Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng chương trình định hướng nghề du lịch cho học sinh THPT ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.26 KB, 14 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH




XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ DU LỊCH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phan Bích Thảo
Sinh viên thực hiện :Ngô Thị Ánh
Lớp : VHDL18B
Niên khóa :2010-2014





HÀ NỘI -2014




MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu 2
3.Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5.Phương pháp nghiên cứu 5
6.Kết cấu của đề tài 6
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HƯỚNG NGHIỆP 7
1.1.Những khái niệm cơ bản 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch 7
1.1.2. Khái niệm nhóm nghề du lịch 9
1.1.3. Quan niệm hướng nghiệp và du lịch hướng nghiệp 11
1.1.4. Khái niệm học sinh THPT 12
1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT 13
1.3. Nhu cầu tham gia du lịch hướng nghiệp 15
1.4. Hoạt động du lịch hướng nghiệp tại một số thành phố lớn trên thế 22
giới và Việt Nam. 22
Chương 2 KHAI THÁC VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ DU LỊCH CHO HỌC SINHTRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở HÀ NỘI 32
2.1. Vai trò của du lịch hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông 32
2.1.1. Đối với học sinh trung học phổ thông 32
2.1.2. Đối với phụ huynh học sinh 33
2.1.3. Đối với ngành du lịch và hoạt động thương mai - dịch vụ 34
2.1.4. Đối với du khách nước ngoài 36

2.2. Mục đích và ý nghĩa của chương trình du lịch hướng nghiệp 36


2.3. Phương thức thiết kế chương trình du lịch định hướng nghề du lịch cho
học sinh THPT ở Hà Nội 39
2.3.1 Lựa chọn những trường đại học, cao đẳng đào tạo về nghề du lịch
tiêu biểu ở Hà Nội 39
2.3.1.1. Khoa Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân 41
2.3.1.2. Khoa Văn hóa Du lịch - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 47
2.3.1.3. Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
53
2.3.1.4. Khoa Khách sạn - Du lịch - Trường Cao đẳng thương mại và
Du lịch Hà Nội 61
2.3.2. Khảo sát các trường đại học, cao đẳng tiêu biểu đào tạo du lịch để
tạo thành những điểm du lịch 69
2.3.3 Kết nối các điểm thành chương trình du lịch 70
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 82
3.1. Những giải pháp 82
3.1.1. Giải pháp về hướng dẫn viên cho chương trình 82
3.1.2. Giải pháp tổ chức chương trình du lịch hướng nghiệp 85
3.1.3. Giải pháp về quảng cáo tiếp thị 88
3.1.4. Giải pháp về sản phẩm du lịch hướng nghiệp 90
3.2. Kiến nghị 91
3.2.1. Đối với gia đình 91
3.2.2. Đối với lãnh đạo địa phương 92
3.2.3. Đối với các em học sinh 93
3.2.4. Đối với Sở Giáo dục và Ban lãnh đạo các trường THPT 93
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98





DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

HRDT Human Resources Development in Tourism Project
Dự án Phát triển nguồn Nhân lực Du lịch Việt Nam

IELTS International English language testing system
Hệ thống đánh giá ngôn ngữ tiếng Anh quốc tế

NEU National Economics University
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

THPT Trung học phổ thông

TOEIC Test of English for International Communication
Chứng chỉ tiếng Anh giao tiếp Quốc tế

TOUR Chương trình du lịch

UNWTO World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế Giới

UBND Ủy ban nhân dân

VTOS Vietnam Tourism Occupational Skills Standards
Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam


VTCB Vietnam Tourism Certification Board
Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch Việt Nam














DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng/biểu số

Tên bảng/biểu Trang
01 Bảng 1.1 Khả năng chi trả cho 01 chương trình du lịch
hướng nghiệp 1 ngày
19
02 Bảng 1.2 Khả năng chi trả cho 01 chương trình du lịch
hướng nghiệp 2 ngày
19
03 Biểu đồ 1.1 Sự cần thiết của việc hướng nghiệp cho học
sinh THPT

17
04 Biểu đồ 1.2 Các phương thức định hướng nghề nghiệp
cho học sinh.
17
05 Biểu đồ 1.3 Tần suất tham gia các chương trình du lịch và
những điểm du lịch phổ biến mà các em học
sinh thường tham quan
18
06 Biểu đồ 1.4 Nhu cầu tham gia chương trình du lịch hướng
nghiệp
18
07 Biểu đồ 1.5 Những mong muốn trong một chương trình
du lịch hướng nghiệp
20




LỜI CẢM ƠN

“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đó là đạo lý mà ngàn đời nay mỗi người
dân Việt Nam khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn khắc ghi trong lòng.
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành trước hết là kết quả sau 4
năm học tập, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu của bản thân tại trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Đồng thời đây cũng là thành quả của quá trình dạy dỗ, chăm
sóc, yêu thương của gia đình, sự dẫn dắt tận tình của nhà trường, cùng sự giúp
đỡ chân thành của thầy cô giáo, bạn bè.
Thông qua bài khóa luận tốt nghiệp cho phép em gửi lời biết ơn chân
thành nhất tới tất cả các Thầy cô trong khoa Văn hóa Du lịch và toàn thể các
Thầy cô giáo những người đã tận tình chỉ bảo dạy dỗ em trong suốt 4 năm học

qua.Cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn bên em, động viên và giúp
đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
Cảm ơn các Thầy cô giáo trong các khoa: Dịch vụ du lịch và Lữ hành
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Du lịch học trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), khoa Văn hóa Du lịch trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, khoa Khách sạn - Du lịch trường Cao đẳng Thương Mại
và Du lịch Hà Nội đã tạo điều kiện cho em về mặt tìm hiểu thông tin các khoa
cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới ThS. Phan Bích Thảo người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và gợi mở cho
em những tri thức quý giá trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày20 tháng 05 năm2014
Sinh viên
Ngô Thị Ánh


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử còn sáng chói bao chiến công
hào hùng trên những chặng đường. Trong quá trình dựng nước và giữ nước
cha ông ta đã để lại cho chúng ta một dải non sông thống nhất từ Bắc vào
Nam với biết bao nhiêu cảnh đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là tâm hồn con
người Việt giàu truyền thống tốt đẹp bao đời nay với đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn” và “Tôn sư trọng đạo”, chẳng những vậy mà nền giáo dục Việt Nam
ngày càng được đầu tư và có một vị trí vô cùng quan trọng.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc
Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự
phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, chính trị, tri thức của
đất nước Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần
sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu chính là
tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật
chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam.
Giáo dục sẽ là cầu nối đào tạo ra nhân tài giúp ích cho đất nước và những
người lao động giỏi tạo ra của cải vật chất nâng cao đời sống con người cũng
như góp phần cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Nhưng cùng với sự phát
triển của xã hội ngày nay, nhiều ngành nghề mới được ra đời và xu hướng
chọn nghề sao cho phù hợp đang là mối quan tâm của rất nhiều các bạn học
sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học, cao đẳng. Chọn cho mình một
nghề là chọn cho mình một tương lai, lựa chọn sai lầm là đặt mình vào một
tương lại không an toàn và không vững chắc. Thế kỷ XXI nghề nghiệp trong
xã hội có những bước chuyển biến nhiều so với các giai đoạn trước đây nó trở


2
nên phong phú, đa dạng hơn và cũng đặt các em học sinh THPT trước những
sự lựa chọn và thách thức để có thể chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp.
Du lịch hướng nghiệp giúp các bạn học sinh định hướng nghề cho tương
lai tốt hơn vừa giúp các bạn học sinh được tham quan thư giãn giải trí sau
những ngày học tập căng thẳng, đồng thời đó cũng là một cách tiếp cận mới
giúp các em tìm hiểu về nghề mình theo học, mà một trong những nghề đó là
nghề du lịch.
Là một cử nhân ngành Văn hóa du lịch trong tương lai, hiểu rõ những suy
nghĩ, trăn trở của các bạn học sinh THPT khi có mong muốn chọn trường đào
tạo về nghề du lịch để xây dựng kế hoạch và hoài bão cho tương laiem đã

quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng chương trình định hướng nghề du
lịch cho học sinh THPT ở Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp. Với mong muốn
hiểu rõ hơn về khả năng và nhu cầu tham gia du lịch hướng nghiệp của các
bạn học sinhTHPT, từ đó đề ra giải pháp thực hiện để các em học sinh lựa
chọn được nghề và góp phần tạo ra những tour du lịch hướng nghiệp mới và
hấp dẫn hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong tình hình phát triển muôn màu muôn vẻ của các loại hình du lịch
cũng như các phương thức du lịch hiện nay con người có rất nhiều cơ hội để
tiếp cận những vấn đề mà họ muốn quan tâm, khám phá qua các tour du
lịch.Đặc biệt ngày nay các tour du lịch cho học sinh ngày càng trở nên phổ
biến. Mỗi loại hình du lịch hiện nay đều đáp ứng được mục đích của từng đối
tượng tham gia, trong đó định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động du
lịch mang đặc thù và sắc thái riêng của mình, nó là một hình thức du lịch
trong loại hình du lịch ngắn ngày. Trong điều kiện môi trường cũng như điều
kiện kinh tế xã hội hiện tại con người có nhu cầu tham gia vào các tour du
lịch hướng nghiệp chủ yếu là con em thành thị nhưng một tiềm năng lớn hơn


3
để phát triển hình thức du lịch này là các em học sinh ở ngoại thành nơi có ít
các trường đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên để tiếp cận, hiểu và thấy được tầm quan trọng của những hoạt
động định hướng nghề nghiệp thực tế cho học sinh đến các trường đại học,
cao đẳng để tham quan, khảo sát thực tế là một trong những cách thức hướng
nghiệp mới. Bên cạnh đó việc xây dựng các chương trình du lịch cho học
sinh, sinh viên không phải là vấn đề mới để nghiên cứu hay xây dựng các sản
phẩm du lịch cho các công ty du lịch. Cho đến nay khoa Văn hóa Du lịch -
trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có nhiều đề tài nghiên cứu hoạt động du
lịch dành cho học sinh như: “Xây dựng chương trình du lịch học tập cho học

sinh THPT qua các tác phẩm thơ ca” của cử nhân Đỗ Trần Phương - VHDL
6B, “Hà Nội với việc phát triển các loại hình du lịch cuối tuần cho học sinh
ngoại tỉnh” của cử nhân Vũ Thị Thu Hương - VHDL 7A”, “Chương trình du
lịch tìm hiểu văn hiến Thăng Long - Hà Nội dành cho học sinh THPT và sinh
viên trên đại bàn Hà Nội” của cử nhân Phạm Thị Quỳnh - VHDL 13C…
Những đề tài này đã bước đầu tìm hiểu về các cách thức xây dựng tour du
lịch, cơ sở lý luận cho việc phát triển chương trình du lịch dành cho học sinh,
sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Vì vậy với những ý tưởng cùng với những cơ sở ban đầu là những bài báo,
những công trình nghiên cứu về thực trạng các chương trình du lịch cho học
sinh THPT như hiện nay, em đã đi sâu nghiên cứu một khía cạnh khác, một
phương thức hướng nghiệp, cũng như một cách thức du lịch khác cho các em
học sinh. Với mong muốn khóa luận ra đời góp phần đưa ra một hướng đi
mới cho các tour du lịch học sinh, cũng như là một chút tài liệu tham khảo
cho học viên đang theo ngành du lịch. Đồng thời đưa ra một vài đề xuất với
mong muốn có những tour du lịch thực tế ra đời nhằm lôi cuốn thêm các
nguồn khách khác tham gia vào các tour du lịch tham quan các trường đại
học, cao đẳng ở Việt Nam.


4
3. Mục đích nghiên cứu
Từ lúc còn là học sinh phổ thông chắc hẳn các bạn đã từng ấp ủ nhiều giấc
mơ trở thành những thầy cô giáo trong tương lai, trở thành một tiếp viên hàng
không để được bay cao và bay xa khắp nơi, trở thành một hướng dẫn viên du
lịch chuyên nghiệp mang những kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý… của đất
nước đến với bạn bè quốc tế. Nhưng giờ đây khi phải đặt bút viết hồ sơ đăng
ký chọn ngành nghề cho tương lai phải chăng bạn vẫn băn khoan: “Nghề ấy
như thế nào?”, “Mình có thực sự phù hợp với nghề đó không?”, “Cơ hội việc
làm sau khi ra trường ra sao?”…

Lựa chọn nghề đang là vấn đề quan tâm của các em học sinh THPT nhất là
các em lớp 12 vì khi các em lựa chọn sai nghề sẽ làm cho các em tốn tiền, tốn
thời gian và hiệu quả công việc chưa cao dẫn đến đạo tạo nguồn nhân lực có
số lượng nhưng lại không đáp ứng về chất lượng, hướng nghiệp giúp các em
chọn cho mình đúng nghề, sở thích và khả năng. Tuy nhiên hướng nghiệp
bước đầu chỉ là tư vấn lý thuyết không có va chạm và tham quan một các trực
tiếp nên hiệu quả chưa cao.
Du lịch hướng nghiệp sẽ giúp các em không những được tư vấn nghề mà
còn được tham quan nơi người ta học và làm những nghề được tư vấn đó.Du
lịch hướng nghiệp không những đem lại lợi ích cho các em học sinh nó còn
giúp các công ty du lịch quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của mình.Bên
cạnh đó thông qua các tour du lịch thực tế các em hiểu và cảm nhận sâu sắc
về nghề du lịch mà các em quan tâm để có cơ sở khoa học và thực tế đưa ra
quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.Từ đó bước đầu
đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển các tour du lịch hướng
nghiệp đạt hiệu cho cả ngành du lịch và giáo dục.



5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính là các em học sinh THPT tham gia tìm hiểu nội dung
chương trình du lịch hướng nghiệp. Tìm hiểu về thời gian đào tạo, kinh phí tổ
chức, địa điểm tham quan tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về nghề du
lịch ở Hà Nội.
Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của nghề, đối tượng nghề nghiệp, mục
đích hoạt động chủ yếu của công việc.
Tìm hiểu yếu tố cần có của người theo nghề và xu hướng phát triển, kĩ
năng, tính cách,tâmlý của nghề du lịch nhằm giúp học sinh và phụ huynh hiểu

rõ hơn về loại hình du lịch độc đáo này
4.2. Phạm vi tiến hành nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát tại một số trường đại học, cao đẳng tiêu biểu
đào tạo nghề du lịch và hướng tới đối tượng chính là phụ huynh và học sinh
THPT ở Hà Nội và các vùng lân cận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập thông tin trên sách
báo, internet…
-Phương pháp điền dã: tiến hành khảo sát các trường đại học, cao đẳng
đào tạo về du lịch ở Hà Nội. Lập bảng hỏi và phát phiếu khảo sát
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp này để xử lý
số liệu thu được từ kết quả điều tra.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp





6
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm
có 3 chương chính:
-Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương
trình du lịch hướng nghiệp
-Chương 2: Khai thác và xây dựng chương trình định hướng nghề
du lịch cho học sinh THPT
-Chương 3: Giải pháp và kiến nghị








98
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Ngọc Đại, Tâm lý dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, H.2000, 296tr.
2. Đinh Vân Chi, Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn
hóa thông tin, H.2004, 219tr
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành TW khóa
VII, NXB Hà Nội, 1994, 116tr.
4. Trần Thanh Hà, Tạp chí tâm lý học số 1, Nxb Đại học Quốc gia,2000
5. Hội thảo khoa học (2011) , Đào tạo nhân lực du lịch: những vấn đề đặt
ra, Đại học Văn hóa Hà Nội.
6. Vũ Thu Hương, Hà Nội và phát triển loại hình du lịch cuối tuần cho
học sinh ngoại tỉnh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội,
2003, 64tr.
7. Ngô Thị Len (2005),Du lịch dành cho tuổi thơ trên địa bàn thủ đô Hà
Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội.
8. GS Trần Nhoãn, Du lịch và kinh doanh du lich, Nxb VHTT, 1995,
269tr.
9. GS Trần Nhoãn, Tổng quan du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội, H.2005,
194tr.
10. Đoàn Huy Oánh, Tâm lý sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia thành Phố Hồ
Chí Minh, 2004, 480tr.
11. Đỗ Trần Phương, Xây dựng chương trình du lịch học tập cho học sinh
phổ thông qua các tác phẩm thơ ca, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn
hóa, 2003, 64tr.

12. Bùi Thanh Thủy, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội,2009
13. Một số trang web



99


/>

/>



×