Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

báo cáo thực tập tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường huyện phước long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.86 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất và cũng là
nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc
phòng. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính
nhằm xác lập mối quan hệ giữa Nhà Nước và sử dụng đất cùng thi hành pháp luật đất
đai. Khi xã hội phát triển như hiện nay thì việc thế chấp quyền sử dụng đất, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hay nói chung là đất đai bắt đầu biến đổi liên tục nên việc
cấp giấy chứng nhận là hết sức cần thiết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đóng vai
trò rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Trước tầm quan trọng đó của giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước đã quy định cụ thể và chi tiết về những
trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thẩm quyền cấp và
trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng
đất.
Nhằm tiếp cận thực tế các thủ tục hành chính trong văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất như:cấp mới giấy chứng nhận, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ; chuyển
nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất đối với các đối tượng hộ gia đình, cá nhân… đồng
thời cũng cố thêm các kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế, tôi đã xin thực tập tại
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Phước Long.

1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1 Phòng tài nguyên và môi trường
1.1.1 Cơ cấu tổ chức phòng tài nguyên môi trường
- Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện gồm: Trưởng phòng và 02 Phó
Trưởng phòng.
+ Trưởng phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của Phòng do mình phụ trách.
+ Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu
trách nhiệm trước Trưởng Phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng


vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt
động của Phòng.
1.1.2 Các tổ thuộc phòng tài nguyên môi trường huyện
- Tổ Tài nguyên(VPĐKQSDĐ) có nhiệm vụ giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất đai;
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ, địa giới hành
chính; các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng, thủy
văn.
- Tổ môi trường có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về môi trường: phòng chống, khắc
phục suy thoái; ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; giải quyết kịp thời các
khiếu nại phản ánh các vấn đề “nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ô nhiễm
(do các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra), thu phí môi trường;
tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các quy định về bảo vệ môi
trường; quản lý vệ sinh đô thị (quản lý vệ sinh đường phố, công tác thu gom vận
chuyển rác (rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiệp), dịch vụ mai táng.
- Tổ tổng hợp - pháp chế có nhiệm vụ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ liên quan đến công
tác của các tổ chuyên môn.Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; phối
hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về đất
đai; các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khí
tượng, thủy văn; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi
hành pháp luật về môi trường.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của phòng
- Chức năng
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phước Long thuộc Ủy ban nhân dân huyện
là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp
luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa
phương.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản

riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
2
- Nhiệm vụ
+ Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách,
chế độ và pháp luật của Nhà nước và quản lý tài nguyên và môi trường;
+ Trình Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch được xét
duyệt;
+ Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai xã, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đai hằng
năm, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và trình Ủy ban nhân dân
huyện xét duyệt; công bố và quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Lập kế hoạch khai thác nguồn nước và khoáng sản trên địa bàn huyện;
+ Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về tài nguyên và
môi trường;
+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, Đăng
ký, cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định
của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực
tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
+Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tài sản trên đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất;
+ Quản lý và theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và
bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi

trường;
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, Đăng ký đất đai;
lập và quản lý hồ sơ địa chính;
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên nước;
+ Quản lý hoạt động đo đạc bản đồ (bao gồm tiến độ lập các loại bản đồ và dịch vụ đo
đạc bản đồ), quản lý hoạt động khai thác tài nguyên nước và khoáng sản trên địa bàn;
+ Bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường,
hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ;
+ Quản lý vệ sinh đô thị, bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển
rác và xử lý chất thải rắn; quản lý các nghĩa trang và dịch vụ mai táng trên địa bàn theo
phân cấp;
+ Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin tài
nguyên và môi trường trên địa bàn huyện; thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin, tư liệu
về tài nguyên và môi trường;
3
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập đường dây nóng,
có tổ kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân huyện giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường theo
quy định của pháp luật; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và
tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt;
+ Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về
các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi
trường;
+ Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo

đúng quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện;
+ Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và công
chức xã, thị trấn;
+ Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân huyện;
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao.
1.2 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1.1 Căn cứ xây dựng
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng 3
năm 2010 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng
dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
- Căn cứ Quyết định số 841/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban
nhân dân huyện Phước Long về thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Phước Long.
- Căn cứ Quyết định số 205/2013/QĐ-UBND ngày 6 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân huyện Phước Long về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
1.2.1.2 Chức năng
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp, trực thuộc
Phòng tài nguyên và Môi trường huyện, có chức năng tổ chức thực hiện Đăng ký cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác găn liền với đất, xây
dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo pháp luật.
4
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy

định của pháp luật.
1.2.1.3 Nhiệm vụ
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện:
- Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối với hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của
pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa
chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông báo chỉnh lý biến
động cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã
để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; kiểm tra việc
cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn liền với đất đối
với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra
chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi
sử dụng, quản lý;
- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã;
- Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác
về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của
cộng đồng;
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản
gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích

sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành;
Bảng 1.1: Tên các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai
STT Tên thủ tục hành chính
1
Cấp GCNQSDĐ thuộc trường hợp quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 Điều 99 của
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
2
Cấp Giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự
án có sử dụng đất
3 Cấp GCNQSDĐ trong trường hợp thực hiện tách thửa, hợp thửa đối với thửa đất
5
4 Cấp đổi GCNQSDĐ
5 Cấp lại GCNQSDĐ do bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6
Đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất
7
Đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế
chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
8 Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
9 Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép
10 Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
11 Xác nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận
12
Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giảm diện tích thửa đất
do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền
13
Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đổi tên, thay đổi về nghĩa
vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính,

cấp (hạng) nhà, công trình
14 Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
15 Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
16 Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
17 Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
18 Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã Đăng ký
19
Gia hạn sử dụng đất (đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp; hộ
gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất
nông nghiệp).
20 Sửa chữa sai sót trong Đơn yêu cầu Đăng ký thế chấp
21 Đính chính các loại Giấy chứng nhận đã cấp
22
Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 38 của
Luật Đất đai
23 Cung cấp thông tin địa chính
24 Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Nguồn:VPĐKQSDĐ huyện Phước Long
1.2.2 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật đất đai năm 2003
6
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất
đai
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ Về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ Về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân.
1.2.3 Biên chế hiện có của văn phòng
- Nguyễn Lưu Thiết Giám đốc
- Nguyễn Hiếu Nhân Phó giám đốc
- Nguyễn Văn Hiệp Chuyên viên
- Trần Bá Trình Chuyên viên
- Nguyễn Thị Thùy Dung Kế Toán
-
-
-
1.2.4 Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
- Giám đốc: Nguyễn Lưu Thiết
+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

(theo phân công của Chủ tịch) và Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện về
7
toàn bộ kết quả và hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
huyện.
+ Phụ trách chỉ đạo điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất theo chức năng nhiệm vụ được giao. Chủ tài khoản cơ quan.
+ Rà soát chỉnh sửa, duyệt nội dung các văn bản do Văn phòng tham mưu đề xuất
thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành và ký duyệt các văn bản của Văn phòng; trình cấp
thẩm quyền phê duyệt .
+ Giữ mối quan hệ chung trong việc chỉ đạo điều hành phối hợp giữa cấp, ngành,
phòng ban liên quan.
- Phó giám đốc: Nguyễn Hiếu Nhân
+ Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm với Giám đốc trước Ủy ban nhân
dân huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Khi Giám đốc
vắng mặt, Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
+ Phụ trách thực hiện kiểm tra đôn đốc hướng dẫn cán bộ viên chức cơ quan và cán bộ
địa chính cơ sở thực hiện nhiệm vụ chuyên môn sau :
 Thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở Việt Nam.
 Tổng hợp, theo dõi hoàn thiện, chỉnh lý biến động đất đai hồ sơ tiếp nhận và trả hồ
sơ theo cơ chế một cửa.
 Thực hiện trích đo thửa đất; Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của huyện và các xã, thị trấn.
 Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, xác minh nguồn gốc sử dụng
đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.
 Soạn thảo các văn bản tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn cơ sở thực hiện nhiệm vụ Văn
phòng phải thực hiện theo quy định, trình Giám đốc ký duyệt.

 Chỉ đạo việc thực hiện báo cáo tuần, tháng, quý và báo cáo đột xuất khác khi Giám
đốc phân công.
+ Phụ trách xã Hưng Phú
- Nguyễn thị Thùy Dung – kế toán.
+ Kế toán cơ quan, tham mưu giúp Giám đốc thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính
+ Quản lý hồ sơ và nộp lưu hồ sơ thuộc phạm vi phụ trách vào kho lưu trữ theo quy
định
+ Phụ trách các xã: Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B
- Nguyễn Văn Hiệp – Trần Bá Trình – Chuyên viên
+ Phụ trách các xã: Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Tây, Thị trấn Phước Long, Phước Long
8
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
2.1 Một số quy trình, thủ tục trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.1 Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn
- Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Hồ sơ cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại
xã, phường, thị trấn: Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ( mẫu số 01/ĐK-GCN và mẫu 01 theo Thông tư
06/2007);
+ Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của
Luật đất đai năm 2003(nếu có);
+ Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);
+ Văn bản thỏa thuận về tài sản riêng trong quá trình hôn nhân;
+ Hộ khẩu và giấy CMND bản photo ( kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
+ Hồ sơ khai thuế:
• Tờ khai lệ phí trước bạ
• Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
• Tờ khai tiền sử dụng đất

Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết (Theo ngày làm việc): 50 ngày làm việc(kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ). (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).
- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp(nếu có): không
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Lệ phí(nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Quy trình các bước xử lý công việc:
9
Bảng 2.1: Quy trình cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại xã, phường, thị trấn
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
UBND xã 25
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
9
3 Cơ quan thuế 3
4 In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất

8
5 Kiểm tra, ký tắt văn bản Phòng TNMT 2
6 UBND huyện phê duyệt 2
7 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận 1
2.1.2 Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận
quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm k và điểm I-Khoản 1 Điều 99
của Nghị định 181/2004/NĐ-CP(đối tượng là hộ gia đình, cá nhân).
- Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mẫu số 4/ĐK);
+ Đơn xin tách thửa đất, hợp thửa đất (mẫu số 17/ĐK) (đối với trường hợp nhận quyền
sử dụng một phần thửa đất);
+ Một trong các loại văn bản gồm biên bản về kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất
đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận: thỏa thuận xử lý nợ theo hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;văn bản
về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc
nhóm người có quyền sử dụng đất chung; quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức;văn bản về chia tách hoặc sáp nhập tổ
chức kinh tế phù hợp với pháp luật;
+ Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính(nếu có);
+ Hộ khẩu và giấy CMND bản photo ( kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
+ Hồ sơ khai thuế:
• Tờ khai lệ phí trước bạ
• Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
• Tờ khai tiền sử dụng đất
10
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết (theo ngày làm việc): 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

hợp lệ ( Trường hợp hồ sơ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thời gian bổ sung là
không quá 15 ngày làm việc).
- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Lệ phí (nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiên thủ tục hành chính:
+ Điều kiện: Hồ sơ được xét cấp phải thông qua Ủy ban nhân dân xã để thẩm tra, xác
nhận nguồn gốc đất và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với
thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trước khi Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm
tra tính pháp lý, Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản
đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác
định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính đến Phòng Tài
nguyên và Môi trường
+ Công dân phải ký biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.
+ Yêu cầu: chủ sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước khi
được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật đất đai năm 2003
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất
đai
+ Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính.
+ Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
11
+ Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân.
- Quy trình các bước xử lý công việc:
Bảng 2.2: Quy trình CGCNQSDĐ cho cho người nhận quyền sử dụng đất thuộc trường
hợp quy định tại điểm k và điểm I-Khoản 1 Điều 99 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
1
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
5
5 Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất

Phòng TNMT 8
7 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
1
2.1.3 Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp tách
thửa, hợp thửa đất đối với hộ gia đình, cá nhân
-Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn xin tách thửa, hợp thửa đất (mẫu số 17/ĐK);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
+ Hộ khẩu và giấy CMND bản photo ( kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết( theo ngày làm việc): 14 ngày làm việc ( kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ)
- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp(nếu có): không
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Lệ phí(nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Quy trình các bước xử lí công việc:
12
Bảng 2.3: Quy trình cấp GCNQSDĐ trong trường hợp tách thửa, hợp thửa đất đối với
hộ gia đình, cá nhân
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận

Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2 Trích lục, chỉnh lý hồ sơ địa chính, in giấy, in
tờ trình cấp giấy chứng nhận…
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
7
4 Kiểm tra trình tự, thủ tục và tính pháp lý, xác
nhận vào đơn xin tách thửa, hợp thửa đối với
thửa đất, ký tờ trình, ký tắc vào giấy chứng
nhận, trình UBND huyện ký giấy chứng nhận
Phòng TNMT 3
5 Ký giấy chứng nhận QSDĐ, văn phòng đóng
dấu, chuyển hồ sơ về phòng TNMT
UBND huyện 3
7 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2.1.4 Quy trình, thủ tục Đăng ký nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Trường hợp có tài sản trên đất phải có
chứng thực của công chứng Nhà nước) (bản chính);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)
+ Hộ khẩu và giấy CMND bản photo (kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
+ Các giấy tờ có liên quan( nếu có)
+ Hồ sơ khai thuế:
• Tờ khai lệ phí trước bạ

• Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết (theo ngày làm việc): 15 ngày làm việc đối với trường hợp không
phải in mới giấy chứng nhận và 20 ngày làm việc đối với trường hợp phải in mới giấy
chứng nhận (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không
13
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Lệ phí(nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Quy trình các bước xử lí công việc:
+ Đối với trường hợp không in mới giấy chứng nhận
Bảng 2.4: Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trường
hợp không in mới giấy chứng nhận
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất

8
3 Cơ quan thuế 3
4 Chỉnh lý giấy chứng nhận Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
3
5 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
+ Đối với trường hợp phải in mới giấy chứng nhận
Bảng 2.5: Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trường
hợp phải in mới giấy chứng nhận.
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy biên
nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
7
3 Cơ quan thuế 3
4 In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
5
5 Kiểm tra, ký tắt văn bản Phòng TNMT 2
6 UBND huyện phê duyệt 2
7 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận ½

14
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật đất đai năm 2003.
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất
đai.
+ Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ Về cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
+ Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân.
2.1.5 Quy trình, thủ tục Đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cho đối tượng là hộ gia
đình, cá nhân
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất của toàn án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị
của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất (mẫu
số 16/ĐK);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy
định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật đất đai(nếu có);
+ Hộ khẩu và giấy CMND bản photo (kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
+ Các giấy tờ có liên quan (nếu có)
+ Hồ sơ khai thuế:
• Tờ khai lệ phí trước bạ
• Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết (theo ngày làm việc): 15 ngày làm việc đối với trường hợp không

phải in mới giấy chứng nhận và 20 ngày làm việc đối với trường hợp phải in mới giấy
chứng nhận (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Lệ phí (nếu có): Không
15
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Quy trình các bước xử lí công việc:
+ Đối với trường hợp không in mới giấy chứng nhận:
Bảng 2.6: Quy trình Đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cho đối tượng là hộ gia đình, cá
nhân trường hợp không in mới giấy chứng nhận
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
8
3 Cơ quan thuế 3
4 Chỉnh lý giấy chứng nhận Văn phòng Đăng ký

quyền sử dụng đất
3
5 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
+ Đối với trường hợp phải in mới giấy chứng nhận
Bảng 2.7: Quy trình Đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cho đối tượng là hộ gia đình, cá
nhân trường hợp phải in mới giấy chứng nhận
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2 Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ :
+ Phù hợp, thì tiến hành xử lý/giải quyết;
+ Chưa phù hợp thì dự thảo công văn trả lời.
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
7
3 Cơ quan thuế 3
4 In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
5
5 Kiểm tra, ký tắt văn bản Phòng TNMT 2
6 UBND huyện phê duyệt 2
7 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

16
+ Luật đất đai năm 2003
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất
đai
+ Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ Về cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính.
+ Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân.
2.1.6 Quy trình, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hộ gia đình, cá
nhân)
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mẫu số 02/ĐK):
• Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhầ ở và tài sản
khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN) (Trường hợp diện tích sử dụng lớn hơn so
với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xin cấp lại);
- Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất(bản chính)
- Hộ khẩu và giấy CMND bản photo ( kèm theo hộ khẩu và giấy CMND bản chính để
đối chiếu);
- Các loại giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
+ Hồ sơ khai thuế:
• Tờ khai lệ phí trước bạ
• Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
• Tờ khai tiền sử dụng đất
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết (theo ngày làm việc): 28 ngày làm việc(kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ)

- Đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Cơ quan phối hợp(nếu có): không
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
17
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật đất đai năm 2003
+Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ Về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
+ Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
+ Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân.
- Quy trình các bước xử lí công việc:
Bảng 2.8: Quy trình cấp lại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hộ gia đình, cá nhân)
TT Trình tự các bước công việc Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy
biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½

2 Trích lục bản đồ địa chính, thẩm tra, xác minh
hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính, in giấy
CNQSDĐ, in tờ trình cấp giấy chứng nhận,
cập nhật biến động vào hồ sơ địa
chính,chuyển hồ sơ đến phòng TNMT
Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất
21
4 Kiểm tra thành phần, trình tự thực hiện và
tính pháp lý, soạn tờ trình và quyết định hủy
giấy chứng nhận đã cấp, ký tờ trình, ký tắc
vào giấy chứng nhận và trình UBND ký giấy
chứng nhận
Phòng TNMT 4
5 Ký quyết định, giấy chứng nhận; văn phòng
đóng dấu, chuyển hồ sơ về phòng TNMT
UBND huyện 2
6 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
½
2.2 Ứng dụng phần mềm MicroStaion SE, Famis tại Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất.
Ứng dụng phần mềm trong trích lục bản đồ địa chính
- Để trích lục bản đồ địa chính ta thực hiện như sau:
+ Khởi động Microstation
+ Mở bản đồ địa chính
+ Chọn Utilities/ MDL Applications/ Browse/ Famis.ma/ OK để chạy Famis.
+ Trong chương trình Famis vào Menu Cơ sở dữ liệu bản đồ > Quản lí bản đồ > Kết
nối cơ sở dữ liệu
18

Hình 2.1: Kết nối dữ liệu
+ Trong Menu cơ sở dữ liệu bản đồ > Gán thông tin địa chính ban đầu > Sữa nhãn
thửa > bấm kép chuột trái tại tâm tạo vùng của thửa đất
Hình 2.2: Sửa nhãn thửa
+ Vào Menu cơ sở dữ liệu bản đồ > Bản đồ địa chính > tạo hồ sơ kỹ thuật thửa >
xuất hiện hộp hội thoại hồ sơ thửa đất.
Hình 2.3: Hộp thoại hồ sơ thửa đất
19
+ Trong hộp thoại hồ sơ thửa đất chọn loại hồ sơ trích lục > chọn các thông tin cần
xuất ( vẽ tứ cân, vẽ đỉnh thửa, tên, địa chỉ, diện tích, mốc, đô thị, tỷ lệ).
+ Chọn vào nút chọn thửa, tiếp tục bấm kép chuột trái tại tâm tạo vùng của thửa đất
Hình 2.4: Trích lục hoàn thành
+ Ta có thể save file mới xuất ra dưới dạng .dgn và bấm nút ra khỏi để thoát khỏi chế
độ tạo hồ sơ kỹ thuật.
20
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tôi đã rút ra được
những kết luận sau:
Hiểu biết thêm về một số thủ tục, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trong các trường hợp: Cấp GCNQSDĐ lần đầu; cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ trong
trường hợp tăng diện tích so với giấy chứng nhận cũ; đăng ký biến động tặng cho, thừa
kế quyền sử dụng đất…
Tiếp thu những kinh nghiệm mà các anh (chị) chỉ dẫn trong quá trình thực tập. Không
những tiếp thu được những kinh nghiệm trong học tập mà em còn được học tập những
kinh nghiệm sống cũng như môi trường làm việc tại cơ quan.

21
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất
đai.

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ Về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ Về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Luật số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam về Luật đất đai.
Quyết định số 841/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân
huyện Phước Long về thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Phước Long.
Quyết định số 205/2013/QĐ-UBND ngày 6 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
huyện Phước Long về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và
cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Thông tư liên tịch 30/2005 TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ tài chính và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người
sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng
10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và
Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá
nhân.
22

×