I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu tổng quát của giáo dục là xây dựng một nền giáo dục Việt Nam
hiện đại, khoa học, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển bền vững đất nước hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội
nhập quốc tế; xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới có năng lực tư duy độc
lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác, …
Nhiệm vụ giáo dục ở bậc tiểu học chính là nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học ở các bậc học tiếp theo. Giáo dục
tiểu học được xem là nền tảng. Chính vì vậy giáo dục tiểu học ngày càng thu
hút sự quan tâm của cộng đồng.
Trước những yêu cầu đặt ra, toàn ngành giáo dục đã có nhiều bước tiến
quan trọng, được thể hiện bằng việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo
khoa và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Việc làm này đã góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Những cụm từ như
“dạy học lấy học sinh làm trung tâm” hay “dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh” đã được nhắc đến nhiều. Mỗi giáo viên đã và đang
từng bước đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng được
yêu cầu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên hiện tượng tâm lý không muốn học,
học một cách thụ động ở trẻ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các trường tiểu
học trong toàn huyện, đây cũng là vấn đề khiến nhiều giáo viên và các bậc phụ
huynh phải phiền lòng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một kết quả
1
không tốt trong việc học tập của trẻ. Thích học và ham học chính là nguồn động
lực để có kết quả cao trong học tập. Chỉ sau khi muốn học trẻ mới có thể học
một cách chủ động và hiệu quả. Vậy làm thế nào để làm cháy lên niềm ham học
hỏi và học một cách tích cực, tự giác, chủ động ở trẻ?
Là một giáo viên giảng dạy bậc tiểu học, tôi không khỏi băn khoăn trước
câu hỏi trên. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề dạy học và tinh thần
không ngừng học hỏi cộng với thuận lợi luôn được phân công giảng dạy khối
lớp 4 – 5 đã giúp tôi có một kinh nghiệm “Biện pháp thúc đẩy sự hứng thú
học tập của học sinh lớp 4 – 5 qua công tác chủ nhiệm lớp”.
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận sự hứng thú học tập của học sinh
1.1. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu
cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen,
quét nhà để được ông cho tiền, ). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực
thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến
cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững,
chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu
phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục
sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha
mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
1.2. Tính tự giác học tập của trẻ
Tính tự giác học tập của trẻ không phải đứa trẻ nào cũng có, cũng như
không phải có sẵn mà phải qua quá trình rèn luyện với những thói quen tích cực
mà thành. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ham chơi không tự giác học
tập mà cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý là trẻ do còn nhỏ, khả năng tự kiểm
soát bản thân của trẻ chưa cao và dễ phân tán bởi nhiều hoạt động khác nhau.
Học tập là một nhiệm vụ quan trọng, không kém phần nặng nề với trẻ hơn nữa
trẻ chưa ý thức được hết tầm quan trọng của hoạt động này. Trong khi đó vui
chơi là hoạt động khiến chúng vui vẻ, thoải mái, hứng thú thì giữa việc học tập
3
và hoạt động vui chơi trẻ chọn và muốn dành nhiều hơn cho hoạt động vui chơi
là điều dễ hiểu.
1.3. Sự hứng thú học tập của học sinh bậc tiểu học
Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc
học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và
cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học. Đối với
mỗi mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau có những biểu
hiện khác nhau, nhưng ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức độ
chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức đam mê do các em chưa ý thức
được lợi ích của việc học tập.
1.4. Một vài đặc điểm về tính tích cực của học sinh
1.4.1. Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác:
* Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì,
hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ
khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dưỡng, phát triển
chúng trong dạy học.
* Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt
động để chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát,
tình phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học.
1.4.2. Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà
còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa
Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân
được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
1.4.3. Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với
4
nhau nhưng không phải là một. Có một số trường hợp, tính tích cực học tập thể
hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là tính tích cực trong tư duy.
1.5. Điều 28 Luật giáo dục (2005) quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh…”.
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X của Ban chấp hành Trung Ương Đảng
Cộng sản khoá IX khẳng định: “…ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất
lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học…
Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh…”.
1.6. Điều 5 (Luật sửa đổi bổ sung Luật giáo dục năm 2009): Yêu cầu về nội
dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
5
2. Thực trạng của dạy - học ở Trường Tiểu học La Phù – Thanh Thủy
2.1. Về giáo viên:
Trong những năm gần đây, việc tiếp cận với phương dạy học mới đã
được giáo viên trong Nhà trường hưởng ứng. Việc “dạy học lấy học sinh làm
trung tâm” và “dạy học phát huy tích tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh” đã được nhà trường chỉ đạo tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm qua các
hình thức như hội thảo chuyên đề, thực tập thao giảng theo chủ đề năm học
nhưng tác dụng của nó còn ở mức độ hạn chế, giáo viên chưa thiết kế được
nhiều những bài giảng có hiệu quả và gây được hứng thú học tập cho nhiều đối
tượng học sinh.
Mỗi giáo viên đã có nhiều sự đổi mới về phương pháp dạy học song một
số giáo viên vẫn thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn
trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy và thường làm một cách máy
móc, ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đa số đều có năng lực khá vững, có
tâm huyết với nghề song để tìm ra các biện pháp để phát huy hết tính tích cực tự
giác của học sinh thì còn nhiều hạn chế.
Việc thực hiện công tác chủ nhiệm ở mỗi giáo viên còn chưa hiệu quả,
thiếu trách nhiệm, hầu như giáo viên mới chỉ thực hiện công tác giảng dạy kiến
thức trên lớp còn việc làm tác động, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh
thông qua trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp thì chưa thực sự hiệu quả.
Sự phàn nàn của giáo viên về học sinh như “học sinh bây giờ không
chăm học” hay “học sinh bây giờ không thông minh”, … còn khá phổ biến ở
các giáo viên.
6
2.2. Về học sinh:
Phong trào học tập của học sinh trong trường khá sôi nổi, chất lượng giáo
dục có sự tăng dần theo năm học. Tuy nhiên đa số học sinh còn thụ động trong
việc học, chưa có ý thức tự giác học bài. Việc học vẫn cần có sự thúc đẩy, nhắc
nhở, quan tâm, kiểm tra hàng ngày của giáo viên và phụ huynh.
Tâm lý chán học, học một cách uể oải, ngồi học nghiêm túc nhưng mang
tính ép buộc hay ngồi học không tập trung, mất trật tự trong giờ học còn diễn ra
khá phổ biến ở các tiết học, các lớp học.
Phần lớn học sinh còn thiếu tự tin, e dè, không dám biểu lộ cảm xúc hoặc
không mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình dẫn đến việc hình thành kĩ năng sống
cho các em còn rất hạn chế. Hiện tượng học chờ vào người khác, quay cóp bài
của bạn còn diễn ra khá nhiều nên chất lượng giáo dục còn chưa thật.
Chất lượng mũi nhọn của trường luôn cao hơn các trường trong huyện
song số học sinh học tích cực, tự giác hay học một cách say mê còn ít. Phong
trào thi đua học chưa có nhiều chỉ xuất hiện một số ít ở em có phụ huynh quan
tâm đến việc học của con cái.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.3.1. Giáo viên
- Do năng lực sư phạm của giáo viên không đồng đều.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có sự đầu tư cho
chuyên môn.
- Số giáo viên tích cực đổi mới phương dạy học, áp dụng công nghệ thông tin
vào dạy học còn hàn chế.
- Một số giáo viên ngoài việc dạy học thì công việc chăm sóc gia đình chiếm
mất nhiều thời gian nên đa số họ mới chỉ cố gắng hoàn thành bài dạy trên lớp
7
còn việc học sinh có học thực sự hay không, có hăng say học hay không thì giáo
viên chưa thực sự quan tâm.
- Phần động viên, khuyến khích kịp thời cho học sinh có tiến bộ theo từng tuần
ở lớp của giáo chủ nhiệm hay của nhà trường hầu như vắng bóng.
2.3.2. Học sinh
- Đa số các em đều chưa nhận thức rõ được mục tiêu chính của việc học, học
sinh mới chỉ học theo yêu cầu của giáo viên và cha mẹ.
- Các em ít được tham gia các phong trào thi đua trong học tập của lớp cũng
như của trường.
- Cách đánh giá, lấy điểm theo thông tư 32 cũng làm cho một phần học sinh ỷ
lại trong việc học thường xuyên.
2.3.3. Về phía nhà trường
Trường Tiểu học La Phù là một trong những trường có chất lượng dạy và
học cao. Đội ngũ lãnh đạo luôn coi trọng chất lượng dạy và học. Sự phân công
chuyên môn phù hợp với năng lực của giáo viên. Việc chỉ đạo, kiểm tra đánh
giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh được tiến hành thường
xuyên. Tuy nhiên sự động viên, khuyến khích việc dạy-học của giáo viên và
học sinh đôi lúc chưa kịp thời, chưa phát huy hết năng lực tư duy, sáng tạo của
giáo viên.
Việc tổ chức các phong trào thi đua để giúp các em hăng say trong học
tập còn rất mờ nhạt và không cụ thể, không hiệu quả. Các tổ chức hỗ trợ cho
hoạt động giáo dục như hoạt động của Đội thiếu niên ít thấy bóng dáng.
Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng của Nhà trường chưa
thật sự phát huy hết nội lực của giáo viên và học sinh, vẫn còn sự cào bằng
trong đánh giá hoặc đánh giá còn quá lỏng lẻo.
8
2.3.4. Về phía phụ huynh
Việc quan tâm, chăm sóc con em không đúng cách của một số phụ huynh
cũng dẫn đến học sinh lười học, học một cách thụ động. Học sinh không có khả
năng vận động, không có kĩ năng sống vì hàng ngày các em được chăm sóc quả
kĩ lưỡng, không thấy được những khó khăn trong cuộc sống để từ đó rèn luyện
bản thân.
Cũng có những phụ huynh vì lo toan cuộc sống mà không ngó ngàng đến
việc học tập của con em, không có những lời khen hay sự động viên con cái học
mà họ phó mặc việc dạy học cho các Nhà trường.
2.4. Đánh giá khái quát thực trạng dạy- học của trường Tiểu học La Phù-
Thanh Thủy – Phú Thọ
Nhìn chung việc dạy – học trong Nhà trường tuy đã có nhiều khởi sắc, có
nhiều tiến bộ trong mỗi năm, số lượng giáo viên đạt thành tích cao trong huyện,
tỉnh khá nhiều song làm thế nào để kích thích được hứng thú học tập của học
sinh, giúp các em học một cách chủ động, tích cực, tự giác thì vẫn còn nhiều
hạn chế. Hầu hết việc dạy và học vẫn còn thụ động. Việc dạy của giáo viên chủ
yếu vẫn dừng lại ở dạy cho xong nhiệm vụ, học sinh học theo sự giám sát của
thầy cô và cha mẹ. Một số giáo viên có tay nghề cao thường quan tâm đến chất
lượng mũi nhọn nhiều hơn. Chính vì vậy nhìn một cách tổng quan thì phần lớn
học sinh đều không thực sự muốn học và học một cách thụ động. Hình như các
em vui đến trường trên hết là được vui chơi là chủ yếu. Do vậy chất lượng thực
tế theo tôi sẽ chưa phát huy hết nội lực của các em nhất là đối với một trường
của thị trấn nằm ở trung tâm huyện.
9
3. Biện pháp thúc đẩy sự hứng thú học tập của học sinh lớp 4 -5 Trường
Tiểu học La Phù – Thanh Thủy qua công tác chủ nhiệm
Xuất phát từ những thực trạng trên, trong 4 năm gần đây, tôi đã tìm tòi và
thử nghiệm thực hiện sáng kiến “Biện pháp thúc đẩy sự hứng thú học tập của
học sinh lớp 4 – 5 qua công tác chủ nhiệm”. Đây chỉ là một sáng kiến nhỏ, như
một động lực để hỗ trợ, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Biện pháp
này được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Nhận lớp, tìm hiểu học sinh
- Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình
- Tìm hiểu về khả năng nhận thức, lực học năm trước của mỗi học sinh
- Tìm hiểu về năng khiếu, sở trường, những mong muốn hay những ước mơ của
mỗi học sinh.
- Khảo sát chất lượng học sinh
* Từ những việc làm đó hiểu được cơ bản học sinh cần gì và cần môi trường
học như thế nào để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui, giúp các em
tự tin vào bản và thấy được sức mạnh của chính mình.
3.2. Phổ biến nội quy lớp học và các tiêu chí thi đua trong năm học
3.2.1. Nội quy của lớp học
Đó là những nội quy quy định theo từng năm của Nhà trường và giáo
viên tùy theo tình hình thực tế mỗi năm học đề đề ra nội quy của lớp.
3.2.2. Hình thức và tiêu chí thi đua
Học sinh sẽ được đánh giá kết quả học tập của mình và được xếp thứ vào
cuối mỗi tuần và cuối tháng.
10
Điểm để đánh giá bao gồm toàn bộ số điểm mà học sinh đạt được từ điểm
kiểm tra, điểm miệng hay điểm cộng khi lập thành tích đều được cộng vào và
chia ra thành điểm trung bình cộng sau khi đã bị trừ các lỗi vi phạm rồi xếp thứ.
Học sinh được càng nhiều điểm, thực hiện tốt nội quy thì sẽ có điểm TBC cao.
Dựa trên kết quả xếp thứ, giáo viên chọn ra học sinh xuất sắc nhất tuyên
dương, khen thưởng.
3.3. Lựa chọn cán sự lớp
Đây là khâu rất quan trọng, quyết định sự thành công của sáng kiến. Việc
lựa chọn dưới hình thức bình bầu công khai trước cả lớp. Mỗi thành viên trong
lớp đều có quyền lựa chọn cán sự lớp trên tiêu chí mà giáo viên đưa ra. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn để được làm cán sự lớp:
+ Có lực học nổi trội
+ Ngoan ngoãn, chăm học, ý thức tự giác học cao
+ Luôn gương mẫu, được bạn bè quý mến
- Hình thức bầu (có thể bỏ phiếu kín)
- Thời hạn: Cứ 3 tháng có thể tổ chức bầu lại một lần để học sinh có hướng
phấn đấu không ngừng.
- Thành phần ban cán sự gồm:
+ Lớp trưởng, lớp phó
+ Các tổ trưởng, tổ phó
3.4. Phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp
3.4.1. Tổ trưởng: Phụ trách chung trong các hoạt động của tổ mình, có nhiệm
vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá về nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ
11
mình vào sổ theo dõi. Sổ theo dõi bao gồm bảng theo dõi và phần nhận xét cuối
mỗi tuần về ưu nhược điểm trong tuần. Sau đây là bảng theo dõi của tổ trưởng :
STT Họ và tên Điểm đạt được Điểm trừ
Điểm
TBC
Xếp thứ
1 Hoàng Lan Anh 9;10; 8; 9 1; 3; 5 6,75 3
2 Nguyễn Thị Vân Anh 9; 10; 8; 9; 9 1; 2 8,4 1
3 Phùng Ngọc Ánh 7; 9; 8; 10 2; 1; 1 7,5 2
…
* Lưu ý:
- Cột Họ và tên: Ghi thứ tự tên các thành viên của tổ
- Cột Điểm đạt được: Bao gồm tất cả các điểm mà mỗi thành viên đạt
được trong một tuần (từ điểm kiểm tra viết, điểm chấm vở học sinh hay điểm
giáo viên cho miệng).
- Cột Điểm trừ: Là những điểm mà mỗi thành viên trong tổ vi phạm nội
quy của lớp sẽ bị trừ do tổ trưởng và tổ phó theo dõi, giám sát.
- Cột Điểm TBC: Là số điểm trung bình cộng mà học sinh đạt được sau
khi đã bị trừ. Cách tính điểm trong cột này chính là tổng số điểm đạt được trừ đi
số điểm bị trừ rồi chia cho số lượt điểm đạt được.
- Cột xếp thứ: Sau khi tính được điểm, tổ trưởng sẽ xếp thứ tự từ cao
xuống thấp vào cuối mỗi tuần để thực hiện thông báo kết quả đạt được của mỗi
thành viên trong tổ trước cuộc họp của tổ sau đó sẽ thông qua trước lớp vào
buổi sinh hoạt lớp (Giờ Giáo dục tập thể).
3.4.2. Tổ phó: Phối hợp với tổ trưởng, kiểm tra, theo dõi việc học tập, thực hiện
nội quy của trường lớp.
12
* Nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó là kiểm tra, theo dõi, giám sát: Việc chuẩn bị
đồ dùng, sách vở, bài tập theo quy định; theo dõi và nhắc nhở các thành viên
thực hiện tốt các nội quy trường, lớp.
3.4.3. Lớp trưởng: Phụ trách chung, theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết
quả và báo cáo tổng hợp, nhận xét chung và buổi sinh hoạt cuối tuần. Sổ theo
dõi của lớp trưởng bao gồm bảng tổng hợp kèm theo phần nhận xét chung cả
lớp ở cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả học
tập trong một tháng của lớp trưởng:
STT
HỌ
VÀ
TÊN
THÁNG 9
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
ĐTB
tháng
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
Điểm
TB
Xếp
thứ
1
2
3
4
…
*Lưu ý:
- Sổ được làm theo khổ ngang của giấy A4
- Cột điểm TB chính là điểm trung bình cộng (TBC) mà lớp trưởng lấy
thống kê từ các tổ trưởng của từng thành viên trong lớp.
- Cột xếp thứ: Sau khi thống kê đầy đủ số điểm TBC của mỗi bạn, lớp
trưởng tiến hành xếp thứ theo lớp.
3.4.4. Các lớp phó: Kết hợp với lớp trưởng làm tốt nhiệm vụ của một cán sự
lớp. Mỗi lớp phó sẽ được phụ trách một tổ, thực hiện kiểm tra các tổ trưởng, tổ
phó và kiểm tra chéo với các lớp trưởng, lớp phó.
13
3.4.5. Nhiệm vụ chung của ban cán sự lớp
- Kiểm tra việc thực hiện đúng nội quy của từng thành viên trong tổ, trong lớp.
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài, sách vở, đồ dùng học tập, …
- Ghi chép, theo dõi và thống kê số điểm đạt được của mỗi thành viên một cách
minh bạch, khách quan.
3.5. Tổng hợp thi đua, xếp thứ
- Thời gian tiến hành vào tiết giáo dục tập thể cuổi tuần.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Từng tổ trưởng lên đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm trong
tuần của tổ.
+ Bước 2: Lớp trưởng đánh giá, nhận xét chung ưu, nhược điểm cả lớp;
công bố điểm đạt được và xếp thứ từng cá nhân.
+ Bước 3: Giáo viên chọn ra các cá nhân xuất sắc nhất để tuyên dương và
khen thưởng.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau 4 năm thực hiện, tôi đã thấy được những kết quả rất khả quan, được
sự đồng tình của hầu hết các em học sinh. Sau mỗi năm, tôi đều thực hiện thăm
dò ý kiến của học sinh lớp mình thì các em đều cùng ý kiến vì có hình thức thi
đua này mà các em thích học và học thực sự nghiêm túc hơn. Mỗi học sinh đều
phải luôn cố gắng hết mình không chỉ trong giờ học của giáo viên chủ nhiệm
mà ở mọi lúc, mọi chỗ bởi nếu không như vậy sẽ bị các bạn theo dõi và trừ
điểm.
14
Học sinh học tập tích cực, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng
bài bởi các em càng ghi được nhiều điểm, thực hiện tốt nội quy thì các em càng
có cơ hội đứng ở vị trí cao trong lớp và được tuyên dương.
Tôi tham gia giảng dạy môn Toán ở hai lớp nhưng ý thức tự giác học do
lớp tôi chủ nhiệm thường hơn hẳn, điều này đã được sự ghi nhận của các giáo
viên dạy cùng.
Học sinh ngoài việc hăng say học, học một các chủ động, tích cực, tự
giác còn được rèn thêm nhiều kĩ năng sống. Hầu hết các em khá mạnh dạn,
thẳng thắn, có tinh thần đoàn kết cao. Đội ngũ cán sự lớp trưởng thành rõ rệt,
các em có khả năng quản lớp, chủ trì các cuộc họp, …
* Kết quả thăm dò học sinh qua các năm được sử dụng biện pháp của
sáng kiến:
Năm học Lớp
Sĩ
số
HS chưa tích cực
hưởng ứng biện pháp
của SKKN
HS rất tích cực hưởng ứng
biện pháp của SKKN
2009 - 2010 4A 25 3 12% 22 80%
2010 - 2011 5A 25 0 0 25 100%
2011 – 2012 5A 23 0 0 23 100%
2012 - 2013 4A 30 2 6% 28 94%
- Từ kết quả thăm dò học sinh cho thấy, khi thực hiện ở lớp 4 khó khăn
hơn ở lớp 5 và nếu được chủ nhiệm 2 năm liền thì nề nếp học của học sinh sẽ đi
vào ổn định.
- Mỗi năm có một số ít học sinh chưa tích cực hưởng ứng biện pháp của
sáng kiến, những trường hợp này thường bắt nguồn từ sự giáo dục chưa hiệu
quả từ phía gia đình học sinh.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy
học, trong 4 năm gần đây, tôi đã thử nghiệm “Biện pháp thúc đẩy sự hứng thú
học tập của học sinh lớp 4 – 5 qua công tác chủ nhiệm lớp”, thực tế tôi đã
thu được những kết quả đáng mừng. Gần như 100% học sinh do lớp tôi giảng
dạy và chủ nhiệm đã học một cách tích cực, tự giác, bên cạnh đó các em đã
được hình thành những kĩ năng sống cơ bản.
Biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở tất các khối lớp 4 – 5 trong toàn
huyện và nếu sử dụng đúng chắc chắn sẽ thành công. Khi thực hiện biện pháp
này, thời gian đầu học sinh còn bỡ ngỡ, giáo viên phải thực sự kiên trì, khi các
em hiểu và làm đúng thì hiệu quả giáo viên sẽ thấy trong từng thời điểm.
* Tuy nhiên để đạt được sự thành công khi sử dụng biện pháp này thì
giáo viên cần lưu ý sau:
+ Giáo viên phải thực sự là người có tâm huyết với nghề, thực sự mến
trẻ.
+ Phải tiến hành bầu ban cán sự lớp công bằng, công khai
+ Phải kiên trì hướng dẫn học sinh biết cách thực hiện.
+ Việc trừ điểm không khéo thực hiện không mang tính động viên,
khuyến khích thì sẽ làm nhụt chí phấn đấu của em học kém, những học sinh
nghịch ngợm,…
+ Tiến hành tuyên dương, khen thưởng, công bằng, minh bạch, kịp thời
đúng theo quy định của đầu năm học.
2. Kiến nghị, đề xuất
16
- Đối với hiệu trưởng: Tổ chức, thực hiện tốt công tác thi đua khen
thưởng trong Nhà trường; động viên, khuyến khích kịp thời cá nhân, tập thể
xuất sắc.
- Phát huy hết thế mạnh của các tổ chức hỗ trợ giáo dục, phát động nhiều
phong trào thi đua để động viên tinh thần học tập của học sinh.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Huy, Giáo dục học, NXB Giáo dục, năm 1997
2. Phạm Minh Hạc, Tâm lí học, NXB Giáo dục, năm 1996
3. Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1998
4. Các văn kiện của Đảng về giáo dục
5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện dạy học
6. Tạp chí giáo dục
MỤC LỤC
18
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1. Cơ sở lý luận sự hứng thú học tập của học sinh
3
1.1. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
3
1.2. Tính tự giác học tập của trẻ
3
1.3. Sự hứng thú học tập của học sinh bậc tiểu học
4
1.4. Một vài đặc điểm về tính tích cực của học sinh
4
1.5. Điều 28 Luật giáo dục (2005) quy định
5
1.6. Điều 5:Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
5
2. Thực trạng của dạy - học ở Trường Tiểu học La Phù – Thanh Thủy
6
2.1. Về giáo viên
6
2.2. Về học sinh
7
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
7
2.3.1. Giáo viên
7
2.3.2. Học sinh
8
2.3.3. Về phía nhà trường
8
2.3.4. Về phía phụ huynh
9
2.4. Đánh giá khái quát thực trạng dạy- học của trường Tiểu học La Phù-
Thanh Thủy – Phú Thọ
9
3. Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh lớp 4 -5
Trường Tiểu học La Phù – Thanh Thủy
10
3.1. Nhận lớp, tìm hiểu học sinh
10
3.2. Phổ biến nội quy lớp học và các tiêu chí thi đua trong năm học
10
3.3. Lựa chọn cán sự lớp
11
3.4. Phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp
11
3.5. Tổng hợp thi đua, xếp thứ
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
19
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CẤP TRÊN
20