Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.62 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển rực rỡ,
càng ngày chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng
kinh tế và lạm phát. Đó là hai vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng
trực tiếp đến thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Tuy vậy, sự tác động
và ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hết sức phức
tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế. Trong
đó, lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ, nó chính là một đặc điểm của
nền kinh tế hàng hoá. Ở mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế
khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Vì vậy, trong quá trình phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là nước ta, đang trên đà hội nhập và
phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu lạm phát, sự ảnh hưởng và phù hợp
của lạm phát đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng.
Là một sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu
các vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như lạm phát là
một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với em. Sau khi nghiên cứu bài
giảng và tìm hiểu thêm trong các tài liệu, em xin trình bày một số quan điểm
cũng như hiểu biết của mình về vấn đề này.
Do chưa có kinh nghiệm và hiểu biết chưa sâu sắc nên một số quan
điểm cũng như ý kiến của em trong bài viết còn gặp sai sót, mong thầy cô
nhận xét và đóng góp để bài viết được tốt hơn.
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
I. Những vấn đề lý luận cơ bản
1) Khái niệm lạm phát
2) Các loại lạm phát
3) Đo lường lạm phát
4) Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế


5) Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
6) Những tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội
7) Những biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát
II. Đánh giá thực trạng hiện nay của Việt Nam
III. Quan điểm và các giải pháp khắc phục
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận cơ bản
1) Khái niệm lạm phát
Khi nghiên cứu về vấn đề này, ta thấy trong lịch sử đã có rất nhiều
quan điểm khác nhau về lạm phát, mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về
luận điểm và các lý luận của mình.
Lý thuyết cầu do nhà kinh tế học người Anh John Keynes đề xướng.
Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của lạm phát là sự biến động cung cầu.
Khi mức cung đã đạt đến tột đỉnh vượt quá mức cầu, dẫn đến đình đốn sản
xuất thì nhà nước phải tung thêm tiền vào lưu thông, nghĩa là tăng cầu để đạt
mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó sẽ xuất hiện lạm phát, và lạm
phát ở đây có tác dụng đẩy mạnh sản xuất phát triển. Trong điều kiện nền
kinh tế phát triển có hiệu quả, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ cấu kinh tế được
đổi mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Còn ngược lại, lạm phát sẽ trở thành công cụ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Lý thuyết chi phí cho rằng lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi
phí sản xuất, kinh doanh đã nhanh hơn mức tăng năng suất lao động.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tiền lương tăng lên, giá nguyên nhiên
vật liệu tăng lên, công nghệ cũ kỹ không được đổi mới, thể chế cũng như cơ
cấu kinh tế lạc hậu không được đổi mới… Giá dầu mỏ tăng cao trong những
năm 70 đẩy lạm phát ở rất nhiều nước gia tăng là một minh chứng rõ ràng
nhất. Vậy là khi chi phí tăng lên đến mức mà mức tăng năng suất lao động

không bù đắp được mức tăng chi phí khiến cho giá cả tăng cao thì lạm phát
xuất hiện.
Lý thuyết cơ cấu được phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Theo
lý thuyết này thì lạm phát nảy sinh do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ
cấu nền kinh tế, bao gồm mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công
nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản
xuất và dịch vụ… Chính sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế đã làm cho nền
kinh tế phát triển không hiệu quả, khuyến khích các lĩnh vực đòi hỏi chi phí
tăng cao phát triển. Xét về mặt này lý thuyết cơ cấu trùng hợp với lý thuyết
chi phí.
Có rất nhiều các lý thuyết khác và các định nghĩa khác của các nhà
kinh tế học về lạm phát, tuy nhiên hầu như tất cả đều thừa nhận rằng: lạm
phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế, do đó
làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống. Trong một nền kinh tế, lạm phát là
sự mất giá thị trường hay sự giảm sức mua của đồng tiền. Ngược lại với lạm
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phát là giảm phát. Tốc độ lạm phát được xác định bởi tốc độ thay đổi mức
giá cả.Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ được người ta
gọi là sự ổn định giá cả.
2) Các loại lạm phát
Căn cứ vào mức độ người ta chia lạm phát thành 3 loại:
• Lạm phát vừa phải : là loại lạm phát xảy ra với mức tăng chậm
của giá cả được giới hạn ở mức độ một con số hay dưới 10% một năm.
Trong điều kiện lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm, ít thay đổi và được coi
là ổn định. Đây là mức lạm phát khá phổ biến ở các nước TBCN phát triển.
• Lạm phát phi mã : là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu
tăng với tỷ lệ hai chữ số một năm. Khi xuất hiện lạm phát phi mã, đồng tiền
mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm tới mức âm, thị trường

tài chính tàn lụi, người dân tránh giữ tiền mặt mà thi nhau tích trữ hàng hoá
vàng bạc bất động sản. Tuy nhiên, mặc dù lạm phát phi mã có những ảnh
hưởng không tốt đối với nền kinh tế, nhưng cũng có một số nước như Brazil,
dù mắc chứng lạm phát phi mã mà tốc độ tăng trưởng vẫn tốt. Trường hợp
này cho đến nay vẫn chưa đủ thông tin và các công trình nghiên cứu để giải
thích cụ thể.
• Siêu lạm phát : là loại lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt
xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. Khi xảy ra siêu lạm
phát, tiền giấy được phát hành ồ ạt, giá cả tăng lên với tốc độ chóng mặt,
không kiểm soát được. Siêu lạm phát được các nhà kinh tế học xem như là
căn bệnh chết người đối với nền kinh tế. Trong thực tế đã có một vài minh
chứng cho điều này, điển hình là cuộc siêu lạm phát nổ ra ở Đức năm 1920-
1923.
Ngoài phân loại lạm phát theo mức độ, người ta cũng có nhiều cách
phân loại khác. Tuỳ theo tác động của lạm phát đối với nền kinh tế, người ta
chia lạm phát thành lạm phát cân bằng có dự đoán trước và lạm phát không
cân bằng không dự đoán trước được. Hay căn cứ vào quá trình bộc lộ hiện
hình lạm phát người ta chia thành lạm phát ngầm và lạm phát công khai. Tuy
nhiên, cách chia lạm phát theo mức độ vẫn là phổ biến nhất và chính xác
nhất.
3) Đo lường lạm phát
Lạm phát được đo bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các
loại hàng hoá và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả
trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm.
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chỉ số giá cả là tỉ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với
mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm

phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung
bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Không tồn tại một thước đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì
giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng
hoá trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó
được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát là:
_ Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI ( Consumer Price Index ). CPI tính
chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường, các nhóm
chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vật tư y
tế. Để tính CPI, người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt
hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kỳ có lạm phát.
_ Chỉ số giá sản xuất PPI ( Producer Price Index ). Đây là chỉ số giá
bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người
sản xuất ấn định. Chỉ số này rất có ích vì nó được tính chi tiết sát với những
thay đổi của thực tế.
_ Chỉ số giảm phát GDP: dựa trên việc tính toán tổng sản phẩm quốc
nội. Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế ( GDP danh định ) với tổng
giá trị của GDP năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo
giá so sánh hay GDP thực. Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi
nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi
phí tiêu dùng cá nhân.
4) Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Lạm phát được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế đang phát
triển trong khi phải đối phó với những mất cân đối mang tính cơ cấu. Các
nhà khoa học tin rằng giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ đánh đổi
lẫn nhau. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng, tuy nhiên chúng lại
là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Mọi hoạt động kiềm chế lạm
phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp, gây ra tình trạng đình trệ sản xuất,
do đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Một đất nước dành ưu tiên cho tăng
trưởng kinh tế thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó.

5) Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, và trong thực tế cũng có
một số cách phân loại lạm phát theo chính nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây,
em xin trình bày một số nguyên nhân gây ra lạm phát đã được khoa học tìm
hiểu và nghiên cứu một cách cụ thể:
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
_ Lạm phát để bù đắp những thiếu hụt về ngân sách: đây là nguyên
nhân thông thường nhất, nhà nước sẽ phát hành thêm tiền vào lưu thông để
bù đắp những thiếu hụt về ngân sách chi tiêu của nhà nước trong các lĩnh
vực và để thực hiện nhu cầu khuếch trương nền kinh tế. Khi đó, vốn đầu tư
và chi tiêu của Chính phủ được bù đắp bằng phát hành và bằng việc tăng
mức thuế, nó sẽ làm nền kinh tế đi vào tình trạng mất cân đối vượt quá sản
lượng tiềm năng của nó. Đến khi tổng mức cần của nền kinh tế vượt quá khả
năng sản xuất của nó, giá cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng sẽ dẫn đến lạm
phát.
_ Lạm phát do nguyên nhân chi phí: là khi chi phí sản xuất đẩy giá cả
tăng lên ngay cả trong điều kiện các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy
đủ. Nguyên nhân này có thể do nhiều yếu tố tác động thành, như xu hướng
tăng giá cả các loại hàng hoá và tiền lương công nhân trước khi nền kinh tế
đạt được một khối lượng việc làm nhất định, hay do chính yếu tố cạn kiệt và
khan hiếm nguồn nguyên liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép… Khi đó, vốn bỏ
ra sẽ kém hiệu quả, sản phẩm làm ra không tăng hoặc tăng chậm hơn so với
tốc độ tăng của chi phí, khiến giá cả hàng hoá tự động tăng nhanh dẫn đến
lạm phát.
_ Lạm phát ỳ: là lạm phát chỉ tăng với một tỉ lệ không đổi hàng năm
trong một thời gian dài. Một đất nước tồn tại lạm phát ỳ nghĩa là nền kinh tế
nước đó đạt được sự cân bằng mong đợi, tỉ lệ lạm phát là tỉ lệ được trông đợi
và nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung hoà và nó chỉ biến đổi

khi có sự biến động kinh tế xảy ra. Nếu như không có sự biến động nào thì
lạm phát sẽ tiếp tục tăng theo tỉ lệ cũ.
_ Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ vượt quá
mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xuất hiện lạm phát cầu
kéo, người ta nhận thấy lượng tiền đổ vào lưu thông và khối lượng tín dụng
tăng đáng kể vượt quá mức cung của hàng hoá. Bản chất của hiện tượng này
là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một hay những loại hàng hoá có mức cung
hạn chế trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
_ Lạm phát chi phí đẩy ( hay còn gọi là lạm phát đình trệ ): xảy ra
ngay cả khi sản lượng chưa đạt được mức tiềm năng, kể cả ở những nước
phát triển cao, đó là một đặc điểm của lạm phát hiện nay. Kiểu lạm phát này
là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất
nghiệp. Nguyên nhân vẫn do các cơn sốc giá của thị trường nguyên liệu đầu
vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản như xăng, điện, dầu… hay do sự tăng giá
của vật tư vì thiên tai, chiến tranh, biến động chính trị. Trong trường hợp
này, tuy tổng cầu không đổi nhưng cung lại giảm đáng kể, khiến giá cả tăng
nhanh.
Người thực hiện: Lương Minh Hoàng
6

×