Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho trẻ làm quen với môi trường xunh quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.08 KB, 33 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ
TRONG GIỜ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
“ Xung quanh ta có bao điều kỳ lạ
Mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu”
Đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung
quanh ta rất bao la rộng lớn, nó bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, cây cỏ, con vật,
các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến hết tất cả mọi nơi, không
thể tận mắt nhìn thấy hết được các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát
vọng muốn được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh bởi vì thế giới xung
quanh ta đó chính là môi trường sống của con người, nó lại là một kho tàng kiến thức
vô tận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có
nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có những hiểu biết
về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của con người.
Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất
hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về
thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ
nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới
xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào
các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ
được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh
nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ
được phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí – Thể- Mỹ- Lao cụ thể đó là:
+ Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ
giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các
mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng.
+ Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung


quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu
óc, thoải mái, sảng khoái.
+ Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ l;àm quen với môi trường xung
quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật
từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người
với con người.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
sẽ giúp trẻ hiểu được cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái
đẹp, biết hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
+Đối với giáo dục lao động: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng lao động đơn giản.
- Như vậy: Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ
giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt, nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển và đó là mục đích hàng đầu của ngành học mầm non nói riêng và ngành
giáo dục nói chung. Cho nên, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một
việc làm rất thiết thực, cần thiết và nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh đã được đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động và trẻ được
học ngay từ độ tuổi nhà trẻ tới các độ tuổi tiếp theo.
1.2. Cơ sở thực tế :
Trong thực tế, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã được giáo
viên mầm non rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào
các hoạt động nhằm tìm hiểu về môi trường xung quanh và hiệu quả đạt được rất cao.
Đó là trẻ đã đã có những kiến thức, những hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung
quanh như biết tên gọi, cấu tao, đặc điểm, ích lợi… của sự vật hiện tượng, qua các hoạt
động đã hình thành cho trẻ một số kỹ năng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ .
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng là một số giáo viên chưa biết cách tổ chức
hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong
quá trình dạy trẻ và đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham
gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh còn
chưa chắc chắc, trẻ còn hay quên, hay nhầm lẫn, chưa rèn luyện được kỹ năng cho trẻ

dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, là một giáo viên mầm non
đã lâu năm, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ vì kiến thức của
môn làm quen với môi trường xung quanh có liên quan tới các môn học khác, mà trẻ ở
độ tuổi mẫu giáo bé càng cần phải cho trẻ nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, chính
xác, chắc chắn để trẻ có cơ sở học tốt ở các lớp sau nên tôi đã nghiên cứu những
nguyên nhân gây ra và mạnh dạn đề ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong
giờ làm quen với môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi)
II/. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ
mẫu giáo bé trong giờ làm quen với môi trường xung quanh để nâng cao hiệu quả giáo
dục.
III/. Giới hạn nghiên cứu: Căn cứ vào khả năng và điều kiện của bản thân, tôi chỉ
nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 ) tuổi trong giờ
làm quen với môi trường xung quanh và tiến hành thực hiện tại trường mầm non Yên
Thanh - Uông Bí - Quảng Ninh
IV/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi trong giờ
làm quen với môi trường xung quanh.
4. 2.Khách thể nghiên cứu :
V/ Giả thuyết nghiên cứu: Nếu tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong
giờ làm quen với môi trường xung quanh phù hợp thì sẽ giúp trẻ luôn luôn tập trung
chú ý vào giờ học, vào sự truyền đạt kiến thức của cô để ghi nhớ tốt hơn, trẻ sẽ luôn
luôn tích cực tham gia vào các hoạt động, từ đó chất lượng giờ dạy sẽ cao hơn, nhân
cách của trẻ sẽ được hình thành và phát triển hơn.
VI/ Nhiệm vụ nghiên cứu;
6.1 Hệ thống các vấn đề lý luận về hứng thú, chú ý của trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi .
6.2 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân việc tổ chức giờ dạy làm quen môi trường
xung quanh cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở trường mầm non Yên Thanh- Uông Bí-
Quảng Ninh.

6.3 Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi trường
mầm non Yên Thanh - Uông Bí - Quảng Ninh trong giờ làm quen với môi trường
xung quanh.
VII/ Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp nghiên cứu lý luận:
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dùng phương pháp quan sát, đàm thoại tự
nhiên để xác định thực trạng việc gây hứng thú cho trẻ, cách tổ chức tiết hoc làm quen
với môi trường xung quanh cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non Yên Thanh.
* Phương pháp thực nghiệm; Dùng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ áp dụng
vào trong giờ học Làm quen với môi trường xung quanh để chứng minh tính đúng đắn
của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Qua các sản phẩm trẻ tạo ra mà
có thể đoán được thái độ của trẻ.
VIII/ Kế hoạch thực hiện:
Thời gian nghiên cứu:
+Từ 10/10/2008- 20/10/2008: Viết đề cương.
+Từ1/11/2008- 30/03/2009: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
+ Từ 01/04/2009-01/05/2009: Viết sáng kiến
+ Từ 02/05/2009-20/05/2009 : Duyệt- Sửa chữa đề cương và in

NỘI DUNG
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HỨNG THÚ-
CHÚ Ý
1. Khái niệm hứng thú: Khi con người hứng thú về một cái gì đó nghĩa là họ ý
thức rõ ý nghĩa của nó đối với mình và gây ra cho họ một tình cảm đặc biệt vì vậy con
người làm việc có hiệu quả cao hơn.
* Đặc điểm hứng thú của trẻ mẫu giáo:
- Hứng thú của trẻ mẫu giáo thường không bền vững, không ổn định. Trẻ dễ dàng
di chuyển hứng thú của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác.
- Hứng thú của trẻ bền vững thường xuất hiện ở cuối tuổi mẫu giáo và chỉ trong

những điều kiện là việc dạy dỗ được tổ chức tốt.
- Để hình thành hứng thú, phát triển trí tuệ thì phải dạy trẻ trong tiết học. Trong
thời gian học phải trang bị cho trẻ những tri thức, kỹ năng tương đối có hệ thống về
các lĩnh vực . Trong tiết học, giáo viên đề ra cho trẻ những yêu cầu nhất định về mức
độ và chất lượng lĩnh hội các tri thức và luyện tập cho trẻ những kỹ năng và làm theo
sự chỉ dẫn của cô, dần dần hứng thú của trẻ bắt đầu có sự phân hoá và bền vững tạo
nên ở trẻ những nguyện vọng đó là được tham gia tích cực vào các hoạt động để tiếp
thu tri thức
2. Khái niệm chú ý:
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng , sự vật nào đó để định hướng
hoạt động đảm bảo điều khiển thần kinh tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có
kết quả.
* Vai trò - đặc điểm của chú ý:
- Chú ý là điều kiện để tiến hành hoạt động của con người, làm tăng hiệu quả
ghi nhớ, làm tăng hứng thú và làm cho hoạt động có kết quả cao.
- Chú ý phụ thuộc vào độ mới lạ của kích thích, vật kích thích càng mới thì
càng dễ gây ra chú ý không chủ định, yếu tố bất ngờ cũng dễ gây ra chú ý không chủ
định , yếu tố kích thích yếu và quen thuộc thì dễ làm mất đi chú ý không chủ định .
- Chú ý phụ thuộc vào độ hấp dẫn của kích thích, phụ thuộc vào nhu cầu cảm xúc,
hứng thú của trẻ
- Những đối tượng mới mẻ, khác lạ thường gây nên sự chú ý.
- Những đối tượng gây ra sự hứng thú cũng làm cho con người chú ý một cách
tự nhiên và say mê.
- Chú ý không chủ định thường thể hiện nhiều nhất ở trẻ mẫu giáo.
* Sự chuyển hoá từ chú ý không chủ định sang chú ý có chủ định và ngược
lại:
- Trong quá trình dạy học khi tổ chức hoạt động chú ý cho trẻ, giáo viên phải tạo
ra sự chuyển hoá từ chú ý không chủ định sang chú ý có chủ định và ngược lại để đạt
được hiệu quả cao hơn bằng cách: Trước hết, tạo ra một đối tượng mới lạ, hấp dãn để
thu hút sự chú ý của trẻ ( chú ý không chủ định), tiếp theo giáo viên gợi ý, nêu rõ mục

đích nhiệm vụ cần chú ý và tổ chức sự chú ý để duy trì chú ý của trẻ được lâu hơn`.
như vậy là đã chuyển chú ý từ không chủ định sang chú ý có chủ định . Khi trẻ học
căng thẳng vì trẻ tập trung chú ý quá lâu thì giáo viên phải tạo lại cho đối tượng đang
được chú ý một sức hấp dẫn mới, cuốn hút sự chú ý của trẻ một cách tự nhiên, say mê
mà vẫn không mệt mỏi( chuyển chú ý từ có chủ định sang không chủ định)
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng của việc tổ chức tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh ở lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi - trường mầm non Yên Thanh - Uông Bí - Quảng
Ninh.
- Trong thời gian đầu năm học tôi thấy các giáo viên đứng lớp đã thực hiện theo
đúng chương trình mà ngành, phòng đã quy định đó là đã tổ chức cho trẻ tham gia đầy
đủ các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo các chủ đề. Các giáo viên
đã thực hiện theo đúng phương pháp bộ môn, thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các
bước, các phần, bài dạy có đầy đủ nội dung kiến thức. Trong tiết dạy đã chuẩn bị đủ đồ
dùng dạy học nhưng tôi thấy giờ học đạt kết quả không cao. Trong giờ học, trẻ không
tập trung chú ý, trẻ có vẻ mệt mỏi, chán nản, uể oải, không chú ý nghe cô giảng bài,
lười suy nghĩ. Có rất ít trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động , trẻ không hăng hái giơ
tay phát biểu ý kiến dẫn tới khả năng ghi nhớ, khả năng quan sát, phân biệt và kỹ năng
phân tích, so sánh của trẻ kém. Trẻ không nắm bắt được kiến thức mà cô giáo truyền
đạt và có nhiều trẻ kiến thức nắm bắt được không chắc chắn, hay quên, khi cô đặt câu
hỏi thì trẻ không trả lời được, hoặc trả lời ấp úng, không chính xác, rõ ràng.
Với tình trạng trên, nên chất lượng giờ dạy của lớp rất thấp, các tiết dạy trẻ làm quen
với môi trường xung quanh của lớp được nhà trường dự giờ chỉ đánh giá xếp loại đạt
yêu cầu.
2. Nguyên nhân:
Qua một thời gian tìm tòi, suy nghĩ bằng việc sử dụng một số biện pháp như
quan sát, đàm thoại… ở trên lớp . Tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân gây ra tình
trạng trên tại lớp như sau:
- Do đồ dùng trực quan của giáo viên chưa đẹp, còn cũ, xấu, chưa phong phú về
chủng loại, ít sử dụng vật thật để dạy ttrẻ nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ .

- Do trong quá trình dạy học, giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói nhiều,
chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia hành động với đối tượng nên chưa kích thích
được sự tích cực hoạt động của trẻ .
- Các hình thức dạy của giáo viên cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, ít sử dụng những
hình thức mới lạ, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Lời nói của giáo viên chưa gây được hứng thú, chú ý của trẻ, chưa lôi cuốn
được trẻ vào việc tích cực khám phá đối tượng.
Với những nguyên nhân trên tôi thấy: Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì
không những phụ thuộc vào phương pháp dạy trẻ đúng chuyên môn theo trình tự các
bước, các phần, đầy đủ nội dung mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự tập trung chú ý, sự
hứng thú và tích cực hoạt động, sự say mê, ham hiểu biết , thích tò mò, khám phá của
trẻ nên tôi đã dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ để tìm ra một số biện pháp gây hứng thú
cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh.
3 .Một số thuận lợi và khó khăn của lớp :
*Thuận lợi: Năm học 2008- 2009 Lớp mẫu giáo 3A1- trường mầm non Yên
Thanh, đã luôn được sự quan tâm cuả phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường,
được sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh đã đóng góp, ủng hộ kinh phí mua sắm một
số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học.
- Bên cạnh đó, hàng năm giáo viên đứng lớp còn được tham dự các buổi
chuyên đề của phòng, của trường tổ chức để học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên th-
ường xuyên được tổ chức thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm
- Các cháu ở lớp có cùng độ tuổi mạnh dạn thích học môn làm quen với môi
trường xung quanh
*Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện giáo viên cũng
gặp không ít những khó khăn sau :
- Các cháu phần đông gia đình làm nông nghiệp nên nhiều cháu cha mẹ cũng ít có
thời gian quan tâm đến con cái, ít có điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với một số sự vật,
hiện tượng nên kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế.

- Môi trường cho trẻ hoạt động ở trường lớp cũng chưa phong phú (Chưa có nơi
nuôi một số con vật để cho trẻđược làm quen)
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy: Muốn gây được sự tập trung chú ý, sự
hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động của trẻ, khơi dậy được trí tò mò, khám
phá, ham hiểu biết của trẻ thì phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra
những biện pháp phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao và tôi đã đưa ra những
biện pháp sau:
1. Trong giờ học phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan đó là những đồ dùng
phong phú về chủng loại, có hình thức, màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học
và phù hợp với trẻ.
- Sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan phong phú về chủng loại đó là cô phải sử
dụng các loại đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi, vật thật,
màn hình… bởi vì trẻ mầm non luôn thích cái mới lạ, nếu trong giờ học cô chỉ sử dụng
một loại đồ dùng trực quan hoặc tranh ảnh, hoặc đồ chơi, hoặc mô hình thì sẽ gây cho
trẻ sự chán nản, nhàm chán. Mặt khác, mỗi loại đồ dùng đồ chơi đều có một ưu điểm,
hạn chế riêng. Tranh ảnh thì đẹp nhưng không sinh động , không thể hiện hết được
những đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Vật thật thì giúp trẻ nắm bắt được đầyđủ,
chính xác các kiến thức về đối tượng và sinh động hơn tranh, ảnh nhưng không thể có
đầy đủ các vât thật cho tất cả các tiết học và nhiều vật thật không thể cho trẻ chơi trò
chơi được cho nên giáo viên phải biết lựa chọn nhiều loại đồ dùng trực quan để đưa
vào trong tiết dạy và phù hợp với nội dung tiết dạy của mình sao cho vừa có thể thuận
tiện cho việc truyền thụ kiến thức của cô, vừa có thể gây được hứng thú cho trẻ, giúp
trẻ tập trung chú ý, quan sát đối tượng, tích cực hoạt động với đối tượng để nắm bắt
kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, đầy đủ chính xác.
Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết
dạy. Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì giáo viên nên lựa chọn tranh,
ảnh để dạy trẻ. Thông qua các bức tranh trẻ được quan sát sẽ giúp trẻ nắm bắt được
những kiến thức mà cô truyền đạt. Đối với đồ dùng trực quan là đồ chơi, cô có thể đưa
vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, quả, rau, con vật…

Qua những đồ chơi được làm khéo léo, giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ
chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng
Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ
còn ít nên cô phải thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ . Khi cho trẻ được tiếp
xúc với vật thật thì trẻ sẽ thấy hấp dẫn và sinh động hơn vì vật thật là đối tượng cụ thể,
chính xác nhất giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng và chính xác và toàn diện
hơn.
Ví dụ: Khi đưa ra những loai rau, quả, hoa thật…để dạy trẻ thì những vật thật
đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách toàn diện
hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ lưỡng. Mặt khác, trẻ còn được
khám phá đối tượng bằng cách hành động với đối tượng để khám phá ra đặc điểm của
đối tượng một cách dễ dàng, chính xác.
Hoặc khi cho trẻ làm quen với một số loại động vật thì giáo viên nên chuẩn bị
những con vật quen thuộc, dễ tìm như chó, mèo, gà, vịt, cá, tôm…để cho trẻ quan sát.
Khi trẻ quan sát những con vật đó thì trẻ thấy nó sinh động, đáng yêu hơn vì nó là đối
tượng quan sát động chứ không phải là tĩnh như tranh. Trẻ có thể nhìn thấy con vật nó
đi lại, vểnh tai, nghiêng đầu, kêu, ăn, bơi cho nên với tính chất động của đối tượng
quan sát sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc quan sát và khám
phá đối tượng .
Việc sử dụng màn hình, đèn chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan
đồng thời cũng là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy. Thông qua
những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ
cho trẻ bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trên thực tế đều có thể quay lại, chụp lại để
đưa lên ,màn hình. Những hình ảnh có thể là tĩnh như ảnh chụp và có thể là động như
cảnh quay và qua những cảnh quay đã diễn tả lại mọi hoạt động của các sự vật hiện
tượng và với màu sắc đẹp của hình ảnh và tính thực tiễn sẽ lôi cuốn trẻ, giúp trẻ có
hứng thú tham gia vào việc khám phá kiến thức về đối tượng. Mặt khác qua việc sử
dụng màn hình sẽ mở rộng được nhiều kiến thức và khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn.
Việc sử dụng các đồ dùng trực quan phải được giáo viên sử dụng một cách
linh hoạt sáng tạo. Trong một tiết dạy, cô không nên sử dụng một loại đồ dùng từ đầu

đến cuối mà cô phải biết phối hợp sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù
hợp, linh hoạt theo từng phần để giúp trẻ không nhàm chán.
Ví dụ : Trong tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại rau cô có thể sử
dụng các loại đồ dùng như: Tranh lô tô, vật thật, màn hình, đồ chơi kết hợp với nhau
sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu bài cô có thẻ cho trẻ đi thăm
quan mô hình vườn rau, phần cung cấp kiến thức cô cho trẻ làm quen qua các loại rau
thật, phần luyện tập cô cho trẻ chơi trò chơi qua những đồ chơi rau nhựa, tranh lô tô và
cô có thể sử dụng màn hình đèn chiếu vào các phần trong tiết học sao cho phù hợp với
nội dung tiết dạy và sự thiết kế giáo án của cô.
Việc kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong tiết học sẽ giúp cho trẻ
có cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, từ đó trẻ sẽ tham
gia hoạt động để khám phá kiến thức một các tích cực và có hiệu quả hơn.
* Vì trẻ mẫu giáo bé rất thích cái đẹp, cái mới lạ, hấp dẫn nên khi sử dụng đồ
dùng trực quan cô phải chú ý lựa chọn những đồ dùng đẹp, có màu sắc rõ ràng, rực rỡ,
tươi tắn để gây sự hấp dẫn dối với trẻ, vì khi cô đưa ra những đồ dùng, đồ chơi đẹp thì
những đồ dùng đồ chơi đó sẽ nổi bật lên trong lớp khiến trẻ thích thú ngắm nhìn, quan
sát chúng kỹ hơn,để có thể dễ dàng khám phá ra những đặc điểm của đồ dùng đó.
Cụ thể : Khi sử dụng tranh ảnh để dạy trẻ thì cô phải chọn những tranh còn
mới, có màu sắc tươi tắn, dường nét rõ ràng, đẹp. Bức tranh vẽ phải giống với thực tế,
có kích thước vừa phải để trẻ tri giác. Còn khi cô sử dụng các loại đồ chơi để dạy trẻ
thì cô phải lựa chọn những đồ chơi còn mới, sạch sẽ, có hình dáng đẹp, giống với thực
tế, có màu sắc hấp dẫn bởi chính màu sắc, hình dạng và tính thẩm mỹ của đồ chơi đã
lôi cuốn sự chú ý của trẻ khiến trẻ tập trung chú ý quan sát để khám phá về đối tượng
đó. Khi sử dụng vật thật thì cô phải chọn những vật tươi ngon có hình dạng đẹp, sạch
sẽ, có màu sắc rõ ràng tươi tắn, có kích thước vừa phải, không độc hại, nguy hiểm cho
trẻ .Khi lựa chọn những con vật thì cô phải chú ý chọn những con vật khoẻ mạnh, sạch
sẽ, đáng yêu để khi cô đưa ra những vật thật sẽ gây ra cho trẻ sự cảm tình, thích thú
khiến trẻ say mê khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng
và sâu sắc hơn
2. Trẻ mẫu giáo bé có đặc điểm nhận thức là : Nhận thức cảm tính là chủ yếu,

trẻ chỉ có thể nhận biết về các sự vật hiện tượng khi trẻ được tiếp xúc với đối tượng
bằng các giác quan, cho nên trong quá trình dạy trẻ cô phải tạo mọi cơ hội để trẻ có thể
sử dụng nhiều giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác, khứu giác để tham
gia vào việc khám phá đối tượng .
Không phải tiết dạy nào mà trẻ cũng có thể sử dụng cùng một lúc tất cả các
giác quan cho nên cô phải lựa chọn các hình thức để trẻ sử dụng những giác quan để
khám phá kiến thức sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ.
Ví dụ: Đối với tiết dạy “ Một số loại quả”cô có thể cho trẻ sử dụng các giác
quan như thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác để trẻ khám phấ đối tượng. Trẻ sẽ dùng
thị giác để quan sát quả từ đó khám phá ra quả có màu sắc, hình dạng, kích thước như
thế nào? Trẻ sẽ dùng vị giác để nếm quả xem quả có vị gì mà khi trẻ được nếm trẻ sẽ
rất thích thú, trẻ sẽ dùng xúc giác để sờ quả xem quả nhẵn hay sần sùi, trẻ dùng khứu
giác để ngửi quả xem quả có thơm không?
Hoặc đối với tiết dạy trẻ nhận biết về một số phương tiện giao thông , cô có
thể cho trẻ sử dụng một số giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác để khám phá
kiến thức về các phương tiện giao thông đó là cho trẻ quan sát phương tiện giao thông
( xe đạp, xe máy đồ chơi hoặc tranh ảnh…) qua thị giác để trẻ phát hiện ra cấu tạo,
hình dạng, màu sắc của phương tiện giao thông, trẻ sử dụng thính giác để để nghe tiếng
kêu của phương tiện giao thông, được dùng xúc giác để sờ mó vào phương tiện giao
thông để từ đó trẻ sẽ trẻ nắm bắt được những kiến thức về phương tiện giao thông, trẻ
có thể dễ dàng so sánh được sự khác nhau của một số phương tiện giao thông một
cách đầy đủ và chính xác nhất.
Việc trẻ được hành động với đối tượng là sờ mó, nếm ngửi, nghe…sẽ giúp
trẻ rất thú vị vì trẻ được trực tiếp hành động, trực tiếp tự mình khám phá đó chính là
nhu cầu của trẻ khiến trẻ sẽ có hứng thú, tích cực tham gia hoạt động để tìm hiểu,
khám phá về đối tượng và trẻ được tự nói lên suy nghĩ, ý kiến, nhận xét của mình về
sự vật hiện tượng từ đó sẽ khắc sâu kiến thức cho trẻ, giúp trẻ nắm bắt kiến thức một
cách chắc chắn hơn.
3. Trẻ mẫu giáo có tính hiếu động, thích tò mò, khám phá đó chính là nhu
cầu thiết yếu của trẻ nên trong quá trình dạy trẻ bằng những đồ dùng trực quan cô phải

cho trẻ được hành động với đối tượng thông qua những việc làm cụ thể với đối tượng
vừa để thoả mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ sẽ có hứng thú. Mặt khác, khi cho trẻ hành
động với đối tượng sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và
khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Khi cho trẻ làm quen với một số con vật. Muốn cho trẻ nhận biết được về tập
tính như sự đi lại, chạy, nhảy, cách ăn uống của con vật cô có thể chuẩn bị một số thức
ăn cho con vật. Cô không nên cho con vật ăn mà cô cho trẻ tự tay đưa thức ăn cho con
vật( cho gà, cá ăn ). Khi trẻ được tự tay đưa thức ăn cho con vật thì trẻ sẽ rất thích thú
và chú ý quan sát xem con vật có ăn những thức ăn đó không, nó ăn như thế nào và trẻ
quan sát một cách kỹ lưỡng sẽ thấy con cá ăn cơm bằng cách đớp mồi, con gà ăn thóc,
gạo bằng cách dùng mỏ mổ thức ăn, con chó ăn cơn bằng cách dùng lưỡi liếm thức ăn.
Những tập tính của con vật đã thể hiện ngay ra trước mắt trẻ, trẻ được quan sát một
cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn.
Hoặc đối với tiết dạy về quần áo và đồ dùng của bé. Trong tiết học này cô
phải dạy cho trẻ biết cách mặc quần áo. Muốn trẻ nắm được các kỹ năng về sử dụng
quần áo và đồ dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng thì cô nên tổ chức cho trẻ tự
mặc quần áo, lúc đó trẻ được tự tay cầm vào quần áo đẹp do cô chuẩn bị, được tự mình
cho tay, chân vào ống quần, tay áo, được tự cài cúc, chui đầu qua sự gợi ý, hướng dẫn
của cô. Bằng các thao tác và hành động trẻ sẽ thấy thích thú vì trẻ nhỏ rất thích được
mặc quần áo đẹp, trẻ thấy vui sướng khi được thực hiện nhiệm vụ do cô yêu cầu từ đó
trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ.
Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích
thú, khích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được
những kiến thức mà cô truyền đạt.
4. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé rất thích cái mới lạ, hấp dẫn sinh động, còn
những cái mà quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán cho nên
trong quá trình dạy trẻ cô phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn,
sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đặc biệt là trong phần giới
thiệu bài( vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong tiết học )
Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng

đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn, máy móc, không tạo được sự hấp
dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hinh thức sinh động,
sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung , chú ý, khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ .
Phần giới thiệu bài cô có thể đưa ra những hình thức như cho trẻ chơi một trò
chơi nhỏ, cho trẻ đi thăm quan một vườn rau, vườn hoa , cho trẻ đi tham dự sinh nhật
hoặc cô kể một câu chuyện ngắn hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề để lôi cuốn trẻ,
thu hút sự chú ý của trẻ.
Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bầi phải phù
hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu
bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán.
Ví dụ: Phần giớithiệu bài của tiết dạy” Làm quen với một số loại rau” cô có thể
tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi “ Thi hái rau”. Cô cho trẻ cùng nhau thi đua chạy ra
vườn rau( mô hình vườn rau mà cô chuẩn bị) để hái những cây rau rồi mang về và trẻ
được thi đua như vậy trẻ sẽ rất thích thú, hăng hái muốn được kể về những cây rau mà
trẻ mang về và mong muốn cùng cô và các bạn khám phá, tìm hiểu về những loại rau
đó.
Hoặc đối với tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại hoa, cây….cô có thể cho
trẻ đi tham quan một vườn hoa, rau, cây…( mô hình mà cô chuẩn bị có nhiều loại hoa,
rau có màu sắc khác nhau, tươi, đẹp) trẻ sẽ được đi từ trong lớp ra ngoài sân, lúc đó,
trẻ sẽ có hứng thú và mong muốn được quan sát vườn hoa, rau đẹp mà cô vừa giới
thiệu. Mặt khác, trẻ được vận động, được đi ra ngoài trời sẽ tạo ra sự thay đổi, tạo
không khí mới cho trẻ , khiến trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, sảng khoái và lúc tới
nơi trẻ sẽ tập trung chú ý ngắm nhìn nhữngcây hoa, cây rau thật vì màu sắc đẹp rực rỡ,
tươi tắn từ đó tạo sự hứngthú cho trẻ, trẻ muốn khám phá về đối tượng.
Đối với tiết dạy về một số loại quả, hoa, cô cũng có thể đưa ra hình thức là kể
một câu chuyện ngắn, hoặc hình thức hội thi của một số loại hoa, quả. Các loại hoa,
quả cùng nhau khoe sắc, cùng nhau nói về mình( có thể qua mô hình , rối hoặc qua một
đoạn băng mà cô thiết kế). Cô sẽ tạo ra một tình huống là ban giám khảo không biết
lựa chọn loại hoa, quả nào và nhờ lớp sẽ chọn giúp ban giám khảo.
Không những phần giới thiệu bài phải lựa chọn những hình thức sinh động,

sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong các phần của tiết dạy cũng phải lựa chọn
những hình thức sinh động và không được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối với phần cung
cấp kiến thức cho trẻ thông qua việc cho trẻ tri giác đối tượng cô cũng cần tạo ra sự
mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ . Khi đưa ra đối tượng cô không cần đưa ngay ra để cho trẻ
quan sát mà cô cần kích thích sự tò mò của trẻ , cô có thể dùng câu đố để trẻ đoán, có
đối tượng cô có thể đọc một đoạn thơ, hát một đoạn bài hát nói về đối tượng, có đối
tượng cô cho vào túi, vào hộp và giới thiệu đó là món quà tặng lớp hoặc đó là một bí
mật để trẻ đoán. Với những hình thức thay đổi trong cùng một tiết dạy sẽ tạo cho trẻ có
cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối tượng.
5. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, phương châm
của trẻ là: “Học bằng chơi, chơi mà học” nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh cô phải thường xuyên sử dụng trò chơi trong tiết học nhằm mục
đích ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Qua những trò chơi, trẻ vừa được ôn luyện
củng cố kiến thức, vừa được thoả mãn nhu cầu chơi cho nên giáo viên phải thường
xuyên đưa trò chơi vào các phần của tiết dạy , có thể là phần giới thiệu bài, có thể là
phần cuối ôn luyện kiến thức. Với tính chất của trò chơi là vui nhộn, trẻ được hành
động bằng tay, chân, được chạy, nhảy, đi lại ở các trò chơi động và yếu tố thi đua với
nhau ở những trò chơi tĩnh đã lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ có hứng
thú tham gia tích cực vào trò chơi.
Khi đưa trò chơi vào trong tiết daỵ, cô phải chú ý đưa xen kẽ cả trò chơi động
và trò chơi tĩnh để thay đổi không khí cho trẻ và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Có rất
nhiều trò chơi đã được biên soạn để cho trẻ chơi như trò chơi: “Thi xem ai nhanh”,
“Cái túi kỳ lạ”, “Cái gì biến mất, “Gieo hạt”…. nhưng cô phải biết lựa chọn những trò
chơi sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ, phải luân phiên thay đổi các trò chơi trong
tiết học, không lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể cải biến trò chơi, sáng tạo ra những trò
chơi mới.
Ví dụ: Trò chơi : “Cái túi kỳ lạ” theo chương trình có luật chơi là: Cô
chuẩn bị một cái túi trong đựng những đối tượng mà trẻ vừa học. Cô cho một trẻ lên
chơi và nhắm mắt lại, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn đúng
đối tượng đó giơ lên và gọi tên đối tượng cho cả lớp cùng nghe. Nhưng cô có thể cải

biến trò chơi đi một chút để nó mới lạ hơn đó là cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhà thám
hiểm”, cô cũng đưa ra những cái túi hoặc hộp mà bên trong đựng các đối tượng trẻ vừa
học, cô cho 2,3 trẻ lên chơi cùng một lúc, trẻ lên chơi được đeo kính màu( do cô tự
làm) để không nhìn thấy gì. trẻ chú ý, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi
và chọn nhanh được đúng đối tượng đó. Ai chọn nhanh và đúng sẽ là nhà thám tử giỏi,
hoặc thắng cuộc. Với cách chơi như vậy cô đã đưa yếu tố thi đua vào trong trò chơi
giúp trẻ sẽ cố gắng chơi thật nhanh, thật giỏi.
Ngoài việc cải biến một số trò chơi theo những trò chơi đã biên soạn để tạo
sự mới mẻ đối với trẻ, cô còn có thể sáng tạo ra một số trò chơi mới vừa phù hợp với
nội dung tiết dạy, vừa gây được sự hứng thú, chú ý cho trẻ.
Ví dụ:
* Trò chơi; “Bác sửa chữa giỏi”- ( tổ chức trong giờ học :“Làm quen với một số
phương tiện giao thông”)
Cách chơi: Cô đưa ra những bức tranh về phương tiện giao thông nhưng còn
thiếu một số bộ phận( bánh xe, cửa sổ, cửa ra vào, thùng xe….) và cô chuẩn bị sẵn một
số bộ phận của phương tiên giao thông. Cô cho trẻ quan sát tranh để phát hiện ra
phương tiện giao thông đó còn thiếu bộ phận gì rồi chọn bộ phận đó và dán vào đúng
vị trí ( cô có thể cho trẻ chơi theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân)
* Trò chơi : “Hái hoa”- (Tổ chức trong giờ học: “Một số loại hoa”)
+ Chuấn bị: - Cô chuẩn bị 3 mô hình vườn hoa, có trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa
sen ( có thể là hoa thật hoặc cô làm, có màu sắc, rực rỡ, tươi tắn, đẹp)
- 3 thảm cỏ làm chướng ngại vật, 3 lọ hoa
+ Cách bố trí các đồ chơi : Trước mỗi tổ là thảm cỏ, trước thảm cỏ là 3 vườn hoa
+ Cách chơi: Cô cho trẻ xếp 3 thành hàng dọc theo 3 tổ, cả 3 tổ cùng thi đua với
nhau bằng cách cô cho lần lượt cảc trẻ trong 3 tổ lên bật qua thảm cỏ tới vườn hoa hái
một bông mang về cắm vào lọ hoa của tổ mình. Tổ hoa hồng chỉ được hái những bông
hoa hồng, tôt hoa cúc chỉ được hái những bông hoa cúc và tổ hoa sen sẽ hái những
bông hoa sen. Trong một thời gian, tổ nào hái đúng và nhanh là thắng cuộc.
Đó là một số trò chơi mà cô sáng tạo ra để tổ chức cho trẻ chơi trong giờ học.
Với những trò chơi mới mẻ, sinh động, hấp dẫn được tổ chức thay đổi trong các tiết

học vừa có tác dụng, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ vừa làm thoả mãn nhu cầu
chơi của trẻ, giúp trẻ có hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi để nắm bắt kiến thức
một cách chắc chắn hơn.
6. Một biện pháp để gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường
xung quanh nữa đó là lời nói, thái độ, nét mặt của cô. Vì trẻ mẫu giáo ưa nhẹ nhàng,
tình cảm nên trong quá rình dạy trẻ cô phải luôn có thái độ quý mến, gần gũi với trẻ,
không được quát mắng trẻ. Cô luôn cư xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn
thể hiện sự dịu dàng, yêu mến trẻ .
Trong khi dạy trẻ, cô phải có lời nói nhẹ nhàng, tình cảm. Cường độ giọng
nói của cô phải vừa phải, không nói quá to hoặc quá nhỏ, nếu nói quá nhỏ thì trẻ sẽ
không đủ nghe, nếu nói quá to thì trẻ có cảm giác là cô mắng nên trẻ sợ hãi.
Lời nói của cô phải diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bô, ánh mắt để thể hiện
đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, nói phải có ngữ điệu, ngắt, nghỉ đúng chỗ.
Ví dụ: khi sử dụng lời nói trong phần trò chơi, cô phải nói với giọng vui tươi,
sôi nổi, thể hiện sự vui nhộn của trò chơi để tạo không khí vui vẻ cho quá trình chơi
của trẻ từ đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực. Khi cô
nói trong phần truyền đạt, cung cấp kến thức thì cô phải nói chậm rãi nhưng rõ ràng
ngắn gọn, dễ hiểu đẻ trẻ dễ dàng nắm bắt được kiến thức mà cô truyền đạt. Hoặc khi kể
một câu chuyện nhỏ trong phần giới thiệu bài cô phải kể diễn cảm thể hiện thể hiện
được tính cách của nhân vật qua lời nói, kể phải chậm rãi, rõ ràng để thu hút sự chú ý
của trẻ để trẻ cảm nhận được nội dung câu chuyện .
Trong quá trình dạy cô cũng phải thường xuyên sử dụng những câu nói, lời
nói có tính chất động viên khích lệ trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động như: “Cô
đố các con biết”, “ Chúng mình cùng thi đua xem ai giỏi hơn, ai nhanh hơn, ai thông
minh hơn, ai khéo hơn…”
Trong quá trình dạy, cô phải biết các xử lý những tình huống thật khéo léo, tế
nhị, vì trẻ mẫu giáo bé hay sợ sệt, nhút nhát và trẻ lại rất thích khen ngợi nên cô phải
thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ . Khi trẻ trả lời đúng và làm tốt những công
viêc, nhiệm vụ được giao thì cô phải, nêu gương, khen ngợi trẻ kịp thời, còn khi trẻ trả
lời chưa đúng hoặc làm chưa tốt thì cô không được quát mắng trẻ hoặc lờ đi mà cô cần

nhẹ nhàng động viên trẻ, khéo léo gợi ý để trẻ hiểu ra và trả lời được câu hỏi của cô.
Với những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, nói diễn cảm thể hiện được đúng nội
dung của câu nói, nói đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,
thái độ của cô sẽ lôi cuốn trẻ , thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc khám phá đối
tượng từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt.

KẾT QUẢ
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm
quen với môi trường xung quanh vào trong quá trình dạy trẻ, tôi thấy có những kết quả
như sau:
+ Về kiến thức: Trẻ đã nắm được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của các sự
vật hiện tượng. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng,
biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các mối liên hê, quan hệ….giữa các sự
vật hiện tượng, trẻ biết được đặc điểm, ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên , hiện
tượng xã hội.
+Về kỹ năng:Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã
hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng quan sát, khả năng diễn
đạt, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, phân biệt. Rèn luyện kỹ năng tô,
vẽ, đếm, kỹ năng vận động ….
+Về thái độ:Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã
hình thành ở trẻ ý thức học tập, trẻ học ngoan, luôn tập trung chú ý nghe cô giảng bài,
trẻ học rất sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, nhiệt tình, tích cực tham gia vào
các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực ,
chủ động tìm tòi để khám phá kiến thức
- Trẻ luôn yêu thích môn học, yêu quý những sự vật hiện tượng có lợi xung
quanh, trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ những sự vật, hiện tượng đó
Như vậy, Với những kết quả đã đạt được ở trên chứng tỏ rằng chất lượng
những tiết dạy của tôi đã được nâng lên, tỉ lệ trẻ nắm đfược bàiđạt được theo yêu cầu
của hoạt động đã tăng lên 90% - 95% các giờ dạy được nhà trường đánh giá xếp loại
giỏi, đó là một kết quả tốt trong quả trình giáo dục trẻ.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh, muốn trẻ nhận thức được
một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác những kiến thức mà cô truyền đạt thì phải
có một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt
động khám phá kiến thức.
Muốn gây được hứng thú cho trẻ thì cô phải sử dụng một số biện pháp sau:
+ Phải sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan trong giờ học, các đồ dùng phải phong
phú về chủng loại ( Tranh, ảnh, đồ chơi, mô hình, vật thật, màn hình…) được sử dụng
xen kẽ nhau trong tiết học và những đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ ,
tính khoa học…đó là phải đẹp có màu sắc hấp dẫn và phù hợp với trẻ để lôi cuốn sự
tập trung chú ý của trẻ.
+ Phải luôn cho trẻ tri giác sự vật hiện tượng thông qua các giác quan để rèn
luyện giác quan cho trẻ và giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng.
+ Phải cho trẻ được hoạt động, hành động với đối tượng để kích thích sự tìm tòi,
khám phá của trẻ .
+ Phải thường xuyên sử dụng những hình thức dạy sinh động, sáng tạo, hấp dẫn
vào trong quá trình dạy trẻ và phải thay đổi các hình thức trong tiết dạy để trẻ khỏi bị
nhàm chán.
+ Phải tổ chức các trò chơi trong giờ học và thay đổi các trò chơi khác nhau, hình
thức chơi khác nhau để thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và để trẻ khỏi nhàm chán.
+ Lời nói của cô trong khi dạy phải nhẹ nhàng, rõ ràng và diễn cảm thể hiện
được đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với cử chỉ, nét mặt,
ánh mắt, điệu bộ của cô để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ngày 15 tháng 05 năm 2009
Người viết
Lê Thị Loan
GIÁO ÁN MINH HOẠ

Tên bài soạn: “Một số loại quả”

Chủ đề: “Thế giới thực vật”
Đối tượng dạy: Lớp mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi)
Người soạn: Lê Thị Loan
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Đơn vị: Trường mầm non Yên Thanh- Uông Bí- Quảng Ninh
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm nổi bật của quả cam, chuối, xoài, dứa,
dưa hấu.
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa quả cam và quả chuối
- Trẻ biết ích lợi của quả
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện ngôn ngữ. khả năng diễn đạt, cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Rèn luyện giác quan cho trẻ.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng đi trong đường hẹp cho trẻ
3.Giáo dục:
- Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ .
II/ CHUẨN BỊ:
+ Đồ dùng của cô:
- 2 quả cam,2 quả xoài, 2 quả chuối thật và 9 đĩa nhỏ cam, xoài, chuối đã cắt sẵn, dĩa
cho trẻ nếm thử
- Dao để gọt quả, 3 đĩa nhỏ để đựng quả
- Ảnh quả cam, xoài, chuối, dưa hấu, dứa, đu đủ trong vi tính.
- Đoạn băng về câu chuyện của quả
- 1 túi nhỏ đựng quả xoài
- Đàn.
+Đồ dùng của trẻ :
- Rổ quả nhựa cho trẻ chơi
- 3 làn quả( trong có quả cam, xoài, chuối và 3 đĩa cho trẻ đặt quả lên), 3 hộp giấy để

trẻ đặt quả
- 3 rổ quả nhựa
- 3 làn có gắn hình quả cho trẻ xếp quả
- 3 đường hẹp.
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về quả cam, xoài, chuối
III/QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Cho trẻ chơi với các loại quả:
- Cô cho trẻ ngồi bàn chơi với các loại quả nhựa ( chuối,
cam, xoài, na ) và trẻ xếp quả bày thành đĩa
1. Tổ chức lớp:
Cô nói: Các con ơi, lại đây với cô nào. Cô thấy các con vừa
xếp những đĩa quả thật khéo, bây giờ cô sẽ cho các con nghe
một câu chuyện rất hay, chúng mình cùng ngồi xuống để nghe
câu chuyện nhé.
2. Giảng bài:
Cô bật đoạn băng vi tính kể: “Trong vườn cây ăn quả có cây
cam, cây chuối, cây xoài. Một hôm, đẹp trời, các quả đã chín
và nói chuyện với nhau:
Quả cam nói: Trong khu vườn này, tớ đẹp nhất và quý nhất
vì tớ có thân hình tròn trịa, có màu sắc đẹp, ăn lại rất ngon
nữa.
- Quả chuối nghe vậy lắc đầu nguây nguẩy: Bạn làm sao mà
đẹp bằng tớ được, bạn thì mình tròn trùng trục, còn tớ có
dáng cong dài mềm mại, ăn rất ngọt nữa nên tớ quý hơn bạn.
- Quả xoài bên cạnh hếch mũi lên ngửi và nói: Này các bạn,
các bạn có ngửi thấy mùi gì không? Đó là mùi thơm của họ
Trẻ chơi
Trẻ tập trung bên cô
Trẻ vào chỗ ngồi

Trẻ nghe cô kể

×