Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.57 KB, 9 trang )

Mục lục
Mục Trang
I.Đặt vấn đề 2
II.Giải quyết vấn đề 2
1.Khái quát chung về VBQPPL của HĐND 2
2.Thực trạng ban hành VBQPPL của HĐND hiện nay 3
2.1 Ưu điểm 3
2.2 Hạn chế 4
3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc ban hành VBQPPL
của HĐND hiện nay
6
4.Giải pháp để việc ban hành VBQPPL của HĐND được thực hiện tốt
hơn
7
III.Kết thúc vấn đề
8
Danh mục tài liệu tham khảo
9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VBQPPL : VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
HĐND : HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
UBND : ỦY BAN NHÂN DÂN
TP : THÀNH PHỐ
NQ : NGHỊ QUYẾT
1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh chính quyền trung ương đang tiến hành những cải cách
mạnh mẽ nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp để
mỗi địa phương có thể phát huy quyền chủ động, sáng tạo của mình trong quản
lý nhà nước ở địa phương, các cấp chính quyền địa phương phải làm gì để quản
lý và phát triển? Chính quyền địa phương có thể sử dụng pháp luật như một


công cụ quan trọng để quản lý và phát triển, thậm chí quản lý tốt và phát triển
bền vững. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương các cấp
phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Chính vì đó nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể ở địa phương là rất lớn. Vậy thực trạng ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân hiện nay như thế nào?
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em đã chọn và tìm hiểu đề tài: “Thực trạng
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân hiện nay?
Nguyên nhân và giải pháp”. Do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn
nhiều điểm chưa được hoàn thiện, em rất mong các thầy cô góp ý để em có thể
hoàn thiện kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Hội
đồng nhân dân (HĐND).
Việc ban hành VBQPPL của HĐND được quy định cụ thể về thẩm quyền
ban hành và hình thức văn bản, nội dung, cũng như trình tự thủ tục ban hành ở
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004:
“Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn
bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong
phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.(Điều 1)
Về thẩm quyền ban hành, thẩm quyền ban hành VBQPPL là giới hạn quyền
lực của chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Pháp luật hiện hành quy định
HĐND các cấp ở địa phương có quyền ban hành VBQPPL. Căn cứ vào điều 10
luật tổ chức HĐND và UBND 2003; Điều 2, Điều 21 Luật ban hành VBQPPPL
2008 và cụ thể là căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Luật ban hành VBQPPL của
HĐND và UBND 2004 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết.”. Theo quy định này, pháp

luật ghi nhận quyền ban hành văn bản quy phạm của HĐND. Đặc biệt còn quy
định hình thức cụ thể của văn bản. Việc quy định rõ HĐND ban hành nghị
quyết, giúp đối tượng thi hành dễ dàng nhận biết được chủ thể ban hành. Nhờ
quy định cụ thể này đã thể hiện tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp
luật cũng như tính hợp pháp của văn bản.
2
Về nội dung, VBQPPL do HĐND ban hành là một trong những phương tiện
cơ bản để giải quyết những công việc phát sinh trong đời sống xã hội. Nội dung
của văn bản đề cập đến những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Về nội
dung của văn bản được Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004
quy định cụ thể tại chương II theo các cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương. Như
vậy, khái quát lại, Nghị quyết của HĐND quy định các biện pháp chủ trương
quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa
phương về kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.
Về trình tự thủ tục ban hành VBQPPL của HĐND, do tính quan trọng của
văn bản ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhiều tầng lớp nhân dân,
cho nên trình tự thủ tục được quy định chặt chẽ. Theo quy định tại chương III,
Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004, trình tự, thủ tục ban
hành được tiến hành qua các bước sau: lập, thông qua và điều chỉnh chương
trình xây dựng; soạn thảo VBQPPL; lấy ý kiến về dự thảo VBQPPPL; thẩm
định, thẩm tra dự thảo; xem xét thông qua dự thảo và cuối cùng là thông qua dự
thảo. Thêm vào đó pháp luật cũng quy định về thời hạn soạn thảo, lấy ý kiến của
nhân dân cũng như trình tự xem xét thông qua dự thảo VBQPPL của HĐND đã
được điều chỉnh theo hướng rút gọn hơn để phù hợp với tình hình, điều kiện
thực tế ở địa phương.
2.Thực trạng ban hành VBQPPL của HĐND hiện nay
Sau khi Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 có hiệu
lực thi hành, hành năm có hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương nhất là cấp tỉnh đã được xây dựng và ban hành. Ví dụ như: Ở tỉnh Bến

Tre trong bốn năm (2005, 2006, 2007, 2008) ở cấp tỉnh đã ban hành khoảng 340
văn bản quy phạm pháp luật, riêng từ ngày 01/10/2009 đến ngày 31/9/2010 đã
ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật trong đó có 09 nghị quyết của HĐND
tỉnh. Như vậy, có thể thấy được số lượng và nhu cầu ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của cấp tỉnh trong cả nước hàng năm là không nhỏ.
2.1.Ưu điểm
Nhìn chung hiện nay công tác ban hành văn bản quy phạm của HĐND cũng
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
Thứ nhất là, VBQPPL đã được kịp thời ban hành để thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp ủy trong việc hướng dẫn
áp dụng các Luật, Pháp lệnh và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phù hợp với những yêu cầu
của địa phương. Các văn bản quy phạm của HĐND còn quy định những vấn đề
thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực mà chưa được nhà nước quy định cụ thể nhằm
đáp ứng nhu cầu quản lí hành chính ở địa phương. Chẳng hạn như : Ngày
05/07/2007 HĐND TP.Hồ Chí Minh đã ban hành nghị quyết số 07 /2007/NQ-
HĐND Về chính sách đầu tư hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ chương
3
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Đây là lĩnh
vực mà nhà nước chưa hướng dẫn cụ thể. Do vậy để tiến hành tốt công việc thực
hiện chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng và nhà nước ta, HĐND
TP.Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết nói trên.
Thứ hai là chất lượng VBQPPL ngày càng được nâng cao. Tình trạng văn
bản ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên, chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản quy phạm khác đã
giảm đáng kể so với trước đây. Các văn bản đã đáp ứng đúng về hình thức theo
quy định của pháp luật. Không còn tình trạng hiểu là: ở trung ương được ban
hành hình thức nào thì địa phương cũng ban hành nhưng hình thức văn bản ấy.
Thứ ba, một số địa phương đã xây dựng được chương trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật hàng năm. Ví dụ như tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bắc

Ninh.... Ở những địa phương này, kế hoạch xây dựng văn bản đã trở thành cơ sở
bảo đảm tiến độ và chất lượng xây dựng văn bản, làm cho công tác này thực
hiện có sự chủ động. Kế hoạch xây dựng được xem xét từ nhu cầu quản lí, thực
trạng kinh tế- xã hội của địa phương. Đồng thời chương trình này còn được xây
dựng trên cơ sở để đảm bảo thực hiện Luật, pháp lệnh, văn bản của các cơ quan
nhà nước cấp trên. Nhờ đó việc ban hành các văn bản quy phạm của các cơ quan
nhà nước ở địa phương không chỉ kịp tiến độ, đáp ứng yêu cầu thực tế mà còn
khắc phục được tình trạng ban hành tùy tiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất
của hệ thống pháp luật ở địa phương.
Thứ tư, đã có sự phối hợp giữa các sở, ngành trong việc soạn thảo và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác pháp chế và cán bộ làm công tác văn bản ở cấp tỉnh
thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo văn
bản. Một số địa phương cũng rất quan tâm công tác soạn thảo, ban hành văn bản
đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có
sự quan tâm, đầu tư đúng mực thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nơi đó
được đảm bảo và ngày một nâng cao.
Những thành tựu cần ghi nhận nữa là nhiều địa phương thật sự coi trọng
việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL thành một hoạt động thường xuyên và xác
định đây là một công tác quan trọng gắn liền việc xây dựng, ban hành văn bản
với việc thực hiện pháp luật. Mặt khác, ở nhiều địa phương đã đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là đối với các tỉnh miền núi,
vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn.
2.2.Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích đó thì còn không ít những hạn chế,
khó khăn trong việc ban hành VBQPPL của HĐND. Những năm gần đây công
tác ban hành VBQPPL của các cấp địa phương không thật sự đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn đề ra. Công tác xây dựng pháp luật của địa phương còn chưa được
đưa vào nề nếp; trình tự, thủ tục ban hành văn bản qui phạm pháp luật ở các địa
4

phương không thống nhất, nhiều văn bản do HĐND và UBND ban hành có qui
định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên. Một số bất cập đang tồn tại trong thực trạng ban hành văn bản của các
cơ quan nhà nước ở địa phương hiện nay là:
Việc ban hành văn bản còn chưa tuân thủ chính xác các quy định của
pháp luật. Thực vậy, mặc dù hệ thống pháp luật quy định về vấn đền thẩm
quyền, hình thức, nội dung cũng như trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL ở địa
phương đã khá kiện toàn: luật tổ chức HĐND và UBND 2003, Luật ban hành
VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 và nhiều
văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước ở trung ương. Nhưng thực tế việc xây
dựng Chương trình ban hành Nghị quyết của HĐND chưa đảm bảo đúng trình
tự, thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban hành theo các Chương trình
này đạt tỷ lệ không cao, còn mang tính hình thức;
Mặt khác, Dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định làm ảnh
hưởng đến thời gian thẩm định và bị động cho cơ quan thực hiện chức năng
thẩm định. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở địa phương còn nhiều hạn
chế về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật
trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung của văn bản;
Hơn nữa, trong các quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể
rõ ràng, cụ thể về cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ chịu trách nhiệm của các
chủ thể trong soạn thảo, ban hành VBQPPL cũng như các chế tài để xử lý những
trường hợp vi phạm hoạt động này. Thường chỉ là những quy định chung chung
chưa có chế tài xử lý cụ thể. Điều này khiến cho các chủ thể có thẩm quyền
không phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến chất
lượng của VBQPPL được ban hành.
Hạn chế nữa là công tác xây dựng, soạn thảo, ban hành VBQPPL của
HĐND các cấp chưa được quan tâm. Thực vậy, quy trình soạn thảo và ban
hành VBQPPL ở các cấp địa phương nhất là cấp huyện, cấp xã còn nhiều bất
cập, không hợp lí. Trong thực tiễn vẫn tồn tại hiện tượng coi nhẹ, không tuân thủ
đúng quy trình ban hành VBQPPL: không tiến hành quy trình, tiến hành chiếu lệ

những hoạt động cần thiết hoặc cắt xén tùy tiện các quy trình ban hành.
Cụ thể đó là những tồn tại bất cập trong một số khía cạnh sau: Việc lập
chương trình xây dựng VBQPPL của HĐND, chưa được chú trọng và chưa khoa
học. Hoạt động soạn thảo VBQPPL ở các địa phương còn rất nhiều hạn chế
khiến cho chất lượng của văn bản không được đảm bảo. Bên cạnh đó công tác
thẩm định, thẩm tra đối với các VBQPPL còn mang tính hình thức thiếu hiệu
quả. Đồng thời các địa phương chưa thực sự quan tâm và đề cao tầm quan trọng
của công tác kiểm tra, xử lý văn bản.
Hạn chế về nhận thức, trình độ chuyên môn của cơ quan, cá nhân soạn
thảo và bản hành VBQPPL còn hạn chế. Hiện nay một số cá nhân có thẩm
quyền còn chưa đổi mới tư duy xây dựng văn bản theo yêu cầu của cơ chế mới,
5

×