách chấm công trong “BẢNG CHẤM CÔNG – Áp dụng
thanh toán lương sản phẩm”
(H-7) BẢNG CHẤM CÔNG
Áp dụng thanh toán lương sản phẩm
GVHD: Trần Đình Vương 22 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
b.2. Quy cách chấm công trong “BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH
TOÁN PHỤ CẤP – Làm đêm, chuyển tải, độc hại”
(H-8) BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN PHỤ CẤP
Làm đêm, chuyển tải, độc hại
b.3. Quy cách chấm công trong bảng “BẢNG CHẤM CÔNG VÀ
THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG – Trực sản xuất, làm thêm giờ, nghỉ ngày
Lễ – Tết”
(H-9) BẢNG CHẤM CÔNG VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Trực sản xuất, làm thêm giờ, nghỉ ngày Lễ – Tết
GVHD: Trần Đình Vương 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.3.2. Quy định trong tính lương
a. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng: Công nhân xếp dỡ (CNXD).
b. Định mức – Đơn giá tiền lương
b.1. Định mức lao động
Định mức lao động trong bộ định mức đơn giá xếp dỡ, đóng gói hàng
rời được xây dựng căn cứ theo quy trình công nghệ xếp dỡ cho từng loại hàng
hoá theo tác nghiệp để hoàn thành khối lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao
động.
Định mức lao động làm cơ sở để bố trí sử dụng lao động và tính đơn
giá tiền lương.
b.2. Định mức sản lượng
Định mức sản lượng xếp dỡ, đóng gói hàng rời xác định trên cơ sở
khảo sát và thống kê năng suất lao động thực hiện theo mức trung bình tiên
tiến, có tính đến tính chất hàng hoá, trang thiết bị xếp dỡ và điều kiện khai
thác, sản xuất thực tế của Cảng.
b.3. Đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương làm căn cứ trả lương sản phẩm cho CNXD và được tính
toán trên cơ sở:
- Hệ số lương cấp bậc công việc áp dụng theo bảng lương B.11 quy
định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, tính
chất, cơ cấu hàng hoá và mức độ phức tạp công việc.
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung theo
quy định tại Thông tư số 0612010RN-BLĐTBXH ngày 07/4/2010 của Bộ
Lao động Thương binh & Xã hội.
- Mức lương tối thiểu chung theo quy định, được áp giá là:
o Lương tối thiểu (L
tt
) = 1.050.000 đồng/1 hệ số.

GVHD: Trần Đình Vương 24 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
II.3.3. Tiền lương và các khoản thu nhập
a. Tiền lương sản phẩm
Công nhân xếp dỡ (CNXD) áp dụng trả lương sản phẩm trên cơ sở sản
lượng xếp dỡ, vận chuyển, đóng gói thực hiện trong một máng - ca và đơn giá
tiền lương tương ứng với từng phương án xếp dỡ, theo công thức:
L
SP
= Q x R x K
đc
Trong đó:
- L
SP
: Tiền lương sản phẩm của tổ sản xuất (hoặc công nhân) theo máng
- ca
- Q: Sản lượng hàng hoá xếp dỡ, vận chuyển, đóng gói của tổ sản xuất
(hoặc công nhân) thực hiện trong máng - ca theo từng phương án sản xuất
(đơn vị tính Tấn; Riêng hàng Container và Ôtô đơn vị tính đồng/chiếc).
- R: Đơn giá tiền lương tương ứng với loại hàng, phương án xếp dỡ
(đơn vị tính đồng/tấn; Riêng hàng Container và Ôtô đơn vị tính đồng/chiếc).
- K
đc
: Hệ số điều chỉnh đơn giá được thay đổi tùy thuộc vào kết quả
SXKD của công ty (hệ số điều chỉnh đơn giá thông dụng đối với công nhân
bốc xếp thuê ngoài).
Thường thì chi nhánh tính: K
đc
= 1.52.
b. Một số hình thức trả lương khác

b.1. Lương chờ việc
Áp dụng chi trả cho toàn bộ số người trong tổ (công nhân bốc xếp thủ
công, đóng gói hàng rời) hoặc cá nhân (công nhân xếp dỡ cơ giới) được bố trí
vào dây chuyền sản xuất, nhưng do mưa bão hoặc nguyên nhân khách quan
người lao động phải chờ việc trọn ca.
Mức lương chờ việc hiện đang áp dụng: 25.000 đồng/1 ca.
GVHD: Trần Đình Vương 25 SVTH: Nguyễn Ngọc Thinh

×