Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Chuyên đề cây trồng: TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỌN TẠO GIỐNG CAO SU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

CHUN ĐỀ CÂY TRỒNG

TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỌN TẠO
GIỐNG CAO SU Ở VIỆT NAM

GVHD

: TS Phạm Thị Minh Tâm

Người thực hiện

: Trần Minh Sang

Lớp

: CH Khoa học cây trồng

Niên khóa

:2013 - 2015

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11/2013

1


1



MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................................3
1.2 Mục đích – yêu cầu – giới hạn đề tài................................................................................3
1.2.1 Mục đích........................................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu..........................................................................................................................3
1.2.3 Giới hạn đề tài...............................................................................................................3

Chương 2.......................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................4
2.1 Tổng quan về cây cao su...................................................................................................4
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su.............................................................................4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cao su..................................................................................5
2.2 Điều kiện sinh thái cây cao su...........................................................................................7
2.2.1 Khí hậu..........................................................................................................................8
2.2.2 Đất đai ...........................................................................................................................9
2.3 Tình hình nghiên cứu cao su trên thế giới và Việt Nam.................................................10
2.3.1 Thế giới........................................................................................................................10
2.3.2 Trong nước..................................................................................................................12

Chương 3:....................................................................................................................21
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................................21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện......................................................................................21
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2011 đến tháng 01/2012..........................................21
Địa điểm thực hiện đề tài được tiến hành trên vườn sơ tuyển Lai Khê trồng năm 2005
(STLK 05) tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Lai Khê – Lai Hưng - Bến Cát – Bình
Dương....................................................................................................................................21
3.4 Phương pháp thí nghiệm.................................................................................................22
3.4.1 Bố trí thí nghiệm..........................................................................................................22

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:........................................................................................................23
1


2

Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm STLK 05.......................................................................23
3.4.2Các chỉ tiêu quan trắc...................................................................................................24

(a).................................................................................................................................31
(c).................................................................................................................................32
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................33
Hàm lượng cao su khô (%DRC)...........................................................................................49

Đặc...............................................................................................................................51
điểm.............................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51

4....................................................................................................................................51
3....................................................................................................................................51
5....................................................................................................................................51
4....................................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
2


3

Nhẹ...............................................................................................................................51
Nhẹ...............................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
Rất nhẹ.........................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
Rất nhẹ.........................................................................................................................51
Không...........................................................................................................................51
Rất nhẹ.........................................................................................................................51
(Ghi chú: điểm 1: rất kém; 2: kém; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt)...............................52

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell.Arg) có nguồn gốc từ lưu vực sông
Amazon, (Nam Mỹ) được du nhập thành công vào Việt Nam từ năm 1897, là cây
trồng có giá trị kinh tế cao, mủ cao su là nguyên liệu đặc biệt cần thiết trong nhiều
ngành công nghiệp hiện nay. Việc phát triển cây cao su đã tạo việc làm ổn định cho
nhiều lao động, góp phần cải thiện kinh tế xã hội và cải tạo môi trường thiên nhiên.
Cao su thiên nhiên với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao,

chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện. Khoảng 60 – 70 % sản
lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10 % là dùng trong
3


4

dụng cụ y tế, 8 % trong công nghiệp quần áo, giày dép, nệm thảm, 7 % dùng trong
công nghiệp ống dẫn băng chuyền.
Bên cạnh sản phẩm chính là mủ cao su, cây cao su còn cho ta một lượng gỗ
đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây. Cây cao su có khả năng sống và
phát triển trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, là cây trồng có diện tích lớn trong cơ
cấu diện tích các cây công nghiệp lâu năm, sản lượng tăng hàng năm từ 11 % đến 15
% trong 3 năm gần đây (Nguyễn Thị Huệ).
Ngoài ra cây cao su được xem là cây nơng – lâm kết hợp có khả năng phát triển
trên nhiều vùng đất góp phần bảo vệ, phục hồi và cải tạo mơi sinh. Sản phẩm có thể
thu được từ vườn cao su rất phong phú: Dầu hạt cao su, mật ong, cây thảm phủ, lương
thực trồng xen, sản phẩm chăn nuôi…

Hiện nay, nhà nước ra chủ trương phát triển diện tích trồng cây cao su trên cả
nước, do đó Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam đã có dự án phát triển 30.000 ha
cao su tại vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên), đưa cao su lên Tây Nguyên
với quỹ đất trên địa bàn bốn tỉnh : Kon Tum (37.000 ha), Gia Lai (50.000 ha), Đak
Lak ( 27.000 ha), Đắc Nông ( 22.000 ha) (Hiệp Hội Cao Su Việt Nam), phát triển
khoảng 100.000 ha ở khu vực Tây Bắc và 200.000 ha ở nước láng giềng Lào và
Campuchia từ năm 2015 – 2020 (Trần Thị Thúy Hoa). Để phát triển được dự án này,
nhu cầu cần thiết phải có giống cao su đáp ứng được với yêu cầu khí hậu, sinh thái của
từng vùng để khơng những cho sản lượng mủ cao mà cịn cho trữ lượng gỗ lớn sau
thời gian khai thác mủ.


4


2

Như vậy, để làm cho cây cao su đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được với môi
trường tự nhiên ngày càng biến động thì một trong những giải pháp kĩ thuật hàng đầu
hiện nay là trồng giống có thành tích cao và đáp ứng được với từng vùng sản xuất. Để
đạt được điều đó thì cơng tác chọn tạo giống phải được đặt lên hàng đầu, việc chọn tạo
giống là công tác mang ý nghĩa thiết thực và quan trọng, trong đó cơng tác sơ tuyển
giống cao su là khâu quan trọng trong quy trình tạo giống mới để có được giống đáp
ứng cho nhu cầu về giống cao su hiện nay. Để giảm thiểu rủi ro cho sản xuất, giống
chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản. Chu kỳ khảo nghiệm
giống cao su phải mất 20 – 25 năm, có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy
bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 – 15 năm, để giảm thiểu chi phí thí
nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống. Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đưa ra
quá trình tuyển chọn giống gồm các bước : Tuyển non (TN) – Sơ tuyển (ST) – Chung
tuyển (CT) – Sản xuất thử (XT). Trong đó sơ tuyển là một khâu quan trọng sau khi có
được những dòng lai đã tuyển lựa sơ bộ ở tuyển non các dịng vơ tính được nhân
nhanh và đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về các đặc tính nơng học ở khâu sơ
tuyển với thời gian thí nghiệm 8 – 10 năm (Lê Mậu Túy và cs, 2002).
Thí nghiệm sơ tuyển Lai Khê 2005 (STLK 05) được thiết lập tại Trạm thực
nghiệm Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 2005 để đánh giá
sản lượng của các dịng vơ tính trong năm cạo đầu tiên, sinh trưởng, tăng trưởng trong
khi cạo, hình thái và khả năng kháng bệnh của 127 dịng vơ tính cao su mới từ đó gạn
lọc ra những dịng vơ tính xuất sắc làm nguyên liệu cho các bước chọn giống tiếp theo.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học
trường Đại Học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Cao
Su Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “SƠ TUYỂN CÁC DỊNG VƠ
TÍNH CAO SU VỤ LAI 1999 - 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BÌNH DƯƠNG”


2


3

1.2 Mục đích – yêu cầu – giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tiềm năng các dịng vơ tính cao su mới qua những đặc tính nơng học
như: Sinh trưởng, Sản lượng, tăng trưởng vanh thân và một số đặc tính khác của các
dịng vơ tính cao su được bố trí trên thí nghiệm sơ tuyển STLK 05 tại trạm thực
nghiệm cao su Lai Khê – Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương.
1.2.2 Yêu cầu
- Tập hợp số liệu đã có và quan trắc thí nghiệm với các chỉ tiêu nông học chủ
yếu: Sinh trưởng, sản lượng, khả năng kháng bệnh và một số đặc tính phụ khác.
- Chọn lọc các dịng vơ tính cao su xuất sắc.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm sơ tuyển STLK 05 là cơng trình tuyển chọn giống do viện nghiên
cứu cao su Việt Nam thực hiện trong thời gian dài, trong khi thời gian thực tập ngắn
(từ tháng 08/2011 đến tháng 02/2012) do đó các chỉ tiêu theo dõi có giới hạn về thời
gian, số liệu ghi nhận được chỉ trong thời gian thực tập.

3


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc chi Hevea, họ thầu dầu
(Euphorbiaceae), được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ Amazon
(Nam Mỹ), một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia,
Ecuador, Venezuela…có vĩ độ từ 150Nam đến 60Bắc, và từ 460 đến 770 kinh Tây. Đây
là vùng nhiệt đới ẩm ướt lượng mưa trên 2000 mm , nhiệt độ cao và đều quanh năm,
có mùa khơ hạn kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu dinh dưỡng,
có độ pH: 4,5 - 5,5 với tầng đất mặt sâu, thốt nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ,
2006).
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10
thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này để tẩm vào quần áo
chống ẩm ướt và tạo ra những quả bóng để vui chơi trong dịp hè. Họ gọi chất nhựa này
là Caouchouk, theo thổ ngữ Mainas có nghĩa là “ Nước mắt của cây” (cao là gỗ,
uchouk là chảy ra hay là khóc). Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh của cơng nghệ
lưu hóa vào năm 1839 đã dẫn đến sự bùng nổ cao su trong khu vực này, làm giàu cho
các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará) thuộc Brasil. Thử
nghiệm đầu tiên trong việc trồng cao su ra ngoài khu vực Brasil là diễn ra vào năm
1873. Sau một vài nổ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại khu vực vườn thực vật Hoàng
gia Kew, những cây con này đã được gửi đến Ấn Độ để gieo trồng nhưng chúng đã bị
chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi
tới Kew vào năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm và vào năm 1876 khoảng
2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng tới Ceylon và 22 cây đã được gửi tới các
4


5

vườn thực vật ở Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngồi nơi bản địa của nó,
cây cao su đã được nhân giống rộng khắp nơi tại các thuộc địa của Anh. Cây cao su đã
có mặt tại các vườn thực vật Buitenzorg, Indonesia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn

điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaysia và ngày nay phần lớn các khu vực
trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực Châu Phi nhiệt đới. Người ta
tìm thấy cây Hevea brasiliensis hoang dại là một trong mười lồi cây cho mủ trong họ
Euphorbiaceae có chất lượng mủ tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao hơn cả (Nguyễn Thị
Huệ, 1997).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cao su
Cây cao su trong tình trạng hoang dại là 1 cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30
m, có khi đến 50 m, vanh thân có thể đạt được 5 - 7 m, tán lá rộng và sống trên 100
năm (Nguyễn Thị Huệ).
Khi được nhân trồng trong sản xuất, do việc tính tốn hiệu quả của cây trên việc
sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được đặt trong các điều kiện sống khác hẳn
với điều kiện hoang dại (18 – 25 m 2/cây, mật độ trồng 400 - 550 cây/ha). Chu kỳ sống
giới hạn 30 - 40 năm, chiều cao 25 – 30 m, vanh thân khoảng 1 m vào cuối thời kỳ
kinh doanh.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều giống mới
năng suất cao, thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) ngắn, kỹ thuật khai thác mủ tiến bộ
thu được nhiều mủ hơn. Do đó, tuổi thọ cây rút ngắn chỉ còn 20 - 25 năm.
Cây cao su là cây lưỡng bội (2n=36) với các đặc điểm thực vật học như sau:
• Thân
Thân thẳng, vỏ có màu xám và tương đối láng. Đây là loài cao nhất trong các
giống cây cho mủ, trong điều kiện hoang dại cây cao khoảng 40 m, sống trên trăm
năm. Nhưng trong các đồn điền thì cây chỉ cao 25 m nguyên nhân là do ảnh hưởng của
việc khai thác mủ và chu kì sống được giới hạn từ 25 – 35 năm, khi năng suất thấp
khơng cịn hiệu quả kinh tế, cây cao su sẽ được thanh lý để trồng tái canh (Nguyễn Thị
Huệ, 2007).


6

● Lá

Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên mọc cách, khi lá mới bắt
đầu nhú, lá non uốn cong gần như song song với cuống lá, các lá này lớn lên thì có
màu xanh lục và lá vươn ra gần 180 0 so với cuống lá. Lá trưởng thành lá có màu xanh
đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới lá. Màu sắc, hình dạng và kích thước lá thay
đổi khác nhau giữa các giống. Cây cao su rụng lá hàng năm ở những nơi có mùa khơ
rõ rệt, có đặc tính rụng lá theo mùa hay cịn gọi là rụng lá qua đông khi cây từ 3 tuổi
trở lên. Ở Việt Nam thời gian cao su rụng lá vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm
sau. Tại những vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi, hiện tượng rụng lá qua đông xảy
ra nhanh và diễn ra trong một thời gian ngắn. Ngay khi cây rụng trụi lá, lá non bắt đầu
xuất hiện và sau 1 – 1,5 tháng tán lá ổn định.
● Hoa
Cây cao su bắt đầu ra hoa sau khi trồng từ 4 – 6 năm, hoa rộ vào lúc lá non
tương đối ổn định. Hoa cao su thuộc loại hoa đơn tính đồng chu, nhưng thường thụ
phấn chéo vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Hoa cái thường lớn hơn hoa đực, mỗi
nhánh cây có khoảng 10 – 12 chùm hoa, mỗi chùm hoa có từ 15 – 20 hoa cái. Hoa cao
su hình chng nhỏ màu vàng dài 3,5 – 8,0 mm, hoa có 5 cánh đài, không cánh tràng,
hương thơm nhẹ
+ Cây cao su từ 4 - 6 tuổi trở lên mới bắt đầu trổ hoa và thường mỗi năm trổ
hoa 1 lần vào tháng 2 - 3 dương lịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
+ Hoa cao su nhỏ, màu vàng, là hoa đơn tính đồng chu khó tự thụ, chủ yếu là
thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau do sự tác động của côn trùng.
● Quả và hạt
+ Quả cao su hình trịn hơi dẹp, có đường kính từ 3 - 5 cm, quả nang gồm 3
ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt, quả cao su sau khi hình thành 12 tuần thì đạt kích thước
lớn nhất, sau 16 tuần thì vỏ quả hóa gỗ và sau 19 - 20 tuần thì quả chín. Quả sau khi
chín tự nứt theo các đường vách ngăn.
+ Hạt cao su hình trịn hơi dài hoặc hình bầu dục, chứa nhiều dầu, có kích thước
thay đổi từ 2,0 - 3,5 cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, và mặt lưng
cong lồi lên. Kích thước, hình dạng và màu sắc hạt thay đổi nhiều giữa các giống cây
6



7

và là một trong những đặc điểm để nhận diện giống cao su. Có thể phân biệt các giống
cây mẹ dựa vào hình dạng vân trên vỏ hạt.
+ Nhân hạt cao su gồm phôi nhũ và cây mầm chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy
mầm. Để thúc đẩy sự nảy mầm của hạt người ta thường đập vỡ lớp vỏ. Sau khi nảy
mầm khoảng 8 ngày thì cây xuất hiện cặp lá đầu tiên.
● Rễ
Trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao su chiếm khoảng 15 % trọng lượng toàn
cây. Rễ cây cao su hấp thu phát triển theo mùa, tối đa vào giai đoạn cây ra lá non và
tối thiểu khi lá già trước khi rụng.
+ Rễ cây cao su có 2 loại là rễ cọc (rễ trụ) và rễ bàng (rễ hấp thu).Rễ cọc cắm
sâu vào đất giúp cây đứng vững, hút nước và muối khoáng ở tầng đất sâu, rễ cọc có thể
ăn sâu hơn 10 m khi gặp đất có cấu trúc tơi xốp.
+ Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cao su nằm
trong lớp đất mặt từ 0 - 40 cm, và lan rộng 6 - 9 m, sự tăng trưởng của bộ rễ phụ thuộc
vào thời gian sinh trưởng của cây.
• Vỏ
Gồm 3 lớp chính là lớp da bần, lớp vỏ cứng và lớp vỏ mềm (lớp da lụa). Lớp da
bần tập hợp các tế bào chết, bảo vệ lớp bên ngoài. Lớp vỏ cứng là lớp da cát có chứa
một só mạch mủ. Lớp vỏ mềm có chứa nhiều mạch mủ, nơi cung cấp latex. Mạch mủ
xếp nghiêng tính từ phải qua trái tính từ dưới lên làm thành một góc 5 0 so với đường
thẳng.
2.2 Điều kiện sinh thái cây cao su
Cao su là cây lâu năm thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về thời tiết
xảy ra trong suốt năm và trong nhiều năm, khác với cây ngắn ngày có thể tránh được
những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt trong năm. Mặt khác, việc đầu tư ban đầu (giai
đoạn KTCB) cho cao su thường tốn nhiều thời gian và vốn. Vì thế cần có sự xem xét

các yếu tố khí hậu trước khi quyết định trồng loại cây dài ngày này phù hợp cho từng
vùng tiểu khí hậu, để đạt hiệu quả kinh tế cao.

7


8

2.2.1 Khí hậu
● Nhiệt độ: nhiệt độ được xem là yếu tố khí hậu quan trọng, quyết định nhất vì
nó quy định giới hạn tổng quát vùng trồng. Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên
thường sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 25 0C, nhiệt độ tối thích
là 26 – 280C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây trở ngại cho
quá trình chảy mủ khi khai thác. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 18 0C sẽ ảnh hưởng đến sức nảy
mầm của hạt một cách rõ rệt do làm giảm khả năng hút nước của hạt giống, tốc độ sinh
trưởng của cây cũng chậm lại, cụ thể là làm chậm tăng chu vi thân, kéo dài thời kì hình
thành một tầng lá, mủ sẽ bị chảy dai khi khai thác. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 0C hạt
giống sẽ mất sức nảy mầm hoàn toàn, nhiệt độ này kéo dài cịn làm rối loạn q trình
trao đổi chất và cây sẽ chết. Ở nhiệt độ thấp hơn 5 0C cây sẽ bị nứt vỏ chảy mủ hàng
loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Tuy là cây nhiệt đới nhưng nếu nhiệt độ lớn
hơn 300C cũng gây một số trở ngại cho cây như hiện tượng mủ chóng đơng khi khai
thác, làm giảm năng suất mủ cho lần khai thác đó. Nếu nhiệt độ cao hơn 40 0C cũng
gây ra hiện tượng khô ở vỏ gốc cây, làm cho cây chết tương tự như hiện tượng ở nhiệt
độ thấp hơn 50C, tuy nhiên tỷ lệ cây chết ít hơn.
●Lượng mưa: cây cao su có thể trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1500 – 2000
mm nước/năm, số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100 – 150 ngày. Vì việc khai
thác mủ ln xảy ra vào buổi sáng nên số ngày mưa vào buổi sáng nhiều sẽ hạn chế
năng suất mủ do số lần khai thác bị giảm, mất sản lượng khi cạo trễ, hoặc mất sản
lượng khi gặp mưa trong lúc khai thác. Tính chất cơn mưa cũng có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây cao su. Mưa phùn, thường thấy ở vùng Bắc Trung Bộ, tạo

điều kiện cho các bệnh héo đen, rụng lá mùa mưa, nấm hồng, loét sọc miệng cạo phát
triển. Nếu lượng mưa thấp dưới 1500 mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều trong
năm.
●Gió: gió lớn thường gây gảy đổ, đứt rể, tác nhân đầu tiên cho các bệnh về thân
cành do đó làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất mủ. Gió khơ như gió Lào sẽ
làm giảm mức độ sinh trưởng của cây đáng kể, cụ thể là tăng vanh chậm và kéo dài
thời kì hình thành một tầng lá. Những nơi có tốc độ gió lớn hơn 3 m/s cây cao su
thường sinh trưởng rất chậm và sản lượng thấp. Tuy nhiên, gió nhẹ tốc độ khoảng 1 - 2
8


9

m.s-1 có lợi cho cây cao su vì giúp làm vườn cây thơng thống, hạn chế được bệnh,
điều hịa sinh trưởng cho cây. Khi gió có tốc độ > 17,2 m.s -1cây cao su bị gãy cành,
thân ( Nguyễn Thị Huệ , 2006).
●Giờ chiếu sáng: khác với tiêu và cà phê, cao su là cây ưa sáng. Thời gian và
cường độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc sinh tổng hợp càng nhiều. Ánh sáng
còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Quá
trình ra lá mới thường kéo dài tại những vườn cao su được trồng ở những vùng miền
Bắc, miền Trung do mây mù. Số giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ
quang hợp của cây, giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt nhất cho cây cao su bình qn là
1800 - 2800 giờ/năm.
• Ẩm độ: khơng khí bình qn thích hợp cho sinh trưởng của cây cao su là trên
75 %, ẩm độ khơng khí cịn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.
2.2.2 Đất đai
Cây cao su có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng hiệu quả
kinh tế là một vấn đề cần lưu ý để chọn lựa đất phục vụ cho việc nhân rộng vườn cây
trên diện tích lớn.
● Độ cao: Cao trình 200 m thích hợp trồng cao su. Cao trình đất lý tưởngđược

khuyến cáo:
+ Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500 – 600 m.
+ Vị trí 5 - 60 mỗi bên vĩ tuyến có thể trồng cao su ở cao trình 400 m.
● Độ dốc: tốt nhất là đất bằng phẳng, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên
trồng cây cao su ở đất có độ dốc dưới 30 % (quy trình kỹ thuật tổng cơng ty cao su
năm 2004).
● pH: độ pH thích hợp từ 4,5 - 5,5 (theo Edgar 1960).
● Chiều sâu đất: đất trồng cao su lý tưởng có tầng canh tác sâu 2 m (theo
Nguyễn Thị Huệ năm 2006).

9


10

2.3 Tình hình nghiên cứu cao su trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Thế giới
Đến cuối thế kỷ 19, sản lượng cao su thế giới chủ yếu được khai thác từ các cây
cao su rừng mọc hoang dại năng suất rất thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cao su
thiên nhiên của thế giới ngày một tăng. Xuất phát từ việc cung không đủ cầu, cây cao
su được du nhập sang Châu Á và nhân trồng nhanh. Nhưng bước đầu chỉ là những
vườn cây thực sinh (cây trồng bằng hạt) sản lượng thấp.
Khi quan sát thực tế người ta thấy những cá thể xuất sắc nổi trội trong vườn cây
từ đó đã nảy sinh ý tưởng tuyển chọn giống.
Năm 1920 công việc tuyển chọn giống cao su được bắt đầu ở Malaysia,
Indonesia và SriLanka. Mục tiêu của giai đoạn này là tuyển chọn giống bằng cách loại
bỏ các cây thực sinh sản lượng thấp trong vườn ươm, kế đó tuyển chọn cây thực sinh
xuất sắc làm cây mẹ đầu dịng để nhân giống vơ tính.
Năm 1928, Malaysia bắt đầu chương trình lai hoa có kiểm sốt để tạo ra các
giống cây lai ưu tú từ những cây mẹ và bố đã tuyển chọn.

Theo Gs R.E Schultes: cần sưu tập một cách có hệ thống các dịng Hevea
brasiliensis sống ở những vùng khác nhau của nước Brazil để sử dụng trong lai tạo
giống mới. Mỗi khi có những kiểu di truyền có hiệu năng cao được xác định, kỹ thuật
ghép cây kết hợp đặc tính tốt của các thành phần trong một cây: Bộ rễ, thân, tán có thể
triển khai có hiệu quả trong đó đặc tính cao sản được duy trì bằng khả năng kháng
bệnh.
Wycherley (1969): bản chất mối tương quan giữa năng suất với vanh thân, giữa
những cây trong một quần thể đồng nhất về tuổi và chế độ trồng trọt cơ bản là giống
nhau dù cây đó là thực sinh hay cây ghép.
Năm 1972: hội thảo về cải tiến giống của IRRDB đã khẳng định muốn đạt được
những tiến bộ nhảy vọt về năng suất, sản lượng cần phải mở rộng vốn di truyền phong
phú đa dạng về loại Hevea brasiliensis trên toàn khu vực Amazon
10


11

Theo Ho Chai Yee, 1974 với một quần thể có phân bố chuẩn nếu chọn 50 % số
cá thể có sản lượng cao trong giai đoạn non thì có thể đạt gần 100 % số cá thể cao sản
ở giai đoạn trưởng thành. Do đó cho phép giảm bớt chi phí và thời gian chọn giống
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
Năm 1974, Malaysia đưa ra hệ thống Enviromax (khuyến cáo giống cao su theo
vùng sinh thái) chú trọng các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng sản lượng như: đất đai,
bệnh, khí hậu, gió hại… và đã xác định 17 vùng tiểu khu sinh thái khác nhau.
Các nước Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka cũng vận dụng phương pháp
Enviromax để đưa những khuyến cáo thích hợp cho các giống cao su ở từng vùng sinh
thái cụ thể nhằm hạn chế đến mức tối đa những yếu tố bất lợi của môi trường làm ảnh
hưởng đến sản lượng sinh trưởng cây cao su.
Theo nghiên cứu của Ho Chai Yee (1978 - RRIM) cho thấy các nhân tố quyết
định năng suất của cây cao su là vanh thân, số vòng ống mủ và chỉ số bít mạch mủ

(PI), ba yếu tố này giải thích cho 75 % sự báo động về năng suất của các dịng vơ tính.
IRCA thực hiện ba vụ lai hoa nhân tạo đầu tiên của mình ở Cơte D’lvoire từ
năm 1974 – 1976 đã chọn được 24 DVT sau 8 năm thí nghiệm sơ tuyển.
Watson, 1989 lưu ý hình thái cây và khả năng kháng gió của cây. Các kiểu
kháng gió kém của cây gồm:
+ Tán rất cao.
+ Phát triển một vài cành cấp một lớn.
+ Cành nặng nề, lệch một bên so với thân chính, đặc biệt góc phân cành nhỏ.
+ Khơng có ưu thế ngọn, đặc biệt là hình thành một vịm tán rộng.
+ Phân nhánh nhiều dạng nĩa.
Tại Prang Becar hình thái cây được lưu ý trong chọn giống, các giống PB
thường có hình thái cân đối (Shepherd, 1969).
11


12

Theo các chuyên gia về kinh tế dự đoán nhu cầu mủ sẽ tăng do tăng trưởng kinh
tế của thế giới và các nước đang phát triển. Ngoài mủ, gỗ cao su trở thành mặt hàng có
giá trị cao vì cây rừng bị nghiêm cấm khai thác. Vườn cây cao su đang được xem là
một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ mơi trường và tích lũy chất hữu cơ để khơi phục các
vùng đất nơng nghiệp bị thối hóa. Tuy có giá trị về kinh tế, xã hội, mơi trường, an
ninh quốc gia. Nhưng việc tăng diện tích cao su ở nhiều nước gặp khó khăn do hạn chế
về đất đai, lao động, thiên tai và sự cạnh tranh của các loại cây trồng khác (diện tích
trồng cao su của Malaysia bị giảm, Thái Lan, Ấn Độ dịch chuyển địa bàn cao su lên
phía bắc).
Q trình chọn tạo giống trước đây chỉ chú trọng mục tiêu sản lượng, đã làm
xói mịn nghiêm trọng vốn di truyền của cây cao su. Sau đợt thu nhập giống nguyên
thủy ở Nam Mỹ năm 1981 để tăng cường quỹ gen cao su, các nước đang nghiên cứu
sử dụng vốn di truyền mới này và cho thấy có tiềm năng lớn để cải tiến giống cao su

lâu dài. Nhưng cần có các chương trình lai tạo giống để khai thác hiệu quả các nguồn
di truyền này.
Thành tựu đạt được từ sự phát triển giống cho thấy Malaysia đưa ra giống có
năng suất cộng dồn 9200 kg/ha trong năm năm cạo đầu tiên. Các nước khác có giống
đạt 2 tấn/ha/năm và 150 m3 gỗ/ha ở vùng truyền thống.
Năm 2002, IRRBD đề xướng hợp tác giữa các nước để xây dựng một chiến
lược sử dụng quỹ gen cao su Nam Mỹ vào chương trình chọn lọc giống cao su theo
hướng đa dạng hóa sản phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ, rừng) nâng năng suất 3
tấn/ha/năm để tăng hiệu quả kinh tế ngành cao su.

2.3.2 Trong nước
Việt Nam trồng cao su từ năm 1897, trên cây cao su trồng cuối năm 1897,
Yersin đã bắt đầu theo dõi sự phát triển của cây trong đồn điền Suối Dầu (Khánh Hòa)
bằng cách đo vòng thân cây, cách mặt đất 1 m, đo bất kỳ 50 cây hàng năm. Công việc
theo dõi này được làm liên tục trong 7 năm.
12


13

Năm 1901, Yersin kết luận các vườn cao su của đồn điền Suối Dầu trên đất
xám, nghèo mùn có thể so sánh với vườn cao su của Heneratgoda và Singapore là 2
nơi có các vườn cao su đẹp.
Năm 1914, vườn thực nghiệm Buitenzorg ở Java (Indonesia), nhờ hợp tác với
các nhà trồng cao su ở Sumatra (Indonesia) đã hoàn thiện được phương pháp ghép của
Van Helten.
Năm 1916 các nhà trồng cao su Sumatra thành lập một trạm thí nghiệm Avros,
gần Medan, ở đó Heusser người Hà Lan nghiên cứu cách thụ phấn nhân tạo trên cây
cao su. Với sự góp sức của vườn thực nghiệm Buitenzorg của Dr. Gramer, Hamaker…
các nhà khoa học Hà Lan đã đi đầu trong việc lai tạo, tuyển chọn các giống vơ tính,

nhờ đó mà cao su thiên nhiên đã có một bước tiến mới, không ngừng phát triển.
Ở Việt Nam công tác tạo tuyển giống mới đã được công ty cao su đất đỏ
(SPRT) tiến hành từ năm 1932 - 1944. Tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị xã hội
lúc đó khơng ổn định nên chương trình chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản
xuất. Mặt khác, các công ty tư bản Pháp thường chiếm những vùng đất tương đối
thuận lợi để thiết lập đồn điền cao su nên cơ cấu giống cho từng vùng chưa được chú
trọng.
Trước 1975: các công ty tư bản Pháp di nhập một số DVT cao su để khảo
nghiệm đưa vào sản xuất đại trà nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu giống
chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài.
Năm 1976: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam bắt đầu khôi phục lại các vườn
cây cũ và tổ chức lại chương trình cải tiến giống. Bước đầu thu thập lại những giống
cũ và thiết lập các vườn thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dịng lai hoa,
bên cạnh đó chuẩn bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền.
Từ 1977, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã thành lập mạng lưới khảo
nghiệm giống trên các vùng cao su trọng điểm, trải dài từ 11 đến 12 vĩ độ Bắc, bao
gồm miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền Trung và Bắc Việt Nam. Kết quả đã cho
13


14

phép chọn lọc các DVT triển vọng đưa vào bộ giống khuyến cáo giai đoạn 1998 2000.
Năm 1977 - 1978: nhập nội một số DVT cao su có triển vọng từ Malaysia và
Sri Lanka.
Năm 1981: ngành cao su việt Nam đã tiếp nhận một số giống mới sưu tập được
từ vùng nguyên quán Nam Mỹ qua tổ chức nghiên cứu và phát triển cao su thế giới
(IRRBD). Đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng được tập hợp qua trao đổi
song phương với IRCA, Pháp là nguồn tư liệu quý báu rất cần thiết cho công tác tạo
tuyển giống.

Năm 1987: Viện KTKT cao su nhập 5 giống của Malaysia (ký hiệu VM).
Năm 1983 - 1984: Viện KTKT cao su nhập 70 giống VF của Pháp.
Năm 1984: Viện KTKT cao su nhập 1900 genotype VA.
Từ 1982 - 1984 lai tạo trong Viện gồm 400 giống mới (LH).
Chương trình lai tạo giống cao su của Viện Cao Su Việt Nam khởi đầu năm
1982 và duy trì cho đến nay. Viện đã lai tạo ra rất nhiều giống với tên gọi là Lai Hoa
(LH) và các giống được công nhận là giống quốc gia được đặt tên là RRIV (Rubber
Research Institure of Vietnam).
Tháng 1/1996 hội thảo và trình diễn giống cao su đã được tổ chức tại Viện
Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Báo cáo tổng kết các công ty cao su cho thấy tầm quan
trọng đặc biệt trong việc sử dụng cơ cấu bộ giống vào sản xuất, đòi hỏi ngành cao su
phải không ngừng cải tiến bộ giống tốt hơn, thích hợp hơn cho từng vùng sinh thái
nhằm đạt được sản lượng cao nhất.
Nhu cầu cao su thế giới gia tăng và giá tăng bền vững trong những năm gần đây
tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp tục phát triển ngành cao su. Nhằm phát triển cây cao su,
Viện nghiên cứu cao su đã chú trọng chọn tạo những bộ giống theo hướng năng suất
mủ và gỗ cao để tăng hiệu quả kinh tế cho cây cao su vùng thuận lợi Đông Nam Bộ và
14


15

Tây Nguyên, đồng thời đa dạng hóa nguồn giống mới để tạo tuyển những bộ giống
thích nghi với điều kiện mơi trường ít thuận lợi ở vùng đất đồi miền Trung và một
phần miền Bắc.
Những bộ giống do Viện chọn tạo và khuyến cáo từ năm 1981 đến nay đã góp
phần rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản của 1 số giống còn 6 - 7 năm. Nâng cao năng
suất từ 800 kg/ha/năm (năm 1980), nay đạt 1,3 - 1,5 tấn/ha/năm và có nơi đạt 2
tấn/ha/năm, trữ lượng gỗ có khả năng trên 130 - 150 m 3 gỗ/ha. Năm 2000 đã có 3
giống lai tạo trong nước, 9 giống nhập nội được phép sản xuất rộng và 22 DVT tạo

tuyển trong nước được khu vực hóa, ngồi ra cịn hơn 1000 cây lai đang khảo nghiệm
có triển vọng về khả năng thích nghi rộng và năng suất mủ - gỗ cao hơn các giống hiện
có. Viện cũng đang lưu trữ nguồn gen phong phú (trên 3000 kiểu di truyền) và tiến bộ
(trên 250 giống ưu tú nhập nội). Đây là những nguồn vật liệu giống có tiềm năng đáp
ứng các mục tiêu mới của ngành, nâng cao vai trò cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và
bảo vệ môi trường của cây cao su.
Trong những năm gần đây Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam luôn nỗ lực thực
hiện nhiều chương trình chọn tạo giống cao sản như chương trình “nghiên cứu tuyển
chọn giống cao su khuyến cáo năm (1998 - 2000)”, “nghiên cứu chọn tạo bộ giống cao
su thích hợp cho các vùng sinh thái (2001- 2005)”, “dự án nghiên cứu giống cao su
năng suất cao trên 1,6 - 2 tấn/ha/năm và trữ lượng gỗ 130 - 160 m 3 gỗ/ha”, “tiếp tục lai
tạo chọn lọc giống sản lượng trên 3 tấn/ha/năm”. Thí nghiệm STLK 05 (sơ tuyển Lai
Khê 05) là một trong những thí nghiệm quan trọng của dự án trên.
Mục tiêu của tạo tuyển giống cao su tại Việt Nam: cải tiến năng suất ln là
mục tiêu hàng đầu của chương trình cải tiến giống cao su, kế đến là đặc tính sinh
trưởng khỏe nhằm rút ngắn thời gian KTCB không kinh tế. Các đặc tính khác được
quan tâm bao gồm những tính trạng vốn được biết là có ảnh hưởng đến năng suất cao
su như : tăng trưởng tốt trong khi cạo, kháng các bệnh nguy hại, đáp ứng tốt với chất
kích thích mủ, chế độ cạo có cường độ thấp và năng suất gỗ cao. Trong số các đặc tính
phụ, kháng đổ gãy do gió và kháng bệnh lá được xem là quan trọng hơn. Trong thực

15


16

tế, khó có thể tạo được một dịng vơ tính tồn vẹn do đó một số nhượng bộ chủ yếu về
các đặc tính phụ thường được chấp nhận.
Vì cao su là loại cây đại mộc lâu năm, chu kỳ kinh tế từ 25 – 30 năm nên thời
gian thí nghiệm dài, diện tích thí nghiệm lớn. Hiện nay, để đảm bảo độ tin cậy cao, quá

trình tuyển chọn giống cao su ở Việt Nam được tiến hành qua ba bước cơ bản từ quy
mô nhỏ đến quy mô lớn, với áp lực chọn lọc ngày càng cao. Chương trình tuyển chọn
giống cao su Việt Nam gồm ba giai đoạn: tuyển non, so sánh giống quy mô nhỏ (sơ
tuyển), so sánh giống quy mô lớn (chung tuyển và sản xuất thử). Các giai đoạn được
biểu diễn theo sơ đồ 2.1 và đã cho nhiều kết quả khích lệ. Một số dịng vơ tính cao su
xuất sắc được khuyến cáo ở bảng I cơ cấu giống hiện hành của ngành cao su Việt
Nam. Các bước chọn giống cao su ở Việt Nam gồm:
- Tuyển non: mỗi cây lai thực sinh (phát triển từ hạt lai thu được bằng phương
pháp lai hoa nhân tạo) nhân thành DVT. Gốc cây lai và DVT (3 cây x 2 nhắc hoặc 2
cây x 3 nhắc) được đưa vào vườn tuyển non có mật độ cao (5.550 cây/ha) và áp dụng
phương pháp cạo nhỏ Hamaker – Morris – Mann trên cây 28 – 34 tháng tuổi để đánh
giá tiềm năng năng suất. Các đặc tính khác được quan trắc là sinh trưởng, độ dày vỏ,
bệnh, đặc tính hình thái, tính đáp ứng chất kích thích. Những giống đối chứng được sử
dụng là giống đang phổ biến trong sản xuất và giống cha mẹ.
- Sơ tuyển (ST): những DVT xuất sắc từ tuyển non được bố trí trong các thí
nghiệm so sánh giống quy mơ nhỏ có kiểu bố trí khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 – 10 cây x
2 – 3 nhắc đối với mỗi nghiệm thức và được gạn lọc ở 2 đợt. Đợt 1, khi cây 2 – 3 tuổi,
áp dụng phương pháp tuyển non để gạn lọc DVT cao sản sớm. Đợt 2, tuyển chọn
giống khi cây 9 – 10 tuổi và cạo mủ 3 - 5 năm. Các chỉ tiêu chọn giống là sinh trưởng,
năng suất, độ dày vỏ, tính kháng bệnh. Những DVT xuất sắc sẽ được khảo nghiệm bổ
sung tính đáp ứng với chất kích thích mủ, cấu trúc hình thái, trữ lượng gỗ, đặc tính
sinh lý mủ và đặc tính mủ. Những giống đối chứng được sử dụng là giống đang phổ
biến trong sản xuất.
- Chung tuyển: những DVT được gạn lọc từ vườn sơ tuyển được tiếp tục khảo
nghiệm ở quy mơ lớn hơn có kiểu bố trí đầy đủ ngẫu nhiên, 60 – 100 cây x 3 – 4 nhắc
16


17


đối với mỗi nghiệm thức. Giống đối chứng và các chỉ tiêu nghiên cứu tương tự như ở
vườn sơ tuyển nhưng bổ sung các đặc tính tùy vùng sinh thái như kháng gió, kháng
lạnh, chống chịu khơ hạn. Thời gian khảo nghiệm từ 15 – 20 năm.
- Sản xuất thử: những giống chọn lọc từ vườn chung tuyển hoặc giống xuất sắc
từ vườn sơ tuyển được trồng thử với quy mô từ 1 – 5 ha/giống va 1 – 2 ô mỗi điểm.
Giống đối chứng, các chỉ tiêu nghiên cứu và thời gian khảo nghiệm tương tự như ở
vườn chung tuyển.
Các giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản
trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong
điều kiện sản xuất thử. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 25 – 30
năm, có thể rút ngắn còn 18 – 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách
tiến hành đồng thời hoặc gối đầu các bước.

17


18

Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam

Sưu tập cây đầu
dòng

Du nhập /Trao đổi
giống quốc tế

Ngân hàng quỹ gen
Lai hoa
Tuyển non


Sơ tuyển

Ô quan trắc

Chung

Sản xuất thử

tuyểntuyển

Cơ cấu giống địa phương hóa
Bảng III, Bảng II, Bảng I
(phụ lục 1)
Sơ đồ 2.1: Quy trình cải tiến giống cao su Việt Nam
(Nguồn: Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
18


19

2.4 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới và Việt Nam
Theo báo cáo của IRSG, năng suất cao su thiên nhiên toàn thế giới năm 2009
đạt 9,4 triệu tấn, giảm 4,8 % so với năm 2008, và giảm 1.05 % so với mức dự kiến 9,5
triệu tấn tại tháng 01/2009. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 16 năm qua. Sản
lượng cao su toàn thế giới giảm mạnh một phần là do các nước sản xuất cao su chính
trên thế giới chủ động cắt giảm sản lượng, phần khác do ảnh hưởng của thời tiết thất
thường ở các nước sản xuất cao su (AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng
cao su Việt Nam 2009 và triển vọng 2010). Tình hình sản xuất cao su tại các nước sản
xuất cao su chính trên thế giới năm 2009 như sau :
- Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về sản lượng cao su thiên nhên thế giới, với

mức sản lượng đạt 2,9 triệu tấn, chiếm 31 % tổng sản lượng cao su toàn thế giới, giảm
6,15 % so với năm 2008.
- Indonesia là nước thứ hai, với mức sản lượng đạt 2,6 triệu tấn, chiếm 27,6 %
tổng sản lượng cao su toàn thế giới, giảm 5,6 % so với năm 2008.
- Malaysia đạt 820 nghìn tấn, chiếm 8,7 % tổng sản lượng cao su toàn thế giới,
giảm 23,5 % so với năm 2008.
- Ấn độ giảm 6,7 % so với năm 2008.
Hiện nay diện tích trồng cao su của Việt Nam cũng như năng suất tiếp tục trong
xu hướng tăng của những năm vừa qua nên sản lượng cao su của nước ta cũng đạt mức
cao. Tổng diện tích cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2009 đạt 674,2 nghìn ha,
tăng 12 % so với năm 2008. Trong đó, tổng diện tích khai thác đạt 421,6 nghìn ha,
chiếm 62,5 % tổng diện tích, với mức năng suất đạt 723,7 nghìn tấn, tăng 12,3 % so
với năm 2008. Năng suất bình quân năm 2009 đạt 1,11 tấn/ha, tăng 3,8 % so với năm
2008. Với mức sản lượng năm 2009, sản xuất cao su của Việt Nam hiện đứng thứ 5
trên thế giới, chiếm gần 7,2 % tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Diện tích trồng cao su của Việt Nam hiện nay tập trung
ở Đông Nam Bộ chiếm khoảng 64 % tổng diện tích cao su của cả nước, tiếp theo là
19


20

khu vực Tây Nguyên khoảng 24,5 % và Duyên Hải Miền Trung khoảng 10 %, diện
tích cây cao su của vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10,2 nghìn ha, chiếm 1,5 %. Mủ cao
su đang là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau
lúa gạo và cà phê, năm 2009 xuất khẩu đạt 726 nghìn tấn, kim ngạch 1,08 tỷ USD.
Đây được coi là một kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế năm 2009
(AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009 và triển vọng
2010).


20


21

Chương 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2011 đến tháng 01/2012
Địa điểm thực hiện đề tài được tiến hành trên vườn sơ tuyển Lai Khê trồng năm
2005 (STLK 05) tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Lai Khê – Lai Hưng - Bến
Cát – Bình Dương.
• Điều kiện khí hậu thời tiết
Bảng 3.1 : Điều kiện khí hậu thủy văn tỉnh Bình Dương
Nhiệt độ
Tháng

Ẩm độ
Số giờ nắng
(giờ)

Lương mưa
trong tháng
(mm/tháng)

trung bình

khơng khí

(0C)


(%)

7/2011

27,5

87

171,8

219,5

8

27,0

89

154,2

165,7

9

27,2

87

193,3


205,0

10

26,6

89

105,6

241,8

11

26,2

87

162,0

149,3

12/2011

25,7

81

174,4


8,7

(Nguồn : Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Dương,2011)
Qua (bảng 3.1) cho thấy: Nhiệt độ trung bình 26,2 – 27,5 0C. Lương mưa trong
tháng dao động từ 8,7 – 241,8 mm, mưa nhiều nhất vào tháng 10, ẩm độ 81 – 89 %.
Tổng số giờ nắng dao động từ 105,6 – 193,3 giờ.

21


×