Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tIỂU LUẬN MÔN VĂN HỌC PALI và vai trò quan trọng của nó trong Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.08 KB, 15 trang )

1. A. Dẫn Nhập

Từ trước đến nay, trong lịch sử nhân loại chưa hề có một tơn giáo nào mà
kinh điển lại nhiều như Phật giáo. Toàn bộ kinh điển của Phật giáo chia làm
ba loại gọi là Tam Tạng (Tripitaka). “Tạng” (Pitaka) có nghĩa là chứa đựng.
Tam tạng gồm có: kinh (Sũtra, Pali: sutta), Luật (vinaya) và Luận
(Abhidharma, Pali: Abhidamma). Kinh là lời tư liệu ghi lại những lời Phật
dạy.[1] Luật là ghi chép những giới luật của tăng đồn. Luận là tác phẩm giải
thích về kinh.
1./ Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học phật giáo bao gồm các bản gốc và các bản dịch được
tìm thấy phần lớn trong các ngôn ngữ Sanskrit, Pàli, Tây tạng và Trung hoa.
Văn học pàli xuất hiện rất sớm và chiếm một số lượng lớn. Do xuất hiện sớm
và được bảo lưu khá tốt, văn học pàli lưu giữ niềm thông tin và tài liệu quan
trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp truyền giáo của đức Phật, các sự
kiện, chính trị, kinh tế, xã hội, hoạt động của các trường phái tư tưởng và tôn
giáo khác nhau hiện diện trong thời đại của Ngài, song song với các quan
điểm tư tưởng và thực hành tôn giáo mà Ngài đã đề ra cho các đệ tử. Như vậy
văn học Pàli đóng vai trị quan trọng trong Phật giáo bởi trước hết nó chứa
đựng các tài liệu liên quan đến bậc đạo sư và những lời dạy của Ngài.
2./ Lịch sử nghiên cứu đề tài
Sự nghiệp 45 năm thuyết pháp độ sinh của đức Phật để lại nhiều ấn tượng
lớn và lưu lại nhiều thành quả văn hóa tâm linh sâu sắc khơng ngừng đánh
thức và khuyến khích thiện tâm trong lòng mọi người ở trong mọi thời đại.
Đức Phật đại diện cho sự giác ngộ ở đời và là tấm gương lớn của sự nghiệp
rộng mở con đường giác ngộ. Phát biểu về Ngài, người ta dùng các lời lẽ


trang trọng như thế này: “Thế Tôn đã giác ngộ, ngài thuyết pháp để giác ngộ.
Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh,
ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, ngài thuyết pháp để vượt


qua. Thế Tôn đã chứng Niết- bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niếtbàn.”[2] Hoặc họ biểu cảm: “Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã
xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc
hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình
bày.”[3] Và như thế, với chủ đề đặt ra cũng có nhiều nghiên cứu nhắc đến, tuy
nhiên, ở đây nghiên cứu sinh muốn nhấn mạnh đến nét riêng mà hiếm thấy
bài viết nào đề cập.
3./ Phạm vi nghiên cứu
Chúng ta có thể nói rằng đây chính là động lực sâu xa nhất của những gì ta
gọi là thành quả đóng góp của phật giáo cho cuộc đời, trong đó có sự nở hoa
của vườn văn học Pàli. Để hiểu rõ về giá trị cũng như tầm quan trọng về văn
học Paøli, cũng như lời dạy của đức thế tơn. Người viết xin trình bày “ Thuyết
Tứ Đế Trong Kinh Tạng Pàli” được dựa trên Kinh Trung Bộ.
4./ Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích rồi sau
đó tiến hành quy trình tổng hợp để đúc kết những nét nhấn của vấn đề.
Ngang qua quá trình tầm tra và lựa chọn tư liệu 1 và tư liệu 2 đã chú trọng
đến văn phong, câu chữ đã đươc các tư liệu sử dụng.
5./ Giả định
Tuy bài nghiên cứu hơi nghiên về vấn đề hành văn trong văn phạm Pàli,
nhưng qua đó , nghiên cứu sinh muốn đề cập nhiều hơn đến lợi ích tuyệt đối
của một giáo lý cao đẹp. Chính điều ấy đã làm cho giáo lý ấy sống mãi với thời


gian, trãi qua biết bao thăng trầm và biến thiên của cuộc sống nhân loại. Qua
đó, ta thấy được cái hay cái đẹp của Giáo Pháp Đức Phật không những ở chỗ
thậm thâm vi diệu mà ngy cả nơi phương thức diễn đạt, cách hành văn cũng
vô cùng tuyệt mỹ, nghệ thuật đến chỗ vô song.

1. B. Nội Dung


I. Khái Quát Về Kinh Trung Bộ
1. Giới Thiệu
Trung Bộ Kinh là một trong năm bộ kinh của Kinh Tạng, gọi là Trung Bộ vì
mang hình thức trung bình, đó là những pháp thoại mà phần lớn được Ðức
Phật trực tiếp truyền dạy cho Chư Tăng trong sinh hoạt hàng ngày của Ngài.
Vì thời lượng vừa phải nên những lời bài kinh trong Trung Bộ Kinh chuyên
chở những đề tài như những bài tiểu luận và chính vì thế nên phong phú và
sâu sắc. Theo nhiều học giả thì nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là
Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả, ở đây thường chỉ cho các
tỳ kheo. Hịa thượng Thích Minh Châu, dịch giả của Kinh Tạng Pàli, đã viết
trong lời giới thiệu bản dịch: “Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình
tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản
thân mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy.
Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm trên cá nhân là trách nhiệm của người
đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chớ không
phải đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkumato),
khơng phải đạo của người nhắm mắt; đạo của người thấy, của người biết
(Passoto Jànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết
(Apassoto Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy mình, tự


mình hiểu và tự mình chứng nghiệm”. Nội dung Kinh Trung Bộ quả thật cho
chúng ta cơ hội trắc nghiệm quý báu đó.
Sách viết có vẻ như tóm lược nhưng có thể cung cấp cho chúng ta những dữ
kiện Văn học Phật giáo hệ Pàli một cách đầy đủ, giống như một bức tranh sơn
thủy, khi nhìn ngắm, người ta sẽ có cảm giác được tham quan một cảnh trời
sơng núi hùng vĩ vậy.
2. Nội Dung Trung Bộ Kinh (Majjhima-nikàya)
Ở đây gồm những bài Kinh không đến nỗi quá dài như Trường Bộ, dù cũng

không phải là quá ngắn. Bộ Kinh gồm 152 bài Kinh được chia thành 3 phần.
Cũng giống như Trường Bộ Kinh, mỗi bài Kinh của Trung Bộ đều có một tiêu
chí giáo lý độc lập.
Nội dung của Trung Bộ Kinh bàn về tất cả những vấn đề giáo lý căn bản và
phổ biến nhất của Phật Giáo như Bốn Thánh Đế, lý nhân quả, tính tập khí của
tham ái, lý vơ ngã, vấn đề Niết-bàn,… Trung Bộ Kinh cịn có nội dung phê bình
các dịng giáo lý vô lối của ngoại đạo như Bà-la-môn giáo, Kỳ-na giáo (Ni kiền
tử). Đồng thời cũng nêu rõ quan điểm đạo đức học, xã hội học của Phật Giáo
truyền thống. Bản thân Trung Bộ Kinh cũng đủ là một bức tranh lớn về
những khía cạnh xã hội và tơn giáo của Ấn Độ cổ đại.
Cũng như ở trường hợp Trường Bộ Kinh, trong Trung Bộ Kinh cũng gồm đủ
những bài Kinh nguyên thủy và những bài hậu bổ về sau. Bên cạnh đó, hình
ảnh Đức Phật ở đây đó trong Trung Bộ Kinh cũng không được thống nhất. ở
đôi chỗ, Ngài chỉ là một bậc Đạo Sư trong hình hài một con người dung dị.
Nhưng ở đây, một vài chỗ khác thì Ngài có vẻ như một Ơng Thần, một vị
Thánh siêu nhiên.


II. Nhân duyên Phật nói pháp Tứ Đế
Sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn do dự không muốn thuyết Pháp và định nhập
Niết Bàn. Phạm thiên Sahampati, lúc bấy giờ đọc được tư tưởng của Thế Tôn,
sợ rằng chúng sanh sẽ càng thêm đoạ lạc, nếu không nghe được chánh Pháp,
bèn đến cung thỉnh Ngài hãy thương tưởng đến muôn lồi mà ở lại nơi đời để
thuyết pháp giáo hố.
Khi vị phạm thiên cung thỉnh đến lần thứ ba, Đức Thế Tôn liền dùng huệ nhãn
quán sát thế gian, và quyết định hóa độ. Trước khi lên đường du hố, Đức Thế
Tôn quan sát: “Ai là người sẽ lãnh hội mau chóng giáo pháp ?”. Ban đầu Ngài
nghĩ đến hai vị thầy cũ của mình là Alarakamala và Uddaka, nhưng cả hai vị
này đều đã qua đời. Sau đó, ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu khổ hạnh
với Ngài trước kia, hiện đang ở vừơn nai, thuộc xứ Isipatana, gần thành

Banares và Ngài khởi hành đến đó.
Tại đây, với bài pháp đầu tiên, Đức Phật khuyên các vị tu sĩ hãy tránh xa hai
cực đoan là tham đắm dục lạc và khổ hạnh ép xác. Vì cả hai lối tu này đều
đưa đến khổ đau, khơng lợi ích. Rồi Ngài giảng về bốn chân lý cao thượng,
hay còn gọi là bốn sự thật chân chánh, hay Tứ Thánh Đế, bao gồm: Khổ, Tập,
Diệt. Đạo.

III. Khái quát về Thuyết Tứ Đế (Catursatya)
1. Định Nghĩa
Còn gọi là Tứ Thánh đế, Tứ Diệu đế. Đế (Satya) là chân lý, sự thật. “Thánh”,
“Diệu” là thần thánh, cao cả. Tứ Thánh đế (Satya- catustaya) hay Tứ đế nghĩa


là “ bốn chân lý giải quyết triệt để vấn đề vũ trụ nhân sinh.”[4] Bốn chân lý đó
là:
Khổ đế (Duhkha- satya)
Tập đế (Samudaya- satya)
Diệt đế (Nirodha- satya)
Đạo đế (Mãrga- satya)
“Khổ đế” và “Tập đế” nhắm thuyết minh cuộc sống con người là khổ và
nguyên nhân của nổi khổ đó. “Diệt đế” và “Đạo đế” nhằm thuyết minh luận
chứng “khổ” của con người là hồn tồn có thể khắc phục được (giải thốt)
và con đường khắc phục điều đó.[5]
2. Thuyết Tứ đế
a. khổ đế (Duhkha- satya)[6]
Khổ Đế hay còn gọi là Khổ Thánh Đế, là một sự kiện hiển nhiên, phổ biến
trong cuộc đời. Gọi là Khổ Thánh Đế vì sự thật này được chứng nghiệm bởi
chính trí tuệ của Đức Phật.
Đức phật khẳng định khổ là một thực trạng bi đát mà con người không sao
tránh khỏi được, dù là kẻ khơn ngoan trí thức hay kẻ hèn hạ khó nghèo. Kinh

Trung Bộ III Đức Phật dạy: “Thế nào là khổ thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ,
bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, uư, não là khổ, cầu khơng được là khổ.
Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ“[7] Ngồi ra, Khổ Thánh Đế cịn được hiểu là
trạng thái bức bách, dao động, phiền não, bất an về các mặt như : vật lý, tâm
lý và triết lý.
Khổ về vấn đề triết lý: Là do sự chấp thủ 5 uẩn. Trong Kinh Vô Ngã Tướng,
Đức Phật dạy :


“Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Thảy đều y như nhau
Thảy đều là vô ngã
Thảy đều chịu khổ đau”. [8]
Qua lời dạy này, chúng ta thấy tất cả các pháp là vô thường, vơ ngã, nhưng vì
chúng sanh mê muội, tham đắm, chấp thủ năm uẩn nên sanh ra đau khổ. Đây
là hình thức trọng yếu nhất của sự khổ.
b. Tập đế (Samudaya- satya)
Tập là chứa nhóm, tích tụ, chiêu cảm. Tập đế chính là những nguyên nhân
hiển nhiên hội tụ tạo thành năng lực đưa đến những nỗi thống khổ của chúng
sanh. Nguyên nhân của khổ đau rất nhiều, nhưng gần gũi và dễ thấy nhất
chính là tham ái. Tham ái được dịch từ phạn ngữ Tanhà, là chỉ cho trạng thái
khát khao, ước muốn, dục vọng, đam mê… tham ái cũng chính là một năng
lực tinh thần rất mạnh mẽ, nó có khả năng tạo nên đời sống và hình thành
thân sau.
Vì vơ minh nên khơng thấy rõ bản chất của tất cả mọi sự vật một cách sáng
suốt, từ đó mới khởi tâm tham ái. “nếu chân lý về khổ đế chỉ bao hàm thực tại
hằng ngày như lão, bệnh tử…thì thực ra đức phật khơng dạy chúng ta điều gì
mới lạ cả.”[9]
Thế nên muốn thốt khỏi khổ đau, phải vận dụng trí tuệ quán sát các pháp
đúng như thật, để phá dần ý niệm tham muốn, chấp thủ, viễn ly các khổ ách

của đời sống.
c. Diệt đế (Nirodha- satya)


Diệt Đế hay Diệt Thánh Đế là sự chấm dứt phiền não, khổ đau hay những
nguyên nhân dẫn đến khổ đau, tức ái diệt, đó là trạng thái an lạc, tịch tĩnh
của tâm hồn. Khi tham ái được dập tắt thì sự chấp thủ cũng khơng cịn, dẫn
đến sầu, bi, khổ, ưu, não … cũng diệt và vô minh, hành, thức… đều diệt, tức
khơng cịn chịu sự thống khổ nữa, tâm được thanh thản nhẹ nhàng, giải thốt
hay cịn gọi Niết bàn.(Nibbãna). Hay nói như kinh tạp A hàm: “Chấm dứt
tham, sân, si khơng cịn phiền não, như vậy gọi là niết bàn.”[10] Nhưng Niết
bàn là phải do tự thân tu tập, chứng nghiệm chứ không thể dựa vào ngôn từ
hay hình ảnh mà biết được. Vì thế, khi nói đến Niết bàn các kinh điển thường
sử dụng những từ ngữ có tính chất phủ định như vơ vi, tịch tĩnh, ái diệt, khổ
diệt, giải thốt … nhằm nói lên trạng thái tĩnh lặng của tâm hồn do từ bỏ mọi
đam mê dục vọng.
d. Đạo Đế (Mãrga- satya)
Đạo đế còn gọi là đạo thánh đế, đạo đế. Tức là “phương pháp để đạt được
trạng thái tịch diệt, loại trừ mọi đau khổ phiền não trong cuộc sống”[11] Đạo
đế nói cho đủ thì gồm có 37 phẩm trợ đạo, nói gọn lại thì đó là Bát Thánh Đạo
hay cịn gọi là Bát Chánh Đạo. Đây là tám phương pháp tu tập mầu nhiệm để
giúp con người diệt trừ tất cả các lậu hoặc, nghiệp chướng, khổ đau. Bát
Thánh Đạo chính là :
ï Chánh Kiến (sammã- dithi): Loại bỏ tà kiến, thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về
Phật pháp, là trí huệ của Phật pháp.
ï Chánh Tư Duy (sammã- sammkappa): Tư duy đúng đắn về tứ đế, là suy tư
đúng đắn về trí tuệ Phật giáo.
ï Chánh Ngữ (sammã- vãcã): Lời nói đúng đắn, khơng giả dối.
ï Chánh Nghiệp (sammã- kammanta): Hành vi đúng đắn, giữ gìn đừng để sai
lầm về thân, khẩu, ý.



ï Chánh Mệnh (sammã- ãjiva): Mưu sống đúng đắn (về nghề nghiệp).
ï Chánh Tinh Tấn (sammã- vyãyama): Nỗ lực tu hành không lười nhác.
ï Chánh Niệm (sammã- sati): Niệm là luôn nhớ tới, không quên, luôn nhớ tới
những điều đúng đắn.
ï Chánh Định (sammã- samãdhi): Thiền định đúng đắn.
IV. Khổ Diệt Thánh Đế Và Những Giá Trị Thiết Thực.
1. Vài nét về Khổ Diệt Thánh Đế :
Kinh Trung Bộ III, Đức Phật đã dạy rằng : “Sự diệt tận không cịn luyến tiếc
tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thốt, sự vơ nhiễm, (Tham ái) ấy. Này
chư Hiền, như vậy gọi là Khổ Diệt Thánh Đế“[12]
Như vậy, Diệt Đế chính là kết quả tất yếu, là mặt đối lập của khổ đau trong
cùng một tiền đề. Một khi khơng cịn ái dục thì khổ đau cũng khơng cịn. Tuy
nhiên, ái dục ấy phải được diệt tận hoàn toàn tận gốc rễ, nghĩa là hành giả
phải thấy rõ được bản chất và tác động của ái dục vốn nguy hiểm và tệ hại
như thế nào. Từ đó mới có thể cố gắng nổ lực tu tập, đoạn trừ ái dục.
Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy : “Người nào sống trong hạnh phúc viên mãn là
con người đã dứt trừ được mọi dục vọng và đã đạt được tâm thanh tịnh“. Dứt
trừ mọi dục vọng chính là dứt trừ mọi vọng tưởng điên đảo về sự tham ái đối
với mình và người, bởi vì ái dục khơng chỉ là yêu thích người khác, mà yêu
thích chính bản thân mình cũng là ái dục. Khi mọi dục vọng đã được đoạn trừ
thì con người ta sẽ đạt được trạng thái thanh tịnh của tâm hồn, khiến cho
cuộc sống trở nên an vui và hạnh phúc.
2. Khổ Diệt Thánh Đế – Con Đường Đoạn Tận Sầu Muộn
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy :


“Do ái sinh sầu ưu


Piyato jaayatii soko

Do ái sinh sợ hãi

piyato jaayatii bhaya.m

Ai thốt khỏi tham ái

Piyato vippamuttassa

Khơng sầu, đâu sợ hãi”[13]

natthi soko kuto bhaya.m.

Chính do lịng tham ái là nguyên nhân trực tiếp, gần gũi gây ra mọi sầu ưu và
sợ hãi cho con người. Ví tham ái nên con người ln muốn gìn giữ, bám víu
vào những gì mình ưa thích. Thế nhưng, khi khơng đạt được ước muốn ấy thì
con người ta sẽ cảm thấy buồn rầu, đau khổ. Do vậy, khi người ta quyết tâm
từ bỏ ái dục thì khơng cịn phải lo sợ, buồn phiền, sầu muộn nữa.
Chỉ có sự chuyển đổi trong tâm thức mới đem lại cho ta niềm an vui thật sự,
như Dhammananda đã nói : “Bạn khơng thể nào thay đổi thế giới theo mong
muốn của mình nhưng bạn có thể thay đổi tâm tính mình để đạt được hạnh
phúc” [6, 59] . Tâm tánh mỗi người hồn tồn có thể thay đổi được nếu
người ấy có sự quyết tâm và kiên trì thực hiện. Phần đơng chúng ta đều có
khuynh hướng chiều theo những ý muốn, những sở thích của chính mình, cho
dù đó là những ý muốn bất thiện, để rồi khi gánh lấy hậu quả khổ đau thì ta
mới biết ăn năn hối hận..

5. Khổ Diệt Thánh Đế- Con Đường Đạt Đến An Lạc Tối Thượng
a. Tịnh Hoá Tâm Hồn

Đức Thế Tơn có dạy rằng : “Khơng lửa nào bằng lửa tham dục, không ái nào
bằng ái sân hận, không khổ nào bằng khổ ngủ uẩn và kông vui nào bằng vui
Niết bàn (Natthi raagasamo aggi, natthi dosasamo kali, Natthi
khandhasamaa dukkhaa, natthi santipara.m sukha.m)”[14]. Thật vậy, khi
ngọn lửa tham dục bùng lên thiêu đốt tâm can con người thì dễ khiến cho con


người trở nên điên đảo, mê vọng, khơng cịn một chút tỉnh táo và gây nên biết
bao khổ cảnh cho thế gian. Chỉ có những người nào dứt trừ được ái dục một
cách trọn vẹn thì mới khơng cịn vướng vào sầu khổ nữa, người ấy sẽ thoát
khỏi tâm trạng lo âu, sợ sệt, tham lam, sân hận, tâm hồn được an tịnh, đạt
đến trạng thái tốt đẹp hoàn toàn thanh tịnh của tâm, tức Niết bàn hiện hữu.
Do vậy, khi tiếp xúc với ngoại cảnh, tâm không bị dao động, nên vị ấy dễ dàng
đi vào cuộc đời để độ sanh mà không hề bị vướng mắc, như chim bay giữa hư
không mà không để lại dấu vết.
b. Nguồn An Lạc Vơ Biên
Khi nói đến Khổ Diệt Thánh Đế là Đức Phật hoàn toàn tin tưởng vào khả
năng tu tập giải thoát của con người. Chân lý này đã mở ra một lối đi quang
đãng, an lành để đưa mọi người vế đến bờ bình yên. Trên lối đi ấy, mỗi người
đều có thể vững vàng bước đi nếu biết tự củng cố cho mình đầy đủ niềm tin về
con đường diệt khổ và khả năng đạt được giải thốt của chính bản thân
mình, thốt ly sanh tử. “Sung sướng thay chúng ta sống không tham dục giữa
những người tham dục ! giữa những người tham dục ta sống không tham
dục“[15]


1. C. Kết Luận

Văn học pàli đóng vai trị rất lớn đối với nhiều nền văn hóa ở châu Á và ảnh
hưởng của nó vẫn cịn sâu sắc và sống động trong đời sống của con người và

xã hội tại nhiều quốc gia. Thật khó là lường hết tiềm năng to lớn của kho
tàng văn học này đối với đời sống con người một khi nghiên cứu đầy đủ và
vận dụng đúng, bởi lẽ nó chứa đựng nhiều tinh hoa Phật giáo xuất phát từ
nền tảng những lời dạy thánh thiện của bậc Đại giác[16]
Qua nội dung “Thuyết Tứ Đế Trong Kinh Tạng Pàli” ta có thể thấy được
một phần nhỏ trong kho tàng văn học pàli mà điển hình là kinh Trung bộ
Mặc dù nhiều bài kinh trong Trung Bộ Kinh là để giảng dạy các tu sĩ, chúng ta
cũng thấy có nhiều bài kinh mà Ðức Phật giảng dạy cho các thành phần khác
trong xã hội, trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau: từ các bậc vua
chúa vương giả, chư thiên, các bậc chân tu khổ hạnh của các giáo phái khác,
cho đến những nông dân, thương gia, tướng cướp, học giả, và các nhà hùng
biện, v.v… Trong đó, chúng ta được dịp tìm hiểu và học tập những pháp môn
quan trọng của Ngài như: Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Vô Ngã, Niết Bàn, Thập
Nhị Nhân Duyên, Nghiệp Hành và Tái Sinh, Các Tầng Thiền-na, Các Pháp
Quán Niệm, Các Bậc Giải Thoát, Các Thế Giới Luân Hồi, v.v…
Một cách giảng tứ diệu đế theo ngôn ngữ ngày nay là: Khổ là hậu quả của
một lối sống vô ý thức về nhiều mặt; Tập là lối sống vô ý thức ấy; Diệt là sự
hết khổ nhờ lối sống hoàn toàn được thắp sáng với ý thức hay chánh niệm
tỉnh giác trong mọi lúc; đạo là lối sống có chánh niệm, có ý thức vào mọi lúc.
Hay nói cách khác, đạo là cách sống có ý thức ở tám phương diện: thấy có ý
thức, suy nghĩ có ý thức, nói có ý thức, làm có ý thức, sinh nhai có ý thức, siêng
năng có ý thức, nhớ có ý thức, tập trung có ý thức. Chỉ khi vơ ý thức thì ta mới


đau khổ vì thấy những gì khơng đáng thấy, nghĩ những cái khơng đáng nghĩ,
nhớ những gì khơng đáng nhớ, làm những gì khơng đáng làm, v.v.v….
Với giáo lý Tứ Thánh Đế, đức Phật đã chỉ rõ về khổ và con đường diệt khổ một
cách khá đầy đủ, vậy muốn thốt khổ thì mỗi người phải tự dấn thân trên con
đường ấy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ayya khema, Diệu Đạo dịch, Vơ Ngã Vơ Ưu, Thiền Qn Về Phật Đạo
2. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ, Tập III, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh,
1975.
3. Minh Chi, Thuyết Bốn Đế, Giáo trình giảng dạy TNS-HVPGVN Tại
TPHCM,1996.
4. Đại Tạng Kinh VN, Trung A Hàm
5. Đại Tạng Kinh VN, Tương Ưng Bộ, Quyển V, NXB Tôn Giáo, 2002.
6. Dhammananda, Nhuận Châu dịch, Làm Sao Tránh Khỏi Sự Sợ Hãi Và Lo
Lắng, NXB Tổng Hợp TPHCM.
7. Trí Hải, Bóng Nguyệt Lịng Sơng, NXB Tơn Giáo, 2004.
8. Trí Hải, Từ Nguồn Diệu Pháp, NXB Tơn Giáo, 2004.
9. Thích Thiện Nhơn biên soạn, Đại Cương Luận Thành Duy Thức, Giáo trình
giảng dạy TNS- HVPGVN Tại TPHCM, 2004.
10.Tarthang Tulku, Minh Chi dịch, Những Yếu Tố Căn Bản Để Sống Thanh
Thảnh Và Nhẹ Nhàng, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2004.


11. Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, NXB TPHCM, 1999.
12. Thích Trí Tịnh dịch, Đại Bát Niết Bàn, Quyển I, NXB TPHCM, 1999.
13. Thích Trí Tịnh dịch, Kinh Pháp Hoa, THPG TPHCM, 1989.
14. Thích Thiện Siêu dịch, Kinh Pháp Cú, NXB Thuận Hố-Huế, 1996.
15. Thích Tâm Minh, Khảo Cứu Về Văn Học Pàli. Nxb Phương Đơng, 2006.

[1] Cũng có những trường hợp gọi là “Kinh” nhưng không phải lời Phật dạy.
ví dụ như Lục Tổ Đàn Kinh, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh
[2] Tiểu kinh Saccaka, Trung Bộ.
[3] Được tìm thấy ở rất nhiều kinh Pàli.
[4] Phật Học Đại Từ Điển, Thương vụ Ấn thư quán quốc tế hữu hạn công ty,

Bắc Kinh, 1994, tr 177.
[5] Ngũ phân luật, 15; Tứ phân luật, 32.
[6] “khổ”, Sanskrit: duhkha, Pali: Dukkha, tiếng Tạng: Sdughbsngal. Duhkha,
nguyên văn Sanskrit do từ du và từ kham hợp thành. Du là ghét bỏ, chán
ghét,kham là trống không, hư không. Vừa chán ghét nhưng lại vừa trống
không. (Phật Học Đại Từ Điển, Thương vụ Ấn thư quán quốc tế hữu hạn công
ty, Bắc Kinh, 1994, tr338. Narada lại hiểu “duhkha là một sự hư vô đáng
khinh miệt” (Đức Phật và Phật Pháp, tr. 325) Đây là một từ khó dịch chính
xác, cho nên tạm dịch là “khổ”. Tiếng Anh được dịch là: unsatisfactoriness,
suffering, commotion, turmoil unrest…..
[7] Đế Phân Biệt Tâm Kinh, Quyển 2, tr 470.


[8] Bản dịch của Ni Trưởng Huỳnh Liên
[9] Thiện Cẩm, Quan niệm giải thốt trong Phật giáo cũ. Sài gịn, 1970. tr, 34.
[10] Tam độc: tham (tham lam), sân (ghét bỏ), si (ngu si). Xem kinh tạp A
Hàm. q. 18.
[11] Phật học đại từ điển, sđd, tr 489.
[12] Trích kinh trung bộ .Bài Kinh Phân Biệt Về Sự Thật [2, 564].
[13] Kinh pháp cú 212.
[14] Kinh pháp cú 202.
[15] Kinh pháp cú 199.
[16] Thích Tâm Minh, Khảo Cứu Về Văn Học Pàli. Nxb Phương Đông 2006



×