Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bộ đề thi kiểm tra học kỳ II môn ngữ văn tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.77 KB, 29 trang )

B đ thi kim tra hc k II môn ng văn tham kho
Trường THCS Trần Hưng Đạo ĐỀ THI HỌC KỲ II
GV : Nguyễn Thị Kim Tam Môn : Ng văn Khối 9
I/ Trắc nghiệm : (4 đim) Mỗi câu đúng được 0,4 đ
Vòng tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1 : Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào?
A. Nguyễn Thiếp B. Chu Quang Tiềm
C. Nguyễn Quang Sáng D. Hoài Thanh
Câu 2 : Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Đúng hay
sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 3 : Đề tài chính của văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" là :
A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
B. Việt Nam đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
C. Con người Việt Nam với những điểm mạnh, điểm yếu.
D. Việt Nam hội nhập cùng với các nước bước vào thế kỷ mới.
Câu 4 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản "Con cò" của Chế Lan
Viên là :
A. Hình ảnh người nông dân vất vả.
B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hy sinh.
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5 : Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh
nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên.
Câu 6 : Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi.
B. Quyển sách này tôi đọc rồi.


C. Nhà tôi có hai con mèo.
D. Tôi vừa làm xong bài tập.
Câu 7 : Các câu :"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa", đã sử dụng phép liên kết gì?
A. Phép thế B. Phép nối
C. Phép lặp từ ngữ B. Không có phép liên kết.
Câu 8 : Câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" được hiểu theo :
A. Nghĩa tường minh B. Nghĩa hàm ý.
Câu 9 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo
đức, lối sống của thế hệ thanh niên - đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 10 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy :
A. Chiền chiện B. Gian lao
C. Lợi lộc D. Long lanh
II/ Phân tự luận : (6 điểm)
Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng
học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Trường THCS Trần Hưng Đạo ĐỀ THI HỌC KỲ II
GV : Nguyễn Thị Kim Tam Môn : Ng văn Khối 9
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN.
I/ Trắc nghiệm : (4 đ, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án B A A C B B C B B D
II/ Tự luận : (6 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung : (5 điểm)
- Giới thiệu được trò chơi điện tử rất hấp dẫn với học sinh hiện nay (0,5 đ)
- Hiện nay rất nhiều học sinh trong các trường học vì mải chơi điện tử mà sao
nhãng việc học hành (2 điểm)
- Lời khuyên rút ra bài học cho bản thân (0,5 đ)
2. Yêu cầu về hình thức (1 điểm)

- Bố cục : 3 phần
- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong
bài văn.
Trường THCS Phù Đổng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Người ra: Ng.Thị Tuyết Môn: Ng Văn - Khối 9
Thời gian: 90’
I. Phần trắc nghiệm: (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu
đúng nhất.
Đoạn văn:
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua
ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay
mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như
một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế.
Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên
nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy
đau, ướt ở má.
1. Tác giả của đoạn văn trên là:
A. Nguyễn Minh Châu. B. Lê Minh Khuê
C. Thanh Hải D. Viễn Phương
2. Đoạn văn trên được trích trong văn bản:
A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi.
C. Bố của Xi-mông. D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là:
A. Tự sự, miêu tả. B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Tự sự, nghị luận D. Tự sự, biểu cảm.
4. Phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn qua các từ ngữ: mây, bầu trời…
đen, gió quật, mưa …thuộc phép liên kết:
A. Phép nối. B. Phép thế.
C. Phép liên tưởng D. Phép lặp.

5. Đoạn văn trên có sử dụng phép nối. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
6. Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Niềm vui của các cô gái khi có mưa đá.
B. Tâm trạng ngạc nhiên của các cô gái khi có mưa đá.
C. Khung cảnh một cơn mưa.
D. Cả ba nội dung trên.
7. Đoạn văn trên có nhiều câu văn ngắn vì:
A. Đó là cách viết của tác giả.
B. Để diễn tả các hiện tượng nối nhau liên tiếp, dồn dập.
C. Để diễn tả tâm trạng, không khí khẩn trương của con người trước một cơn
mưa.
D. Một mục đích khác của tác giả.
8. Ngôi kể của Những ngôi sao xa xôi giống tác phẩm nào?
A. Bến quê B. Lặng lẽ SaPa
C. Làng D. Chiếc lược ngà
9. Từ lên, xuống trong “ Gió quật lên, quật xuống…” thuộc từ loại gì?
A. Động từ B. Phụ từ C. Quan hệ từ D. Trợ từ
10. Câu: “ Gió.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn D. Câu ghép
II. Phần tự luận: (6đ)
1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trong bài Mùa xuân nho
nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
2. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ tiểu về đội xe không kính của nhà
thơ Phạm Tiến Duật.

ĐÁP ÁN ( Ng văn 9)
Môn: Ngữ Văn
I. Phần trắc nghiệm: (4đ - Mỗi câu đúng 0,4 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B A C A C B D A B
II. Phần tự luận : ( 6đ)
Câu 1. Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, hạn chế lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả
- Nội dung: Ước nguyện chân thành, tha thiết (qua điệp ngữ) muốn làm những gì, dù
nhỏ bé, nhưng là phần đẹp nhất, có giá trị nhất để đóng góp cho đời. (1điểm)
Câu 2.
1. Yêu cầu:
1.1/ Đảm bảo bố cục ba phần, đúng phương pháp bài nghị luận văn học. Diễn đạt lưu
loát, mạch lạc, hạn chế tối đa lỗi diễn đạt.
1.2/ Đảm bảo nôị dung:
- Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Những nét chính về phẩm chất của người
lính lái xe: Trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ.
- Thân bài: Làm rõ những phẩm chất người lính qua những hình ảnh thơ cụ thể với
cách thể hiện độc đáo của tác giả (giọng thơ ngang tàng, lời thơ như văn xuôi, sáng
tạo hình ảnh chiếc xe không kính,…)
- Kết bài: Khẳng định được những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, của thế
hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Liên hệ thế hệ thanh niên hiện nay.
2. Biểu điểm:
- Điểm 5: Làm tốt cả 2 yêu cầu.
- Điểm 4: Nội dung khá sâu sắc. Giá trị nghệ thuật chưa được khai thác đúng mức.
Lỗi diễn đạt không quá 5.
- Điểm 2-3: Đảm bảo nội dung cơ bản, một số nội dung khai thác còn sơ sài, giá trị
nghệ thuật chưa khai thác đảm bảo. Lỗi diễn đạt không quá 8.
- Điểm 1: sai sót nhiều về nội dung. Chưa biết đến các giá trị nghệ thuật. Diễn đạt
quá yếu.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
( Thời gian làm bài: 90 phút )
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi số câu và kí tự đầu câu trả lời đúng nhất ( ví dụ: 1A, 2B, )
" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe
bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay
nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những
thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau
hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ
đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác,
môi mím chặt ".
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào:
A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Bến Quê D. Những ngôi sao xa xôi.
2. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai:
A. Tác giả B. Nho C. Phương Định D. Thao.
3. Câu " Xa đến đâu mặc kệ trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên
kết gì:
A. Lặp từ ngữ B. Phép nối C. Phép thế D.Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
4. Cái gì làm cho nhân vật tôi thích ngắm mình trong gương:
A. Khuôn mặt đẹp B. Cái cổ cao C. Con mắt D. Cả 3 ý trên.
5. Từ nào trong các từ sau gần nghĩa với từ "xa xăm":
A. Xa lạ B. Xa xôi C. Xa xa D. Xa vắng
6. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần phụ chú:
A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu
7. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần khởi ngữ:

A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu
8. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép:
A. Xa xăm B.Đối dáp C. Săn sóc D. Vồn vã
9. Tác giả của đoạn trích trên:
A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Minh Châu C. Lê Minh Khuê D. Kim Lân
10. Dòng nào dưới đây có chứa nghĩa hàm ý:
A. Tôi là con gái Hà Nội. B. Nó dài dài màu nâu
C. Cô có cái nhìn sao mà xa xăm . D. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
1. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh
niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 9
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : 4 đim
- Mỗi câu trả lời đúng cho 0,4 điểm .
- Đáp án 1D, 2C, 3B , 4C , 5B, 6B, 7A, 8B, 9C ,10C.
II /PHẦN TỰ LUẬN : 6 đim
Câu 1 : (2 điểm) Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính :
- Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi
cảm .
- Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng.
- Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời .
Câu 2 : ( 4 điểm )
-Viết dưới dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện.
-Các yêu cầu được thực hiện.
1/Nội dung
a /Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật.
b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật.Tập trung phân tích nhân vật chính :Phương Định.

c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy .
2-Hình thức :
a/ Bố cục 3 phần .
b/Ở phần thân bài : Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm.
c/ Cách dùng từ , đặt câu , viết đọan văn chuẩn xác , hợp lý.
3-Thang điểm
a/mức 3,5 >4đ : Dành cho bài làm tốt.
b/mức 2đ >3đ : Dành cho bài làm mức TB >Khá.
c/mức 1đ >1,5đ : Dành cho bài làm còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức.
d/mức dưới 1đ : Bài làm còn yếu ,kĩ năng viết văn còn hạn chế, hoặc sai lệch về nội dung và
phương thức làm bài .
TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Người ra đ : Trương Thanh Tùng Môn : NGỮ VĂN 9.
Nguyễn Thị Thanh
I. Trắc nghiệm : ( 4 đim )
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu
câu cho đúng.
Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái
hang này khoản 300m. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở trên
đầu cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không
thấy mây và bầu trời đâu nữa.
( Ngữ văn lớp 9 tập II – Trang 115, 116 )
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?
A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Cố hương.
D. Làng.
2. Nối nội dung cột A với nội dung cột B để có một câu trả lời đúng.
A B
Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi ” ra
đời năm :
1) 1970

2) 1971
3) 1975
4) 1976
3. Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ :
A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp.
C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Trưởng thành sau năm 1975.
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là :
A. Tự sự. B. Miêu tả.
C. Nghị luận. D. Cả A, B, C.
5. Vai kể trong đoạn văn trên là ai ?
A. Tác giả. B. Phương Định. C. Cả ba cô gái. D. Nhừng người cùng
đơn vị.
6. Chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?
A. Chân thật, khách quan, thuyết phục người đọc. B. Bao quát được
các đối tượng.
C. Tạo ra cái nhìn đa dạng. D. Tất cả A, B, C.
7. Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc điều gì ?
A. Vẻ đẹp của một cô gái trên một cao điểm Trường Sơn.
B. Kể về tuổi thơ của Phương Định.
C. Tâm hồn cao đẹp, tinh thần dũng cảm, lạc quan của ba cô gái.
D. Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trên cao điểm Trường Sơn.
8. Đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ?
A. Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá.
B. Cách kể chuyện tự nhiên sinh động.
C. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
D.Cả A và B.
9. Câu văn “ Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ ” là thành phần gì ?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp.
C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán.
10. Câu văn “ đất dưới chân chúng tôi rung ” có sử dụng khởi ngữ không ?

A. Có. B. Không.
II. Tự luận. ( 6 đim )
Nêu ý kiến của em về nhận định : “ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là
tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh
Hải ”
ĐÁP ÁN NV 9.
I. Trắc nghiệm : ( 4 đim )
Mỗi câu đúng 0,4 điểm
II. Tự luận. ( 6 đim )
+ Điểm ( 6 ) : thực hiện tốt yêu cầu của đề bài.
+ Điểm ( 4 – 5 ) : Thực hiên đảm bảo yêu cầu của đề bài.
+ Điểm ( 3 ) : Thực hiên tương đối yêu cầu của đề bài.
+ Điểm ( 1 – 2 ) : Thực hiên sơ sài yêu cầu của đề bài.
+ Điểm ( o ) : Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
Trên đây là những gợi ý định hướng yêu cầu và biểu điểm, GV cần vận dụng
vào thực tế để chấm điểm. Cân nhắc khi cho điểm đối với những bài chép theo văn
mẫu ( tối đa chỉ cho trung bình ).
TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ
Người ra đ: Phan Thị Thứ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn 9
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (10 câu đúng được 0,4 đim)
Đọc kỹ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời
đúng nhất :
Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
1. Tác giả của văn bản "Viếng Lăng Bác" là ai ?
A. Bằng Việt C. Viễn Phương
B. Chính Hữu D. Huy Cận
2. Bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Biểu cảm C. Tự sự
B. Miêu tả D. Nghị luận
3. Vì sao em biết bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt mà em đã
khoanh tròn ở câu (2) ?
A. Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc
B. Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người
C. Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc
D. Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
4. Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết theo thể thơ gì ?
A. Thể thơ tám chữ
B. Thể thơ thất ngôn bát cú
C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
D. Thể thơ song thất lục bát.
5. Câu thơ : " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. So sánh C. Nhân hoá
B. Ẩn dụ D. Hoán dụ
6. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Viếng Lăng Bác được tạo nên từ những điểm
nào ?
A.Thể thơ tám chữ (nhưng cũng có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong
từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn
chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng
nhà thơ.
B. Giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc : đó là giọng vừa
trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc
động khi vào lăng viếng Bác.
C. Hình ảnh trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn
dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc, gần
gũi với hình anht thực lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
D. Tất cả đều đúng.
7. Giá trị nội dung của bài thơ Viếng lăng Bác được tạo nên từ những điểm nào ?
A. Bài thơ nói lên cảm xúc của tác giả về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ẩn
tượng đậm nét về hàng tre quanh lăng. Gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
B. Bài thơ nói lên xúc cảm và suy ngẫm của tác giả về Bác được gợi lên từ
những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
C. Bài thơ nói lên niềm mong ước thiết tha của tác giả khi sắp phải trở về quên
hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
D. Tất cả đều đúng.
8. Hình ảnh "cây tre" (ở đầu và cuối bài thơ) có ý nghĩa như thế nào ?
A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
D. Cả B và C đều đúng.
9. Trong câu "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có sử dụng :

A. Thành phần tình thái C. Thành phần gọi - đáp
B. Thành phần cảm thán D. Thành phần phụ chú
10. Cụm từ "nằm trong giấc ngủ bình yên" trong câu "Bác nằm trong lăng giấc
ngủ bình yên" là :
A. Cụm danh từ C. Cụm tính từ
B. Cụm động từ
PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ)
Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn : "Đẽo cầy giữa đường"
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (4đ)
Trả lời đúng mỗi câu 0,4 điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C A C A B D D D B B
PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ)
1. Yêu cầu cần đạt
a. Nội dung : Đảm bảo nội dung nghị luận gồm 3 phần sau :
* Mở bài : Nêu sự việc, hiện tượng cần bình luận
* Thân bài : Đảm bảo làm sáng tỏ nội dung sau :
- Bình :
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện (có thể tóm tắt ngắn gọn)
+ Nêu các mặt sai, hại của sự việc.
+ Bày tỏ thái độ chê đối với sự việc
- Luận : (mở rộng vấn đề)
+ Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng
+ Nêu các mặt đúng, lợi của sự việc
+ Bày tỏ thái độ khen đối với sự việc
+ Xây dựng thái độ đúng cần phải có
* Kết bài : Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng

b. Hình thức :
+ Biết làm văn nghị luận, bố cục rõ ràng, hợp lý, lập luận chứng minh, phân
tích chặt chẽ mạch lạc.
+ Văn phong sáng sủa, sáng tạo, không dùng từ sai, không sai lỗ chính tả, câu
đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
2. Biu đim :
- Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu đề bài
- Điểm 4 -5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu đề bài
- Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu đề bài
- Điểm 1 -2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề.
===================
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Tên GV : Phạm Thị Thu Thanh Môn Thi : Ngữ Văn 9
Thời gian:90phút(không kể thời gian giao đề )
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM : (12câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng cộng 3điểm)
Đọc kĩ phần trích sau và trả lời câu hỏi từ 1đến 12 để lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ,của ai ?
A. Mùa xuân nho nhỏ - Chế Lan Viên B . Sông thu - Hữu Thỉnh
C. Viếng lăng Bác - Viễn Phương D . Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải
Câu 2: Bài thơ này được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả đi chơi xuân

B .Khi tác giả dạo chơi trên dòng sông Hương
C. Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh ở Huế
D .Một hoàn cảnh khác
Câu 3: Cảm nghĩ chủ đạo của đoạn thơ trên là gì ?
A.Cảm nghĩ về mùa xuân của thiên nhiên B .Cảm nghĩ về mùa xuân của đất nước
C .Cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người D .Cả A và C đều đúng
Câu 4: Em cảm nhận được gì về khác vọng của nhà thơ được bộc lộ qua những lời thơ
trên?
A. Khác vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước
B. Khác vọng được cống hiến một phần tốt đẹp mùa xuân nho nhỏ của mình
vào mùa xuân lớn của dân tộc”
C. Thể hiện niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của
thiên, đất nước.
D. Cả A và B E . Cả A và C
Câu 5:Em hiểu" làm mùa xuân nho nhỏ" là làm gì?
A .Là sống đẹp,sống với tất cả sức sống tươi trẻ để góp vào mùa xuân lớn của nhân
dân
B .Sống dâng hiến mùa xuân tài hoa và sáng tạo,mùa xuân nghệ thuật thi ca cho đời
C.Dâng hiến, hoà nhập mà không làm mất đi vẻ đẹp riêng của mỗi người
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 6 :Cảm xúc chủ yếu của nhà thơ trong đoạn thơ trên là gì?
A.Vui tươi,phấn khởi B . Tự hào ,rạo rực
C . Sôi nổi, thiết tha D . Trầm lắng ,trang nghiêm như lời tâm sự ,tâm tình
Câu 7:Cụm từ " Mùa xuân nho nhỏ" trong đoạn trích trên cần được hiểu theo nghĩa
gì?
A .Nghĩa tường minh B. Hàm ý( nghĩa hàm ẩn)
C. Nghĩa rộng D. Nghĩa hẹp
Câu 8:Các câu trong đoạn thơ : “Ta làm con chim hót Một nốt trầm xao xuyến”
được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp B. Phép liên tưởng C. Phép nối D. Phép đối?

Câu 9: Đoạn thơ trên có mấy từ láy?
A . Một từ B . Hai từ C . Ba từ D . Bốn từ
.Câu10:Phần trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A . So sánh B Nhân hoá C. Ẩn dụ D .Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu11: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D .Nghị luận
Câu 12:Những nhịp nào được sử dụng trong phần trích trên?
A . 2 - 3 B . 3 - 2 C . 2 - 1 - 2 D. C ả A và B
II/PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Đề : Suy nghĩ của em về tình đồng chí trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
******************************Hết***************************
ĐÁP ÁN
I / PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D C C D D D B A C C C D
II/ TỰ LUẬN(6 Đim ).
1. Yêu cầu v kĩ năng :
- Nắm vững thể loại nghị luận
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm và liên kết đoạn
- Bố cục rõ ràng ba phần.
2. Yêu cầu v kiến thức :
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình đồng chí, đồng đội, người lính cụ Hồ
trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
3. Biu đim :
A. Mở bài:(0,5 điêm)
-Giới thiệu bài thơ: “Đồng chí”
-Bài thơ nói lên một cách cảm động tình đồng chí keo sơn gắn bó của anh bộ đội cụ
Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.
B. Thân bài:(3 đim )

-Nêu và phân tích những suy nghĩ của mình về tình đồng chí được thể hiện trong bài
thơ.
1. Đó là một mối tình có cơ sở hết sức vững chắc.(2 điểm )
- Tình đồng chí- tình giai cấp của người lao động ( Người nông dân tha thiết gắn bó
với ruộng đồng , gia đình, quê hương ).
- Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên tình giai cấp cùng chung lí tưởng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Tình đồng chí được rèn luyện, thử thách trong cuộc sống, chiến đấu vô cùng khó
khăn, gian khổ.
2. Đó là mối tình đẹp: Một trong những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
( 1điểm )
C. Kết bài: (0,5 dim)
-Khẳng định tình đồng chí với những phẩm chất tốt đẹp trong bài thơ.
-Suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.
*Lưu ý : Tuỳ vào khả năng cảm nhận và phân tích của học sinh,giáo viên có thể linh
hoạt trong cách cho điểm .Khuyến khích những em có những cách cảm nhận hay và
sáng tạo.
*****************************Hết ************************
Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Người ra: Nguyễn Thị Phương Môn :NGỮ VĂN – lớp 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ).
Câu 1:Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “ được viết giống với thể thơ của tác phẩm nào ?
A. Đêm nay Bác không ngủ.
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
C. Đồng chí.
D. Đoàn thyền đánh cá.
Câu 2:Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chínhtrong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.
A.So sánh.
B. Ẩn dụ
C Hoán dụ.
D.Nhân hoá.
Câu 3: Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của
bài thơ “Viếng lăng Bác ”?
A.Cần cù ,bền bỉ.
B.Bất khuất, kiên trung.
C.Ngay thẳng ,trung thực.
D.Thanh cao, trung hiếu
Câu 4: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”?
A.Hồn nhiên tươi trẻ .
B.Mới mẻ ,tinh khôi.
C.Lãng mạn ,siêu thoát.
D.Mộc mạc,chân thành.
Câu 5:Câu nào sau đây là câu đặc biệt ? .
A.Tôi một quả bom trên đồi.
B. Vẳmg lặng đến phát sợ.
C.Cây còn lại xơ xác.
D.Đất nóng.
Câu 6:Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi” ?
A.Làng
B. Bến quê.
C.Chiếc lược ngà.
D.Lặng lẽ Sa Pa.

Câu 7:Dòng nào sau đây chưa phải là câu ?
A.Nguyễn Trãi,nhà thơ lớn của nước ta.
B.Trường tôi vừa được xây dựng khang trang.

C.Cái quạt quay suốt đêm ngày.
D.Con đường làng rợp mát bóng cây.
Câu 8:Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A.Về đề tài đánh cờ thì nó đứng nhất lớp.
B.Nó đứng nhất lớp về đề tài đánh cờ.
C.Cờ vua là môn thể thao rất lí thú.
D.Chúng tôi rất thích học đánh cờ.
Câu 9: Điền đúng năm sáng tác mỗi bài thơ vào dấu ngoặc đơn
Mùa xuân nho nhỏ ( ) Viếng lăng Bác ( )
Nói với con ( ) Sang thu ( )
Câu 10: Khởi ngữ là thành phần biệt lập .Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
II. PHẦN TỰ LUẬN :(6đ):
Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác ”của Viễn Phương.
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9
I. Phần trắc nghiệm (4đ):Mỗi câu đúng 0,4 đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trảlời A B C A B B A A (sgk) B
II. Phần tự luận (6đ)
Bài làm thể hiện những ý chính sau đây:
-Cảm xúc của tác giả trong bài thơlà cảm xúc chung của toàn dân tộc đối với Bác
Hồ kính yêu
-Cảm xúc đó thể hiên ở lòng kính yêu chân thành ,nỗi xúc động thiêng liêng của
nhà thơ khi đến lăng Bác Hồ,tình cảm của nhà thơ đối với Bác như tình cha con
ruột thịt qua cách xưng hô (con –Bác),cảm xúc thành kính thiêng liêng, long kiên
trung bất khuất.
-Tự hào ,tôn kính và biết ơn sâu lắng:Nhớ ơn Người soi đường chỉ lối cho Cách
mạng Việt Nam .Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ
mệnh: nằm trong giấc ngủ bình yên
-Niềm tiếc thương vô hạn thể hiện ở nỗi nhớ Bác ngàn thu:Thương nhớ vô hạn

suốt chiều dài thời gian (ngày ngày),vô hạn suốt chiều dài không gian(dòng
người),còn không gian quanh lăng thì tràn ngập nỗi nhớ(đi trong thương nhớ),lí trí
vẫn (biết Bác) hiểu rằng Bác sống mãi (trời xanh là mãi mãi) nhưng tình cảm
không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim).Lòng lưu luyến không rời khi
nghĩ ngày mai về lại miền Nam thì (thương trào nước mắt) và vẫn một long trung
hiếu sắt son-điệp ngữ “muốn làm”thể hiện ước nguyện tha thiếtcủa tác giảvà cũng
là của những ai khi đến thăm lăng Bác hồ kính yêu.
-Toàn bài giọng điệu thành kính,trang nghiêm,nhiều hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả một
cách xúc động tình cảm kính yêu,nhớ thương và biết ơn sâu lắng của nhân dân
miền Namnói riêng ,của dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ .
Bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận ,có luận điểm luận cứ ,lập luận chặt chẽ.
*Biểu điểm:
-Điểm 8-10:Bài làm đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức,có nhiều đoạn
văn hay,kĩ năng nghị luận tốt.Có thể còn một vài lỗi chính tảvà diễn đạt.
-Điểm7:Bài làm khá,còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả.
-Điểm 5-6:Bài làm đạt mức thể hiện đúng nội dung ,có vài đoạn văn suôn,còn mắc
lỗi diễn đạt và chính tả.
-Điểm 3-4 :Bài làm còn yếuyếu về diễn đạtnhưng cũng tỏ ra hiểu bài thơ.
-Điểm 1-2:Bài làm quá sơ sài,lủng củng.
-Điểm 0:Bài làm bỏ giấy trắng.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA I TIẾT- LỚP 9
VĂN HỌC: PHẦN THƠ

I. Phần trắc nghiệm (4đ mỗi câu trả lời đúng 0,5đ )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Phương
án
A B D C B D 1-b
2-d
3-c

4-a
(sgk)
II.PHẦN TỰ LUẬN (6đ )
Câu 1: Đoạn văn thể hiện các ý :
-Lớp nghĩa thực:Khi mùa thu đến ,sấm đã ít hơn,cây không còn bị bất ngờ
vì sấm sét.
-Lớp nghĩa hàm ẩn: giống như hang cây đứng tuổi, khi con người đã từng
trải,từng chịu nhiều going gió trong đời thì tác đọng của ngoại cảnh (sấm )không
làm người ta bất ngờ, bị động nữa.
Câu 2 : Chép đúng và đầy đủ hai khổ thơ (1đ )
Nội dung cần phân tích :
-Tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên (con chim ,cành hoa) để bày tỏ ước
nguyện sống có ích, sống đẹp như một lẽ tự nhiên-con chim mang đến tiếng hót
hay, bông hoa toả hương sắc cho đời.Dù vậy nhưng vẫn thể hiện sự khiêm tốn
đáng yêu ,chỉ là “một nốt trầm”thôi mà xao xuyến long người.
-Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng cống hiến sức trẻ của đời
mình góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.
Chú ý các yếu tố nghệ thuậtcần phân tích :
-Điệp ngữ “ta làm ” có tác dụng bộc lộ ước nguyện tha thiết của tác giả.
-Việc thay đổi đại từ xưng hô :tôi-ở khổ 1,đến khổ 5 thì dùng ta với dụng
ý:Khát vọng sốngcủa mọi người
-Điệp ngữ “ dù là ” thể hện được cống hiến suốt đời bất chấp tuổi tác, sức
lực.
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Người ra đ : Phạm Tấn Hà NĂM HỌC 2006-2007
MÔN:NGỮ VĂN- K. 9. Thời gian: 90
phút.
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Khoanh tròn vào ch cái đầu câu tr lời đúng nhất.
Câu 1. Tác gi nào sau đây sinh 1924 mất 2003, quê ở Hà Ni , là Tổng thư kí hi

nhà văn Việt Nam?
A. Tố Hữu; B. Nguyễn Đình Thi;
C. Chế Lan Viên; D. Chính Hữu.
Câu 2. Khởi ng là thành phàn câu đứng trước chủ ng đ nêu lên
A. Đề tài; B. Thời gian địa điểm;
C. Đề tài được nói đến trong câu; D. Đề tài được nói đến trong đoạn
văn.
Câu 3. Vũ Khoan là tác gi của văn bn:
A. Bàn về đọc sách;
B, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỹ mới;
C. Con cò;
D. Tiếng nói của văn nghệ.
Câu 4. Gi là thành phần biệt lập vì:
A. Chúng là một câu;
B. Chúng là một bộ phận của câu;
C. Chúng dùng để bộc lộc tâm lý;
D. Chúng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 5. Muốn làm tốt bài văn nghị luận v sự việc hiện tượng đời sống phi:
A. Tìm hiểu kỹ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng;
B. Tìm ý, lập dàn ý;
C. Viết bài và sửa bài;
D. cả A, B, C.
Câu 6. Văn bn nào sau đây có vận dụng lời hát ru truyn thống?
A. Sang thu; B. Con cò;
C. Nói với con; D. Ánh trăng
Câu 7. tác gi nào sau đây là dân tc tày?
A. Hữu Thỉnh; B. Thanh Hải;
C. Y Phương; D. Cả A, B ,C.
Câu 8. " Thao " và " Nho" là hai nhân vật trong văn bn nào?
A. Bến quê; B. Con Chó Bấc;

C. Những ngôi sao xa xôi; D. Tôi và chúng ta.
Câu 9.Thành phần biệt lập có:
A. Tình thái và khởi ngữ; B. Khởi ngữ và cảm thán;
C. Khởi ngữ, tình thái, cảm thán; D. Tình thái, cảm thán, phụ chú.
Câu 10. Văn hc Việt Nam phát trin qua mấy thời k?
A. hai; B. Ba;
C. Bốn; D. Cả a, B, C sai.
II. TỰ LUẬN ( 6 đ )
Suy nhgĩ của em về đoạn cuối trong bài " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Hết
ĐÁP ÁN
I. trắc nghiệm. Mỗi câu đúng (0.4 đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA B C B D D B C C D B
PGD ĐẠI LỘC
T THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ II : MÔN NGỮ VĂN 9
TỔ VĂN
Người ra đề : HUỲNH VĂN EM Thời gian : 90 phút
A VĂN ,TIẾNG VIỆT :
I TRẮC NGHIỆM : 2,5 đ (Mỗi câu o,25 đ )
Học sinh đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn phuơng án
đúng nhất

1/Đoạn văn trên trích từ tác phẩm :
a/Bến sông quê b/ Quê hương c/ Bến quê d/ Đường quê
2/Tác phẩm trên là sáng tác của nhà văn :
a/Nguyễn Huy Thiệp b/Nguyễn Huy Châu c/ Lê Minh Châu d/Nguyễn Minh
Châu
3/Nội dung tác phẩm Bến Quê thể hiện :
a/ Suy nghĩ trải nghiệm của nhà văn về cuộc đời về con người

b/Thức tỉnh sự trân trọng giá trị vẻ đệp giá trị của gia đình quê hương
c/ Hình ảnh một Bến quê yêu thương
d/ a và b đúng
4/ Lí do nào khiến nhân vật Nhĩ muốn con trai mình sang sông :
a/Vì anh muốn con trai anh không phải ân hận như anh lúc cuối đời
b/Để nó có thời gian đi chơi loanh quanh và mua quà về cho anh
c/Nhĩ muốn con trai thay mình thực hiện khát vọng sang bện kia sông -Một mảnh đất
mà lúc này anh thấy rất đỗi thân thưong với anh
d/Vì anh muốn con trai mình phải biêt mảnh đất bên kia sông
5/Vì sao Nhĩ lại muốn sang bên kia sông :
a/Vì đây là nơi duy nhất anhchưa từng đến sau khi đi mọi nơi
b/Vì chưa bao giờ Nhĩ đặt chân lên mảnh đất nay và lúc này anh mới cảm nhận được
vẻ đẹp bình dị mà thân thưong của nó
c/Vì Nhĩ muộc thoát cảnh ốm yếu tù túng của bản thân
d/Vì bên ấy có nhiều điều lạ
6/Câu thứ hai trong đoạn trích có nghĩa hàm ý
a/ Đúng b/ Sai
7/ Từ tiêu sơ trong văn bản là từ:
a/Thuần Việt b/ Hán Việt c/ Tính từ d/ b và c đúng
8/Câu 1,câu 2 và câu 4 trong văn bản liên kết với nhau băng phép liên kết :
a/Phép lặp b/ Phép thế c/ Cả hai đúng d/ Cả hai sai
9/Câu 2 trong văn bản là;
a/ Câu ghép b/Câu đơn c/Câu đơn có cấu tạo một chủ hai vị d/ Cả ba sai
10 Câu 2 trong văn bản là :
a/Câu trần thuật b/Câu cầu khiến c/Câu cảm d/Cả ba sai
II TỰ LUẬN :
1/Chép khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác và cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản
( 1.5đ)
2/ Viết đoạn văn ngắn có ít nhất hai thành phần biệt lập và cho biết đó là những thành
phần nào ? (1đ)

BTẬP LÀM VĂN (5Đ) :
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Mùa xuận nho nhỏ của nhà thơ Thanh
Hải
D ĐÁP ÁN : A /Văn tiếng Việt
I TRĂC NGHIỆM :

u
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A X
B X X X
C X X X X
D X X
II TỰ LUẬN : Chép đúng nguyên văn 1đ( sai lỗi chính tả mỗi lỗi trừ 0,25 chođến
hết )
Ghi đúng hoàn cảnh ra đời o.5 đ ( Đáp án SGK )
B Tập làm văn : Thực hiện được các mặt sau
I Nội dung phương pháp :
- Thể hiện đúng phương pháp nghị luận về một đoạn thơ ( Phân tích đựơc các giá trị
nội dung và nghệ thuật đoạn trích trong mối liên hệ với toàn văn bản ,đặ trong hoàn
cảnh sáng tác )
-Nêu đựoc cảm nhận về tâm nguyện của nhà thơ và tình yêu quê hương xứ sở
- Viết có cảm xúc ,rung động
II Hình thức :
-Có bố cục ba phần ,thực hiên được cức năng của mỗi phần
-Biết tách đoạn ,dựng đoạn .,thể hiện được dàn ý
-Viết câu đúng ngữ pháp , tránh lỗi chính tả ,biết dùng từ chuẩn, tránh các lỗi diễn đạt
BIẺU ĐIỂM :
4,5-5 Thực hiện tốt tất cả các yêu cầu ( còn một vài sơ sót nhỏ)
3- 4 Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu (Có một số lỗi không trầm
trọng )

2- 2,5 Thực hiện trung bình các yêu cầu ( Còn mắc số lỗi về nội dung
và hìh thức nhưng không quá nghiêm trọng
1,5-2 Còn yếu nhiều mặt nhưng không đến nỗi lạc đề
0,5- 1 Quá nhiều các yếu kém .lệch đề v.v.
Trường THCS Phan Bội Châu ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học
2006- 2007
Người ra đề : Lê Văn Chấn Môn : Ngữ Văn - Khối 9
Thời gian : 90 phút
A/ Trắc nghiệm : ( 4 đim )
Vòng tròn vào ý đúng nhất trong mỗi câu
1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian
nào ?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuộc kháng chiến
chống Mỹ
C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội D. Khi đất nước đã
thống nhất
2/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”được viết theo thể thơ nào ?
A. Thể thơ 4 chữ B. Thể thơ 5 chữ C. Thể thơ 7 chữ D. Thể thơ
tự do
3/ Tên thật nhà thơ Thanh Hải là :
A. Phạm ngọc Hoan . B. PhạmBá Ngoãn C. Hoài Thanh D. Phạm Trí
Viễn
4/ Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”là :
A. Hình ảnh một cành hoa B. Hình ảnh con chim
C. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ D.Hình ảnh nốt nhạc trầm
5/ Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi nào ?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôn thứ ba .
6/ Nghệ thuật đặc sắc của truyện “Những ngôi sao xa xôi .
A.Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất cũng là nhân vật chính .
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí .

C Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể ,Giọng điệu tự nhiên trữ tình.
D . Tất cả các ý trên
7/ Từ “Hỡi” trong câu thơ ” Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !” là thành phần gì ?
A. Cảm thán B. Khởi ngữ C. Thành ngữ D. Gọi – đáp
8/ Liên kết câu là gì ?
A . Là sự nối kết một số từ ngữ bất kỳ
B . Là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết
C . Là sự nối kết giữa câu với một đoạn nào đó
D . Cả A, B, C
9/ Câu thơ sau đây các từ in đậm là thành phần gì ?
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
A . Khởi ngữ B . Thành phần tình thái
C . Thành phần cảm thán D . Trạng ngữ
10/ Câu văn nào không chứa thành phần cảm thán ?
A.Có lẽ văn nghệ sĩ rất kị “trí thức hóa ” nữa
B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu .
C. Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng .
D. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
B/ Tự luận : ( 6 đim )
1/ Cho câu văn sau : Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có nhng nhân vật không xuất
hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp , nhưng cũng góp phần th hiện
chủ đ tác phẩm . Viết tiếp câu văn đã cho( từ 7 đến 10 câu ) để có đoạn văn hoàn
chỉnh . ( 2 điểm )
2/ Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ “Viếng
lăng Bác” của Viễn Phương ( 4 điểm )
Trường THCS Phan Bội Châu ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm
học 2006- 2007
Người ra đề : Lê Văn Chấn Môn : Ngữ Văn - Khối 9
A/ Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu 0,4 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B B C A D A B D A
B/ Tự luận ( 6 điểm )
1/ (2 điểm )
Yêu cầu nội dung :
* Phải làm rõ chủ đề của tác phẩm : Ca ngợi vẻ đẹp của những con người đang ngày
đêm thầm lặng cống hiến tất cả cho nhân dân , đất nước . Sống cống hiến sẽ mang đến
cho con người niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời .
- Chứng minh chủ đề ấy qua 2 nhân vật : Ông kĩ sư làm vườn rau , anh cán bộ nghiên
cứu bản đồ sét ( 1 đ )
- Họ cùng anh thanh niên tạo nên thế giới những con người miệt mài lao động khoa
học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích đất nước, vì cuộc sống con người. họ là những
tấm gương về lý tưởng và cách sống cao đẹp , đầy hy sinh ( 1 đ )
Yêu cầu về hình thức :
- Trình bày thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh với câu đã cho là câu mở đầu đọan
- Các câu được liên kết chặt chẽ với nhau một cách chặt chẽ
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa đối với đoạn văn lập luận , diễn đạt tốt
2/ ( 4 điểm )
*Yêu cầu nội dung :
Phân tích những cảm xúc chân thành của Viễn Phương khi đến Viếng lăng Bác để từ
đó khái quát tình cảm của nhân dân ta đối với Bác
* Yêu cầu về hình thức
Bố cục bài văn hợp lý
Biết cảm nhận thơ , diễn đạt mạch lạc , có cảm xúc
*BIỂU ĐIỂM :
-3 à 4 điểm: Bài viết hay , nội dung sâu sắc rõ ràng ,mạch lạc ,trong sáng .Đặc biệt
bài viết phải có sức thuyết phục tình cảm đối với ngưòi đọc và không phạm một lỗi
chính tả nào
- 2 điểm :Bài viết có ý ,đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức,bài viết có nội
dung chưa sâu .Sai chính tả từ 2 à 5 lỗi chính tả lỗi diễn đạt.

1 điểm: Bài viết kém song có thể đọc và theo dõi được vài nội dung
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN MÔN VĂN KHỐI 9
PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng:
“Nhưng tạnh mất rồi.Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẩn
thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi.
Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên
bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của
nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung
quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh
đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh
như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong
công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.Tiếng rao
của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bổng chốc,
sau những cơn mưa đá, chúng xoái mạnh trong tâm trí tôi…
1. Phần trích trên nằm trong văn bản nào?
a. Bến quê b. Chiếc lược ngà
c. Những ngôi sao xa xôi d. Không phải a,b,c
2. Tác giả của đoạn trích trên quê ở đâu?
a. Nghệ An b. Quảng trị
c. Thanh Hoá d. Cao Bằng
3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
a. Tự sự b. Biểu cảm c. Miêu tả d. Nghị luận
4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
a. Miêu tả cảnh quan xung quanh chân cao điểm
b. Kể về tuổi thơ của nhân vật Phương Định
c. Bộc lộ nỗi nhớ và những kỉ niệm tuổi thơ của Phương Định
d. Giới thiệu cuộc sống và công việc của Phương Định.

5. Vai kể trong đoạn văn trên là ai?
a. Tác giả b. Nhân vật Phương Định
c. Nhân vật chị Thao d. Cả a,b,c
6. Những chi tiết trong đoạn trích cho thấy phẩm chất gì của nhân vật?
a. Hồn nhiên và mơ mộng b. Chín chắn và già dặn
c. Tinh nghịch và thích hài hước d. Thông minh thích khám phá.
7. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
a. Cách xây dựng tình huấng hấp dẫn
b. Cách bộc lộ tình cảm linh hoạt
c. Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
d. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt có giá trị biểu cảm
8. Câu văn “ Sao chóng thế?“ được dùng với mục đích gì?
a. Bày tỏ ý nghi vấn b. Thể hiện sự cầu khiến
c. Bộc lộ cảm xúc d. Trình bày một sự việc
9. Từ “rõ ràng” trong câu văn “ Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành
phần gì?
a. Khởi ngữ b. Thành phần biệt lập tình thái
c. Thành phần biệt lập phụ chú d. Thành phần biệt lập cảm thán
10. Từ “ chúng” trong đoạn văn “ Ôi chao, có thể là…tâm trí tôi…”được dùng để
thay thế cho từ ngữ nào?
a. Bỗng chốc b. Một cơn mưa đá
c. Những cái đó d. Cả a,b,c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1(1đ) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hãy viết đoạn văn (5 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ về Bác.
Câu 2(5đ)

Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”
Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN VĂN KHỐI 9
PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
c c b c b a d c b c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Về nội dung (0,5đ)
- Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại => miêu tả sự
yên tỉnh trang nghiêm và lòng thành kính của tác giả.
- Nỗi xức động ghi nhận bằng hình ảnh ẩn dụ trời xanh và động từ “nhói”=> tả
sự hoá thân của Bác, và nỗi xúc động của nhà thơ.
- Về hình thức (0,5đ) đủ số câu - đoạn văn gọn có sự liên kết.
Câu 2: Bài làm văn
* Yêu cầu về nội dung
- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ:
người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần vật chất quý báu của người
trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đã làm nên
các giá trị ấy.
- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt
đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.
- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân
* Về hình thức
- Vận dụng được phép lập luận giải thích chứng minh
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc
* Biểu diễn:

- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - viết có cảm xúc không mắc các lỗi
thông thường
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu nhất là các yêu cầu về nội dung- và lập luận
rõ ràng. Có thể có vài sai sót nhỏ về lối diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt trên mức trung bình
- Điểm 2,5:Cơ bản giải thích chứng minh được vấn đề, song có thể diễn đạt
chưa tốt.
- Điểm 1-2: Tuỳ theo mức độ còn lại
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì.
HẾT
Trường THCS Kim Đồng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Người ra: Ngô Thị Lệ Thanh Môn: Ngữ Văn - Khối 9
Phần I: Trắc nghiệm (4 đim, gồm 10 câu, thời gian 15 phút)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất,
ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B, )
“Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương
không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho
Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài,
lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
-Gọi điện về đơn vị nhé !”
(Ngữ Văn 9, tập 2)
1/Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A-Lặng lẽ Sa Pa B-Những ngôi sao xa xôi C-Cố hương D-Bến quê
2/Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?
A-Nho B-Chị Thao C-Tác giả D-Phương
Định
3/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A-Tự sự B-Miêu tả C-Biểu cảm D-Nghị luận
4/Có bao nhiêu câu của đoạn trích có sử dụng thành phần phụ chú?
A-Một B-Hai C-Ba D-Bốn

5/Tác giả của tác phẩm có chứa đoạn trích trên?
A-Nguyễn Quang Sáng B-Nguyễn Thành Long C-Lê Minh Khuê D-
Nguyễn Minh Châu
6/Từ gạch chân trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.” là
thành phần gì?
A-Khởi ngữ B-Thành phần biệt lập tình thái
C-Thành phần biệt lập phụ chú D-Thành phần biệt lập cảm thán
7/Từ “lúng túng” thuộc loại từ nào trong các từ sau?
A-Từ ghép B-Từ láy C-Từ đơn D-Từ đơn đa âm tiết
8/Câu: “ Gọi điện về đơn vị nhé!” có thành phần biệt lập nào?
A-Thành phần tình thái B-Thành phần cảm thán
C-Thành phần phụ chú D-Thành phần Gọi - Đáp
9/Nhân vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao?
A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như
thế nào
B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh
10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là
quan hệ gì?
A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện
C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ
Phần II: Tự luận (6 đim, thời gian 75 phút)
Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

×