Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

nghiên cứu, điều chế và sử dụng các hoạt chất điều hòa sinh trưởng làm tăng khả năng chịu úng cho cây ăn trái đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.47 KB, 56 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
CẤP VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU, ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC
HOẠT CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG LÀM
TĂNG KHẢ NĂNG CHỊU ÚNG CHO CÂY ĂN
TRÁI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS. TSKH. LƯU CẨM LỘC
TS. NGUYỄN CỬU KHOA
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
THUỘC HƯỚNG KH-CN: CHƯƠNG TRÌNH MIỀN NÚI VÀ
HẢI ĐẢO
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2002 – 2004
TP.HỒ CHÍ MINH 1-2005
CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT Họ và tên Học hàm, học

Cơ quan công tác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lê Lương Tề


Phan Thanh Thảo
Hoàng Quốc Khánh
Lê Xuân Thuyên
Hoàng Thò Kim Dung
Phạm Cao Thanh Tùng
Trần Ngọc Quyển
Lê Minh Quân
Nguyễn Thò Khánh Thuyên
Nguyễn Công Trực
GS., TS.
TS
TS
TS
Thạc sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Cử nhân
Kỹ sư
Kỹ sư
Trường ĐH Nông nghiệp 1, Hà Nội
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Sinh học Nhiệt đới
PV. Đòa lý tại Tp.HCM
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI CẤP TRUNG TÂM

Nghiên cứu, điều chế và sử dụng các hoạt chất điều hòa sinh trưởng làm tăng
khả năng chòu úng cho cây ăn trái đồng bằng sông Cửu Long
( Kinh phí 2002-2004: 170.000.000đ )
Mục Diễn giải Kinh phí
101
110
111
113
114
119
134
145
Tiền công
Vật tư văn phòng
Tuyên truyền, liên lạc
Công tác phí
Chi phí thuê mướn
Chi phí chuyên môn: vật tư, hóa chất
Chi phí khác
Mua tài sản cố đònh
24.700.000đ
1.300.000đ
4.000.000đ
8.000.000đ
55.000.000đ
66.000.000đ
7.000.000đ
4.000.000đ
Tổng cộng: 170.000.000đ
Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

Kế toán Thủ trưởng
Lưu Cẩm Lộc Nguyễn Cửu Khoa
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN 1
I.1- Lũ lụt và tác hại của chúng
1
I.2- Giải pháp bao đê ngăn lũ 2
I.3- Tính cấp thiết của đề tài 4
I.4- Một số loại cây ăn quả được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long 5
1/ Khả năng chòu ngập úng của một số loại cây ăn quả 5
2/ Cây cam đồng bằng sông Cửu Long 6
I.5- Sinh lý thực vật của cây trồng 7
1/ Sinh lý sự trao đổi nước của thực vật 7
1.1: Ý nghóa của nước trong đời sống của cây
7
1.2: Sự hấp thụ nước của cây 7
1.3: Quá trình thoát hơi nước qua các khí khổng và qua cutin 9
2/ Sinh lí chống chòu của cơ thể thực vật 9
2.1: Những qui luật chung của sinh lý chống chòu thực vật 9
2.2: Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ lên cây 10
(tính chòu nóng của cây)
2.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ dương thấp lên cây (tính chòu rét) 10
2.4: Ảnh hưởng của hạn lên cây 10
2.5: Tính chòu muối của cây 10
2.6: Tính chòu úng của cây 11
I.6. Chất điều hòa sinh trưởng và chất kích thích tăng trưởng của cây 16
1. Chất điều hòa sinh trưởng 16
2. Chất kích thích tăng trưởng 17
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 18
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19

IV. THỰC NGHIỆM 20
IV.1- Xác đònh nguyên nhân chết của cây bò úng 20
IV.2- Tổng hợp các chất oxy nhả chậm 21
1/ Tổng hợp hệ H
2
O
2
– Na
2
CO
3
21
2/ Tổng hợp hệ H
2
O
2
– Ure 21
3/ Tổng hợp hệ H
2
O
2
– Na
2
SO
4
21
4/ Điều chế viên oxy nhả chậm 21
5/ Điều chế thanh nhả chậm 21
6/ Phương pháp xác đònh độ phân rã, nồng độ oxi nhả chậm của thanh
và pH của môi trường nước 21

IV.3- Nghiên cứu khả năng sử dụng chất oxy nhả chậm 22
đến khả năng chống úng của cây cam
IV.4- Nghiên cứu ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng 22
1/ Phương pháp nghiên cứu sử dụng chất ức chế sinh trưởng 22
trong thời gian ngập úng (không có chất oxy nhả chậm)
2/ Nghiên cứu sử dụng chất kích thích tăng trưởng sau khi 23
ngập úng (không có chất oxy nhả chậm)
3/ Nghiên cứu sử dụng kết hợp chất oxy nhả chậm và 23
điều hòa sinh trưởng
IV.5- Thí nghiệm trên đồng ruộng 24
1/ Phân tích mẫu đất 24
2/ Nghiên cứu sử dụng chất oxy nhả chậm trên đồng ruộng 24
III. KẾT QUẢ 26
V.1- Nguyên nhân chết của cây
26
1/ Sự biến đổi của chỉ số pH theo thời gian 26
2/ Hàm lượng Oxy trong nước 26
3/ Thời gian chòu ngập úng của cây 27
V.2- Khả năng nhả chậm oxy của các chất oxy nhả chậm 28
1/ Sự tan rã theo thời gian 28
2/ Lượng oxy nhả theo thời gian 30
3/ Ảnh hưởng của chất kết dính PVAc (polyvinyl acetate) 31
lên khả năng nhả chậm
4/ Đánh giá khả năng chống chết úng của chất
32
oxy nhả chậm đến cây cam
V.3- Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 33
1/ Sự ảnh hưởng của chất ức chế sinh trưởng trong thời gian ngập úng 33
2/ Sự ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng 34
3/ Đánh giá việc sử dụng kết hợp chất oxy nhả chậm

35
và chất điều hòa sinh trưởng
V.4- Nghiên cứu thanh oxy nhả chậm 36
1/ Xác đònh độ phân rã của chế phẩm theo thời gian 37
2/ Xác đònh nồng độ oxy giải phóng theo thời gian 37
3/ Xác đònh sự thay đổi pH theo thời gian 37
V.5. Nghiên cứu trên đồng ruộng 37
1. Quy trình thực nghiệm 37
2. Kết quả thực nghiệm trên đồng ruộng
38
1/ Tại Long An 38
2/ Tại Tiền Giang 41
3/ Tại Đồng tháp 42
V.6. Quy trình sử dụng 45
KẾT LUẬN 46
Ý NGHĨA 47
KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. TỔNG QUAN:
I.1- Lũ lụt và tác hại của chúng:
• Lũ lụt là gì?
Nước sông, suối luôn biến đổi theo mùa. Vào mùa khô hay mưa ít, dòng sông
cạn kiệt (mùa cạn), còn thời kỳ nước sông dâng cao là mùa lũ.
+ Lũ chỉ hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất đònh, sau
đó giảm dần, lũ lớn nước tràn qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ trống gây
ngập lụt trên diện rộng.
+ Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên và gây ra những thiệt hại to lớn về người và của
cải.
• Lũ lụt ở Việt Nam:

* Lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ: Sông Hồng từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã xảy ra hai
trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8-1945 và tháng 8-1971. Trận lũ 8-1945 đã gây ra vỡ
đê sông Hồng ở nhiều nơi làm cho 2 triệu người chết đói. Trận lũ xảy ra tháng 8-
1971 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở sông Hồng, cũng đã gây ra vỡ đê
ở một số nơi, làm nhiều tỉnh bò ngập lụt. Ngoài ra, các trận lũ xảy ra vào các năm:
1964, 1968, 1969, 1970, 1986, 1996 cũng là những trận lũ lớn.
- Ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 5,6 đến tháng 9,10. Mùa lũ ở các sông suối vừa và nhỏ
ở Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ thường bắt đầu sớm, từ tháng 5 và kết thúc sớm vào
tháng 9. Trên sông Hồng và các nhánh sông lớn của nó, lũ thường từ tháng 6 đến
tháng 10. Tháng 7 và tháng 8 thường có những trận lũ lớn nhất trong năm, có đến
50% lũ trên sông Hồng xuất hiện vào tháng 8, tháng 8 là tháng lũ chính vụ.
- Ngoài lũ lớn ngoài sông, mưa úng trong đồng cũng là loại thiên tai lớn làm tăng
khả năng ngập úng đối với các tỉnh đồng bắng Bắc Bộ. Điểm đặc trưng ảnh hưởng
đến ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ là hệ thống đê. Do có các công trình phòng lũ,
nhất là hệ thống đê trên hệ thống sông Hồng, nên việc tiêu nước mưa ở các khu vực
trong đồng đều phải dựa vào các trạm bơm tiêu (trừ một số vùng cao và vùng đồng
bằng ven biển). Song, việc tiêu nước mưa trong đồng cũng chỉ thực hiện được đến 1
chừng mực nào đó, khi lũ trên sông lớn trên mức cho phép, các trạm bơm phải
ngừng hoạt động hoặc khi ngập úng sẽ xảy ra mưa lớn vượt quá khả năng tiêu của
các trạm bơm.
* Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng bằng phẳng, từ Châu Đốc tới cửa biển có
khoảng cách 200km, mặt đất hầu như không có độ dốc nên đã ảnh hưởng lớn đến
việc tiêu thoát nước lũ của hệ thống sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long
hàng năm thường xảy ra ngập lụt, chỉ có khác nhau là mức độ ngập lụt tùy thuộc
vào lũ lớn hay nhỏ.
- Hàng năm lũ thường gây ra ngập lụt ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, và
các vùng thấp ven sông Tiền, sông Hậu; diện tích ngập lụt hàng năm lên tới 1.2-1.4
triệu ha, độ sâu ngập lụt 1-2m, có nơi 3-4m, thời gian ngập lụt tới 2-4 tháng. Mùa lũ
thường từ tháng 7 - tháng 11, có tới 86% số trận lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có

đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 9 và nửa đầu tháng 10.
- Đồng bằng sông Cửu Long: đã xảy ra một số trận lũ, lụt lớn vào các năm: 1961,
1966,1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000… Những trận lũ này thường làm cho hơn 1
triệu hecta bò ngập, có nơi ngập sâu tới 3-3.5m và thời gian ngập ở nơi ngập nông là
0.5-1 tháng, ở vùng ngập sâu là 3.5 - 4 tháng. Theo số liệu thống kê của Ủy ban
phòng chống bão lụt Trung Ương, trận lũ năm 2000 đã gây ngập úng hơn 100.000 ha
cây ăn trái làm thiệt hại gần 1000 tỷ đồng.
I.2- Giải pháp bao đê ngăn lũ:
+ Đồng bằng Sông Hồng: Đê bao dọc theo bờ sông.
+ Đồng bằng Sông Cửu Long: Những năm gần đây đã xây dựng những đê bao ngăn
lũ.
Theo nhận đònh của giới Khoa Học, thực tế đê bao ngăn lũ giúp người dân tránh
được thiệt hại về nhà cửa và tính mạng. Nhưng có nhiều nhược điểm :
+ Gây nên tình trạng lũ đến vùng Đồng Tháp Mười quá nhanh và mực nước dâng
khá cao, lưu trữ trên vùng này khá dài so với những năm trước.
+ Sự kết hợp giữa lượng nước lũ lớn đổ về và triều cường từ biển Đông làm cho tình
hình thoát lũ chậm và làm ngập lụt thêm các vùng phía nam của tỉnh Long An
như Thủ Thừa, Bến Lức, Tân An.
+ Lượng nước sông Mêkông 300-400 tỷ m
3
, với lưu lượng 50.000-60.000 m
3
/s thì
“bồn Trũng” Đồng Tháp Mười là một trong những bồn chứa đóng vai trò cân
bằng nước trong vùng. Nhưng do có quá nhiều khu vực có đê ngăn chặn không
cho nước lũ tràn vào nên một lượng nước lớn từ Sông Tiền đổ vào Đồng Tháp
Mười sẽ đi theo hệ thống kênh tiến nhanh vào vùng trung tâm như Tân Hưng,
Vónh Hưng và Tháp Mười, làm cho vùng này bò ngập sớm hơn.
+ Theo Dương Vân Nhã (Đại học An Giang) “Ngay sau khi bao đê triệt để, nông
dân có thể tăng vụ (3 vụ lúa/năm) và tăng thu nhập. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời

gian chi phí sản xuất tăng cao nhưng năng suất lúa lại giảm, dẫn đến giảm lợi
nhuận. Và kết quả sau 6 năm bao đê triệt để, thu nhập của nông dân làm lúa 3
vụ thấp hơn so với trồng lúa 2 vụ (trước khi bao đê).
+ Nhìn chung các nhà khoa học đều nhận xét :”Bao đê triệt để là có hại và hoàn
toàn không ủng hộ” [7]. Với các nhà khoa học, mặt lợi của loại đê bao này
không được đặt nặng lắm mà chủ yếu tập trung phân tích những mặt hại: chẳng
hạn như vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu vực có đê bao triệt để. Đó là chưa
kể đến đất trong vùng dễ bò thoái hoá do không nhận được phù sa, bò khai thác
quá mức, dòch hại gia tăng, lưu tồn độc chất trên đồng ruộng không được giải
phóng, đặc biệt là những nơi có phèn. Trong khi đó đê bao lửng được nhiều nhà
khoa học ủng hộ nhưng cũng cho rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng
loại đê bao này, vì phải bỏ ra khoản kinh phí quá lớn. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy việc bao đê làm ảnh hưởng đến thành phần và kích cỡ của một số loại
cá, tôm theo chiều hướng giảm dần khi đê bao hình thành. Đặc biệt khi đê bao
triệt để làm mất hẳn một số loài như tôm càng xanh, cá bống tượng, cá rô biển….
100% người dân trên đòa bàn nghiên cứu đều trả lời rằng kích cỡ cá bắt được sau
khi đê hình thành nhỏ hơn so với thời điểm chưa có đê bao. Thực tế cả nông dân
và những người lãnh đạo trong vùng bò ảnh hưởng lũ nặng ở khu vực ĐBSCL đều
thấy rõ mặt lợi và hại của đê bao triệt để. Nhưng dưới con mắt người dân, bao đê
mang lại lợi ích nhiều hơn thiệt hại… nên nhu cầu đê bao ngày một lớn. Còn dưới
con mắt các nhà khoa học thì không thích đê bao triệt để mà chỉ ủng hộ đê bao
tháng tám mà thôi (đến thời điểm này là thu hoạch xong lúa hè thu, đê bò phá vỡ
để nước lũ tràn vào đồng). Các nhà khoa học khuyến cáo đê bao tháng tám nên
xây dựng ở những vùng sâu trong nội đồng, nơi không thể phát triển rau màu hay
vườn cây ăn trái. Riêng đê bao triệt để các nhà khoa học cho rằng cần phải cân
nhắc thật kỹ lưỡng vì nếu triển khai trên một diện tích lớn sẽ làm cho mực nước
các vùng lân cận dâng lên, gây ngập lụt và làm thay đổi sinh thái toàn vùng
ĐBSCL. Ở góc độ nào đó, bao đê chống lũ rõ ràng là “lợi bất cập hại”, đặc biệt
là bao đê triệt để, có thể được cái lợi trước mắt nhưng phải gánh chòu những hậu
quả sinh thái, môi trường lâu dài.

I.3- Tính cấp thiết của đề tài:
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã giúp cho kinh tế đất nước phát triển mạnh
mẽ và liên tục trong vài thập kỷ vừa qua. Đời sống của người nông dân được cải
thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa thành thò và nông
thôn ngày càng lớn, đặc biệt cuộc sống của người nông dân ở vùng sâu vùng xa còn
cực kỳ gian khó. Cụ thể tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của
đất nước, người dân vẫn đang phải vật lộn với những khó khăn hàng ngày, đặc biệt
với nạn lụt lội ở nơi đây.
Trong những năm gần đây, lũ lụt đã xảy ra liên tiếp và ngày càng lớn, kéo
dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bao nhiêu triệu nông dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Lũ lụt đã gây nên ngập úng và tiêu phá toàn bộ những
vùng cây ăn trái sầm uất của 6 tỉnh miền Tây. Theo số liệu của Ủy ban phòng
chống lũ lụt miền Nam, riêng năm 2001, tính đến ngày 16-10-2001, úng lụt làm
thiệt hại 17.094 ha cây trồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Giúp người nông dân
bảo toàn được các cây trồng trong thời gian úng lụt đặc biệt là các cây lâu năm đó
là nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Từ phân tích ở trên cho thấy phương án sử
dụng đê bao tránh lũ hoàn toàn chưa phải là tối ưu. Do đó, sống chung với lũ là vấn
đề cần được giải quyết. Một trong những vấn đề quan trọng trong sống chung với lũ
đố với đồng bằng sông Cửu Long là bảo toàn vườn cây ăn trái.
Nếu giải quyết được vấn đề tăng khả năng chòu úng của cây ăn trái, đó sẽ là
một động lực lớn lao để cải tổ toàn bộ cơ cấu cây trồng ở các vùng ngập úng, sử
dụng tối đa hiệu quả đất đai và nâng cao được đời sống của người dân nơi đây, tạo
điều kiện sống chung với lũ. [11]
I.4- Một số loại cây ăn quả được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL):
1/ Khả năng chòu ngập úng của một số loại cây ăn quả:
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hòa,
ĐBSCL là nơi nổi tiếng với các loại cây ăn trái đặc sản: bưởi Năm roi, cam Vónh
Long, xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,… Khả năng chòu úng của các loại cây
ăn trái được phân theo 3 nhóm:
a) Nhóm 1: chòu ngập úng kém (dưới 15 ngày): đu đủ, cóc, nhãn, sầu riêng, cam,

quýt, mía…
b) Nhóm 2: chòu ngập úng trung bình (dưới 30 ngày): ổi, mận, vú sữa, dâu,…
c) Nhóm 3: Chòu ngập úng khá (đến 45 ngày): xoài, nhãn tiêu, xa-bô, mãng cầu
xiêm,…
Như vậy, ngay cả với những cây chòu úng tốt nhất, thời gian ngập nước cũng
không quá 45 ngày.
Chúng tôi quyết đònh chọn đối tượng thí nghiệm là cây cam đại diện cho nhóm
cây chòu úng kém và cây cam được trồng nhiều ở các tỉnh Vónh Long, Tiền Giang,
Trà Vinh… Kết quả đạt được với cây cam co thể phát triển tiếp và áp dụng cho các
cây thuộc 2 nhóm chòu úng tốt hơn.
2/ Cây cam ĐBSCL:
 Cây cam được trồng nhiều ở ĐBSCL tuy nhiên được trồng nhiều nhất tại Tiền
Giang, Vónh Long: đó là các giống cam giấy, cam mật, cam đường, cam xoàn.
 Điều kiện canh tác:
- Khí hậu: cam, quýt ít chòu lạnh, nhiệt độ trung bình mùa nóng không quá 22
o
C và
mùa lạnh không quá dưới 10-12
o
C, khi lập vườn ta nên tránh nơi có gió mạnh thổi
nhiều lần trong năm.
- Vũ lượng và độ ẩm: những nơi có mưa điều hoà trong năm với vũ lượng 1.000-
1.200 mm thì trồng cam tốt.
- Đất đai: loại đất phù sa nhẹ, mát dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ.
- Nước: thiếu nước cam phát triển không bình thường, nhưng đất quá ẩm cây sẽ bò
chết úng. Không được dùng nước mặn hay nước có chất ma-nhê tưới cho cây.
- Phân: cam là loại cây đa niên nên phải được bón phân nhiều lần tùy theo giai
đoạn sinh trưởng và từng loại đất.
- Phương pháp canh tác: có thể trồng cam theo 4 cách như gầy giống bằng hột, giâm
cành, chiết hay tháp.

I.5- Sinh lý thực vật của cây trồng:
1/ Sinh lý sự trao đổi nước của thực vật:
1.1. Ý nghóa của nước trong đời sống của cây:
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống có nhiều vai trò rất quan trọng.
Sự có mặt lượng nước nhiều trong phần chất sống qui đònh cấu trúc, các tính chất
hoá lý đặc sắc và cường độ cùng chiều hướng các quá trình trao đổi chất của chất
nguyên sinh. Dựa trên sự tiêu thụ một lượng nước khổng lồ, hàm lượng nước lớn của
phần lớn thực vật và sự biến thiên có quy luật của độ no nước các mô trong chu kỳ
sinh sống ta cũng thấy rõ được vai trò quan trọng của nước là thành phần không thể
thiếu được để xây dựng nên tế bào, để đảm bảo sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Vậy vai trò của nước là gì?:
- Nước là nhân tố bảo đảm sự thống nhất cơ thể thực vật.
- Nước góp phần tích cực trong sự bảo đảm mối liên hệ khăng khít, sự thống nhất
hữu cơ giữa cơ thể và môi trường.
- Nước không chỉ là môi trường của các phản ứng hoá học phức tạp trong cây mà
còn tham gia trực tiếp như là nguồn nguyên liệu vào nhiều quá trình trao đổi.
- Ngoài ra, nước thực hiện chức năng quan trọng trong việc duy trì hình dạng và
cấu trúc của thực vật đặc biệt là các loại cỏ bằng cách giữ tế bào ở trạng thái
căng.
- Ý nghóa cuối cùng là điều hoà và ổn đònh nhiệt độ của cơ thể thực vật khiến các
quá trình sinh lý tiến hành được bình thường.
1.2. Sự hấp thụ nước của cây:
Trong chu kỳ dinh dưỡng cây thường tiêu dùng một lượng nước rất lớn, trong
khi đó khả năng cấp nước cho cây trong môi trường đất rất hạn chế. Trong suốt quá
trình tiến hoá lâu dài từ đời sống ở nước lên cạn nhờ thích nghi với các điều kiện
sinh thái của môi trường đất, thực vật đã đạt được những đặc tính sinh học của bộ rễ
rất phù hợp với chức năng phức tạp và quan trọng là đảm bảo thoả mãn nhu cầu
nước cho cơ thể. Khả năng hấp phụ nước từ đất và đẩy nó vào lòng mạch lên thân
của rễ cây biểu hiện rõ ràng trong hiện tượng rỉ nhựa. Nếu cắt ngang thân các loại
vỏ và một số cây gỗ cách mặt đất một ít thì sau một thời gian ta thấy chỗ cắt bắt đầu

chảy ra các giọt chất lỏng. Nếu bao đầu thân bò cắt bằng một ống cao su và nối với
áp kế ta thấy rằng dòch từ cổ rễ rỉ ra dưới tác dụng của một áp suất nhất đònh do rễ
sinh ra (gọi là áp suất rễ). Nhựa tiết ra có thành phần rất phức tạp. Ngoài các muối
khoáng trong nhựa còn có các axit hữu cơ, axit amin, đường, protit và các chất hữu
cơ khác. Áp suất rễ ở các cây khác nhau không giống nhau. Ở các loài cỏ thường
không quá 1.5 atm, các loài cây gỗ có trò số áp suất rễ cao hơn ít nhiều lần. Tính
chất sinh lý của hoạt động hút nước của rễ cũng thể hiện sự phụ thuộc của khả năng
hút nước với đặc điểm sinh học của loài và lứa tuổi của cây. Tốc độ hút nước của rễ
giảm sút rõ rệt khi hạ thấp nhiệt độ, đặc biệt là các loại cây ưa nóng. Mỗi loài cây
có một nhiệt độ thích hợp đối với quá trình hút nước tuỳ theo nguồn gốc, đặc điểm
sinh thái của chúng. Hoạt động hút nước không những lệ thuộc với nồng độ mà cả
với thành phần các chất dinh dưỡng trong đất. Các chất khoáng trong đất có ảnh
hưởng trực tiếp và khác nhau đến tính chất hoá lý của hệ keo như độ ngậm nước.
Mặt khác, các chất khoáng còn ảnh hưởng một các phức tạp đến khả năng hút nước
thông qua tác động đến quá trình tổng hợp các chất ưa nước, đến sự kích thích hoạt
tính các hệ men, đến sự thúc đẩy các quá trình trao đổi năng lượng. Tóm lại quá
trình hút nước của rễ cây là quá trình phức tạp, phụ thuộc vào tập hợp các điều kiện
bên trong và bên ngoài. Cũng như ở từng tế bào, quá trình hút nước chủ động của rễ
tiến hành theo cả cơ chế thẩm thấu lẫn không phải thẩm thấu. Để bảo đảm hoạt
động hút nước của rễ cây bình thường và mãnh liệt chúng ta phải tạo điều kiện
ngoại cảnh tối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ rễ nói riêng và toàn
bộ cơ thể nói chung.
1.3. Quá trình thoát hơi nước qua các khí khổng và qua cutin:
Trong chu kỳ sinh dưỡng của cây một lượng nước khổng lồ đã đi qua cơ thể
và đại bộ phận bốc thành hơi từ bề mặt lá và phần nào từ thân. Quá trình thoát hơi
nước trước hết là một “cái họa tất yếu” của cây. Sự thoát hơi nước và hấp thụ CO
2
cần thiết cho quá trình quang hợp đều được thực hiện qua các “khí khổng”. Ở các
cây thân gỗ một phần nước nhất đònh có thể thoát qua các vết sần (ở các bì khổng)
trên cành và thân. Nói chung tổng bề mặt bì khổng tương đối ít và cường độ thoát

hơi nước qua thân và cành thấp hơn ở lá hàng chục lần và do đó con đường thoát hơi
này là không đáng kể. Hai hình thức thoát hơi nước của mọi thực vật là qua khí
khổng và qua toàn bộ bề mặt lớp cutin biểu bì của lá. Tỉ lệ tham gia của 2 hình thức
đó tuỳ thuộc với loại cây, đặc điểm giải phẫu và hình thái của bộ lá. Ở các lá non
và các cây mọc trong bóng râm và trong không khí ẩm, lớp cutin của lá thường rất
mỏng và do đó cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương qua khí khổng.
Còn ở cây trưởng thành sự thoát hơi nước qua cutin thường rất yếu (chẳng hạn theo
Mắcxinốp cường độ thoát hơi nước qua cutin của cây trưởng thành yếu hơn qua khí
khổng 10-20 lần. Theo Ghenken, sự thoát nước qua cutin ở lá táo non chiếm 73,4%
còn ở lá già chỉ 22,4% của toàn bộ lượng nước bốc hơi của lá). Nhìn chung nhiều
loại cây trung sinh bình thường cách thoát hơi nước qua cutin chiếm 30% trò số toàn
bộ, ngược lại các cây hạn sinh ở sa mạc hầu như không thải nước qua bề mặt biểu
bì.
2/ Sinh lý chống chòu của cơ thể thực vật:
2.1. Những quy luật chung của sinh lý chống chòu thực vật:
Sinh lý chống chòu là một trong những vấn đề của sinh lý học thực vật, trong
đó nghiên cứu mối liên quan khăng khít giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Hạn
hán, băng giá và mặn muối của đất đều có ảnh hưởng đến cơ thể thực vật, gây nên
trong đó những phản ứng thích nghi-tự vệ trả lời. Nghiên cứu các biến đổi sinh lý
xảy ra trong cây khi có sự thay đổi lớn lao về điều kiện tồn tại là nhiệm vụ cơ bản
của sinh lý học thực vật.
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ lên cây (tính chòu nóng của cây):
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên cơ thể thực vật đã được các nhà nghiên cứu
lưu tâm từ thế kỷ 19. Kuhne (1864) đã từng nghiên cứu quan sát sự đông kết nhiệt
thuận nghòch của chất nguyên sinh trong lông nhò ở Tradescantia viginica tại nhiệt
độ 40-45
o
C. Sachs (1864) xác đònh cực đại nhiệt độ và thấy rằng đa số cây không
chòu được nhiệt độ 51
o

C quá 10 phút, tuy nhiên tác dụng của nhiệt độ ở 49-50
0
C cây
chòu được trong khoảng thời gian lâu hơn.
2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ dương thấp lên cây (tính chòu rét):
Người ta gọi những cây chòu rét là những cây ở nhiệt độ gần số không (5-3
0
C
và thấp hơn) vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu thương tổn và chưa giảm năng suất. Cây
không chòu rét là những cây bò thương tổn hoặc bò chết khi ở nhiệt độ thấp.
2.4. Ảnh hưởng của hạn lên cây:
Hạn là thời kỳ khô không bình thường qui đònh bởi áp suất không khí cao
không bình thường, hạn có thể kèm theo gió khô, gió này qui đònh bởi dòng không
khí đi xuống. Hạn ảnh hưởng lên cây theo hai hướng dẫn đến cây bò chết:
- Thứ nhất , tăng nhiệt độ của cơ thể cây.
- Thứ hai, gây mất nước nhiều (sự thiếu nước hay héo).
Do đó tác hại của hạn lên cây và vấn đề đấu tranh chống hạn luôn được đặc biệt
quan tâm.
2.5. Tính chòu muối của cây:
Khả năng trồng trọt trên các đất mặn bò quy đònh bởi nồng độ muối trong lớp
đất có rễ sống. Thông thường người ta cho rằng nếu lượng muối vượt quá 0,5%
(trọng lượng đất) thì không nên tiến hành trồng trọt trên đất đó và đất đó bò coi là
rất mặn. Các đất mặn trung bình có nồng độ muối 0,2-0,5%, có thể được sử dụng
trong nông nghiệp, nhưng thường với độ mặn như vậy sẽ không thể đạt được năng
suất cao. Khi độ mặn 0,1-0,2% thì hoàn toàn có thể trồng mọi cây và các đất như
vậy thuộc về loại đất không bò mặn.
2.6 Tính chòu úng của cây:
 Sự hô hấp của cây:
Các nghiên cứu cho thấy cây cần hô hấp để sống, có 2 dạng hô hấp:
- Hô hấp có oxy:

C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
6H
2
O + 6CO
2
+ 38ATP
- Hô hấp không có oxy (khi bò ngập úng):
C
6
H
12
O
6
2C
2
H
5
OH + 2CO
2
+ 2ATP
Sự hô hấp là một loạt các phản ứng hoá học bắt đầu bằng sự phân giải đường
và kết thúc bằng sự nhả CO
2

và H
2
O. Có hàng chục phản ứng hoá học xảy ra trong
chuỗi biến đổi này. Các phản ứng trung gian này có thể xảy ra được là do trong tế
bào, chủ yếu là trong lạp ty thể có chứa các prôtit phức tạp, gọi là các men. Men có
nhiệm vụ làm cho các phản ứng hoá học tiến hành nhanh thêm, vì nếu tiến hành
quá chậm thì không thể có sự sống được. Các phản ứng hoá học xảy ra nhờ các men
gây ra trong quá trình thở. Đó là các chất hữu cơ dùng làm nguyên liệu để tổng hợp
các chất hữu cơ khác như chất béo, prôtit. Như vậy sự thở không phải là sự phân giải
đường thuần túy giống như sự cháy mà nó là một chuỗi các quá trình oxy hoá phức
tạp nối tiếp nhau, là quá trình biến năng lượng của ánh sáng mặt trời tích lũy trong
cây thành dạng năng lượng có thể sử dụng được. Lúc thực vật thở không phải tất cả
năng lượng đã tích lũy trong quá trình quang hợp đều biến thành nhiệt cả mà còn
biến thành dạng năng lượng khác dùng cho các quá trình sống trong cây. Khoảng
50% năng lượng hoá học chuyển thành nhiệt còn 50% dùng trong tế bào. Nhiệt do
sự thở của cây có thể thấy được nếu ta lấy hạt giống ngâm ẩm nước cho vào 1 cái
phích, ở miệng phích có cắm nhiệt kế. Quanh nhiệt kế có cuộn bông để nút miệng
phích. Bạn sẽ thấy nhiệt độ tăng lên 40-50
0
C. Hay trong đống rơm ẩm các vi sinh
vật làm cho rơm nóng lên và có lúc có thể tự bốc cháy. Cơ thể thực vật không giống
như của động vật nên nhiệt toả ra trong không khí ngay. Còn năng lượng do sự thở
tạo ra để tiến hành các hoạt động sống khác thì ở dạng sau:
 Thở và các điều kiện bên trong:
Trong quá trình thở, năng lượng hoá học của đường được chuyển sang năng
lượng của các chất trung gian gọi là ênôzintriphôphat (ATP). Các chất ATP có
chứa các nhóm photphat tức là các nhóm lân. Các nhóm phôtphat này lúc tách ra sẽ
phát ra năng lượng. Ta có thể ví ATP như là một cái ăcquy chứa điện. Lúc thở năng
lượng tích lũy vào đấy. Lúc các quá trình sống trong cây cần năng lượng thì nó lại
nhả ra. Quá trình này viết bằng công thức như sau:

Lúc thở:
A – P ∼ P + năng lượng = A – P ∼ P ∼ P
Lúc sử dụng năng lượng:
A – P ∼ P ∼ P = A – P ∼ P + P. năng lượng.
(A – P ∼ P: ênozidiphôphát có 2 đầu lân).
A – P ∼ P ∼ P: ênozitriphôphát có 3 đầu lân.
∼ : gọi là liên kết năng lượng có giá trò bằng 6-7 Kcal
Như vậy sự tích lũy năng lượng trong ATP đi đôi với sự kết hợp lân là do cây
hút từ đất lên. Mỗi lần cây thở với không khí đủ để tiêu thụ hết một phân tử đường
sẽ tích lũy được 38 phân tử ATP. Còn nếu thở không có không khí thì tích lũy được 2
phân tử ATP. Như vậy là thở có khí lợi hơn là không có không khí. Lúc bắt đầu thở
không có khí cây tốn rất nhiều đường, dự trữ đường trong cây cạn, cây dễ chết. Đây
là trường hợp các cây lúa nẩy mầm dưới lớp nước ngập mặt ruộng bò chết vì hết
đường hay của rễ cây lúc đất bò ngập nước vì trong đất thiếu không khí. Năng lượng
mà cây tích lũy trong ATP được dùng trong nhiều quá trình sống như:
- Tổng hợp prôtit và các chất hữu cơ khác;
- Tham gia vào quá trình quang hợp;
- Tham gia vào quá trình thở;
- Hút nước và các chất khoáng từ đất lên.
ATP là ắcquy của cây chứa năng lượng dự trữ cho các quá trình sống. Trong
lúc thở một mặt cây tạo ra năng lượng để tiến hành các quá trình sống, một mặt
khác tạo ra các nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ cần để xây dựng cơ thể
cây. Nếu hai quá trình này phối hợp với nhau tốt thì cây lớn mạnh.
 Thở và điều kiện bên ngoài:
Thở tiến hành trong chất nguyên sinh của tế bào và do các men quyết đònh,
do đó tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến men và chất nguyên sinh
đều ảnh hưởng đến sự thở.
- Yếu tố thứ nhất là nhiệt độ. Lúc nhiệt độ tăng cao thì hô hấp cũng tăng. Nếu
nhiệt độ tăng đến 40
0

C thì cây hô hấp rất mạnh, lượng đường tiêu hoá vượt quá
lượng đường do lá cây quang hợp được. Nếu tiêu hao nhiều quá cây sẽ chết. Nếu
nhiệt độ quá 50
0
C thì chất nguyên sinh và men bò đông lại và tế bào chết; hô hấp
ngừng hẳn. Ở nhiệt độ thấp, cây không đủ năng lượng để sống nên bò hại. Khi nhiệt
độ xuống đến 10
0
C dưới độ không thì cây ngừng thở.
- Thứ hai là nước. Tế bào phải no nước thì mới thở được. Nếu thiếu nước, hô hấp
bò giảm, năng lượng tích lũy kém; cây không sống được.
- Thứ ba là phải có nguyên liệu thở, tức là có đường. Nguyên liệu thở tổng hợp là
do quang hợp. Nếu thiếu ánh sáng cây không quang hợp được. Trường hợp các cây
trồng quá dày hay có diện tích lá cao quá, lá trên che lá dưới, trong lúc các lá trên
quang hợp tạo thành đường thì các lá dưới chỉ thở, cây không tích lũy thêm được
chất khô để tạo nên năng suất. Nếu ánh sáng nhiều quá và nhiệt độ cũng tăng làm
cho cây hô hấp mạnh. Hô hấp mạnh quá cũng làm hại cho sự tích lũy đường. Lượng
ôxy trong không khí lúc ít quá cũng làm cho cây thở yếu đi. Lúc thiếu ôxy sự thở
chuyển sang thở không có không khí như đã nói ở trên. Yếu tố này nếu tác dụng với
liều lượng nhỏ thì có tác dụng kích thích sự thở, làm cho cây lớn mạnh, nhưng nếu
tác dụng với một liều lượng nhiều quá thì ngược lại, kìm hãm hô hấp làm cho cây
lớn chậm hoặc chết.
 Bộ rễ của cây:
Rễ là bộ phận dưới đất có hai nhiệm vụ chính:
- Giữ cho các bộ phận của cây ở trên mặt đất đứng vững không đổ.
- Hút nước và các chất khoáng hòa tan trong nước từ đất lên.
Gần đây người ta còn thấy rằng rễ còn tổng hợp các chất hữu cơ cần dùng cho
cây. Cách đầu rễ khoảng 1-3mm về phía trên là vùng có lông hút. Vùng này gọi là
vùng hút vì ở đây là nơi rễ hút nước và chất dinh dưỡng. Vùng trên nữa là vùng tế
bào già không có lông hút chỉ dùng để dẫn nước và các chất dinh dưỡng lên trên gọi

là vùng dẫn. Ở bên trong có các mạch dẫn nước và chất dinh dưỡng lên thân, lá và
có các mạch dẫn các chất hữu cơ trên thân, lá xuống nuôi rễ. Riêng rễ cây lúa vì
mọc dưới nước nên rất ít lông hút, chỉ lúc nào bò hạn hay lúa nương mới có lông hút.
Số lượng lông hút của rễ rất nhiều, nhờ vậy diện tích hút của cây rất lớn. Thí dụ một
bụi lúa mì có 12 triệu rưỡi lông hút với chiều dài 1649m và diện tích hút là 7677
cm
3
. Một cây đỗ tương có 6,1 triệu lông hút, dài 59,7m và diện tích 277cm
3
. Lông
hút bám sát lấy các hạt đất để hút lấy thức ăn trong đất. Hằng ngày, lông rễ cũ chết
đi và ở các bộ phận khác lại sinh ra lông rễ mới nên đất được thay đổi luôn. Rễ phát
triển mạnh là một yếu tố bảo đảm năng suất cao vì cây sẽ hút được nhiều nước và
thức ăn. Tuy vậy nếu thiếu nước hay thiếu phân thì rễ cũng phát triển rất mạnh,
đâm sâu xuống đất có lúc hàng 2-3m có lúc đến 5-10m để tìm nước và thức ăn. Bấy
giờ nó sẽ tranh mất các chất hữu cơ của các bộ phận trên mặt đất và năng suất sẽ
rất thấp. Do đó trong kỹ thuật nông nghiệp cần phải làm thế nào cho bộ rễ phát
triển vừa phải, vừa đủ hút nước và thức ăn cung cấp cho thân, lá, quả. Muốn vậy
cần:
- Cày sâu cho đất tơi. Đối với lúa cần cày sâu đến 20cm và bông đến 30cm.
- Bón phân lót cho sâu, nếu phân bón trên mặt thì rễ chỉ mọc ở lớp trên mặt.
- Tưới nước cho cây vừa đủ vì tưới nhiều rễ cây không phát triển được(trừ cây
lúa).
- Làm cho đất thoáng, vì rễ cũng cần có hô hấp mới sống được. Nếu đất chặt
không khí không xuống được thì rễ sẽ chết. Vì vậy mà lúc bò úng nước trong đất
không có không khí rễ bò thối. Rễ lúa sở dó mọc được dưới nước vì có ống dẫn khí
trong lòng rễ từ lá xuống cho rễ hô hấp. Đó là đặc điểm của các cây sống dưới nước
hay ở chổ bùn, lầy như lúa, sen, sú, vẹt, cói…
 Cây bò ngập úng:
Khi bò ngập úng cây không có không khí nên chỉ có phản ứng hô hấp yếm khí

xảy ra:
C
6
H
12
O
6
2C
2
H
5
OH + 2CO
2
+ 2ATP
Đó là phản ứng bất lợi về mặt năng lượng vì chỉ sản sinh ra 2ATP so với 38 ATP có
oxy, dẫn đến cây, rễ cây chết vì hết đường. Khi nghiên cứu về khả năng hút nước
của cây ta thấy khi bò ngập úng, môi trường thiếu không khí rễ cây không thở được,
khi đó dù bên ngoài có nhiều nước, nước có loãng hơn bên trong cây, cây vẫn bò
chết hạn. Theo Rubin, Lôghinôva, Phan Nguyên Hồng: các thực vật sống thích nghi
với điều kiện ngập nước thường có khả năng vận chuyển nhanh chóng oxy từ các cơ
quan trên đất xuống rễ hoặc hình thành các loài rễ thở chui ra khỏi bùn lầy đi hấp
thụ oxy.
Theo tác giả Lê Thanh Phong và nhiều tài liệu khoa học khác thì nguyên
nhân của cây bò chết khi ngập úng là do:
- Đất bò ngập úng nên rễ thiếu oxy để hô hấp, không hấp thu được dinh dưỡng để
nuôi cây và rễ sẽ bò thối. Ngoài ra, các chất độc bên trong cây tích lũy ngày càng
nhiều, chất điều hoà sinh trưởng thì không đủ cho nhu cầu của cây.
- Quá trình quang hợp bò giảm dần do khẩu đóng lại và diệp lục tố bò phá hũy.
- Các chất độc trong đất tăng nhanh như H
2

S, Mn
++
, Fe
++
… các chất này góp phần
phá hủy hệ thống rễ của cây.
- Nấm bệnh phát triển và gây hại trong điều kiện ngập úng (Phytophthora sp.
Pythium sp….).
Tóm lại, khi bò ngập úng cây dễ bò chết trong các điều kiện sau: có bón phân
và xử lý ra hoa trước khi lũ về; cây đang ra hoa; làm sạch cỏ vườn; đất bò đóng
váng; cây bò dộng gốc; bón phân chuồn chưa hoai; nước cầm, nước bò ô nhiễm nặng
và nấm bệnh gây hại.
I.6. Chất điều hòa sinh trưởng và chất kích thích tăng trưởng của cây:
1. Chất điều hòa sinh trưởng:
Người ta gọi nhóm các chất điều hoà sinh trưởng trong cây là những chất sinh
trưởng (hocmon thực vật, auxin, chất kích thích, chất hoạt hoá, chất kìm hãm, chất
làm rụng lá,v.v…). Đặc điểm của những chất sinh trưởng tự nhiên hay tổng hợp là ở
chỗ chúng tác dụng với lượng cực kỳ nhỏ ( một vài phần trong hàng triệu phần
nước), bởi vậy chúng thuộc về những chất ít biến động. Những chất sinh trưởng
tham gia vào quá trình phân chia tế bào, phân hoá các mô, phát sinh phôi. Tác dụng
lên những chức năng ADN và ARN , chúng ảnh hưởng lớn đến những quá trình chủ
yếu của các hoạt động sống: sự tổng hợp các enzym, hô hấp, dinh dưỡng rễ, quang
hợp, sự di truyền và huy động các chất. Những chất sinh trưởng điều hoà nhưng
tương quan thuộc sinh lý và hình thái, đảm bảo cho sự sống của cây như một thể
thống nhất; chúng giữ vai trò trong sự tái sinh các cơ quan bò mất đi, trong sự chuyển
cây qua một giai đoạn phát triển sinh sản hay đi vào trạng thái ngủ, v.v…
• Một số chất ức chế sinh trưởng:
- CCC (chlorcholin chlorit): ức chế sinh trưởng chiều cao của cây.
- ABA (axit abxixic): ức chế sinh trưởng chất kháng GA.
- MH (malein hydrazid): ức chế sự nảy mầm kéo dài thời kỳ ngủ của hạt, củ…

- Chế phẩm Peclobutazol(2RS,3RS)-1-(4-chrorophenyl)-4,4-dimethyl-2-(1H-1,2,4-tri-
azol-1-yl) pentan-3-ol: chất ức chế sinh trưởng của công ty Hagro- chem
- AOA (aminooxy acetic acid): ức chế sự phát triển của thân cây nhưng không làm
ảnh hưởng đến sự ra hoa.
- Ethrel: chất ức sự phát triển của mầm cây thường dùng trong bảo quản khoai tây
giống.
2. Chất kích thích tăng trưởng:
• Một số chất kích thích tăng trưởng:
- GA (giberelin): Giberelin kích thích tăng cường sinh trưởng của thân do sự kéo dài
của lóng, gây nên sự hình thành mầm hoa của những cây ngày dài đem trồng trong
điều kiện ngày ngắn. Xử lý bằng giberelin thường dẫn đến bệnh úa vàng, làm thân
dài ra một cách yếu ớt.
- Auxin: có tác dụng làm dài cây, kích thích rễ gồm
IAA (Axit ß-indolylacetic);
NAA (α- napthalen acetic acid);
IBA (indole butylic acid);
2,4-D (2,4 dichlorophenoxyacetic acid).
- Xytokinin: (kinetin, BA hoặc nước dừa) quyết đònh sự hình thành chồi.
- Chế phẩm DEKAMON (có chứa NAA) kích thích sinh trưởng của công ty bảo vệ
thực vật II.
- Chế phẩm GIBRO T (có chứa GA): kích thích sinh trưởng của công ty bảo vệ thực
vật II.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Từ lâu nghiên cứu sinh lý cây trồng ở các nước trên thế giới đã được quan
tâm. Song hầu hết các đề tài đều nhắm tới năng suất cây trồng và khắc phục cây
chống hạn, chống rét. Còn vấn đề giúp cây vượt qua ngập úng rất ít được quan tâm.
Cho đến nay giải pháp đưa ra vẫn còn hạn chế; chỉ mới là những biện pháp ngăn bờ
đắp đê chống lụt hoặc nếu bò lụt thì tránh bón phân hữu cơ chưa hoai, cắt tỉa bớt lá,
đọt non và sau khi bớt ngập thì cắt bỏ bớt cành lá và khai rãnh ở mặt liếp để thoát
nước nhanh… với các biện pháp sơ đẳng như trên, khi ngập úng lâu từ 1-2 tuần thì

các cây ngập úng trung bình và khá như ổi, mận, vú sữa, xoài, nhãn cũng đều
không sống nổi.
Nhằm tăng khả năng chòu úng của các cây ăn trái, giúp chúng vượt qua các
đợt lũ hàng năm, chúng tôi đã nghiên cứu và điều chế một số chế phẩm hoá học có
khả năng điều khiển sự sinh trưởng của cây trồng và đề ra giải pháp tối ưu cho mục
đích trên.

×