cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao
chất lợng đọc cho học sinh lớp 1
1
Lệ Thủy, tháng 3 năm 2013
2
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
MT S BIN PHP NNG CAO CHT
LNG C CHO HC SINH LP 1
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tình
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trờng Tiểu học số 1 Liên Thủy
3
Lệ Thủy, tháng 5 năm 2013
4
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương
lai. Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai. Chúng ta, những người làm công tác giáo dục
phải đào tạo được những lớp người kế tục xã hội có đức có tài. Giáo dục tiểu học
đang thực hiện đồng bộ việc đổi mới toàn diện. Vì vậy, giáo dục phải gánh vác một
trách nhiệm to lớn là đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực hùng hậu để đáp ứng
nhu cầu phát triển và hội nhập… Đó là điều mà tất cả những người làm công tác trong
ngành Giáo dục rất trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ lớp học đầu tiên. Từ đó
giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Ở lớp Một các em bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng
đọc rất quan trọng, có đọc được thì mới viết được, đọc tốt mới hiểu được nội dung
văn bản. Nếu kỹ năng đọc tốt, sẽ giúp các em học tốt các môn học, giúp các em phát
triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng,
từ mình vừa đọc, hiểu được câu lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Nếu ở lớp
Một các em đọc chưa đúng, đọc còn chậm thì lên các lớp trên sẽ gặp khó khăn trong
việc tiếp cận các văn bản trong học môn Tập đọc, học các môn học khác. Mặt khác
khi đọc đã yếu các em rất ngại đọc dù chỉ một câu ghi nhớ, một bài toán giải, từ đó
các em càng lười học thêm. Vậy kĩ năng đọc đối lớp Một hết sức quan trọng. Hơn thế
nữa, thông qua học đọc để các em học tất cả các môn học. Rèn cho các em lòng say
mê, nhận thấy cái “hay”, cái “ đẹp” của Tiếng Việt, yêu thích ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.
Là một giáo viên dạy lớp 1 qua quá trình giảng dạy và tiếp cận với học sinh tôi
thấy các em đọc được song chưa tròn vành rõ tiếng, đọc chưa đúng tốc độ theo chuẩn
5
kiến thức, học sinh đọc còn ê a, đọc theo lối đọc vẹt, đã làm cho tôi luôn trăn trở làm
sao giúp cho học sinh lớp 1 đọc tốt. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp Một, giúp các em không những đọc
đúng tiếng, từ mà còn đúng tốc độ, biết cách đọc hay.
2. Phạm vi áp dụng đề tài
- Trong phạm vi các Trường tiểu học .
- Học sinh lớp 1A năm học 2012- 2013 .
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp 1A với nội dung sau:
+ Tìm hiểu số học sinh chưa đọc hết bảng chữ cái, đọc còn sai, lẫn lộn, và số
học sinh đọc đúng .
Kết quả thu được như sau:
Lớp 1A /sĩ số Học sinh chưa đọc
hết bảng chữ cái
Học sinh đọc còn
lẫn lộn
Học sinh đọc đúng
28 học sinh 3 học sinh 5 học sinh 20 học sinh
Sau khi dạy 6 tuần tôi khảo sát kết quả như sau :
Qua khảo sát thấy tỉ lệ học sinh đọc sai tiếng, đọc chưa đúng tốc độ dẫn đến kết
quả đọc chưa cao. Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá thường thì thấy các em
vướng mắc gặp phải các lỗi sau :
- Phát âm chưa tròn vành rõ tiếng sai s/x , dấu hỏi ,dấu ngã.
Lớp 1A
sĩ số
Học sinh đọc chưa
đúng tiếng
Học sinh đọc được
nhưng chưa đúng
tốc độ
Học sinh đọc được
và đúng tốc độ
28 học sinh 5 học sinh 10 học sinh 13 học sinh
6
- Đọc trơn từ không được, phải đánh vần, đánh tiếng này rồi thì quên tiếng kia
kia .
- Đọc nghe trôi chảy nhưng không nhớ một số mặt chữ “ đọc theo lối đọc vẹt’’.
- Đọc rời rạc từng tiếng, càng về cuối câu càng đuối dần, ngắt nghỉ không đúng
chỗ.
* Những nguyên nhân
+Nguyên nhân từ phía giáo viên :
- Ở phần dạy âm giáo viên chủ quan học sinh đã nắm được 29 chữ cái ở chương
trình mẫu giáo lớn, do quá trình học hè học sinh đã biết một số âm nên việc dạy âm
chưa kĩ đặc biệt là mấy âm ghép 2 con chữ ( tr, kh, ngh, nh, )
- Giáo viên dạy còn ôm đồm, chưa rèn triệt để việc nắm chắc phần âm. Lớp
Một giai đoạn học âm hết sức quan trọng âm. Vì các em có đọc được âm các em mới
đọc, được vần, được tiếng.
- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế.
- Dạy theo nội dung sách giáo khoa, giáo viên tìm từ mới ngoài sách còn ít .
- Phương pháp tổ chức dạy học, hình thức dạy học chưa tạo sự thi đua giữa các
tổ, các nhóm , giữa các học sinh trong lớp học, chưa gây sự hứng thú học của HS.
+ Nguyên nhân từ phía học sinh :
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển
học tốt, tiếp thu bài nhanh vẫn còn một số em chậm phát triển về trí nhớ, học trước
quên sau, chậm tiến do thể chất yếu hay đau ốm.
- Đa số phụ huynh trong lớp làm nghề nông, chưa quan tâm đúng mức đến việc
học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài,
đọc bài ở nhà.
7
- Một số trường hợp học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà, cha mẹ các em
khoán trắng việc học hành cho nhà trường nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc
học tập của các em.
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải biết được nguyên nhân, đặc điểm
tình hình của từng đối tượng học sinh, để học sinh phát huy hết những mặt tích cực và
rèn luyện những mặt chưa tốt để học sinh hoàn thiện tốt mục đích học tập của mình.
2. Các giải pháp
a/ Biện pháp tác động giáo dục
- Vào đầu năm học, tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh và đề nghị, yêu cầu
phụ huynh mua sắm đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập cần thiết để phục vụ cho các
môn học. Thông qua buổi họp tôi hướng dẫn cách kèm con học ở nhà, về cách đọc,
cách viết để có sự thống nhất về cách dạy giữa cô và phụ huynh giúp học sinh nắm
bắt tốt hơn.
- Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở, uốn nắn kịp thời việc học, làm bài ở
nhà và rèn luyện cho các em sự tự giác học tập của người học sinh.
- Tham mưu với nhà trường kịp thời để giáo viên có đủ đồ dùng dạy học như
tranh ảnh, tài liệu tham khảo cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt và có
chất lượng cao. Đồng thời đề nghị nhà trường cho học sinh nghèo mượn sách, vở, đồ
dùng học tập để tiếp tục học tập.
- Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”để cùng tiến bộ. Đồng thời sắp xếp chỗ ngồi
hợp lý để các học sinh giỏi thực hiện giúp đỡ các học sinh yếu, kém. Giáo viên có thể
cho học sinh học yếu, đọc yếu ngồi gần với một học sinh đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp
bạn yếu khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong thao tác
cài chữ để ghép vần, ghép tiếng.
- Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Thực hiện “Truy bài đầu
giờ” giữa các học sinh trong tổ với nhau. Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các tổ sẽ
báo cáo việc thực hiện thi đua của tổ mình. Qua đó, giáo viên sẽ tổng kết khen thưởng
8
như phấn, bảng, bút chì, gôm tẩy, vở, chì màu, … cho các tổ, cá nhân thực hiện tốt
các tiêu chuẩn thi đua nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên phân loại đối tượng học sinh trong lớp mình
theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu. Để có kế hoạch bồi dưỡng, luyện tập kịp thời
cho học sinh. Đối với các học sinh trung bình yếu giáo viên nên dành nhiều thời gian
để bồi dưỡng cho đối tượng này tùy theo lỗi mắc phải.
*Phần học các nét cơ bản:
Sau vài buổi ổn định nề nếp tôi tiến hành dạy các nét, tôi dạy thật kỹ, thật tỷ mỉ
tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ
này tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng
nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh
phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.
Ví dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi:
Nét sổ thẳng
Nét ngang
Nhóm 1: Nét xiên \ Nét xiên phải
/ Nét xiên trái
Nhóm 2: Nét móc Nét móc trên
Nét móc dưới
Nét móc hai đầu
Nhóm 3: Nét cong Nét cong hở phải
Nét cong hở trái
9
Nét cong kín
Nhóm 4: Nét khuyết Nét khuyết trên
Nét khuyết
Nét thắt
* Phần học âm:
Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một
cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái.
Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể
ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn
lại với nhau tạo thành từ, thành câu.
Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái
và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết - kiểu in khác nhau hay gặp
trong sách báo như chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó
cũng là chữ a hay chữ g để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễ hiểu, dễ
đọc không bị lúng túng.
Ví dụ:
Âm - a, g còn có kiểu chữ khác a, g.
+ Âm “a” gồm 2 nét: Nét cong kín nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải.
“a” cũng có 2 nét : Nét cong kín bên trái và nét móc ngược bên phải.
+ Âm “g” gồm 2 nét : Nét cong kín và nét cong phải.
“g” gồm 2 nét : Nét cong kín và nét khuyết dưới.
Từ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trên
sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của 4 âm sau:
VD:
10
+ Âm d : gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải.
Đọc là : “ dờ”
+ Âm b: gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên phải, nét sổ thẳng nằm ở bên trái
Đọc là : “bờ”.
Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp
xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác
nhau của các âm đó.
Ví dụ:
- Các âm ghép: ch - c
nh - n
th - t
kh - k
gh - g
ph - p
ngh - ng
Còn lại các âm :
gi, tr, qu, ng tôi cho học kỹ về cấu tạo
Phân từng cặp :
x - s ; ch - tr ; ng - ngh ; c - k ; g - gh để học sinh phát âm
chính xác và viết chính tả.
- Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau) đa số học sinh chậm
trong lớp rất nhanh quên cách đọc của những âm này nên trong các bài ôn tập tôi
luôn cho học sinh đọc, ghép, viết nhiều giúp các em ghi nhớ tên âm.
11
- Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự
tiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ Từ đó củng cố thêm
kiến thức cho học sinh.
*Phần học vần
Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm
quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết
các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.
Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân
tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.
Ví dụ: Học vần ưu :
1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ưu : vần ưu gồm 2 âm: âm ư và âm u
Vị trí âm trong vần: âm ư đứng trước, âm u đứng sau.
2/ Đánh vần ưu :
*Hướng dẫn học sinh: âm ư đứng trước , ta đọc ư trước, âm u đứng sau ta đọc
u sau : ư - u - ưu .
*Đọc trơn vần: ưu
Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh sử dụng bộ thực
hành ghép chữ dành cho lớp Một để học sinh thi tìm và ghép âm, thanh, tiếng mới
trong mỗi bài Học vần.
Nếu các em đã ghép đúng giáo viên hướng dẫn cách đánh vần và đọc trơn vần
như trên các em sẽ nhận biết và đọc được vần ưu.
Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh tôi luôn
áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần. Từ đó tạo cho các em có kỹ năng phân
tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và
thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách
giáo khoa Tiếng Việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn
12
ngắn để học sinh luyện đọc. Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng
chứa các vần đã học một cách thành thạo tôi luôn luôn tìm từ mới, đánh máy dán vào
góc học tập của lớp, phát cho từng học sinh đọc ở nhà. Ở trên bảng lớp giáo viên bao
giờ cũng có một góc viết cho học sinh đọc vào đầu buổi ra chơi, cho em giỏi kèm em
yếu, đọc lúc rãnh rỗi, khi các môn học khác xong mà còn thời gian là các em đọc bài.
Luôn tạo sự thi đua đọc giữa học sinh với học sinh theo từng đối tượng, giữa
giáo viên và học sinh và bao giờ tôi cũng cố tình đọc chậm thua các em để các em
được phần thắng hơn cô. Các em vui mừng phấn khởi lắm.
Giáo viên luôn sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, có tranh minh
họa để cho học sinh hứng thú được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật để
gợi trí tò mò, ham học hỏi của học sinh giúp các em chủ động trong giờ học.
* Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi chia chất
lượng học tập của lớp ra bốn trình độ:
+ Giỏi
+ Khá
+ Trung bình
+ Yếu
Và phân công:
+ Giỏi kèm yếu
+ Khá kiểm tra trung bình
+ Giỏi giúp đỡ khá
+ Giỏi giúp nhau học giỏi hơn
+ Khá giúp nhau để giỏi hơn
Mỗi ngày tôi giao phiếu bài cho học sinh giỏi. Những ngày đầu, tôi trực tiếp
kiểm tra học sinh giỏi và biết được các em đã đọc lưu loát nên khi nhận được phiếu
bài thì các em kiểm tra bài bạn một cách dễ dàng và chính xác. Những điều học sinh
13
giỏi tiếp thu được các em in sâu trong trí óc rồi các em truyện thụ lại cho bạn. Tuy
còn nhỏ nhưng các em cũng có ý thức cố gắng khi thấy bạn hơn mình giúp đỡ các em
rất cố gắng để vươn lên học giỏi. Từ đó, chất lượng học sinh trong lớp tương đối đồng
đều. Song tôi không ỷ lại đã có học sinh giỏi mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra, kèm
cặp các em học trung bình và yếu để các em có kiến thức một cách vững vàng hơn.
*Phần đọc câu, đọc đoạn
Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung
bình, yếu. Học sinh khá - giỏi đã vững phần âm, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài
là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn
học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên
ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn.
Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên
nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít
đến nhiều.
* Nếu học sinh không đọc được giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại
từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó
nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.
* Nếu học sinh đọc làu làu bất thường so với các ngày hôm trước, giáo viên
kiểm tra xem các em đã đọc chắc hay chưa ta có thể đảo trật tự từ trong câu để học
sinh đọc thành câu mới, hoặc bớt từ, thêm từ. Từ đó luôn rèn cho học sinh tâm thế đọc
đúng và cẩn thận.
Ví dụ : Bài 42, ưu –ươu.Với hai câu: “Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ
suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. ” Tôi cho các em đọc thành :
- Buổi trưa, Cừu chạy ra bờ suối với mẹ.
- Cừu đã thấy bầy hươu nai ở đấy rồi.
- Buổi trưa, Hươu chạy theo mẹ ra bờ suối.
- Nó thấy Cừu nai ở đấy rồi.
14
*Khi học sinh có xu hướng đọc rời rạc thành từng tiếng, càng về cuối câu càng
đuối dần, tôi thường cho các em đọc thành cụm từ và đọc từ cuối câu đọc lên sẽ khắc
phục tình trạng này.
Ví dụ : Để đọc tốt câu: “Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay
lượn”.
Tôi cho học sinh lần lượt đọc :
Bay lượn – Ngẩn ngơ bay lượn – Lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
Như vậy đơn vị đọc sẽ là câu mới được suôn sẻ, khác với đọc tiếng đọc từ. Từ
đó xây dựng cho học sinh thói quen phân tích câu để hiểu nghĩa câu và tổng hợp từ,
cụm từ dể đặt câu, nói câu chứa từ, vần đã học.
*Phần tìm các câu văn, đoạn văn bổ trợ( dạy vào tiết học buổi thứ 2 )
Đối với các bài ôn tập nên tôi đã nghĩ ra được một số bài để kiểm tra sự nhận
thức của các em thông qua các giờ chơi, giờ nghỉ, giờ ôn tập để các em không nhàm
chán. Nhờ thông qua đó, các em được củng cố lại kiến thức về từ ngữ (điền âm, vần
thích hợp, …), câu văn (có các âm, vần đã học) và để các em tránh được sự đơn điệu
trong các bài ôn tập trong sách. Vì những bài ôn tập trong sách được lặp đi lặp lại
cách ôn, bài nào cũng giống bài nấy, cách trình bày cũng như cách ôn làm cho học
sinh cảm thấy nhàm chán nên tôi đã thay vào tiết hai của bài ôn tập là phần chơi “Đố
vui học tập” do tôi tự nghĩ ra những cách chơi mới lạ và hứng thú, vừa giúp các em
tránh được sự nhàm chám trong các bài ôn tập mà còn giúp các em nhớ lại bài cũ đã
học. Song tôi đã tìm những câu đố cũng như những phần trò chơi mang tính giáo dục
cao và có ý nghĩa.
Ví dụ
“Ở sau nhà bà nội, có cây đào đang đâm chồi nảy lộc, xanh non mơn mởn. Cứ
mỗi chiều, Tủn lại ra vun gốc, chăm sóc để cây đào mau ra quả. Nội thấy vậy, khen
Tủn chăm chỉ.”
15
Khi kiểm tra bài bằng hình thức “Thi đọc tiếp sức”, giáo viên bấm đồng hồ
theo dõi tốc độ đọc của các đội. Vì vậy Học sinh luôn có ý thức đọc đúng từ và đúng
tốc độ. Khi học môn Học Vần thông qua phần xây dựng, tìm từ mới các em sẽ biết
thêm nhiều từ và hiểu được ý nghĩa của những từ đó. Do đó, khi đến phần xây dựng,
tìm từ mới các em rất thích thú, hào hứng và tham gia sôi nổi nhiệt tình.
* Kết quả
Hết phần học âm (chữ) 100% học sinh trung bình, yếu lớp tôi dạy đều nắm
vững âm, chữ và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn.
Đến phần vần: Học sinh nắm vần và cấu tạo của vần tốt.
- Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay
bài văn dài.
- Cuối học kì I không có học sinh yếu về đọc tỉ lệ học sinh đọc khá và giỏi đạt
cao.
Chất lượng các kì thi có kết quả cụ thể như sau :
Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu
Thời gian SL TL SL TL SL TL SL TL
Khảo sát đầu năm 9 32,1 8 28,6 8 28,6 3 10,7
Kiểm tra cuối kì I 14 50,0 9 32,1 4 14,3 1 3,6
Kiểm tra cuối kì II 16 57,2 10 35,7 2 7,1 0 0
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến :
Qua những năm thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 1 tôi thấy đã có những chuyển biến rõ rệt. Đó là chất lượng đọc đạt kết
16
quả cao, học sinh không những đọc thông thạo mà còn viết đúng, viết đẹp, đem lại
niềm vui cho thầy cô giáo, cho học sinh, cho cả phụ huynh.
Các em đọc không tốt, đọc yếu dần dần tiến bộ và số lượng khá giỏi tăng rõ rệt,
các em đọc tốt hơn, mạch lạc hơn trước và có thể đảm bảo được chất lượng đọc khi
lên các lớp tiếp theo. Từ đó, bản thân tôi cũng rút ra được một bài học kinh nghiệm
cho bản thân cũng như để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, góp ý như sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân mà học sinh trở nên đọc yếu, phải biết được các em bị
hỏng kiến thức nào.
- Thực hiện chuyên đề về phân môn Học vần trong tổ chuyên môn, trao đổi
cùng đồng nghiệp trong tổ các phương pháp thực hiện để cùng nhau tiến bộ.
-Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền
thụ cho học sinh theo từng đối tượng thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi
giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương
pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học sinh tính
chủ động, ham thích học, đọc bài.
- Tổ chức thực hành, luyện tập thường xuyên dưới nhiều hình thức. Phân chia
đối tượng học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh trung bình, học sinh yếu, kịp thời.
- Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo tránh dạy chay và thường xuyên ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học, giới thiệu tranh ảnh, trò chơi để học
sinh hào hứng học tập.
Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các
em tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập. Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn
xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng
đến học sinh.
- Xây dựng nề nếp học tập tốt trong mọi khía cạnh, tạo không khí thi đua giữa cá
tổ, các nhóm ,các học sinh theo từng đối tượng.
17
- Giỏo viờn - hc sinh cú mi quan h gn gi nhng nghiờm tỳc, to tõm lý thoi
mỏi, c ch thõn thin trong quỏ trỡnh dy hc.
- S dng phng phỏp ng viờn, khen ngi hp lớ, khi cỏc em cú mt im ỳng
hay tin b dự l rt nh thỡ giỏo viờn cng cn khen ngi tng s c gng vn lờn
hc gii ca cỏc em.
- Cn phi hp vi cha m hc sinh giỳp cỏc em tin b. trng cú thy cụ v
nh cú b m kốm cp giỳp hc sinh t tin hng say hc tp.
Tuy nhiờn u quan trng hn c vn l lũng yờu tr, s kiờn trỡ, nhn ni v ý
thc trỏch nhim ca mt ngi thy giỏo, cụ giỏo trc tip gn gi cỏc em hng
ngy. Ngi giỏo viờn i vi hc sinh va l ngi thy truyn th kin thc va l
ngi cha, ngi m ng viờn an i. Vi tỡnh thng yờu gn gi cỏc em s tin b
hn rt nhiu. T ú khụng nhng c ỳng t ng ỳng tc m cũn bit c hay,
ngt ngh ỳng ch, cú em c vn ỳng ging nhõn vt to cho cỏc em t tin tỡm
hiu cỏc mụn hc khỏc.
2. Kin ngh, xut
- Cn b sung thờm tranh nh minh ha mụn Ting Vit giỳp giỏo viờn cú
phng tin dy hc tt hn.
- Mi phũng hc cn trang b mỏy chiu c nh giỏo viờn dy thun li, vỡ
mi ln dy phi lp rỏp mt nhiu thi gian.
Trờn õy l mt vi kinh nghim nh bn thõn tụi ỳc rỳt c qua quỏ trỡnh
ging dy. Tuy nhiờn do thi gian v nng lc cú hn chc hn s cú nhng thiu sút.
Rt mong gúp ý bn bố ng nghip, Ban giỏm hiu nh trng v cỏc cp
qun lớ sỏng kin ca tụi c hon thin hn v cú hiu qu hn trong cụng tỏc
ging dy.
Tụi xin chõn thnh cm n !
Liên Thủy ngày 21 tháng 5 năm 2013
Hội đồng khoa học trờng Ngời viết
18
XÕp lo¹i :
Lª ThuËn LÔ NguyÔn ThÞ Thanh T×nh
19