1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
“RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP MỘT”
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhà trường hiện nay ,việc rèn chữ viết cho học sinh là một vấn
đề hết sức quan trọng được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục đào
tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã nói : “Nét chữ nết người”. Dạy cho
học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học
sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đói
với thầy và bạn mình. Chữ viết thể hiện tính cách của người học sinh.
Chính vì vậy, cô giáo ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải quan tâm
đến việc rèn chữ viết cho học sinh.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng việt và Tập viết là chúng ta đã
trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai,
là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp
Một”
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Học sinh lớp Một ngày đầu tiên đi học ở trường phổ thông còn rất
nhiều bỡ ngỡ. Việc làm quen chữ viết đối với các em thật khó bởi đôi
bàn tay còn vụng về, lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp Một đã nhiều
năm, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi. Ở lớp Một có nên tiến hành
dạy các em viết đẹp ngay không ? Sau nhiều năm đúc kết qua việc giảng
1
dạy môn Tập viết tôi nhận thấy rằng đói với học sinh lớp Một, nếu cùng
một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là điều không thực tế,
khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa
chọn mục tiêu, trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh
tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp
thì việc đầu tiên cần làm ở lớp Một là rèn cho trẻ có nề nếp và kỹ thuật
viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có
tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của
học sinh.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Đầu năm học khi nhận lớp, học sinh tôi viết rất yếu, nhiều em chỉ biết
cầm bút chì ngồi nhìn các bạn viết,tôi thật sự boăn khoăn lo lắng,nỗi lo
lắng ấy tràn ngập trong lòng tôi hằng ngày, hằng giờ.
Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em viết
chưa được,viết chưa đẹp. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi.
Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình
trạng non yếu này.
Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Gia đình học sinh đa số ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông, gia
đình đông con, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha
mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em.
+ Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học, tự rèn ở trường cũng
như ở nhà. Mặt khác phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở còn thờ ơ với
việc học tập.
2
+ Các em còn ham chơi hơn ham học.
+ Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các
nét cơ bản,các con chữ.
+ Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học .
+ Dụng cụ học tập còn thiếu ở một số em.
+ Một số em chưa được qua mẫu giáo.
5.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Muốn cho học sinh viết đúng dẫn đến viết đẹptôi đã tìm tòi thực hiện
một số biện pháp sau:
* Biện pháp thứ nhất:
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng.
+ Chuẩn bị trước khi viết.
Giai đoạn viết bút chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi
nhọn,đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ mảnh,có khi chọc thủng
giấy. Ngược lại nếu bút chì quá “tù” nét chữ sẽ đậm, chữ viết ra rất xấu.
Khi chuyển sang viết bút mực,giáo viên yêu cầu học sinh thống nhất
viết bút tím “Thiên Long”. Mỗi học sinh luôn có hai cây bút.
Việc chuẩn bị tinh thần khi viết rất cần thiết, trạng thái tinh thần phải
phấn chấn, hứng thú không viết khi quá mệt mỏi ,buồn ngủ, uể oải, phân
tán vì chuyện khác, tránh tư tưởng viết qua quýt cho xong.
+ Điều kiện về tư thế ngồi viết:
- Ngay từ khi vào lớp ở đầu tuần tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế
ngồi viết một cách thoả mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi) hai tay
phải đặt đúng điểm tựa qui định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy
3
của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp,
đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích
cỡ học sinh), tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tuỳ tiện. Khoảng cách
từ mắt đến 25->30cm là vừa (hơn 1gang tay người lớn), không được
nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị.
- Cột sống lưng luôn tư thế thẳng đứng vuông góc với mặt ghế ngồi.
Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật, dẫn đến cột sống,rất khó chữa
sau này.
- Hai chân thoả mái không để chân co,chân duỗi khiến cột sống phải lẹch
vẹo và chữ viết phải xiên lệch theo.
- Tay phải để xiên theo chiều ngồi,giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng
thờilàm điểm tựa cho nửa ngưòi bên trái.
+ Cách cầm bút:
Tay phải cầm chắc bút bằng ba ngón tay (cái,trỏ,giữa). Đầu ngón trỏ
cách đầu ngòi bút chì khoảng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh
phải khi đặt xuống bàn viết. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút
đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng
90 độ như cách cầm bút lông, không để ngửa hoặc úp quá nghiêng bàn
tay về phía bên trái, lúc viết đưa bút chì từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay, không ấn mạnh
đầu bút vào mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay.
* Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từ nhóm chữ.
4
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là điều rất
khó thực hiện,mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ
về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi
chia nhóm chữ và xác định trọng tâmđại diện cho mỗi nhóm chữ học
sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viết chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1 : gồm 8 chữ cái : i, t, u, ư, n, m, v, r.
Hầu hết các con chữ cái ở nhóm 1 đều có chiều cao 1 đơn vị, riêng chữ
cái t cao 1,5 đơn vị. Bề rộng cơ bản của chữ bằng 3/4 đơn vị, riêng chữ
m rộng 1,5 đơn vị. Chữ cái ở nhóm này thường được cấu tạo bằng các
nét móc.
- Móc xuôi ( )
- Móc ngược ( )
- Móc hai đầu ( )
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối
giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi
chân ra nên không đúng.
Để khắc phục nhược điểm trên, ngay từ nét đầu tiên, tôi đặt trong tâm
rèn luyện học sinh viết nétmóc ngược, móc hai đầu thật đúng, thật ngay
ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép tôi thường chú ý
minh hoạ rõ nét đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối,
đẹp.
Từ các nét cơ bản ở nhóm thứ nhất được viết đúng, học sinh sẽ có cơ
sở viết chữ ở nhóm 2 dễ hơn.
Nhóm 2 : gồm 6 chữ cái : l, p, h, k, y, p.
5
Chữ cái ở nhóm 2 có chiều cao là 2,5 đơn vị, riêng chữ p có chiều cao
là 2 đơn vị. Bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị. Chữ cái ở nhóm này
thường được cấu tạo các nét cơ bản sau :
- Nét thẳng đứng ( )
- Nét khuyết xuôi ( )
- Nét khuyết ngược ( )
Ở nhóm này, học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết
còn cong vẹo.
Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi cho
học sinh xác định rõ ràng các điểm giao nhau của các nét khuyết bằng
một dấu chấm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm
bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên liên tiếp thì mới đúng.
Đối với học sinh lớp Một, để viết chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn
cho học sinh viết nét sổ thẳng thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét
chữ cơ bản. Khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết.
Nhóm 3 : gồm 15 chữ cái : o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s.
Các chữ cái ở nhóm 3 có độ cao khác nhau. Đa số các chữ cái có độ
cao một đơn vị (10/15 chữ). Riêng các chữ cái d, đ, q cao 2 đơn vị, chữ
cái g cao 2,5 đơn vị. Bề rộng cơ bản các chữ cái trong nhóm 3 là 3/4 đơn
vị, riêng chữ s rộng 1 đơn vị, chữ x rộng 1,5 đơn vị. Nhóm chữ này
thường được cấu tạo bởi các nét cong (cong kín, cong hở), trong đó nét
cong kín (chữ o) có mặt 11 chữ cái (o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g), các chữ c,
x, e, ê, s được viết trên cơ sở tạo nét cong trái, cong phải hoặc kết hợp
giữa nét thẳng xiên và cong phải ở chữ (có vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ).
6
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế học
sinh viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ
không đều, đầu to, đầu bé.
Ở nhóm này, tôi xác định dạy cho học sinh viết chữ o đẻ làm cơ sở cho
viết đúng các chữ khác trong nhóm. Vì vậy khi dạy chữ o, tôi vẽ 1 ô
vuông lên bảng rồi chia thành 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa
các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ o sau đó tô lên
các dấu chấm, vừa tô, vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và
điểm dừng bút chính là điểm viết thêm dấu chữ o và đểm để nối các chữ
khác khi viết nhanh. Viết được chữ o đúng, học sinh đúng các chữ cái
khác trong nhóm.
Giai đoạn viết hoa :
Qua nhiều năm dạy chương trình cải cách, tôi nhận thấy phần dạy học
sinh làm quen với việc tô chữ còn có sự mâu thuẫn. Trong sách hướng
dẫn quy trình là :
+ Giáo viên tô chữ hoa mẫu trên bảng lớp.
+ Học sinh viết chữ hoa vào bảng con trước rồi mới tập tô chữ hoa
trong vở nên rất khó khăn cho học sinh, cứ đến giờ viết hoa các em rất lo
lắng vì viết quá khó. Sau khi tìm hiểu tâm lý và thử nghiệm, tôi mạnh
dạn chuyển đổi quy trình khác với sách hướng dẫn là :
- Giáo viên tô màu trên bảng lớp.
- Học sinh tô vào vở.
- Phần củng cố học sinh mới luyện viết chữ hoa vào bảng con.
7
Bằng cách suy nghĩ thay đổi quy trình ở sách hướng dẫn, Học sinh bớt
căng thẳng và phấn khởi khi đã được tô chữ trước khi tập viết chữ hoa.
Do vậy chất lượng viết chữ hoa của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trịng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm,
tôi luôn đạt ra kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể.
Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loai chữ này thì mới
chuyển sang loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say
mê phấn khởi, không căng thẳng khi tập viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh
nghiệm tránh vấp phải sai sót tương tự lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay, mồ hôi ra nhiều hoặc hoa mắt nhức đầu có nghĩa
là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao. Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ
hiệu quả hơn
* Biện pháp thứ 3 :
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy
học sinh viết đúng, viết đẹp.
+ Đề cao sự gương mẫu về chữ viết mẫu mực trên bảng lớp. Khi chấm
bài, lời nhận xét ngắn gọn của thầy cô sẽ có tác dụng khuyến khích hoặc
chỉ ra những lời sai về chữ viết của học sinh. Lời nhận xét phải luôn
chứa đựng tình cảm thân thương.
Ví dụ : “Chữ viết có tiến bộ”, “Đáng khen”. Trường hợp học sinh
viết sai mẫu chữ, thầy cô không viết đè lên chữ sai và viết mẫu 1 - 2 chữ,
yêu cầu học sinh viết lại 1 - 2 dòng để về nhà tập viết theo mẫu.
* Biện pháp thứ tư :
8
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
+ Đặc điểm của học sinh lớp Một là nhanh quên việc rèn luyện viết chữ
đúng, đẹp, cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi, mọi lúc.
Ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp, việc cha mẹ giúp đỡ con rèn luyện ở
nhà là một việc quan trọng.Vì vậy ngay từ buổi học đầu tiên của năm học
tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh lớp
Một và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở
lớp. Tôi mạnh dạn trình bày trên bảng các nhóm chữ và nêu trọng tâm
cần dạy ở mỗi nhóm chữtới cha mẹ học sinh, phát tới cha mẹ học sinh tờ
hướng dẫn chữ và yêu cầu chữ viết cần đạt để cha mẹ học sinh có cách
dạy thống nhất với giáo viên .
Tổ chức tốt các phong trào thi đua:
+ Để phong trào luyện thi chữ viết sôi nổi, tôi phát động cho lớp tôi thi
đua viết chữ đẹp theo tuần, theo chủ điểm và kết hợp với hội cha mẹ học
sinh khen thưởng kịp thời.
Ví dụ: Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt lớp tôi dành khoảng 10’ để đánh giá
việc rèn chữ - giữ vở của học sinh và khen thưởng.
+ Mỗi chủ điểm của tháng tôi thường tổ chức cho các em thi viết chữ
đẹp tặng cô, tặng mẹ nhân ngày 8/3. Mỗi các em có một quyển vở mỗi
ngày các em viết một từ hay một câu ngắn. Đến ngày 8/3 những quyển
vở sạch, đẹp được bao gói cẩn thận. Bên ngoài để dòng chữ “Kính tặng
cô nhân ngày 8/3”. Tôi chọn những em có chữ đẹp - vở sạch để dự thi
cấp tổ cấp trường.
9
Ngoài việc phát động thi đua trong học sinh tôi còn giới thiệu các bài
viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ để cha
mẹ học sinhcùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
6.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện
pháp triển khai đề tài lớp tôi đã đạt một số kết quả thực hiện như sau:
- Mỗi tháng lớp tôi đều có tiến bộ về chữ viết, cụ thể:
Tháng 9: A : 08( 12,1%) , B :10(52,4%) , C:01(5,5%)
Tháng 10: A : 12(62,7% ) , B :06(31,8%) , C:01(5,5%)
Tháng 11: A:15: (78,9%) , B:04 (21,1%) , C: 0
Tháng 12: A:15: (78,9%) , B:04(21,1%) , C: 0
Tháng 01: A:16: (84,2%) , B:03(15,8%) , C: 0
Là lớp đoạt danh hiệu lớp vở sạch -chữ đẹp, với tỉ lệ cao.
Trong hội thi viết chữ đẹp em Thảo đoạt giải nhì, là lớp có kĩ thuật
viết tốt, đảm
bảo chiều cao, độ rộng của con chữ. Học sinh thích môn tập viếtcó lòng
say mê rèn chữ, giữ vở. Bản thân là giáo viên chủ nhiệm. Tôi rất vui
mừng với kết quả học sinh đã đạt được. Tôi sẽ áp dụng cách rèn luyện
này trong suốt năm học và những năm kế tiếp.
7.KẾT LUẬN:
Trong khi áp dụng các biện pháp giúp học sinh rèn chữ viết, bản thân
tôi rút ra bài học như sau:
10
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, phải đánh giá xếp loại rõ ràng
để từ đó mới thấy được kết quả thực hiện của các em và kịp thời sửa sai
uốn nắn cho một số em chưa thực hiện được.
- Phải có sự kiểm tra hằng tháng của giáo viên gửi về kịp thời cho mỗi
phụ huynh để phụ huynh biết được kết quả rèn chữ của con em mình.
Từ đó tếp tục giúp đỡ, động viên thêm cho các em khi rèn chữ viết ở
nhà.
- Đối với những học sinh viết chữ viết quá xấu, chưa rèn luyện được
giáo viên phải thật kiên trì, chịu khó giúp đỡ các em trong thời gian còn
thừa để các em từng bước rèn luyện chữ viết của mình, kịp thời theo
các bạn trong lớp.
- Nghiêm cấm học sinh không được sử dụng bút bi, bút xoá.
- Giáo viên cần tổ chức tuyên dương khen những cá nhân và tập thể tổ
có nhiều tiến bộ trong quá trình rèn luyện.
8.ĐỀ NGHỊ:
- Đối với trường:
Cần chuẩn bị tốt những điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất giúp các
em có được sự thoải mái khi viết.
- Đối với phòng giáo dục:
Trang bị đầy đủ hơn đồ dùng trực quan, chữ mẫu, chữ ghép, chữ theo
bộ, phù hợp với vở học sinh.
Bên cạnh bộ chữ thực hành Tiếng việt có bộ chữ vui học tập giúp
củng cố cho học sinh cách viết cấu tạo chữ.
- Đối với sở và bộ giáo dục đào tạo:
11
Nâng cao chất lượng vở tập viết ( giấy quá mỏng, học sinh viết bị
nhoè nên các em phải viết bút bi).
Vở tập viết nên in giấy ô li để học sinh viết chuẩn hơn.
Cần có quy định về thời gian cho học sinh viết cỡ chữ nhỏ để đảm
bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả. Chỉ nên cho học
sinh viết cỡ chữ nhỡ hết học kì 1, học kì 2 nên cho các em chuyển viết
chữ nhỏ và tô chữ hoa từ tuần 19.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng “Rèn chữ” cho các em học sinh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
giúp tôi được giảng dạy tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Người viết
12
13
9. PHỤ LỤC :
Bài viết của học sinh :
14
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Tài liệu thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III 2003 - 2007,
nhà xuất bản giáo dục. (Tác giả Trần Mạnh Hường – Đào Đinh Ngọc).
- Hướng dẫn dạy và học viết ở tiểu học (Hà Nội, tháng 6 năm 2002 của
Bộ giáo dục).
- Báo Thiếu niên Tiền phong số 100 (12 – 2008).
15
16
10. MỤC LỤC :
1. Đề tài …………………………………………………………trang 1.
2. Đặt vấn đề ……………………………………………………trang 1.
3. Cơ sở lý luận …………………………………………………trang 1.
4. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………….trang 1 -
2.
5. Nội dung nghiên cứu …………………………………………trang 2 -
3 - 4 - 5.
6. Kết quả nghiên cứu………………………………………… trang 5 -
6.
7. Kết luận ………………………………………………………trang 6.
8. Đề nghị ……………………………………………………….trang 6 -
7.
17
9. Phụ lục ……………………………………………………… trang 8.
10. Tài liệu tham khảo ………………………………………… trang 9.
11. Mục lục ………………………………………………………trang
10.
12. Phiếu đánh giá, xếp loại …………………………………… trang
11.
18
19
20