Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần tự động hóa và CNTT sông đà (AIT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
SÔNG ĐÀ (AIT)
A. Giới thiệu khái quát về công ty và quá trình thực tập:
I. Tổng quan về công ty sông Đà AIT:
Công ty Cổ Phần Tự Động hóa và CNTT Sông đà (AIT) có trụ sở tại tòa nhà 9
tầng SimCo Vạn phúc, Hà Nội. Được thành lập năm 2004 có sự hợp tác công
nghệ với Công ty NGEN Ltd (Hàn Quốc), công ty chuyên cung cấp các thiết bị và
hệ thống trong các lĩnh vực tự động hóa và CNTT cho các công trình xây dựng
công nghiệp và dân dụng, cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị - kiểm
tra, vận hành thử nghiệm chuyển giao công nghệ, bảo trì nâng cấp các hệ thống tự
động hóa cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu phát triển, gia công và cung cấp các
gói phần mềm ứng dụng và quản lý điều hành doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật điện - tự động hóa bao gồm 2 phòng: phòng kỹ thuật thi công và
phòng kỹ thuật thiết kế. Trong thời gian thực tập, em đã được bố trí thực tập tại
phòng kỹ thuật thiết kế dưới sự hướng dẫn tận tình của trưởng phòng kỹ thuật
Nguyễn Bá Vương.
II. Quá trình thực tập:
• Qua 6 tuần thực tập tốt nghiệp tại công ty sông Đà AIT và duới sự huớng dẫn
nhiệt tình của anh hướng dẫn Nguyễn Bá Vương, em đã học hỏi được rất nhiều
điều bổ ích và quý giá cho công việc sau này. Trong quá trình thực tập, em đã
được thăm quan và tìm hiểu bộ máy sản xuất của nhà máy xi măng Hạ Long,
Đồng Bành - Lạng Sơn và hệ thống camera, audio tại Resort Sông Gia ở Hải
Phòng. Thực sự đây là 1 dịp rất thuận lợi để em đuợc học tập và phát huy những
kiến thức đã được học trên giảng đường, cũng như tạo điều kiện thuận lợi về công
việc sau khi tốt nghiệp.
• Những công việc đã thực hiện:
Xi măng Hạ Long
Tuần 1
(từ 20/12/2010 –
24/12/2010)


- Tìm hiểu tổng quan về cơ sở thực tập, bộ máy
sản xuất, công việc chuyên môn của phòng kỹ
thuật.
- Tìm hiểu về địa điểm, cơ sở sản xuất, quy mô,
sản lượng, và chi phí sản xuất
- Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất tại nhà
máy xi măng Hạ Long, các trạm, thiết bị,
chức năng các thiết bị bảo vệ trong nhà máy
và chụp ảnh thuyết minh.
Tuần 2
(từ 27/12/2010 –
31/12/2010)
- Đọc tài liệu tổng thể cấu trúc nhà máy (các
bản vẽ CAD)
- Đọc các tài liệu, cataloge chi tiết về các thiết
bị có trong nhà máy.
Xi măng Đồng Bành
Tuần 3
(từ 3/1/2011 – 7/1/2011)
- Tìm hiểu tổng quan về cơ sở thực tập, bộ máy
sản xuất, công việc chuyên môn của phòng kỹ
thuật.
- Tìm hiểu về địa điểm, cơ sở sản xuất, quy mô,
sản lượng, và chi phí sản xuất
- Tìm hiểu thiết bị, chức năng các thiết bị điều
khiển trong nhà máy và chụp ảnh thuyết
minh.
Tuần 4
(từ 10/1/2011 – 14/1/2011)
- Tìm hiểu chi tiết và đọc các cataloge về thiết

bị đang được sử dụng trong nhà máy.
Tổng kết
Tuần 5 + 6
(từ 17/1/2011 – 21/1/2011)
- Thăm quan 1 số địa điểm mà công ty có đầu
tư lắp đặt sửa chữa thiết bị.
- Tổng kết và làm báo cáo
B. BÁO CÁO TẠI CÁC NHÀ MÁY XI MĂNG:
I. Giới thiệu tổng quan nhà máy xi măng:
Thành phần:
- Xi măng với thành phần gồm đá vôi, đá sét, quặng sắt, silic
Nhà máy bao gồm các bộ phận:
- Nghiền đá vôi
- Trữ đá vôi
- Nghiền phụ gia
- Nghiền đất sét
- Bộ phận xay nguyên liệu
- Bộ phận phụ
- Công xưởng
- Phân xưởng nghiền than
- Cấp liệu lò và lò xoay.
- Bộ phận làm mát
- Bộ phận nghiền xi măng
- Đóng gói và điều phối
- Các văn phòng
II. Các công đoạn sản xuất xi măng:
1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, ngoài ra còn có các loại nguyên
liệu đầu vào khác: đá sét, quặng sắt, silic.
Cụm đập đá vôi.

Đá vôi sau khi được khai thác kích thước tối đa là 800x800x1000 mm, được đưa
vào máy đập búa PCF2018 ( sử dụng động cơ 710kW, điện áp 110kV ) sau đó
được hệ thống băng tải cao su vận chuyển về nơi tập kết (kho tròn). Đá đạt chất
lượng có kích thước đường kính <= 75mm. Sau đó đá vôi được vận chuyển qua
băng tải và đổ vào silô đá vôi.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác.
Các loại nguyên liệu khác sau khi qua công đoạn đập, phân loại được đưa từ các
nơi về và tập kết ở kho chứa (kho dài) sau đó được đưa lên các silô thông qua hệ
thống băng tải. Riêng nhiên liệu than được đưa tới silo riêng chờ được nghiền nhỏ.
Tại các băng tải đều có hệ thống lọc bụi túi nhằm giảm bụi và đưa trở về để tái sử
dụng. Hệ thống lọc bụi túi này đều hút bụi bằng quạt hút gió. Các động cơ quạt
này đều là các động cơ không đồng bộ và được điều khiển tại phòng điều khiển
trung tâm.
2. Công đoạn phối và nghiền nguyên liệu
Đây là công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm. Đảm nhận công
đoạn quan trọng này là hệ thống cân băng định lượng và máy nghiền liệu thô.
Nghiền liệu.
Các nguyên liệu trong silô (4 silô: đá vôi, quặng sắt, silic, đá sét) được cân băng
định lượng cân theo một tỷ lệ đặt trước theo yêu cầu công nghệ và được đưa tới
máy nghiền thành bột liệu. Két liệu thải có tác dụng thử cân.
Đưa bột liệu tới silo đồng nhất.
Các hạt bột liệu đạt tiêu chuẩn sẽ được đổ vào silô đồng nhất thông qua Cyclone
lắng. Phần bụi tại công đoạn này được hút bởi lọc bụi tĩnh điện, sau khi lắng tại
lọc bụi tĩnh điện thì bột liệu được đưa qua máng khí động, băng tải, gầu xúc tới
két cân cấp liệu hoặc tới máng khí động dẫn tới silo đồng nhất.
Bột liệu trong silo đồng nhất sẽ được đưa xuống két cân cấp liệu để đưa vào tháp
trao đổi nhiệt thông qua hệ thống máng khí động và gầu xúc. Két cân cấp liệu nằm
trong silo đồng nhất, nó nằm ở tầng 2 trong silo này.
Máy nghiền liệu thô có một trạm cung cấp dầu bôi trơn riêng, việc cung cấp này
được điều khiển bởi một trạm điện riêng. Khí nóng ở tháp điều hòa có tác dụng

sấy bột liệu trong máy nghiền. Đầu tháp có nhiệt độ khoảng 300
0
C, nhờ có nước
điều hòa được phun bên trong tháp nên nhiệt độ khí giảm xuống khoảng 100
0
C và
thổi vào trong máy nghiền.
3. Công đoạn nung luyện clinker:
Tháp trao đổi nhiệt gồm 5 tầng, có đặt đường ống gió và vòi than canxiner ở cuối
tháp để thực hiện đốt phục vụ cho quá trình phân hủy bột liệu. Đỉnh tháp có nhiệt
độ khoảng 300 độ C, bột liệu được đưa từ đỉnh tháp xuống được nung với từng
nhiệt độ qua từng tầng, đến cuối tháp có nhiệt độ 880 độ C thì bột liệu phân hủy
khoảng 90% . Tại lò quay, bột liệu đã ở trạng thái lỏng và được nung ở nhiệt độ
1300 độ C nhờ có vòi phun than ở cuối lò, bột liệu phân hủy nốt phần còn lại
thành clinker.
Tháp trao đổi nhiệt và lò quay.
Từ ghi làm lạnh tới silo clinker.
Clinker nóng chảy được đưa tới hệ thống ghi làm lạnh (hệ thống quạt sẽ làm giảm
nhiệt độ xuống còn 80
0
- 90
0
C, đưa qua máy cán và được đưa tới silo chứa clinker
thông qua băng tải. Clinker không đạt tiêu chuẩn (bột liệu vẫn còn chưa phân hủy)
thì được đưa tới silo clinker thứ phẩm.
III. Quy mô nhà máy xi măng Hạ Long:
Nhà máy xi măng Hạ Long trực thuộc tổng công ty Sông Đà, nằm ở Xã Thống
Nhất, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh. Nhà máy đã và đang trong thời gian
vận hành, được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009. Số lượng công nhân
viên và kỹ sư lên tới hàng trăm người, nhà máy đã góp phần rất đáng kể cho

ngành công nghiệp xây dựng cũng như sự phát triển vượt bậc của đất nước.
1. Trạm máy biến áp cao áp 220KV/110KV:
a. Trạm ngoài trời (outdoor switchyard):

a.

b.
Hình 1a, 1b. 2 trạm biến áp cao áp ngoài trời chính của nhà máy
b. Trạm trong nhà:
Gồm 1 trạm điều khiển 2 trạm ngoài trời T1 và T2 của hãng Siemens, có bảng
điều khiển chung, ở mỗi bên tủ có 2 phần bảo vệ: bảo vệ bên ngoài và bảo vệ
bên trong máy biến áp. Tất cả được điều khiển và hiển thị trên bảng điều khiển
như hình dưới
a.
b.
c.
d.
Hình 2a. Tủ điều khiển máy biến áp.
2b. Bảng điều khiển chung
2c. Bảo vệ máy biến áp
2d. Bảo vệ trong máy biến áp
Các bảo vệ máy biến áp:
• Bảo vệ ngoài máy biến áp:
- Báo lỗi tín hiệu sự cố chung
- Báo tín hiệu khởi tạo lỗi sự cố
- Bảo vệ so lệch máy biến áp tác động
- Bảo vệ quá dòng
- Bảo vệ chạm đất tác động
- Lỗi role
- Lỗi hệ thống thông tin.

• Bảo vệ bên trong máy biến áp:
- Báo lỗi tín hiệu sự cố chung
- Báo tín hiệu khởi tạo lỗi sự cố
- Báo tín hiệu bảo vệ khoảng cách tác động
- Khởi tạo lỗi bảo vệ khoảng cách
- Báo tín hiệu cắt van phóng nổ
- Cắt role hơi
- Báo tín hiệu bảo vệ không điện máy biến áp tác động
- Áp lực dầu
- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây MBA
- Báo MC cắt
- Báo dao cách ly mở
- Báo lỗi role
- Báo lỗi truyền thông role
2. Trạm trung áp 35KV (892 Main substation):
Gồm 2 trạm trung áp 892MV210 và 892MV220. Mỗi trạm được chia thành nhiều
trạm nhỏ hơn cấp điện xuống hạ áp cho từng bộ phận trong quá trình sản xuất.
a.
b.
Hình 3a, 3b. Tủ điện trạm trung áp 892MV220 cấp điện 491 cho cấp điện cho
cấp liệu lò và quay lò (theo bản vẽ CAD)
3. Hạ áp:
a. Biến tần:
- Công dụng: biến đổi dòng xoay chiều với tần số của lưới điện thành dòng xoay
chiều có tần số khác với tần số lưới. Ở nhà máy, biến tần được đặt trước động cơ
roto lồng sóc để điều chỉnh vận tốc và dòng điện.
- Hiện tại ở nhà máy sử dụng biến tần gián tiếp: biến đổi tần số qua khâu trung
gian 1 chiều. Gồm các khâu: chỉnh lưu không điều khiển, lọc và nghịch lưu.
- Biến tần đang sử dụng ở nhà máy của hãng FLSmidth
- Có 2 cách điều khiển máy biến tần: cách 1 là điều chỉnh bằng cách nhập thông

số từ bảng điều khiển bên ngoài tủ, do được lập trình sẵn nên biến tần tự động
hoạt động. Cách 2 là điều chỉnh bằng tay thiết bị bên trong biến tần để động cơ
hoạt động như mong muốn.
a.

hình 4a,4b. Bên trong và bên ngoài biến tần.
- Ngoài ra, có 1 trạm 892 phía hạ áp, bộ biến tần cấp điện cho bộ phận trữ đá vôi:
sử dụng biến tần gián tiếp. Với nguồn ra là 120V, có acquy để dự trữ phòng khi
biến tần có sự cố như mất điện thì trạm vẫn làm việc bình thường.
a. Mặt trước biến tần
b. Mặt sau biến tần
- Ở 1 số trạm cấp điện cho những bộ phận công suất lớn như: cấp liệu lò và lò
quay, người ta sử dụng biến tần công suất lớn.
b. Bù công suất:
- Động cơ được sử dụng trong nhà máy là động cơ xoay chiều nên để đảm bảo sự
ổn định và đồng bộ hóa các động cơ trong quá trình vận hành của nhà máy,
người ta phải dùng hê thống bù công suất phản kháng. Hệ số công suất được
nâng tới mức tối đa và ổn định trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy là
0,95.
- Hệ thống bù công suất gồm 1 cuộn kháng và 1 tụ.
a. Mặt trước của hệ thống bù công suất
b. Hệ số cos
c. Mặt sau tủ bù công suất
c. Động cơ:
- Nhà máy hiện đang sử dụng 2 loại động cơ xoay chiều: động cơ không đồng bộ
roto lồng sóc và động cơ dây quấn phần ứng.
- Động cơ roto lồng sóc sử dụng biện pháp mở máy là mở máy bằng điện trở, sử
dụng biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ.
- Nguyên lý: đóng dần dần các tiếp điểm K22, K23, K11, K12 để loại bỏ dần các
điện trở để tăng dòng điện qua động cơ, mômen mở máy tăng dần dần lên.

Sơ đồ mở máy động cơ roto dây quấn bằng điện trở
Động cơ roto lồng sóc ở lò quay
- Động cơ roto dây quấn khởi động bằng bộ khởi động mềm.
Khởi động mềm
Động cơ dây quấn ở lò đứng.
• Tủ điều khiển động cơ(các MCC):
`
Bộ tủ điều khiển gồm nhiều các modul điều khiển MCC(sẽ được trình bày kĩ ở
dưới)

Phần bảo vệ: 3 aptomat 3 biến dòng
Bên trong mỗi module bao gồm 2 phần:
- Phần bảo vệ: gồm 3 aptomat, sau đó là 3 biến dòng
- Phần điều khiển và các nút điều khiển (ready, run, test, generator faults)

Phần điều khiển: bảng điều khiển các nút điều khiển

Đây là mặt trước và mặt sau mỗi module.
4. Thuyết minh bản vẽ tổng thể chi tiết nhà máy:
a. Trạm ngoài trời (outdoor switchyard): gồm 2 đường dây trạm
2 đường dây độc lập, nối với nhau qua hệ thống liên động DCL và dao tiếp đất.
Khi chưa xảy ra sự cố, dao cách ly mở. Khi có sự cố trên 1 trong 2 đường dây, và
2 MBA chính vẫn làm việc được, DCL 2 phía nối giữa 2 line đóng để 2 MBA vẫn
tiếp tục cấp điện cho các bộ phận làm việc bình thường.
- Bộ chống sét van 123A.
- Dao cách ly 2000A liên động với dao tiếp đất: khi dao cách ly mở thì dao cách ly
tiếp đất đóng để bảo vệ an toàn. Khi dao cách ly đóng thì dao cách ly tiếp đất mở.
Gồm Dao cách ly 2 phía, và dao cách ly 1 phía.
- Biến áp đo lường, Biến dòng đo lường 300/1/1/1A: để đo điện áp và dòng điện
trên đường dây nhờ biết tỉ số máy biến dòng, biến áp và giá trị điện áp, dòng điện

đầu ra.
- Biến áp chính 110/6,3kV tổ đấu dây Y/Y, có bảo vệ chống sét biến áp và tải
trung tính nối đất MBA.
- Máy cắt 2000A nối với Hộp bảo vệ biến áp, Hộp bảo vệ đường dây, Bộ đo đếm.
• Chú ý:
- Dao cách ly ở đây chỉ đóng cắt không tải, phục vụ bảo dưỡng sửa chữa.
- Khi cắt thì cắt tiếp điểm của Máy cắt trước rồi mở tiếp điểm của dao cách ly,
khi đóng thì ngược lại, đóng tiếp điểm của dao cách ly trước.
b. Trạm trung áp 6,3KV – 50Hz – 31,5KA:
- Chống sét van.
- Biến dòng đo lường.
- 2 Máy cắt 3150A có các bảo vệ tín hiệu đầu vào, bộ đếm điện năng nối liên động
với 1 máy cắt 3150A (bảo vệ bộ nối thanh cái và bộ đếm điện năng). Khi có sự cố
ở 1 line, máy cắt ở line sự cố cắt điện và đóng máy cắt liên động để cấp điện cho
toàn bộ hệ thống các công đoạn.
- Biến áp đo lường có cầu chì bảo vệ.
- Ở trạm phân phối trung áp gồm các nhánh có các thiết bị bảo vệ như: Máy cắt
(CB 1250A), Bảo vệ máy biến áp, bảo vệ trạm điện đầu ra, bộ đo đếm, máy biến
dòng.
- 2 nhánh của trung áp phân chia điện áp qua các thiết bị bảo vệ và đo lường rồi
đưa xuống hạ áp xuống các công đoạn.
- Phía hạ áp, điện áp đi qua các trạm điện và hệ thống UPS 110VDC(lưu trữ điện
phòng sự cố và mất điện), sau đó qua hệ thống bảo vệ và đo lường: máy biến áp
và biến dòng đo lường, máy cắt (CB1250A) kết hợp với bảo vệ trạm điện đầu ra
và bộ đo đếm điện năng.
- Khi xuống tới từng công đoạn, các thiết bị như động cơ roto lồng sóc xoay chiều
3 pha, động cơ dây quấn phần ứng và tủ điều khiển MCC được lắp thêm hệ
thống máy cắt 1250A (kết hợp với bộ bảo vệ động cơ và đo đếm điện năng) và
máy biến dòng.
- Động cơ roto lồng sóc thường được lắp kèm cùng bộ biến tần để điều chỉnh tốc

độ và điện áp vào động cơ. Trước khi vào biến tần, điện áp qua biến áp phân
phối điều chỉnh điện áp xuống hạ áp.
- Động cơ dây quấn phần ứng được khởi động bằng bộ khởi động động cơ và bộ
bù hệ số công suất.
- Tủ điều khiển MCC điều khiển cho các tải phía dưới. Gồm các thiết bị bảo vệ:
máy cắt (CB 1250A) kết hợp với bảo vệ tín hiệu đầu vào + bộ đo đếm điện năng
và máy biến dòng đo lường. Điện áp 380V cấp cho tủ điều khiển từ máy biến áp
phân phối. Phía trước tủ điều khiển còn có 1 cầu chì bảo vệ.
• Nghiền đá (trạm LS1, UPS 191) :
- Đập đá thành các viên nhỏ tầm 20cm để chuyển qua băng tải đưa về nhà máy.
- Công đoạn gồm 2 phần: Tủ điều khiển PLC (MCC), và động cơ dây quấn phần
ứng 1200kW.
- Động cơ có nhiệm vụ nghiền đá vôi.
• Lưu trữ đá vôi:
- Trữ đá vôi trong quá trình vận chuyển
- Trung áp qua máy biến áp phân phối, điện áp đầu ra là 380v, cấp điện cho tủ
điều khiển mcc xuống phía dưới tải, tủ ups 110vdc là 892.
- Tủ ups 193 trạm ls3 gồm 1 tủ điều khiển mcc và 4 động cơ dây quấn phần ứng
227kw kéo băng tải.
- Động cơ có nhiệm vụ khởi động băng tải đưa đá về nhà máy, tín hiệu được cấp
từ hệ thống điều khiển plc, điều khiển từ trung tâm.
• Nghiền phụ gia:
- Đập nhỏ các viên đá vôi có kích thước lớn hơn 20cm sau khi đập thô
- Gồm 1 tủ điều khiển MCC và động cơ dây quấn phần ứng 250kW
- Động cơ có nhiệm vụ nghiền đá.
• Nghiền đá sét(trạm LS2, UPS 192):
- 1 tủ điều khiển MCC.
• Bộ phận nghiền nguyên liệu thô(trạm LS4, UPS 391):
- 1 động cơ roto lồng sóc 4250kW có nhiệm vụ chạy máy xay nguyên liệu
- 1 động cơ roto lồng sóc 4400kW có nhiệm vụ làm mát máy xay, tải quạt gió.

- 1 tủ điều khiển MCC
- Động cơ dây quấn phần ứng 276kW.
• Bộ phận phụ (trạm LS10, UPS791):
- Tủ Điều khiển MCC
• Bộ phận nghiền than(LS7, UPS493):
- 1 động cơ roto lồng sóc 900kW có nhiệm vụ chạy máy xay nguyên liệu
- 1 động cơ roto lồng sóc 910kW có nhiệm vụ làm mát máy xay, tải quạt gió.
- 1 tủ điều khiển MCC
• Cấp liệu lò và lò quay (trạm LS5, UPS 491):
- 1 động cơ dây quấn phần ứng 850kW có nhiệm vụ quay lò
- Hệ thống tủ điều khiển MCC và máy phát nguyên liệu cấp diesel.
- 2 động cơ dây quấn phần ứng 1256kW có nhiệm vụ làm mát lò quay.
• Bộ phận làm mát (trạm LS5, UPS 492):
- 1 động cơ dây quấn phần ứng 385kW có nhiệm vụ quạt xả làm mát.
- 2 tủ điều khiển MCC
• Bộ phận nghiền xi măng (trạm LS8, UPS 591):
- 1 động cơ dây quấn phần ứng 5326kW có nhiệm vụ chạy máy nghiền xi măng.
- 1 động cơ dây quấn phần ứng 410kW có nhiệm vụ làm mát máy nghiền.
- 2 tủ điều khiển MCC.
• Đóng gói và điều phối (trạm LS9, UPS 691):
- Đóng gói: gồm 2 tủ MCC
- Điều phối (trạm LS14, UPS 692): 2 tủ điều khiển MCC và 1 bộ máy phát
nguyên liệu diesel.
• Ngoài ra còn có các bộ phận khác: xưởng điện, văn phòng, và biến áp phụ. Sử
dụng điện áp 380V lấy từ biến áp phân phối, nguồn trực tiếp từ trung áp.
• Bản AUTO CAD: SƠ ĐỒ 1 SỢI 10064856-5.0
5. Sơ đồ các tủ MCC:
Các sơ đồ này giúp chúng ta biết được kích thước và sự bố trí thiết bị tại các tủ.
Trong nhà máy xi măng Hạ Long sử dụng 20 tủ MCC, được đặt tại các trạm
điện. Sơ đồ bố trí thiết bị của một tủ MCC như dưới

Sơ đồ bố trí tủ MCC.
Trên sơ đồ này, ta thấy có các ngăn lần lượt:
Incoming: nguồn đầu vào, điện áp đầu vào là 380V 3 pha.
Tụ bù: bù công suất phản kháng, ngăn này chứa bộ điều khiển tính toán dung
lượng bù, các nhánh tụ.
Ngăn kéo MCC, biến tần, khởi động mềm: là các ngăn tủ đầu ra, cấp nguồn,
điều khiển các thiết bị (động cơ).
Số lượng tủ CC trong nhà máy là 9, sơ bố trí thiết bị của một tủ CC như hình
dưới

×