Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 75 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN
VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG
Tác giả
NGUYỄN THỊ THÚY AN
Khóa luận được trình đển đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học
Hội đồng hướng dẫn:
1.ThS. TRẦN VĂN LỢT
2.ThS. LÊ MẬU TÚY
3.KS. LÊ ĐÌNH VINH
i
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học
tập.
- Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Giống, các phòng chức năng đã
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập.
- ThS. Trần Văn Lợt, Bộ môn cây công nghiệp, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian học tại
trường và thực tập tốt nghiệp.
- ThS. Lê Mậu Túy và ThS. Vũ Văn Trường, Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu
Cao su Việt Nam đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
- KS. Lê Đình Vinh luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và có những đóng góp quý
báu trong quá trình thực tập.
- Tập thể cán bộ công nhân viên Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiều trong việc thu thập số liệu phục vụ
cho quá trình thực hiện đề tài.
- KS. Dương Quang Nghĩa, người chủ quản thư viện – Viên Nghiên cứu Cao su
Việt Nam đã cung cấp các tài liệu, sách báo cần thiết và có những đóng góp quí báu


cho quá trình hoàn thiện đề tài.
- Lời cảm ơn cũng xin được gởi đến các bạn sinh viên lớp Nông học 31 đã giúp
đỡ, động viên trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
- Lòng biết ơn sâu đậm con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy
nuôi dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay.
- Xin cảm ơn các anh, em trong gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh thần.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009.
NGUYỄN THỊ THÚY AN
ii
TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÚY AN, Đại học Nông Lâm tp. Hồ Chí Minh. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH
GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG. Thực hiện từ tháng 01/2008 đến
tháng 08/2009 trên vườn thí nghiệm Sơ tuyển Lai Khê 2003 tại Lai Khê - Lai Hưng –
Bến Cát – Bình Dương, Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Hội đồng hướng dẫn:
ThS. Trần Văn Lợt
ThS. Lê Mậu Túy
KS. Lê Đình Vinh
Đối tượng nghiên cứu gồm 72 dòng vô tính cao su được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên trên thí nghiệm sơ tuyển tại Lai Khê trồng năm 2003 (ký
hiệu ST LK 03) gồm dòng vô tính PB 235 làm đối chứng và 71 dòng vô tính cao su
mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam giai đoạn 1988 – 1998 (viết tắt
LH).
Nội dung nghiên cứu: theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông học chủ yếu của 72
dòng vô tính cao su (năng suất, sinh trưởng, và các chỉ tiêu phụ khác).
Kết quả đạt được:
- Các dòng vô tính cao su hoa của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tỏ ra có
triển vọng hơn các dòng vô tính cao su phổ biến trong sản xuất ở vùng thuận lợi hiện
tại.

- Trong 27 dòng vô tính cao su mở cạo sớm trên thí nghiệm ST LK 03 đã gạn
lọc được 8 dòng vô tính có triển vọng. Trong đó, hai dòng vô tính LH 94/267 và LTD
98/1149 có sản lượng vượt trội; các dòng nghiên cứu có triển vọng khác gồm: LTD
98/673, LH 94/286, LTD 98/685, LH 96/345, LH 98/377 và LH 94/62 thể hiện ưu thế
về sinh trưởng cũng như năng suất cá thể trong giai đoạn đầu khai thác.
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài 3
Cấp 21
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs Cộng sự
DVT Dòng vô tính
ET Ethephon (acid 2 – chloroethy phosphonic)
IRCI Viện Nghiên Cứu Cao Su Đông Dương (Institut de
Recherches sur le Caoutchouc en Indochine)
IRSG Nhóm nghiên cứu Cao Su Quốc Tế (IRSG – International
Rubber Study Grour)
KTCB Kiến thiết cơ bản
LH Dòng vô tính cao su lai hoa của Viện Nghiên Cứu Cao Su
Việt Nam lai tạo
NT Nghiệm thức
iv
PB Trạm Nghiên Cứu Cao Su, đồn điền Golden Hope,
Malaysia (Prang Besar)
RO Dòng cao su hoang dại sưu tập từ Amazon
RRIC Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri Lanka (Rubber Research
Institute of Ceylon)
RRIM Viện Nghiên Cứu Cao Su Malaysia (Rubber Research

Institute of Malaysia)
RRIV Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (Rubber Research
Institute of Viet Nam)
SPTR Công ty cao su Đất Đỏ (thời thuộc Pháp, Sociétés des
Plantation en Terres Rouges)
ST LK 03 Vườn sơ tuyển trồng tại Lai Khê vào năm 2003
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng 19
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình 20
Bảng 3.3: Bảng qui ước phân cấp bệnh nấm hồng 20
Bảng 3.4: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính 21
Bảng 3.5: Bảng qui ước phân cấp rụng lá 21
Bảng 4.2 Vanh thân và tăng vanh các dòng vô tính trên thí nghiệm ST LK 03 26
Bảng 4.3: Dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm ST LK 03 29
Bảng 4.4: Cấp rụng lá các dòng vô tính trên vườn thí nghiệm ST LK 03 32
Bảng 4.5: Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên vườn thí nghiệm ST LK 03
33
Bảng 4.6: Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng của các dvt trên thí nghiệm ST LK 03 34
v
Bảng 4.7: Tóm tắt các đặc điểm của 8 dòng vô tính triển vọng trên thí nghiệm ST LK
03…………………………………………………………………………………… 34
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam 11
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí 72 dòng vô tính trên vườn thí nghiêm ST LK 03 17
Hình 3.1: Thu thập số liệu sản lượng trên vườn ST LK 03 23
Hình 4.1: Dòng vô tính LH 94/267 36
Hình 4.2: Dòng vô tính LTD 98/1149 37
Hình 4.3: Dòng vô tính LTD 98/673 38
Hình 4.4: Dòng vô tính LH 94/286 39

Hình 4.5: Dòng vô tính LH 96/345 40
Hình 4.7: Dòng vô tính LH 98/377 42
vii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đã hơn 100 năm kể từ khi được du nhập vào Việt Nam năm 1897, cây cao su
Hevea brasiliensis đã trở thành một trong những cây công nghiệp quan trọng có giá trị
kinh tế cao với sản phẩm cung cấp chính là mủ cao su, đây là nguồn nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải. Cao su là
loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra từ mủ
cao su. Cao su thiên nhiên với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giản, độ đàn hồi
cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện. Khoảng 60-70%
sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10% là dùng
trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải che mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng
trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Bên cạnh những
sản phẩm chính từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối chu kỳ khai thác
cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Sản xuất đồ
gỗ cao su nội thất xuất khẩu là một hoạt động triển vọng của ngành cao su Việt Nam.
Ngoài ra cây cao su được xem là cây nông – lâm kết hợp có khả năng phát triển
trên nhiều vùng đất, góp phần đắc lực bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong đà phát triển của công
nghiệp thế giới hiện nay, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới là 9,735 triệu tấn
và đạt 9,987 triệu tấn vào năm 2008 (Báo cáo ngành cao su thường niên,2008). Theo
dự báo năm 2008 của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), lượng cao su
thiên nhiên sử dụng đến năm 2012 của thế giới sẽ đạt tới 11,316 triệu tấn. Trong tình
hình đó, ngành cao su Việt Nam đã áp dụng biện nhiều biện pháp nhằm năng cao năng
suất và tăng sản lượng trong đó biện pháp sử dụng giống tốt có thành tích cao và thích
hợp với từng vùng sản xuất là một trong những biện pháp hàng đầu.
1

Cây cao su là loại cây lâu năm vì vậy để có thể khuyến cáo các giống có thành
tích cao cho sản xuất cần mất một quá trình theo dõi, đúc kết lâu dài và tốn một diện
tích lớn. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải mất 20 – 25 năm, có thể rút ngắn
nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 –
15 năm. Để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống, Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam đưa ra quá trình tuyển chon giống gồm các khâu (Tuyển
non (TN) – Sơ tuyển (ST) – Chung tuyển (CT) – Sản xuất thử (XT). Trong đó sơ tuyển
là một khâu quan trọng sau khi có được những dòng lai đã tuyển lựa sơ bộ ở tuyển non
các dòng vô tính được nhân nhanh và đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về các
đặc tính nông học ở sơ tuyển với thời gian thí nghiệm 8 – 10 năm. Thí nghiệm sơ
tuyển 2003 (ST LK 03) được thiết lập tại Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát, tỉnh Bình
Dương năm 2003 để đánh giá sản lượng, sinh trưởng, tăng trưởng, hình thái và khả
năng kháng bệnh hại của 72 dòng vô tính cao su mới từ đó gạn lọc ra những dòng vô
tính xuất sắc làm nguyên liệu cho các bước chọn giống tiếp theo. Xuất phát từ cơ sở
trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm
Tp. HCM và Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG ”.
2
1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tiềm năng các dòng vô tính cao su mới qua những đặc tính nông học:
sinh trưởng, sản lượng, tăng trưởng vanh và một số đặc tính phụ khác của các dòng vô
tính cao su bố trí trên thí nghiệm sơ tuyển - ST LK 03 tại Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát,
Bình Dương đến giai đoạn bắt đầu khai thác.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập số liệu về chỉ tiêu năng suất cá thể của 27 dòng vô tính mở cạo năm
đầu trong 72 dòng vô tính để đánh giá tiềm năng của các dòng vô tính.
Thu thập số liệu về các chỉ tiêu nông học chủ yếu: sinh trưởng, tăng trưởng, khả
năng kháng bệnh và một số đặc tính phụ khác của 72 dòng vô tính trên thí nghiệm ST

LK 03.
Chọn lọc các dòng vô tính cao su xuất sắc nhất trong năm cạo đầu.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm ST LK 03 là công trình tuyển giống lâu dài tại Viện Nghiên cứu
Cao su Việt Nam; do thời gian thực tập ngắn, đề tài chỉ giới hạn vào việc đánh giá
giống qua những chỉ tiêu nông học chủ yếu của các dòng vô tính trên vườn ST LK 03
cho đến 3 tháng khai thác đầu tiên.
3
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quát về cây cao su
2.1.1 Tên họ và nguốn gốc
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg, một loài cây thân
gỗ thuộc về họ thầu dầu (Euphorbiaceae), Chi Hevea gồm 10 loài: H. brasiliensis, H.
benthamiana, H. camarganoa, H. camporum, H. guianensis, H. nitida, H. microphylla,
H. pauciflora, H. rigidifolia và H. spruceana, nhưng chỉ có cây cao su Hevea
brasiliensis có năng suất cao nhất nên được trồng trong sản xuất (Webster và
Paardekooper, 1989). Cây cao su mọc hoang dại chủ yếu ở vùng phía Nam của sông
Amazon trải rộng đến vùng Acre, Matto Grosso và Parana của Brasil và một phần của
Bolivia và Peru. Cây cao su cũng được tìm thấy ở phía Bắc sông Amazon về phía Tây
Nam của Manaus cũng như cực Nam của Columbia. Ngoài vùng bản địa trên người ta
không tìm thấy cây cao su trong tự nhiên ở các nơi nào khác trên thế giới.
2.1.2 Đặc điểm cây cao su
Cây cao su Hevea brasiliensis là cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ có màu xám và
tương đối láng. Đây là loài cao nhất trong giống cây cho mủ, trong điều kiện hoang dại
cây cao khoảng 40 m, sống trên trăm năm. Nhưng trong các đồn điền thì cây chỉ cao
khoảng 25 m nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc khai thác mủ và chu kỳ sống được
giới hạn từ 25 – 35 năm, khi năng suất thấp không còn hiệu quả kinh tế, cây cao su sẽ
được thanh lý để trồng tái canh (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Rễ cây cao su có 2 loại rễ là rễ cọc (rễ cái, rễ trụ) và rễ bàng (rễ hấp thu). Rễ

cọc cắm sâu vào đất, giúp cây chống đỗ ngã và đồng thời hút nước và muối khoáng từ
các lớp đất sâu. Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cây cao
su nằm trong lớp đất mặt từ 0 – 30 cm và lan rộng 6 – 9 m (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
4
Lá thuộc dạng lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá mọc cách. Khi lá mới bắt đầu
nhú, lá non uốn cong gần như song song với cuống lá, các lá này lớn lên thì có màu
xanh lục và lá vươn ra gần 180
0
so với cuống lá. Lá trưởng thành có màu xanh lục
sáng đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới phiến lá có màu lợt hơn. Cây cao su rụng lá
hằng năm ở những nơi có mùa khô rõ rệt (George và cộng sự, 1967). Hoa cao su thuộc
loại hoa đơn tính đồng chu, nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa
cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang chứa một hạt
hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 2 cm.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cao su phát triển là từ 25 – 30
0
C, trên 40
0
C cây
bị khô héo và khi nhiệt độ xuống đến 4 – 5
0
C, cây bắt đầu tổn hại vì lạnh, gây khô lá
đến chết chồi trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây chết cây. Lượng mưa tối thiểu
cần cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường là 1.500 mm/năm, phân bố đều
quanh năm càng tốt. Phân bố mưa không đồng đều trong năm sẽ có ảnh hưởng lớn đến
sản lượng. Ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, với 2 mùa rõ rệt do đó thông thường
cây cho năng suất thấp vào mùa khô và đầu mùa mưa khi ẩm độ vẫn còn thấp. Cây cao
su phát triển bình thường ở nơi có giờ chiếu sáng tối thiểu là 1.600 giờ/ năm, và thích
hợp ở điều kiện gió nhẹ nhỏ hơn 3 m/s.
Ở cao trình dưới 200 m rất thích hợp cho cây cao su và càng lên cao thì càng

bất lợi cho cây cao su do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
Cây cao su là cây ưa đất hơi chua, pH đất thích hợp trong khoảng 4,5 đến 5,5. Yêu cầu
hóa tính đất cho việc trồng cao su không khắc khe, nhưng lý tính đòi hỏi phải tốt, tầng
đất dày, không úng, địa hình ít dốc. Tuy nhiên ngày nay nhờ vào những tiến bộ trong
chọn giống cao su, người ta đã thành công trong việc phát triển cao su trên các vùng
phi truyền thống với cao trình cao, vĩ độ lớn.
2.1.3 Tình hình sản xuất cao su thế giới và Việt Nam hiện nay
Vào giai đoạn 1500 – 1870 cao su hoang dại tại lưu vực sông Amazon ở Nam
Mỹ được khai thác mủ và chế biến thành những vật như găng tay, bít tất, áo mưa…
phục vụ cho đời sống con người. Đến năm 1876, Henry WichKham đã đưa thành công
hạt cao su từ vùng thượng lưu sông Amazon (Brazil) sang các nước Châu Á, mở đầu
cho công việc phát triển cao su trồng. Từ đó, diện tích và sản lượng cao su trồng phát
5
triển rất nhanh. Theo báo cáo của IRSG, sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới
năm 2008 dự kiến đạt gần 10 triệu tấn, tăng khoảng 3,1 % so với năm 2007. Sản lượng
Châu Á chiếm khoảng 96,8% tổng sản lượng cao su toàn thế giới, cao su Châu Âu
chiếm 4,6% và Châu Mỹ La Tinh chỉ chiếm 2%. Thái Lan vẫn tiếp tục dẫn đầu về sản
lượng cao su thiên nhiên. Sản lượng năm 2008 dự kiến của 5 nước dẫn đầu về sản
lượng như sau: Thái Lan (3,1 triệu tấn), Indonesia (2,86 triệu tấn), Malaysia (1,26 triệu
tấn), Ấn Độ (807 nghìn tấn), Việt Nam (644,2 nghìn tấn) (Báo cáo ngành cao su
thường niên, 2008).
Cây cao su được du nhập chính thức vào Việt Nam năm 1897 và đã có những
bước phát triển đáng kể, vào năm 2008 cả nước đã có gần 601.800 ha cao su được
trồng ở Miền Đông Nam Bộ (373.200 ha, chủ yếu tập trung tại tỉnh Bình Dương và
Bình Phước), Tây Nguyên (143.800 ha, chủ yếu tập trung tại tỉnh Gia Lai), Duyên Hải
Miền Trung (81.600 ha với các tỉnh trồng cao su lớn trong vùng là Bình Thuận, Quảng
Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Thanh Hóa). Đặc biệt, trong năm 2008 diện tích
cao su được mở rộng sang vùng Tây Bắc do chủ trương của chính phủ cũng những tiến
bộ mới về giống và giá trị ngày càng tăng cũng là một trong những động lực khuyến
khích người dân mở rộng diện tích trồng cao su tại vùng này, diện tích trồng cao su

toàn vùng Tây Bắc hiện nay đạt gần 4.500 ha chủ yếu tập trung tại tỉnh: Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu.
2.2 Cải tiến giống cao su
2.2.1 Đặc điểm di truyền của cây cao su
Đặc điểm chung của các loài thuộc chi Hevea là bộ nhiễm sắc thể 2n = 36, hoa
đơn tính đồng chu, hoa đực và hoa cái phân bố trên cùng một chùm hoa, giao phấn và
tự thụ phấn đều có thể xảy ra. Tuy nhiên thụ phấn chéo chiếm ưu thế hơn tự thụ
(Simmonds, 1989). Chính vì hiệu ứng cận thân rất ít do giao phấn chéo chiếm ưu thế
nên phương thức lai tự do và tạo tuyển tái hồi đã được một số nơi sử dụng để tạo tổ
hợp di truyền mới ở cây cao su.
Các đặc tính kinh tế ở cao su như sản lượng, sinh trưởng, kháng bệnh hại đều
là những tính trạng đa gen, di truyền theo phương thức cộng hợp (additive). Ở cây cao
6
su, khả năng phối hợp chung (GCA: General Combination Ability) đóng góp 63 –
81% trên tổng biến lượng di truyền của các đặc tính sinh trưởng và sản lượng cây
trưởng thành. Theo Tan (1994), khả năng phối hợp chung quan trọng hơn khả năng
phối hợp riêng SCA (Specific Combination Ability). Sinh trưởng chịu tác động của
môi trường nhiều hơn so với sản lượng và mức biến thiên di truyền đối với sinh trưởng
thấp hơn so với sản lượng. Nhờ vào khả năng tự thụ và thụ phấn chéo của cây cao su
mà trong thực tế người ta đã tạo ra nhiều tổ hợp lai liên loài giữa các loài Hevea cho
mục đích nghiên cứu cũng như tìm thấy nhiều dạng lai liên loài Hevea trong tự nhiên.
2.2.2 Nguồn gen cao su trên thế giới
Nguồn gen cao su Đông Nam Á
Năm 1876, Wickham đã đưa thành công hạt cao su từ Brazil vào Đông Nam Á,
khởi đầu cho sự hình thành nền công nghiệp cao su ở Chây Á và Châu Phi. Sau nhiều
lần trồng thất bại, vào năm 1877 một đợt chuyển 22 cây cao su từ vườn thực vật Kew
sang Singapore đã thành công và sau đó phát triển rộng khắp Malaysia. Từ năm 1883,
cây cao su ở Sri Lanka và Malaysia đã có hạt và làm nguồn giống cung cấp cho nhiều
nước Châu Á và Châu Phi. Nguồn gen cao su do Wickham sưu tập được xem là thủy
tổ của hầu hết cao su ở Châu Á và Châu Phi (Jones và Alllen, 1992).

Một bất cập lớn của ngành cao su là vốn giống di truyền vốn đã hạn hẹp này
trong quá trình tạo tuyển trong gần 100 năm qua còn bị hạn hẹp hơn và xói mòn do:
Chọn lọc định hướng theo sản lượng cao làm thất thoát nhiều tính trạng phụ khác; biện
pháp trồng cây ghép cho phép trồng rộng rãi một số ít dòng vô tính cao sản, loại bỏ
nhanh chóng các dòng khác, do đó đã thu hẹp sự đa dạng của vốn di truyền cây cao su;
các dòng vô tính cao hiện đại đều xuất phát từ 7 dòng vô tính cơ bản , do đó vốn di
truyền thực tế ngày càng hạn hẹp hơn và có thể đã có sự cận huyết thống trong tạo
giống cao su (Trần Thị Thúy Hoa, 1995).
Nguồn gen cao su Amazon
Nhận thức được vấn đề vốn di truyền hạn hẹp, xói mòn gen qua quá trình dòng
vô tính hóa, sẽ là một hạn chế lớn cho tương lai công tác cải tiến giống cao su, vì vậy
các nước trồng cao su trên thế giới đã cố gắng khắc phục bằng cách di nhập bổ sung
7
nguồn di truyền các loài Hevea từ vùng nguyên quán Amazon, trong đó quan trọng
nhất và qui mô nhất là đợt di nhập năm 1981 do Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao
su quốc tế (IRRDB) tổ chức sưu tập tại các vùng Acre, Rondonia và Mato Grosso
thuộc lưu vực Amazon. Các nguồn gen này được giao cho Brazil (50%), và lưu trữ tại
hai trung tâm: Malaysia và côte d’ Ivoire. Năm 1984, các nguồn gen này được phân
phối cho các nước thành viên Châu Á và Châu Phi (trích dẫn bởi Lê Hoàng Ngọc Anh,
2006).
2.2.3 Cải tiến giống cao su trên thế giới
Cải tiến giống cao su vùng Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ 20 là yếu tố quan
trọng đóng góp vào sự phát triển thành công của cây cao su từ loài hoang dã trở thành
cây trồng có hiệu quả kinh tế như hiện nay (Simmonds, 1989).
Trong thời kỳ đầu phát triển cao su, người ta chủ yếu trồng hạt thực sinh không
có sự chọn lọc do đó cho sản lượng rất thấp, dưới 500 kg/ha/năm. Vào năm 1910,
Cramer là người đầu tiên nghiên cứu cải tiến sản lượng cao su bằng phương pháp chọn
lọc quần thể (Mass selection). Dựa vào phân tích biến thiên sản lượng của 33 cây thực
sinh có nguồn gốc Wickham, ông thấy rằng 70% sản lượng của vườn là chỉ do khoảng
30% số cây cung cấp. Từ đó, Cramer khuyến cáo sử dụng hạt từ những cây thực sinh

có năng suất cao, thay vì dùng hạt không chọn lọc. Kết quả cho thấy vườn trồng hạt
chọn lọc có năng suất trung bình 639 – 704 kg/ha/năm so với 496 kg/ha/năm của cả
vườn trồng hạt thực sinh không chọn lọc (Dijkman, 1951).
Kỹ thuật ghép do Van Helten, Douddle và Tas đề xuất năm 1916 mở ra một con
đường mới trong tạo tuyển giống cao su: tạo các dòng vô tính. Sau đó hàng loạt dòng
vô tính nguyên sơ từ những cây mẹ đầu dòng cao sản được tạo ra trong giai đoạn 1920
– 1930 tại cá quốc gia: Indonesia, Malaysia, Sri Lanka; trong số đó dòng vô tính GT 1;
PR 107; PB 86 vẫn còn được trồng ở nhiều nước với qui mô lớn (Summer, 1930).
Năm 1919, các nhà tạo giống cao su Indonesia đã bắt đầu tiến hành các chương
trình lai hoa nhân tạo có kiểm soát với cha mẹ lai là những dòng vô tính nguyên sơ.
Các chương trình lai được tiến hành được tiến hành lần đầu tiên Indonesia năm 1919;
Malaysia, 1928; Việt Nam, 1933; Sri Lanka, 1939; Ấn Độ, 1954 (Summer, 1930;
8
Dijkman, 1951; Ehert, 1955; Ferwerda, 1969). Mặc dù phương pháp lai hoa nhân tạo
cho tỉ lệ đậu trái rất thấp (2 – 3%), nhưng cho đến nay phương pháp này vẫn hiệu quả
nhất để tạo giống cao su mới vì các kiểu di truyền mới được tạo ra từ việc phối hợp
các bố mẹ chọn lọc mang những đặc tính mong muốn. Các con lai sẽ được đánh giá
qua nhiều bước khác nhau, hậu duệ xuất sắc sẽ được sẽ được dùng làm bố mẹ cho chu
kỳ kế tiếp. Và tiến trình này được tiếp tục ở các chu kỳ thế hệ tiếp theo, trong đó các
bố mẹ có khả năng phối hợp cao và nguồn gốc di truyền xa nhau được ưu tiên sử dụng.
Vào năm 1920, vườn hạt lai tự do đầu tiên được Van de Hoop xây dựng ở Java,
Indonesia đã tạo ra nguồn hạt Tjikadoe nổi tiếng thời kỳ này. Trong phương pháp này,
các dòng vô tính cha mẹ được trồng trong các vườn cách ly và để cho giao phối tự
nhiên. Hạt lai sẽ được dùng sử dụng làm vật liệu tuyển chọn cây mẹ đầu dòng hoặc
đưa ra trồng trực tiếp trên vườn sản xuất (Ho, 1979). Tuy phương pháp lai tự do có thể
tạo ra khối lượng lớn các con lai nhưng tổ hợp bố mẹ của chúng không được kiểm soát
chặt chẽ. Bên cạnh đó, đặc tính di truyền của quần thể hạt đa phối chứ được nghiên
cứu sâu mặc dù theo tính toán trên lý thuyết của Simmonds (1986) cho thấy có đến
22% là tự thụ.
Các nghiên cứu tạo đa bội thể trên cao su sử dụng colchicine đã được tiến hành

từ thập niên 1950 (Mendes, 1963), tiếp đến vào thập niên 1970 nghiên cứu gây đột
biến trên cao su bằng các tia X, gamma cũng được thử nghiệm (Ong và Subramaniam,
1973; Markose và cộng sự, 1977). Đến nay, những phương pháp này vẫn chưa tỏ ra
hiệu quả, kết quả chỉ tạo ra các tính trạng xấu: dễ gãy đổ, vỏ u bướu, nên ít được chú
trọng (Tan, 1987).
2.2.4 Các giai đoạn tuyển giống cao su ở Việt Nam
Chương trình cải tiến giống ở Việt Nam bắt đầu từ rất sớm, đầu tiên do các
công ty cao su tự đảm nhiệm bắt đầu từ năm 1932 - 1944 do công ty cao su của Pháp
SPTR, sau đó, công tác cải tiến giống được đảm nhiệm bởi Viện Nghiên cứu Cao su
Đông Dương (IRCI) và sau này là Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV).
Cao su là loài cây đại mộc lâu năm, chu kỳ kinh tế từ 25 – 30 năm nên thời gian
thí nghiệm dài, diện tích thí nghiệm lớn đã gây nhiều tốn kém. Để đảm bảo độ tin cậy
9
cao, quá trình tuyển chọn giống được tiến hành qua ba bước cơ bản từ qui mô nhỏ đến
qui mô lớn, với áp lực chọn lọc ngày càng cao. Chương trình tuyển giống cao su Việt
Nam gồm ba giai đoạn: tuyển non, so sánh giống qui mô nhỏ (sơ tuyển), so sánh giống
qui mô lớn (chung tuyển và sản xuất thử). Các giai đoạn được biểu diễn theo sơ đồ 2.1
và đã cho nhiều kết quả khích lệ. Một số dòng vô tính cao su xuất sắc được khuyến
cáo ở bảng I cơ cấu giống hiện hành của ngành cao su Việt Nam.
Sơ tuyển (ST – vườn so sánh giống qui mô nhỏ): vườn sơ tuyển nhằm khảo
nghiệm một số lượng lớn các dòng vô tính mới nhập hay mới lai tạo có triển vọng để
đưa vào vườn chung tuyển và sản xuất thử. Những dòng vô tính xuất sắc từ tuyển non
được bố trí trong các thí nghiệm so sánh giống quy mô nhỏ có kiểu bố trí khối đầy đủ
ngẫu nhiên, 3 - 4 nhắc, mỗi nhắc 8 - 10 cây, được trồng với mật độ trồng sản xuất (550
- 570 cây/ ha). Được tuyển chọn 2 đợt: đợt 1, khi cây 2 - 3 tuổi, áp dụng phương pháp
tuyển non để gạn lọc dòng vô tính cao sản sớm; đợt 2, tuyển chọn giống khi cây 9 - 10
tuổi và được cạo mủ 3 - 5 năm. Các chỉ tiêu chọn giống là sinh trưởng, sản lượng, độ
dày vỏ, tính kháng bệnh, những dòng vô tính xuất sắc sẽ được khảo nghiệm bổ sung
tính đáp ứng với chất kích thích mủ, cấu trúc hình thái, trữ lượng gỗ, đặc tính sinh lý
mủ và đặc tính mủ. Những giống đối chứng được sử dụng là giống đang phổ biến

trong sản xuất.
Các giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản
trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong
điều kiện sản xuất thử. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 25 - 30
năm, có thể rút ngắn còn 18 - 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách
tiến hành đồng thời các bước.
10
(Nguồn: Bộ Môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam
Sưu tập cây đầu
dòng
Du nhập /Trao đổi
giống quốc tế
Ô quan trắc
Sản xuất thử
Ngân hàng quỹ gen
Lai hoa
Tuyển non
Sơ tuyển
Cơ cấu giống địa phương hóa
Bảng III, Bảng II, Bảng I
(phụ lục)
Chung tuyển
11
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.3.1 Ngoài nước
Năm 1920, công việc tuyển chọn giống cao su được bắt đầu ở Malaysia,
Indonesia và Sri Lanka. Mục tiêu của giai đoạn này là tuyển chọn giống bằng cách loại
bỏ các cây thực sinh sản lượng thấp trong vườn ươm, kế đó tuyển chọn cây thực sinh
xuất sắc làm cây mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính.

Năm 1928, Malaysia bắt đầu chương trình lai hoa có kiểm soát để tạo ra các
giống cây lai ưu tú từ những cây mẹ và bố đã tuyển chọn.
Theo Ho Chai Yee (19740), với một quần thể có phân bố chuẩn nếu chọn 50%
số cá thể có sản lượng cao trong giai đoạn non thì có thể đạt gần 100% số cá thể cao
sản ở giai đoạn trưởng thành. Do đó cho phép giảm bớt chi phí và thời gian chọn giống
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
Năm 1974, Malaysia đưa ra hệ thống Enviromax (khuyến cáo giống cao su theo
vùng sinh thái) chú trọng các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng sản lượng như: đất đai,
bệnh, khí hậu, gió hại… và đã xác định 17 vùng tiểu khu sinh thái khác nhau.
Năm 1989, Watson đã có nghiên cứu hình thái cây và khả năng kháng gió của
cây. Các kiểu kháng gió kém của cây gồm:
+ Tán rất cao
+ Phát triển một vài cành cấp một lớn
+ Cành nặng nề, lệch một bên so với thân chính, đặc biệt góc phân cành nhỏ
+ Không có ưu thế ngọn, đặc biệt là hình thành một vòm tán rộng
+ Phần nhánh nhiều dạng nĩa
Từ lâu cây ghép các dòng vô tính tiến bộ đã được sử dụng như là một loại hình
cây con duy nhất để trồng vườn cao su. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành
nhằm cải thiện chất lượng của cây con giống cao su. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ghép
non trong sản xuất cây giống cao su thay thế cho kỹ thuật ghép mắt nâu và xanh cho
thấy kỹ thuật này có giá thành rẻ, ghép dễ và nhanh hơn đồng thời độ đồng đều cao.
Ghép non cũng linh động hơn trong trường hợp thiếu lao động hoặc thời tiết thất
12
thường. Đây là vật liệu đầy hứa hẹn giúp giảm thời gian kiến thiết cơ bản cho vườn
cây cao su (Ong và cs, 1989 ).
Trong canh tác cây cao su, việc rút ngắn thời gian KTCB có ý nghĩa rất quan
trọng về kinh tế. Nhằm rút ngắn thời gian KTCB, phương pháp trồng cao su với cây
con dạng bầu có tầng lá hoặc tum bầu có tầng lá được áp dụng phổ biến ở các nước lân
cận như Thailand, Malaysia từ nhiều năm trước. Ngoài việc áp dụng giống ghép mới,
biện pháp áp dụng cây giống tiến bộ hơn đã cho thấy thời gian KTCB của vườn cao su

rút ngắn đáng kể. Cây giống cải tiến tum cao được khuyến cáo trồng trên dện rộng rút
ngắn thời gian KTCB 1,5 – 2 năm so với trồng bằng tum trần.
Năm 2002, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thiên nhiên Thế giới
(IRDB – International Rubber Research Development Board) đề xướng hợp tác để xây
dựng một chiến lược sử dụng quỹ gen cao su Nam Mỹ vào chương trình chọn lọc
giống cao su theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ,
rừng) nâng năng suất 3 tấn/ha/năm để tăng hiệu quả kinh tế ngành cao su.
2.3.2 Trong nước
Ở Việt Nam công tác tạo tuyển giống mới đã được công ty cao su đất đỏ
(SPTR) tiến hành từ năm 1932 – 1944. Tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị xã hội
lúc đó không ổn định nên chương trình chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản
xuất. Mặt khác các công ty tư bản Pháp thường chiếm những vùng đất tương đối thuận
lợi để thiết lập đồn điền cao su, do đó cơ cấu giống cho từng vùng chưa được chú
trọng.
Trước 1975, các công ty tư bản Pháp đi nhập một số dòng vô tính cao su để
khảo nghiệm đưa vào sản xuất đại trà nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu
giống chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài.
Năm 1976, Viện nghiên Cứu cao Su Việt Nam bắt đầu khôi phục lại các vườn
cây cũ và tổ chức lại chương trình cải tiến giống. Bước đầu thu nhập lại các giống cũ
và thiết lập các vườn thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa bên
cạnh đó chuẩn bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền.
.
13
Năm 1981, ngành cao su Việt Nam đã du nhập được một số giống mới sưu tập
được vùng nguyên quán Nam Mỹ qua Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thế
giới (IRRDB). Đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng được tập hợp qua trao
đổ song phương với IRCA.
Từ 1982 – 1984, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã lai tạo được khoảng 400
giống lai hoa mới (kí hiệu LH)
Chương trình lai tạo giống cao su của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khởi

đầu năm 1982 cho đến nay Viện đã lai tạo ra rất nhiều giống với tên gọi là lai hoa
(LH) và 5 dòng vô tính RRIV.
Tháng 1/1996 hội thảo và trình diễn giống cao su được tổ chức tại Viện Nghiên
Cứu Cao Su Việt Nam. Báo cáo từ các công ty cao su cho thấy tầm quan trọng đặc biệt
trong việc sử dụng cơ cấu bộ giống vào sản xuất, đòi hỏi ngành cao su phải không
ngừng cải tiến bộ giống tốt hơn, thích hợp hơn cho từng vùng sinh thái nhằm đạt được
sản lượng cao nhất.
Trong những năm gần đây Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện việc
chọn tạo giống cao sản với các đề tài và dự án như: “Nghiên cứu chọn tạo bộ giống
thích hợp cho các vùng sinh thái (2001 – 2005)”, “Chọn lọc giống cao su có năng suất
từ 3 – 3,5 tấn/ha/năm mà trong đó thí nghiệm Sơ tuyển Lai Khê 2003 ( ST LK 03) là
một trong những thí nghiệm nằm trong dự án.
Mục tiêu của tạo tuyển giống cao su tại Việt Nam: Cải tiến năng suất luôn là
mục tiêu hàng đầu của chương trình cải tiến giống cao su, kế đến là đặc tính sinh
trưởng khỏe nhằm rút ngắn thời gian KTCB không kinh tế. Các đặc tính phụ được
quan tâm khác bao gồm những tính trạng vốn được biết là có ảnh hưởng đến năng suất
cao su như: tăng trưởng tốt trong khi cạo, kháng các bệnh nguy hại, đáp ứng tốt với
chất kích thích mủ, chế độ cạo có cường độ thấp và sản lượng gỗ cao. Trong số các
đặc tính phụ, kháng đổ gãy do gió và kháng bệnh lá được xem là quan trọng hơn.
Trong thực tế, do hầu hết không tạo được một dòng vô tính toàn vẹn do đó một số
nhượng bộ chủ yếu về các đặc tính phụ thường được chấp nhận.
14
15
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian - địa điểm - vật liệu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên vườn ST LK 03 tại Viên Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Lai
Khê, Bến Cát, Bình Dương.
Ngày trồng: 01- 02/08/2003
Phương pháp trồng: Bầu ghép cắt ngọn

Mật độ: 571 cây/ha, khoảng cách (7 x 2,5m )
Diện tích: 3,50 ha
Địa hình: Bằng phẳng
Cao trình: 50 m, 11
0
vĩ Bắc
Loại đất: Đất xám phù sa cổ
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2009 đến 08/2009
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Vườn ST LK 03 được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên, 72 nghiệm thức (tương
ứng với 72 dòng vô tính cao su), 3 lần lặp lại với ô cơ sở gồm 8 cây (mỗi dòng vô tính
sẽ có 24 cây làm đại diện). Trong số 72 nghiệm thức gồm: 71 dòng vô tính cao su lai
hoa và nhập nôi của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam với dòng vô tính PB 235 làm
đối chứng.
16
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí 72 dòng vô tính trên vườn thí nghiêm ST LK 03
LH
96/308
LTD
98/341
LH
96/128
LH
97/657
LH
94/342
LH
91/999
LH

96/308
LH
91/579
LH
95/109
LH
94/105
LH
91/999
LH
94/62
LH
97/646
LH
98/42
LH
96/115
LH
95/113
LH
94/626
PB
260
LH
91/1119
AC
59/10
RRIM
600
RRIV 4

RO
25/254
LH
95/88
LH
97/646
LH
94/475
LH
94/133
LH
94/481
RRIV 4
LH
98/444
LH
96/308
LH
97/657
LH
94/612
LH
97/267
LH
95/174
LH
97/80
LH
94/544
LH

98/42
LH
97/196
LH
94/374
LH
94/105
RO
24/272
LTD
98/673
LH
94/377
LH
95/115
LH
94/342
LH
96/133
LH
96/115
LH
98/807
LH
96/133
LH
97/542
LH
97/165
LH

94/342
LH
95/88
LTD
98/1149
LH
98/239
LH
98/377
LH
94/359
LH
97/563
LH
91/486
LTD
98/685
LH
95/88
LH
95/395
LH
94/626
LH
97/165
LT 1 PB235
LTD
98/341
LH
94/62

LH
88/185
LH
91/999
LH
94/377
LH
97/267
LH
95/228
LTD
98/685
LH
94/62
PB
260
LH
97/542
LH
98/274
PB
260
LH
94/267
LH
95/174
LH
94/359
LH
97/542

LTD
98/673
LH
96/128
AC
59/10
LH
94/359
LH
95/115
LH
95/109
LH
88/185
AC
58/12
LH
98/241
LH
94/612
LH
98/444
LH
96/305
LH
98/807
AC
58/12
AC
59/10

RO
24/272
RO
25/254
LH
96/128
LTD
98/685
LH
97/196
AC
58/12
LH
89/1366
LH
95/395
LH
94/374
LTD
98/673
LH
98/274
LH
94/286
LH
95/174
LH
89/1366
LH
95/208

LH
97/117
LH
88/185
LH
94/592
RRIM
600
LH
91/1119
LH
94/544
LH
98/274
LH
98/377
GT1
LH
96/305
LH
94/133
LH
95/208
LH
97/117
LTD
98/630
LH
94/475
LH

95/206
LH
94/501
LH
95/109
LH
97/647
LH
95/113
LH
97/80
GT1
LH
94/501
LH
97/196
LH
97/647
LH
98/241
LH
95/228
LH
97/563
RO
25/254
LH
95/345
LH
97/646

LH
91/579
LH
97/165
LH
94/133
LH
94/592
GT1
LH
98/239
LH
96/345
LH
96/305
LH
97/267
LH
95/228
LH
98/241
LH
97/117
LTD
98/1149
LH
91/1119
LH
94/105
LH

94/592
RO
24/272
LH
98/807
LH
97/697
LH
97/80
LH
95/395
LH
95/115
LH
94/626
LTD
98/630
LH
95/206
LH
97/563
LH
89/136
6
LH
95/345
LTD
98/341
LH
98/239

LH
94/544
LH
96/345
LH
94/481
LH
94/267
LH
94/475
LH
96/115
LH
97/647
LH
95/345
LH
94/267
LH
94/377
LH
95/113
LH
97/657
LH
91/1111
LH
91/486
LH
94/374

LH
94/286
LH
98/42
LTD
98/630
RRIM
600
LH
98/444
LH
91/486
LH
94/286
LH
95/206
LH
96/345
LT 1 PB235
LH
94/481
LH
91/1111
LH
96/133
LH
97/697
LH
95/208
PB235

LH
98/377
LH
94/612
LTD
98/1149
LH
97/697
LT 1
LH
91/579
RRIV 4
LH
94/501
LH
91/1111
R II
R III
Cây 100
Cây
1
1 Hàng
2
Cây
8
Cây
2
Cây
Sơ đồ vườn: ST LK 03
Địa điểm: Viện Cao Su, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương

Diện tích: 3,50 ha
Địa hình: Bằng phẳng
B
R I
3.2.2 Các chỉ tiêu quan trắc
- Năng suất cá thể: tính theo gram/cây/lần cạo ( g/c/c )
- Sinh trưởng: đo vanh thân cách mặt đất 100 cm (cm), dày vỏ nguyên sinh (mm)
- Bệnh hại
- Hình thái cây
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1 Sinh trưởng (vanh thân)
- Vanh thân (chu vi thân) được đo ở độ cao cách mặt đất 100 cm, đánh dấu sơn cố định
vị trí đo, đơn vị tính là cm. Dụng cụ: Thước dây không dãn
- Dày vỏ nguyên sinh (mm): đo độ dày vỏ nguyên sinh vào tháng 04/2009 bằng đót
kiểm tra kỹ thuật cách 2 cm trên đường mở miệng cạo, đo 1 lần vào lúc mở miệng cạo.
3.2.3.2 Năng suất (g/c/c)
Năng suất dựa vào lượng mủ khô trên một cây cho một lần cạo, được tính bằng
đơn vị gram/cây/lần cạo (g/c/c).
Trên các vườn sơ tuyển, chỉ tiên năng suất được quan trắc theo qui trình của
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam với qui định thời gian mở cạo và chế độ cạo: thí
nghiệm được mở cạo khi ít nhất trên 50% cây trên lô thí nghiệm đạt vanh từ 48 cm trở
lên, mở cạo hết cây ngay lần đầu trừ những cây quá nhỏ (vanh dưới 40 cm) để có thể
đánh gía năng suất các cá thể cùng giống lúc bắt đầu khai thác.
- Thiết kế miệng cạo: Chiều cao của đường mở miệng cạo 120 cm cách gốc.
Cần lưu ý tránh thiết kế đường miệng cạo cắt vạch sơn đã đánh dấu để đo vanh trên
thân cây. Góc miệng cạo khoảng 30
o
so với mặt phẳng ngang.
- Chế độ cạo áp dụng S/2 d/3 không kích thích năm cạo 1 và 2.
- Cách thu và cân mủ: Sản lượng mủ được thu bằng phương pháp đánh đông

tại lô. Mủ nước được đánh đông ngay trong chén hứng mủ bằng dung dịch acid acetic
3% và thu lại bằng cách xâu vào dây kẽm có biển đánh dấu sau khi mủ đông cứng.
18

×