Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu quan niệm về “sống thử” của nam sinh viên k35 trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.97 KB, 18 trang )

A . MỞ ĐẦU
I - Lý do lựa chọn đề tài:
Đặt trong bối cảnh nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
nghĩa với việc chấp thuận hội nhập về văn hóa và lối sống ở một mức độ nhất
định, giới trẻ hiện có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính
“thoáng” hơn so với trước đây. Chính vì thế, xu hướng “tình dục thoáng” đang
là một thực tế đã được báo động trước mà chúng ta không thể nào tránh được.
Vậy đứng trước trào lưu sống thử của giới trẻ hiện nay, quan niệm của sinh viên
Việt Nam như thế nào? Vậy sống thử là gì? Nó có tác hại và ảnh hưởng như thế
nào đến cuộc sống hiện tại và sau này của các bạn trẻ? Nhằm tìm hiểu những vấn
đề đó cũng như những thái độ, quan niệm, suy nghĩ và hành động của các bạn
sinh viên nói chung và sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội nói riêng , chúng
tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu quan niệm về “sống thử” của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội” để đưa vào bài tập nhóm của mình nhằm
thấy rõ được thực tiễn quan niệm sống của các bạn sinh viên trong tình yêu cũng
như nhằm nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình
trạng nêu trên . Rất mong nhận được sự ủng hộ cùng ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn !
II - Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu:
Sống thử giờ đây vốn không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới trẻ hiện nay.
Một bộ phận các bạn sinh viên cho rằng “ sống thử không có gì là xấu xa cả nhất
là đối với những đôi bạn đã xác định sẽ gắn bó vơi nhau cả đời ” nhưng các bạn
không nhận thức cũng như kiểm soát hết được tác hại của nó đối với cuộc sống
sau này của mình cũng như việc học tập hiện tại. Sống thử giờ đây đã không còn
xa lạ đối với các bạn trẻ và nó dần bị cải hóa thành một hiện tượng mà được cho
là hết sức bình thường trong xã hội theo quan niệm của các sinh viên khi đang
1
đứng trên giảng đường đại học và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đánh
giá từ phía xã hội. Hiện nay, dư luận xã hội đang nói gì về tình trạng “ sống
thử” ? Dư luận phản ánh như thế nào về nó cũng như cảm nhận của các bạn trẻ


nói chung và sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng về hiện tương tiêu cực
này ? Chính vì lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng
em nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện nhất về quan niệm sống
thử của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, cùng với đó là các ý kiến phân
tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ
đó xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra những giải pháp
hạn chế hiện tượng tiêu cực này .
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng em đề ra ba nhiệm vụ chính cần giải
quyết như sau :
- Thứ nhất là nghiên cứu cơ sở lý luận của trào lưu sống thử trong giới trẻ
hiện nay.
- Thứ hai là xây dựng phiếu điều tra xã hội học và tiến hành điều tra xã hội
học để nắm vững thực tiễn.
- Cuối cùng là xử lý số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng hợp các ý
kiến đã thăm dò .
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong cuộc điều tra về quan niệm sống thử của sinh viên K34 Trường
đại học Luật Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng phương pháp anket là chủ yếu và
trong quá trình điều tra, các điều tra viên còn kết hợp với phương pháp phỏng
vấn để thấy rõ hơn về thực trạng này trong sinh viên.
Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua
bảng câu hỏi (phiếu điều tra) . Anket là một phương pháp nghiên cứu định
lượng, nó chủ yếu đi vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc, xác định các
2
quy mô, kích thước của nhóm chỉ báo, tương quan về số lượng giữa các biến số
của các hiện tượng nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép triển
khai, nghiên cứu trên quy mô rộng, thu thập được ý kiến của nhiều người cùng
một lúc, do đó thông tin có độ tin cậy cao hơn. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về
một hiện tượng thực tế đang diễn ra và được dư luận hết sức quan tâm, chúng tôi

lựa chọn phương pháp này để có được những thông tin chính xác nhất về “ sống
thử ” – một vấn đề hết sức cần được quan tâm trong xã hội.
- Đối tượng điều tra: Sinh viên Đại học Luật Hà Nội
- Mẫu điều tra: phiếu thăm dò ý kiến
- Dung lượng mẫu: Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát ra 60 phiếu
thăm ý kiến và thu về 60 phiếu.
B. NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. “Sống thử” là gì?
"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng
trước hôn nhân mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Trong khoa học, người ta không gọi đó là “sống thử” mà gọi là “liên minh
tự do”. Vậy liên minh tự do có nghĩa là như thế nào? Chúng ta hiểu một cách
khái quát đó là sự giao kết không bị ràng buộc bởi yếu tố pháp luật nào, hai chủ
thể tham gia không bị cấm đoán hay ép buộc bởi bất kì yếu tố nào, liên minh tự
do xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai. Nhưng các sinh viên cũng như các bạn
trẻ của chúng ta có quan niệm khác, họ không gọi đó là liên minh tự do mà có
cách gọi riêng, “ phong cách hơn ” là “ sống thử ” hay một bộ phận khác gọi đó
là “ sống nháp”. Nhu cầu sống thử xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn sinh lí hay
xuất phát từ “ sự tò mò” và thiếu hiểu biết của các đôi bạn trẻ hiện nay. Đây là
một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm và lên án một cách mạnh mẽ nhưng
nó không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì thực sự trong pháp luật của nước
3
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay không có một chế tài nào hay
những quy đinh nào mang tính cấm đoán việc sống thử. Bởi vậy mà pháp luật
không thể đứng ra can thiệp hiện tượng này và đối với pháp luật Việt Nam nó
được coi là hợp pháp và người tham gia sống thử không bị pháp luật xử lý. Xét
về mặt đạo đức, “sống thử” là không thể chấp nhận được, đó bị coi là hành động
tiêu cực và bị dư luận phê phán thông qua nhiều hình thức thể hiên khác nhau ,
ví dụ như qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó xuất phát trên tinh thần tự

nguyện của cả hai người và không mang tính chất ép buộc .
Phân biệt sống thử với sống thật:
* “Sống thử” : là khái niệm chỉ sự chung sống như vợ chồng giữa người nam và
người nữ mà không cần đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, không chịu
bất kỳ sự chi phối nào của pháp luật trong mối quan hệ của mình.
* “Sống thật” là đời sống vợ chồng có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật, được pháp luật bảo hộ các quyền của hai bên, có mối quan hệ với pháp luật.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khi tiến hành điều tra, các điều tra viên của chúng tôi tiến hành thực tế ở
các đối tượng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội như sau
4
Thành thị : 23 người ~ 38.3%
Nông thôn : 37 người ~ 61.7%
Nam
29 người
(48.3%)
Nữ
31 người
(51.7%)
Sống ở khu nhà trọ
38 người
( 63.3%) Năm nhất
25 người
(41.75%)
Năm
hai
15
người
(25%)
Năm ba

14 người
(23.3%)
Năm tư
6
người
(10%)
Ký túc xá
12 người
( 20%)
Sống cùng gia
đình, người thân
10 người
(16.7%)
Khoảng 10 năm trở lại đây, "sống chung - sống thử" đang trở thành phổ biến
trong giới trẻ ở Việt Nam và hiện tượng này là một trong những thực trạng của
xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói
đến phổ biến lại rơi chủ yếu vào những sinh viên đang ngồi trên các giảng đường
đại học … lý do họ sống với nhau có thể vì xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật
chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lệch do chủ thuyết “duy thế
tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội: phim, ảnh,
internet… Chuyện “sống chung – sống thử” có thực sự là một giải pháp tốt để
tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm
suy đồi trong mặt lĩnh vực hôn nhân"?. Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa
thì đây vẫn là một xu hướng đáng báo động, đặc biệt là trong giới sinh viên Việt
Nam. Đứng trước những điều đó, vậy sinh viên trường đại học luật Hà Nội nghĩ
gì và họ bày tỏ quan niệm của minh như thế nào?
5
1. Nhận thức của sinh viên đại học luật Hà Nội về “sống thử” và sự đánh
giá của các điều tra viên :
Việc sống thử trong giới sinh viên không còn là một điều xa lạ. Tuy nhiên,

phải chăng mọi sinh viên đều hiểu chính xác về hiện tượng này? Liệu có tồn tại
những sinh viên chỉ thấy được bề nổi của vấn đề, hay thậm chí là hiểu sai, suy
nghĩ sai lệch về “sống thử”?
Để tìm câu trả lời, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với
hiện tượng “sống thử” thông qua câu hỏi ý kiến của các bạn sinh viên luật về ý
kiến sau: “ "Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống với nhau như
vợ chồng trong cùng một phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần chung ” và
đưa ra 2 phương án trả lời: 1. Đúng 2. Sai
cùng câu hỏi: “Theo bạn, “sống thử” có phải là hành vi vi phạm pháp luật
không?” với 2 sự lựa chọn:
1. Có 2.Không
Qua cuộc điều tra, tìm hiểu trên thực tế, có thể thấy phần lớn sinh viên
trường đại học luật có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề sống thử. Khi đề cập
đến vấn đề này thì có tới 95% sinh viên hiểu rõ sống thử là gì? Và đều đồng ý
với cách hiểu “ sống thử là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ
chồng trước hôn nhân”.Tuy nhiên,vẫn còn 5% sinh viên chưa có khái niệm về
sống thử, hoặc là có ý kiến khác về sống thử nhưng con số này là rất ít.
Bảng 1: Đánh giá khái quát hiểu biết về vấn đề “sống thử”. Dưới đây là tổng hợp
kết quả của chúng tôi về vấn đề này:
Câu Định nghĩa Hành vi vi phạm PL
Phương án Đúng Sai Có Không
Sinh viên HLU 95% 5% 21,7% 48.3%
Nhìn chung đa số sinh viên Luật đều nắm được cơ bản khái niệm “sống thử” và
khẳng định được rằng mặc dù “sống thử” không có sự ràng buộc về pháp lý
6
nhưng cũng không phải là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua số liệu
thống kê trên chúng ta thấy rằng vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ các bạn chưa có sự
hiểu biết rõ ràng, các bạn cần phải nhìn nhận đúng hơn về vấn đề này. Con số
không nhỏ đó chủ yếu tồn tại ở sinh viên năm nhất, điều đó chứng tỏ so với sinh
viên khóa trước, sinh viên năm nhất có nhận thức mờ nhạt về hiện tượng xã hội

này. Tuy nhiên, xin nhắc lại, đây là con số nhỏ.
Đối với việc quan tâm đến vấn đề này:
Câu 2 : Bạn có quan tâm đến vấn đề sống thử không?
(chỉ lựa chọn một phương án trả lời)
1. Quan tâm.
2. Rất quan tâm.
3. Bình thường.
4. Không quan tâm cho lắm.
Sinh viên trường đại học Luật vì một số lý do mà có tới 30% sinh viên
không quan tâm cho lắm tới vấn đề sống thử,và 26,7% sinh viên bình
thường;bên cạnh đó thì vẫn có 28,3% các bạn quan tâm và 15% rất quan tâm.
Chúng tôi đã tổng kết mức độ quan tâm của sinh viên đại học luật Hà Nội đến
vấn đề sống thử để hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua biểu đồ sau :
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của các bạn sinh viên luật( trong tổng số phiếu
được phát ra )
7

×