Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.48 KB, 11 trang )

Công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự
trữ bắt buộc trong thời gian qua
Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Hai Hằng
Nhóm 7:
Trương Mi Mi K104010049
Đỗ Thu Hà K104010019
Vũ Thu Trang K104010085
Bùi Thu Huyền K1040100
Phan Hoài Bảo K104010005
Trần Bích Nhi K104010062
Trương Thành Trung K1040100
Trần Bích Ngọc K104010057
1
Phần I: Công cụ dự trữ bắt buộc
I. Lý thuyết chung về dự trữ bắt buộc:
1. Khái niệm: Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên
một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần
trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức DTBB được
quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của
NHTM.
* Đối tượng thực hiện DTBB:
- Các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi
- Loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiềm gửi có kỳ hạn
* Cơ chế vận hành: Việc thay đổi DTBB ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong
cơ chế tạo tiền của các NHTM.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:
- NHTW giảm các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc) → vốn
khả dụng của các tổ chức tín dụng tăng → hệ số nhân tiền tăng, cơ sở tiền tệ không
thay đổi → lượng tiền cung ứng tăng.
- NHTW tăng các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) → vốn khả


dụng của các TCTD giảm → hệ số nhân tiền giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi →
lượng tiền cung ứng cũng giảm.
* Mục đích:
- Giới hạn khả năng cho vay và đảm bảo tính thanh khoản của NHTM. Vì các khoản
cho vay và các khoản tiền gửi ở ngân hàng trong nhiều trường hợp không thể thu
2
hồi hoặc hoàn trả theo đúng kỳ hạn, và để tránh trường hợp các ngân hàng ham
kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phương hại tới quyền lợi của
người ký gởi tiền ở ngân hàng, cần có một tỉ lệ dự trữ nhằm đảm bảo tính thanh
khoản cho các NHTM.
- Tạo sự lệ thuộc của NHTM đối với NHTW, tăng khả năng điều tiết của NHTW
đối với các NHTM. Có thể hiểu, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của
NHTW đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, NHTW có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các
ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng.
* Tác động của dự trữ bắt buộc
- Đối với tiềm năng tín dụng của các ngân hàng
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả
dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân
hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên
cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển
khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân
hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống
ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên
nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân
tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm
năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không
lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín

dụng của nền kinh tế.
3
- Đối với lãi suất: Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:
+ Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng
cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên.
+ Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của
các ngân hàng ở NHTƯ không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi dự
trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm
lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều
chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng.
- Đối với khối lượng tiền cung ứng
Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng
tín dụng, thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTƯ
muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng
lên nếu NHTƯ thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm
phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản
xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTƯ sẽ hạ tỷ lệ dự trữ
bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng
thể hiện qua công thức tính hệ số nhân tiền:
Hệ số tạo tiền =
Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong
nền kinh tế là khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối
lượng tín dụng mà cả đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản
chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu
thông.
4
* Các căn cứ để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
- Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà
nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn
định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn.
- Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô
của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi.
- Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau
nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khác
nhau.
2. Ưu điểm và nhược điểm của dự trữ bắt buộc:
Ưu điểm: công cụ này có thể tác động một cách đầy quyền lực và như nhau đến tất cả
các NHTM. Cụ thể là, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ DTBB thì tác động của nó
đến khối lượng tiền tệ là rất lớn. Vì đây là biện pháp mang tính bắt buộc nên lãi suất của
các NHTM chắc chắn tăng hoặc giảm.
Nhược điểm: công cụ DTBB có thể gây ra các tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Khi
các NHTƯ muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ thì khó có thể thực hiện được nếu sử
dụng công cụ này. Bên cạnh đó, việc thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến khả năng
thanh khoản của các NHTM có mức dự trữ vượt quá ở mức thấp, nền kinh tế rơi vào tình
trạng thiếu vốn và rơi từ khó khăn này đến khó khăn khác. Hơn nữa nếu thường xuyên
thay đổi tỷ lệ DTBB cũng gây ra tình trạng không ổn định cho các NHTM và làm cho
việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng này gặp khó khăn. Công cụ này
còn có độ trễ về mặt thời gian nên một sự gia tăng hay giảm tỷ lệ DTBB đòi hỏi NHTƯ
5
phải nghiên cứu trước sự chịu đựng của các NHTM, cũng cần phải để thời gian cho các
NHTM đủ để tăng khoản dự trữ lên mức bắt buộc mới.
II. Quy định về dự trữ bắt buộc ở Việt Nam:
1. Các văn bản áp dụng:
Quy chế dự trữ bắt buộc đối với Các TCTD ban hành theo quyết định số 581/QĐ -
NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN
QĐ số 1130/2005/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN ngày 1/8/2005 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy chế dự trữ bắt buộc.
2. Nguyên tắc dự trữ bắt buộc:

* Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:
Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà
nước không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.
Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng
ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc
của kỳ đó.
* Cách tính dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu
tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu
tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
- Cách tính dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
6
Tiền dự trữ bắt
buộc của từng loại
tiền gửi trong kỳ
duy trì dự trữ bắt
buộc
=
Số dư tiền gửi huy động
bình quân từ ngày 01 đầu
tháng đến ngày cuối cùng
trong tháng của từng loại
tiền gửi phải dự trữ bắt
buộc
x
Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc tương ứng của
từng loại tiền gửi

của tổ chức tín
dụng
- Cách tính số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc:
Số dư tiền gửi
huy động
bình quân
=
Tổng số dư cuối ngày của tài khoản tiền gửi huy động từ
ngày 01 đầu tháng đến ngày cuối tháng
________________________________________
tổng số ngày trong tháng
- Cách tính dự trữ thực tế trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
Dự
trữ
thực
tế
=
Tổng số dư cuối ngày của tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín
dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ ngày 01 đầu tháng đến ngày cuối
cùng trong tháng
__________________________________________
tổng số ngày trong tháng
* Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc.
- Thừa dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì
dự trữ bắt buộc
- Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì
dự trữ bắt buộc
- Xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc.
7
1. Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và

ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Hội sở chính tổ chức tín dụng theo lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
2. Ngân hàng Nhà nước phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng
như sau:
a. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình
thức xử phạt cảnh cáo.
b. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi trong năm,
Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu đối với Hội sở chính của các tổ chức
tín dụng như sau:
Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng chịu phạt
theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự
trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tính trên phần thiếu
hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
Đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng chịu phạt theo
lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore
(SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ
bắt buộc, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
Phần II: Tình hình dự trữ bắt buộc ở Việt Nam
Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010,
NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao
theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt
8
buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM
cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được
áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. Với quy
định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM.
Bảng dưới thể hiện sự thay đổi của tỉ lệ dự trữ từ thời điểm 06/01/2007 đến nay của

các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài
chính, đối với VND và ngoại tệ.
Thời điểm VND Ngoại tệ
Không kì hạn và
dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở
lên
Không kì hạn và
dưới 12 tháng
Từ 12 tháng
trở lên
06/01/2007 10% 4% 10% 4%
02/01/2008 11% 5% 11% 5%
12/01/2008 8% 2% 9% 3%
12/05/2008 6% 2% 7% 3%
05/11/2008 10% 4% 9% 3%
24/02/2009 3% 1% 4% 2%
01/03/2009 3% 1% 7% 3%
01/02/2010 4% 2% 7% 3%
01/05/2011 3% 1% 6% 4%
01/06/2011 3% 1% 7% 5%
01/09/2011 3% 1% 8% 6%
Ở nước ta, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và
năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần
một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả những tháng đầu
năm 2011 - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi. Có lẽ cần khai thác công cụ này một cách thận
trọng để kiểm soát lạm phát, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ - điều chỉnh

9
tăng từ từ, không cần tạo sự bất ngờ và nếu cần, vẫn áp dụng việc trả lãi cho dự trữ bắt
buộc.
* Giải pháp đề xuất:
NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng. Nên mở rộng đối tượng áp dụng
quy chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị
trường tiền tệ, với mục tiêu chính sách tiền tệ và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng
trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở VN.
Cần phải có biện pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với
việc xữ phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của
hệ thống tài chính, ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu CSTT.
NHNN nên có biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các quy chế dự trữ
như: quy định số tiền gửi phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi
cho số tiền gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng
tài chính NHNN.
Trong thời gian trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần
phải giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điều kiện cho các NHTM thúc đẩy quá trình huy
động và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Trong tương lai, khi thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã phát triển, các công cụ khác
có thể phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ thì ngân hàng Nhà nước nên có dự kiến giảm
tỷ lệ DTBB đối với các NHTM để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động
kinh doanh của mình.
10
_____♠♦♪♥۞۝۞♥♪♦♠_____
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nguyễn Văn Ngọc, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân
- Nguyễn Thị Nhung: “Có thể trả lãi cho dự trữ bắt buộc?”, Tạp chí Ngân hàng số
29/2008

- www.sbv.gov.vn
- www.thesaigontimes.vn
- www.vnexpress.net
- www.vneconomy.vn
11

×