Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.51 KB, 16 trang )

Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu……………………………………………… 1
B. Phần nội dung……………………………………………. 1
I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam
trong thời gian qua…………………………………………….. 2
II. Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế
nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam………………………… 3
1. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước , quốc tế và các
chính sách thương mại quốc gia……………………………….4
2. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế…………..5
3. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với pháp luật thuế nhập khẩu
Việt Nam…………………………………………………………..6
4. Nhu cầu ngân sách nhà nước…………………………………8
5. Ý thức của người nộp thuế……………………………………9
a. Giá tính thuế nhập khẩu
b. Thuế xuất thuế nhập khẩu
c. Không kê khai trung thực thuế nhập khẩu
III. Giải pháp cơ bản khắc phục những mặt hạn chế của các
yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu nhằm hoàn thiện
pháp luật nhập khẩu ở nước ta hiện nay…………………… 10
1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật
thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay…………………………10
2. Những giải pháp cụ thể……………………………………...11
C. Phần kết luận………………………………………………13
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
1
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập là một xu thế tất yếu


của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam ta. Hội nhập kinh tế
đồng nghĩa với việc các quốc gia dỡ bỏ những hàng rào thuế
quan giúp lưu thông hàng hóa trở nên thuận lợi hơn. Điều
này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia, đặc biệt là thuế nhập khẩu.
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội thông
qua ngày 14 tháng 5 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 2006. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
luật hải quan của Việt Nam về cơ bản đã được xây dựng phù
hợp với những qui tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc
tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối
ngoại và yêu cầu thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực
tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu nói riêng, luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu nói chung trong thời gian qua còn tồn
tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy em bài tiểu luận
này xin đi tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đó đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở nước
ta hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt
Nam trong thời gian qua
Pháp luật thuế nhập khẩu được sửa đổi bổ sung nhiều
lần xuất phát t ừ thực tiễn nhập khẩu hàng hóa cũng như
những cam kết trong phạm vi toàn cầu, đã có những đóng
góp quan trọng trong trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với
quốc tế. Nhìn chung, luật thuế nhập khẩu đã phù hợp với các
nguyên tắc và nền tảng pháp lí chung của các chế định kinh
tế quốc tế, góp phần hình thành nền tảng pháp lí quan trọng,
thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Luật
thuế nhập khẩu đã tạo nguồn thu quan trọng trong tổng thu

ngân sách nhà nước, tác động tích cực trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh
của các ngành sản xuất trong nước.
Luật thuế nhập khẩu đã phát huy vai trò của mình trong
việc bảo hộ một cách hiệu quả những mặt hàng có thế mạnh
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
2
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
sản xuất trong nền sản xuất nội địa như các sản phẩm từ sản
xuất nông nghiệp hay các ngành sản xuất còn non trẻ khác
xét điều kiện trong nước còn chưa thể đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật cũng như chất lượng so với các quốc gia khác
trên thế giới như ngành sản xuất ô tô…
Tuy nhiên, luật thuế nhập khẩu cũng còn bộc lộ nhiều
điểm hạn chế trong qúa trình thực thi. Mức thuế suất thay
đổi liên tục dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Mức thuế
suất hiện nay của Việt Nam là 17.8%, cao hơn rất nhiều so
với các nước đang phát triển khác là thành viên của WTO
như: Trung Quốc 10.1%, Grudia 6.61%; Estonia
7.93%... Trong tiến trình hội nhập, biểu thuế suất của VN
nhìn chung còn phản ánh khuynh hướng thực hiện chức năng
bảo hộ và thu ngân là chính.
Vấn đề xác định giá trị hải quan trong nhập khẩu hàng hóa
theo thông lệ quốc tế vẫn còn hẹp về phạm vi áp dụng, hiệu
quả chưa cao, nhiều trường hợp không tạo ra sự công bằng,
tự do trong thương mại.
Hệ thống pháp luật còn chưa đồng b ộ, còn nhiều qui
định chồng chéo chưa thống nhất, gây nhiều khó khăn trong
việc áp dụng. Chẳng hạn như: Theo qui định tại điều 15 Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về thời hạn nộp thuế đã qui

định rõ thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên theo điều 28 khoản 1
Luật hải quan sửa đổi bổ sung thì qui định về kiểm tra, đăng
kí hồ sơ lại lấy tiêu chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan.
Ngoài ra không có sự thống nhất giữa qui định của luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật quản lí thuế về tỉ lệ số
tiền nộp phạt đối với trường hợp nộp chậm tiền thuế. Cụ thể
theo điều 23 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tỉ lệ
này là 0.1% còn theo Điều 106 Luật quản lý thuế là 0.05%.
Một ví dụ khác: một qui định gây nhiều khó khăn trong áp
dụng đó là qui định về thuế suất thông thường không quá
70% thuế suất ưu đãi. Điều này đã gây những cách hiểu
không thống nhất dẫn đến việc áp dụng không chính xác.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chịu
rất nhiều thiệt thòi trong các vụ kiện chống bán phá giá ở
nước ngoài và cũng chịu nhiều những bất lợi lớn khi các
doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt
Nam. Để đối phó với tình trạng này, pháp luật về thuế nhập
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
3
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
khẩu đã có những qui định về thuế để tự vệ, chống bán phá
giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử. Mặc dù chúng ta
đã có hai pháp lệnh về chống trợ cấp và pháp lệnh về chống
bán phá giá nhưng những qui định này vẫn chưa phát huy tác
dụng trên thực và hầu như không được áp dụng. Lí do những
văn bản chưa qui định cụ thể, một số qui định còn chưa phù
hợp và Việt Nam vẫn chưa được các thành viên WTO công
nhận là một nước có nền kinh tế thị trường. Do vậy quá trình
áp dụng những qui định này cũng khá khó khăn.
Pháp luật hiện hành qui định về bộ hồ sơ hải quan nhiều

hơn so với công ước Kyoto tới bốn loại đó là: Chứng thư
giám định, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán
hàng hóa, tờ khai tri giá hải quan. Qui định mới về việc
không truy thu đối với hàng hóa thuộc diện truy thu nếu
chuyển nhượng lại cho chủ thể được miễn hoặc xét miễn thuế
nhập khẩu để tránh những hiện tượng tiêu cực trong thực
tiễn. (Điểm a khoản 1 điều 21 nghị định 149/2005/NĐ-CP).
Qui định này dẫn đến hiện tượng các đối tượng thuộc diện
chịu thuế câu kết với tổ chức cá nhân thuộc diện miễn thuế
hoặc xét miễn thuế hoặc cán bộ hải quan làm hồ sơ giả để
không bị truy thu thuế. Với sự ra đời của Luật quản lí thuế
2006 đã ghi nhận một cách cụ thể trình tự thu tục về kê khai
thuế nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu, truy thu thuế nhập
khẩu, hoàn thuế…Vì vậy những qui định trong luật thuế nhập
khẩu về những thủ tục này trở nên không cần thiết nữa thậm
chí còn gây ra sự chồng chéo, không thống nhất.
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về những qui định
không thống nhất của pháp luật mà trên thực tế đã gây ra
những cản trở nhất định trong việc áp dụng pháp luật thuế
nhập khẩu. Do đó cần phải có sự nghiên cứu tìm hiểu một
cách khoa học những yếu tố có tác động đến việc thực thi
pháp luật thuế nhập khẩu nước ta để có phương hướng và
giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn đề
thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
II. Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật
thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam
Có thể thấy việc thực thi luật thuế nhập khẩu trong thực
tế chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trước
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
4

Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
tiên là sự ảnh hưởng đến việc của các yếu tố khách quan như
tình hình phát triển của nền kinh tế, chính trị quốc tế cũng
như của quốc gia; sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế
của quốc gia. Đồng thời việc thực thi luật có hiệu quả hay
không đồng nghĩa với việc phải xây dựng, ban hành ra một
hệ thống pháp luật thuế đáp ứng được các đòi hỏi của thực
tế. Điều này phụ thuộc vào các nhà làm luật, trình độ lập
pháp cũng như những cam kết quốc tế mà VN gia nhập.
Trong quá trình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu, vai trò
của các cơ quan chức năng thực hiện việc thu thuế cũng như
ý thức của những đối tượng nộp thuế cũng đóng một vai trò
quan trọng. Trong rất nhiều các yếu tố chi phối đến pháp
luật thuế nhập khẩu thì trong nội dung bài tiểu luận này xin
đi tìm hiểu một số yếu tố cơ bản tác động đến việc thực thi
thuế nhập khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng như
sau:
1. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước , quốc tế và
các chính sách thương mại quốc gia.
Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế ở một
thời kì nhất định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến nội
dung chính sách thuế xuất nhập khẩu và nội dung pháp luật
thực định về thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn đó. Điều
này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ suy cho cùng chính sách và
pháp luật về thuế xuất nhập khẩu chỉ là tấm gương phản
chiếu thực trạng tình hình kinh tế và xã hội trong nước và
quốc tế mà thôi.
Pháp luật luôn phản ánh dưới hình thức pháp lý vào
quan hệ xã hội, một sự phản án lệ thuộc và những biến đổi
xã hội. Để phát huy được vai trò, tác dụng của mình trong

đời sống xã hội pháp luật luôn phản ánh đúng đầy đủ hiện
thực khác quan những tiến trình đang diễn ra trong cuộc
sống xã hội. nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực
tiễn cuộc sống thì không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn
xác đáng để xây dựng và thực hiện pháp luật, không phát huy
được vai trò của pháp luật trong cuộc sống.
Pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là
công cụ khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong
nước. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế nhập
khẩu cần căn cứ vào tình trạng phát triển của nền sản xuất
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
5
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Tài chính
trong nước, sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên
trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, các quốc gia cần phải nghiên cứu đánh giá những lợi
thế so sánh trong từng ngành hàng, xác định mức độ bảo
hộ…đối với những hàng hóa có uy tín trên thị trường quốc tế
có khả năng cạnh tranh cao thì không cần bảo hộ mà lấy đó
làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các nước
khác. Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại
và quy định mức thuế đối với từng nhóm hàng hoá nhập khẩu
trong pháp luật thuế nhập khẩu của mình; ban hành, sửa đổi,
bổ sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo
vệ lợi ích của quốc gia trong khuôn khổ cho phép.
Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích
chung của từng quốc gia với lợi ích riêng của từng doanh
nghiệp, từng cá nhân và hộ gia đình, chính sách thuế xuất
nhập khẩu trong từng thời kỳ có thể sẽ được xây dựng và
thực hiện theo hướng thiên về mục tiêu bảo hộ; mục tiêu

tăng thu ngân sách và mục tiêu tự do hoa thương mại.
2. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế, những
yêu cầu và cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh
hưởng quan trọng đến nội dung, chính sách thuế xuất nhập
khẩu của quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với Việt
Nam, những thay đổi lớn lao và quan trọng trong chính sách
thuế xuất nhập khẩu thực sự đã được khởi động từ năm 1998
(để thực hiện cam kết giảm thuế theo quy định của AFTA) và
gần đây nhất là những thay đổi trong chính sách thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đến
hoặc từ Hoa Kỳ, nhằm thực hiện các cam kết giảm thuế theo
hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Hầu hết những thay
đổi này đều được thể chế hóa thành các quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhằm đảm bảo tính
khả thi và tính hiện thực cho các chính sách đó trong thực
tiễn.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ IX (năm 2011), Đảng ta nhận định: “toàn cầu hoá kinh tế
là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham
Phạm Thuỳ Dương. MSSV: HC33C010. Nhóm C1-1
6

×