Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Vai trò của nguồn vốn đầu tư FDI tới tăng trưởng và phát triển của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.47 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
Nhiệm vụ của từng cá nhân
Mở đầu và Kết luận : Nguyễn Thi Diệu
Chương I, mục 1.1 : Nguyễn Trung Đức
Chương I, mục 1.2 : Nguyễn Thi Cúc
Chương II, mục 2.1, phần 2.1.1 và 2.1.2 : Nông Quỳnh Dương
Chương II, mục 2.1, phần 2.1.3, 2.1.4 và 2.1.5 : Lưu Đình Đạt
Chương II, mục 2.2, phần 2.2.1 : Cao Quý Dương
Chương II, mục 2.2, phần 2.2.2 và 2.2.3 : Tạ Thanh Cao
Chương II, mục 2. 3, phần 2.3.1 : Lưu Đình Đạt
Chương II, mục 2.3, phần 2.3.2 và 2.3.3: Vũ Thị Nhật Ánh (nhóm trưởng)
Chương III : Nguyễn Thành Độ
MỞ ĐẦU
Có thể nói FDI có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Bởi lẽ ở
những nước này, mặcdù lực lượng lao động là dồi dào nhưng tiềm lực kinh tế
còn ở mức hạn chế. Trong bối cảnh đó, FDI được nhìn nhận như là một trong
những trụ cột của tăng trưởng và phát triển. Về trước mắt, nó đáp ứng nhu
cầu việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, giúp người dân nâng cao
mức thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xa hơn nữa, FDI thúc đẩy tích
cực đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trong đó đáng quan tâm là giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngày công nghiệp và dịch vụ. Nhìn
một cách tổng quan và khái quát, FDI mang một ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với sự tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế.
Ở Việt Nam, kể từ sau năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có bước chuyển
mình tích cực trên mọi lĩnh vực. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt
Nam chính là một trong những thị trường hấp dẫn hàng đầu Đông Nam Á đối
với nguồn vốn FDI. Dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài xuất hiện rộng khắp ở các tỉnh như Bình Dương, Thành
phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,… Từ việc tạo việc làm,


tăng năng suất lao động và cải thiện nguồn nhân lực, các dự án FDI là nhân tố
tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và tăng cường xuất khẩu
hàng hóa. Đối với một nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như Việt Nam, vốn FDI đã, đang và sẽ
đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đât nước.
Nghiên cứu về vai trò của FDI hiện nay không còn là một chủ đề mới
tuy nhiên nó luôn luôn dành được mối quan tâm sâu sắc từ nhiều chuyên gia
kinh tế. Bời lẽ có nắm vững được vai trò to lớn của FDI đối với sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chúng ta mới có ý thức sâu sắc được
tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn vốn này hiệu quả. Cũng chính vì lý
4
do đó mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài" Vai trò của nguồn
vốn đầu tư FDI tới tăng trưởng và phát triển của Việt Nam".
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận này còn có kết cấu gồm 3
chương :
Chương I: Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)
Chương II: Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt
Nam
Chương III : Chương III Giải pháp cho việc thu hút và sử dụng FDI vào
Việt Nam
5
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1. Khái niệm
FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết
lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản
lí, khái thác hoặc thuế người quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối
tác nước sở ro.tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí,

cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
1.1.1.2.Đặc điểm
Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhan với mục đích hàng
đầu là tìm lợi nhuận. các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển
cần lưu ý điều này khi thu hút FDI, phải xấy dựng cho mình một hành lang
pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào các
mục đích phát triển kinh tế, của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phụ vụ
cho mục đích kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiển trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ theo quy định của luật pháp của từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
Tỷ lệ góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuần và rủ ro cũng được phân
chia theo tỷ lệ này.
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả inh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh
không phải lợi tức.
Chủ dầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và chịu
trách nhiệm lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu
6
tư, hình thức đầu tư, thị trường đàu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ
cho mình, do đó sẽ đưa ra các quyết định có lợi nhất cho họ.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp cận đầu
tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ,
kĩ thuất tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

1.1.2.1. Theo bản chất đầu tư
Có 2 hình thức chủ yếu: Đầu tư mới và mua lại sát nhập
Thứ nhất,Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất
kinh doanhhooanf toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất

kinh doanh đã tồn tại. với loại hình này phải bỏ nhiều tiền đầu tư nghiên cứu
thị trường, chi phí lien hệ cơ quan nhà nước và sẽ có nhiều rủ ro.
Thứ hai,Mua lại và sát nhập qua biên giới là hình thức FDI đến việc mua
lại hoặc hợp nhát một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt dộng. Với hình
thức này có thể tận dụng lợi thế của dối tác ở nới tiếp nhận đàu tư, vì vậy tiết
kiệm được thời gian, giảm rủ ro.
1.1.2.2. Theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái
phiếu doanh nghiệp do 1 công ty trong nước phát hành ở 1 mức dù lớn có thể
tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dung lợi nhuận thu
được tù hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ; Giũa các chi nhánh hay công
ty cong trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay hay mua cổ
phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp của nhau.
7
 !
1.1.3.1. Nhóm động cơ về kinh tế
Thứ nhất, Nhân tố thị trường
Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu
tố nhưng dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc đọ tăng
trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các
sở thích đặc biệt của người tiêu dung ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị
trường. Đới với các chủ đầutư muốn mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm
quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường nước nhận đầu tư là 1 yếu tố
quan trọng khi chủ đầu tư cân nhắc để lựa chọn thị trường đầu tư. Khi đề cậu
đến quy mô của thị trường, tổng giá trị GDP – chỉ số đo lường quy mô của
nền kinh tế - thường được quan tâm. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, mức
tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho thu hút FDI.
Thứ hai, Nhân tố lợi nhuận

Lợi nhuận thường dược xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà
đầu tư. Trong thời kì toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài
được xem là phương tiện rất hữu hiệu trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều
này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối lien kết chặc chẽ với
khách hang và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủ ro trong kinh
doanh và tránh được cách rào cản trong thương mại. tuy vậy trong ngắn hạn.
khong phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hang đàu để cân nhắc.
Thứ ba, Nhân tố về chi phí
Nhiều việc nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các
nước là đẻ khai thác tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong dố, chi phí về lao
động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dối với các nước đang phát triển lợi thê chi phi
lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trưc tiếp ở nước ngoài cho phép
công ty tránh đước hoặc giảm thiểu cadcs chi phí vần chuyển và do vậy có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguốn cung cấp
8
nghiên vật liệu với giá rê, nhận được các ưu đãi về đàu tư và thuế, cũng như
các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí
khác, cũng cần nhấn mạnh dến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc
gia nhằm tranh ảnh hưởng của hang rào thuế quan và thu thuế quan, cũng như
giúp giảm thiểu dáng kể các chi phí nhập khẩu.
1.2. Các lý thuyết kinh tế về đầu tư
"#$
Số nhân đầu tư phản ảnh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho
thấy sản lượng tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Công thức
k = (1)
Trong đó: ΔY là mức giá tăng sản lượng
ΔI là mức giá tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư

Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng
lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số duyên lớn hơn 1. Vì khi I =
S, có thể biến đổi công thức (1) thành:
k= = = = = =
Trong đó:
MPS = (khuynh hướng tiêu dùng biên)
MPS = ( khuynh hướng tiết kiệm biên)
Vì MPS ˂ nên k ˃1
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn. Do đó, độ khuếch đại của sản lượng
càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng giảm.
9
%&$'! (#$
Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia
tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản
lượng. Như vậy, khi đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo
Keynes đầu tư cũng được xem từ góc độ tổng cung, nghĩa là,mỗi sự thay đổi
của sản lượng đều làm thay đổi đầu tư như thế nào.
Theo lý thuyết này, để sản xuất một đơn vị đầu ra cho trước cần phải
có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư
có thể được biểu diễn như sau:
x= (2)
Trong đó: K vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu
Y: sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu
x: hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức (2) suy ra:
K= x* Y
Như vậy, nếu x không đổi thì quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến
nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng
hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và công nhân. Nhu cầu các
yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất.

Có kết luận: Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho cầu đầu tư tăng
cùng tốc độ, hay không đổi so với kỳ trước.
Lý thuyết gia tốc đầu tư cho thấy: đầu tư tăng tỷ lệ với sản lượng ít ra
là trong với dài hạn.
%&$'!)$*+,+-(#$
Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I= f (lợi nhuận thực tế). do đó dự án đầu tư đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa
chọn. Vì lợi nhuận cao giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn.
Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích
10
khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và
bán cổ phiếu. Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vồn nội
bộ của doanh nghiệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là
nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền
kinh tế lâm vào trạng thái suy thoái, doanh nghiệp có thể không phải trả nợ và
lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ
khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, vốn tăng đầu tư bằng tự phát hành trái
phiếu cũng không phait là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho
đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện trong khi hiệu quả của dự án đầu
tư là rõ rang và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi
phí bỏ ra.
Theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn
biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của
lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.
.%&$'!/
Theo lý thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm
năng). Còn tiết kiệm S= s.y (trong đó 0<s<1)
s: mức tiết kiệm từ một sản lượng ( thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của
lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và ký hiệu là n.
theo hàm sản xuất, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể

thay thế cho nhau trong tương quan sau đây:
y= A.e
π
.K
σ
.N
(1-σ)
(3)
Trong đó: y là sản lượng
A.e
π
biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ
K
σ
là vốn
N
(1-σ)
là lao động
A>0 và cố định, r tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ, t là thời gian.
11
α và (1- α) là hệ số co giãn thành phần của sản xuất với các yếu tố vốn
và lao động. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì α và ( 1- α) biểu thị
phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động.
Từ hàm sản xuât Cobb Duuglas trên đây có thể tính được tỷ lệ tăng
trưởng của sản lượng như sau
g = r + αh + (1-α)n (4)
trong đó: g: tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
h: tỷ lệ tăng trưởng của vốn
n: tỷ lệ tăng trưởng của lao động
Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ

thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động.
Trong một nền kinh tế ở “ thời đại hoàng kim” có sự cân bằng trong
tăng trưởng của các yếu tố sản lượng,vốn và lao động
01234(5567(5
Mô hình Harrod – Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng
trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Nếu gọi:
Y là sản lượng năm t
g = tốc độ tăng trưởng kinh tế
ΔY sản lượng gia tăng trong kỳ
S tổng tiết kiệm trong năm
s = tỷ lệ tiết kiệm/ GDP
ICOR tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng
Từ công thức
ICOR = Nếu ΔK =I, ta có ICOR =
Ta lại có: I =S = s*Y. Thay vào công thức tính ICOR, ta có:
ICOR = = từ đây suy ra: ΔY=
12
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế
g = =
Như vậy, theo Harrod – Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích lũy để
đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện S là
nguồn gốc của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (ΔK) , gia tăng vốn sản
xuất sẽ trực tiếp làm gia tăng ΔY.
13
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA FDI VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế
89::#;  $<=:5>?4

FDI gải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích
lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học,
kỹ thuật thế giới phát triển mạnh.
Mặc dù FDI thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức đầu tư
của nước nhà nhưng đièu đáng chú ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành
mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành quan trọng đói
với quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đã đóng góp giúp bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng tiềm
lực kinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nước như dầu khí, điện… Tính từ năm 2008 đến hết năm 2013, trên phạm vi
cả nước đã có trên 7624 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 169 tỷ
USD. Đến năm 2013, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư trên 50 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Năm 2013, các doanh nghiệp FDI chiếm 45,4% tổng lợi
nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách Nhà nước của toàn bộ khối doanh
nghiệp. Không chỉ vậy, do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác
nên khu vực FDI đóng góp tỷ trọng ngày càng cao vào GDP của Việt Nam.
Năm 1995, tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực FDI chỉ đạt 6,3%, tăng lên
15,2% năm 2000 và 19,6% năm 2013 Nguồn vốn này cũng góp phần tích
cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng,
giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…, hình thành các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn
lao động tại các địa phương. Những vấn đề trên cho thấy tác dụng và ảnh
hưởng quan trọng của FDI đối vơi sự phát triển của đất nước.
14
=@ $<$ A
Cùng với sự phát triển, FDI đóng góp ngày càng cao vào tăng nguồn
thu ngân sách cho nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước
ngoài… Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thì giai đoạn 1996 – 2000 thu

từ khu vực FDI chiếm 6% - 7% nguồn thu ngân sách quốc tế ( Nếu kể cả
ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách ), đạt khoảng 1,45 tỷ USD;
gấp 4.5 lần so với 5 năm trước đó, với nguồn thu bình quân khoảng 290 triệu
USD/ năm. Đến giai đoạn 2001 – 2005 tăng lên đến 1 tỷ USD/ năm. Đóng
góp vào ngân sách Nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ
đồng, gấp 9 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thặng dư của tài
khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung.
>+ @B$CDE$=F(
Xuất khẩu là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế, nó giúp mang
lại nguồn ngoại tệ, tăng thu nhập cho nền kinh tế, qua đó giúp phát triển xã
hội và tăng trưởng nền kinh tế. Như tất cả các nước trên Thế giới, Việt Nam
luôn cố gắng trở thành một nước xuất siêu nhưng với hoàn cảnh chung của
các nước đang phát triển là điểm xuất phát thấp, thiếu thốn nguyên, vật liệu,
máy móc thiết bị công nghệ cao với giá thành lớn. Trong khi chỉ có thể xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị thấp ở các lĩnh vực công nghiệp hay may
mặc. Do vậy, cán cân thương mại ở những nước đang phát triển và cả ở Việt
Nam thường bị thâm hụt.
Tuy nhiên, với những chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước cùng
những điều kiện phát triển thuận lợi với lượng lao động dồi dào và giá rẻ thì
Việt Nam đang thực sự thu hút được rất nhiều nguồn vốn FDI từ các nước
công nghiệp phát triển trên Thế giới đổ vào đây dưới dạng đầu tư bằng tiền
hay sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI.
Với sự xuất hiện này, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư liên
tiếp qua 4 năm từ năm 2011 tới năm 2014 với lần lượt các mức thặng dư là
15
300 triệu USD vào năm 2011, 780 triệu USD vào năm 2012, 900 triệu vào
năm 2013 và đạt kỷ lục là 2,138 tỷ USD vào năm 2014. Trong đó, “công” lớn
thuộc về các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, trong năm 2014 khối doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 93.988 tỷ

USD và nhập khẩu 84.192 tỷ USD, qua đó xuất siêu xấp xỉ 9.8 tỷ USD.
Với việc xuất siêu trong 4 năm liên tục, chúng ta thấy rằng nền sản xuất
trong nước đang ngày càng phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị
trường nước ngoài, qua đó chứng minh được phần nào Việt Nam đang ngày
càng hội nhập và tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu với công đầu
thuộc về FDI.
Bên cạnh những hào nhoáng về xuất siêu, chúng ta cũng phải nhìn nhận
vào những mảng tối của nó khi các doanh nghiệp trong nước không xuất siêu
mà thậm chí còn nhập siêu. Trong khi Việt Nam chỉ thực sự tham gia ở khâu
gia công các sản phẩm công nghệ cao như của Samsung với giá trị gia tăng
thấp, giá trị mà chúng ta thu lại thực sự không hề cao như bề ngoài của nó.
Mặt khác, trong những năm tiếp theo, khi mà các doanh nghiệp FDI kết
thúc giai đoạn tăng công suất những dự án của họ thì nhập siêu hoàn toàn có
thể quay trở lại với Việt Nam và lần này chúng ta sẽ khó có thể thoát được nó
khi mà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp cũng
như may mặc.
FDI giúp cho Việt Nam xuất siêu, qua đó làm thặng dư cán cân thương
mại, giúp cán cân thanh toán có điều kiện trở nên thặng dư. Nhưng ngoài
nguồn ngoại tệ mà FDI mang lại qua xuất khẩu thì việc các doanh nghiệp, nhà
đầu tư, chính phủ nước ngoài mang tiền vào Việt Nam đầu tư, thuê đất, mua
hạ tầng cơ sở cũng mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ, giúp dòng tiền chảy
vào Việt Nam và làm cho cán cân thanh toán cũng vì thế mà thặng dư.
16
.>+ @)$535+ )$( =F+G:D
!
Với việc toàn cầu hóa ngày càng lan rộng và ăn sâu vào đời sống kinh tế
của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, quan hệ đối ngoại và
hội nhập kinh tế trở thành một vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước và
Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời

muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nhưng ngay khi xuất hiện,
vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có vị trí đáng kể
trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở
thành xu hướng của thời đại và là nhân tố quyết định bản chất các quan hệ
kinh tế quốc tế.
Hoạt động FDI không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn là sự đa dạng
hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, mở rộng thị trường.
Hoạt động thu hút đầu tư FDI đã mang lại những mối quan hệ kinh tế tốt
đẹp cho Việt Nam, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia
các tổ chức kinh tế như ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định
Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn
60 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) với
Nhật Bản và nhiều quốc gia. Qua đó, từng bước đưa Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
0>+ -(@D(H=F2  
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, khoa học
kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, những công nghệ tiên tiến mà chúng ta có
phần lớn là từ nhập khẩu chứ không phải là do tự mình tạo ra. Và trong quá
trình phát triển, khoa học và công nghệ hiện đại luôn là nền tảng vững chắc
để phát triển kinh tế.
Bởi vậy, chuyển giao và làm lan tỏa công nghệ là một trong những tiền
đề để phát triển năng lực công nghệ nội địa. Dựa trên góc độ này, các doanh
17
nghiệp FDI từ các nước công nghiệp phát triển đóng vai trò vô cùng quan
trọng khi họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ khi
quyết định đầu tư tại Việt Nam thông qua các hoạt động công nghệ cao và
cung cấp trọn gói kiến thức.
FDI có thể cung cấp và làm lan tỏa công nghệ ở cả dạng cứng và dạng
mềm. Về phần cứng, công nghệ nằm trong các sản phẩm, máy móc, dây
chuyền mà nhà đầu tư mang sang nước bản địa thông qua một thỏa thuận kinh

tế nào đó thì khi tiếp nhận Việt Nam sẽ được tiếp cận, ảnh hưởng của công
nghệ đó cũng như những kiến thức cần thiết để có thể làm chủ công nghệ đó.
Về phần mềm, với những cách quản lý, điều hành sản xuất tân tiến,
trong ngắn hạn nền kinh tế có thể hưởng lợi nhất định từ việc tăng năng suất
sản xuất, có thêm sản phẩm mới và hạ giá thành sản phẩm. Trong dài hạn,
việc hưởng lợi từ những công nghệ này tùy thuộc vào sự tiếp thu, phát triển
và nhân rộng của nước nhận đầu tư.
Các doanh nghiệp FDI cũng gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước phát triển khoa học và công nghệ thông qua việc mang về những máy
móc tiên tiến, qua đó bắt buộc các doanh nghiệp khác phải nâng cấp cơ sở hạ
tầng của mình nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp, tiếp nhận
và phát huy tiến bộ khoa học để tránh tình trạng nhập khẩu máy móc kéo dài
vì với độ trễ thời gian và sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ thì
Việt Nam trong tương lai tới sẽ trở thành một “bãi rác công nghệ” của các
nước công nghiệp phát triển.
Để làm được điều đó, thu hút và tận dụng hơn nữa những hiệu ứng tích
cực từ các trung tâm R&D của doanh nghiệp nước ngoài, cần phải đáp ứng
ngày càng nhiều hơn nhu cầu nhân lực lành nghề trong lĩnh vực công nghệ và
khoa học với chi phí thấp, một cơ sở sản xuất lớn để áp dụng được thành quả
của khoa học và công nghệ. Theo đó, với những nước ở trình độ phát triển
thấp như Việt Nam thì không có gì đáng ngạc nhiên khi phát triển khoa học
18
công nghệ mới chỉ diễn ra ở một số hữu hạn doanh nghiệp FDI. Do đó, Việt
Nam cũng cần củng cố khuôn khổ thể chế cho phát triển nguồn nhân lực có
trình độ và cho sáng tạo.
2.2. Vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 4$'+ =('/IC$D!=@J5H 2  :=F
6K=L; M
2.2.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã
được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn
minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong
GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng
thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá
trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế
và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh
tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối
nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Trong tiến trình đổi mới, cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta có
nhiều đổi mới trong nhận thức về vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội.
Nổi bật là quan điểm: phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thống nhất
chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là
điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã
hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.
19
2.2.1.2. Vai trò của FDI vào thay dổi cơ cấu kinh tế.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, FDI đóng góp nguồn vốn
không hề nhỏ, giúp nâng cao tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Giai đoạn 1988- 1990, tốc độ tang trưởng kinh tế nước ta ở mức thấp và
không ổn định, đạt khoảng 5,4% đây là thời gian bắt đầu thu hút đầu tư FDI.
Giai đoạn 1991- 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, đạt bình quân trên
8%/năm, trong đó sự đóng góp của khu vực FDI là rất quan trọng, giai đoạn
này thu hút hơn 17 tủ USD. Giai đoạn 1996 – 2000, kết quả thu hút ở giai
đoạn trước đã tạo tiền đề cho dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam (làn sóng

FDI thứ nhất). Giai đoạn 2001- 2005, với quyết tâm cao của Chính phủ cùng
nhiều biện pháp như: kích cầu đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi và
hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp,… đến năm 2000 nước ta đã cơ bản
chặn đà giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng đạt 6,79%,
đây là giai đoạn FDI gặp nhiều khó khăn, do tác động của bối cảnh quốc tế.
Giai đoạn 2006- 2011, đánh dấu thời khắc của dòng vốn FDI, năm 2008 xuất
hiện “làn sóng” FDI thứ hai vào Việt Nam. Từ năm 2011 đến nay dòng vốn
FDI vẫn đang được đầu tư mạnh vào nước ta.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy, FDI nhân tố quan trọng thúc đẩy phát
triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới. FDI chiếm 100% về khai
thác dầu, sản xuất ôtô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa,…FDI cũng chiếm đến
60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/ điện tử, 76%
thiết bị y tế, góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhờ sự
cải tiến cơ cấu kinh tế.
20
N9  9:-(=F$'6KO=PD!
Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến
chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ
trọng công nghiệp so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI.
Nhìn chung FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được
thu hút nhiều nhất vào ngành công nghiệp, trong đó sự xuất hiện của ngành
công nghiệp chế biến, chế tác cũng do công đóng góp lớn của FDI.
Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, dòng
vốn FDI hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập
khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2000 đến nay. Theo đó,
các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã
tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu của ViệtNam. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI trong
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể
nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản

phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí
chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử Đây cũng chính là các dự
án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu
hút FDI.
21
Điểm đáng nói nữa là sự xuất hiện của FDI và phát triển của khu vực
này cũng làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng
góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu,
ví dụ các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Đây là những mặt hàng
xuất hiện cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đóng góp
nhiều cho xuất khẩu.
Q RO=PST! UV.W
STT Chuyên ngành
Số dự
án
Tổng vốn đầu
tư đăng ký
(Triệu USD)
1 CN chế biến,chế tạo 9,407 138,577.55
2 KD bất động sản 439 46,848.26
3 Xây dựng 1,140 11,348.97
4 Dvụ lưu trú và ăn uống 362 11,086.15
5
SX,pp điện,khí,nước,
điều hòa
96 9,748.60
6
Thông tin và truyền
thông
1,065 4,095.23

7
Bán buôn,bán lẻ;sửa
chữa
1,316 3,880.41
8 Vận tải kho bãi 431 3710.76
9
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản
516 3,657.63
10 Nghệ thuật và giải trí 147 3,631.98
11 Khai khoáng 82 3,273.61
12
HĐ chuyên môn,
KHCN
1,665 1,772.90
13 Y tế và trợ giúp XH 97 1,754.56
14
Cấp nước;xử lý chất
thải
38 1,348.49
15
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm
81 1,327.78
16 Giáo dục và đào tạo 200 806.60
22
17 Dịch vụ khác 136 751.43
18
Hành chính và dvụ hỗ
trợ

129 211.10
Tổng số
17,34
7
247,832

Tính đến nay, các nhà FDI đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế
tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất với khoảng hơn 9.400 dự án,
tổng vốn đăng ký 138,5 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Đầu tư vào
kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 439 dự án, tổng vốn đăng ký 46 tỷ
USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu
trú và ăn uống; xây dựng; sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa và các
lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo thì Nhật Bản đứng đầu
trong số các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực này với khoảng hơn 1.280 dự án và
hơn 30,5 tỷ USD, chiếm 14% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư của cả
nước. Các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong ngành và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong số các dự án của
Nhật Bản có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam,
trong sản xuất lắp ráp điện tử có các hãng như Cannon; Panasonic, Sanyo…;
trong công nghiệp ô tô và xe máy, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của
Nhật đang dẫn đầu thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, như Toyota Việt Nam;
Honda Việt Nam; Yamaha Việt Nam; Suzuki Việt Nam….
Đứng thứ hai là Hàn Quốc với gần 2.500 dự án với 23,5 tỷ USD vốn đầu
tư, chiếm 26% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư của cả nước. Giống như
Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư trong lĩnh vực này
như Samsung, Daewoo….
Đứng thứ ba là Đài Loan với hơn 1.800 dự án và 23 tỷ USD vốn đầu tư,
chiếm 19% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư của cả nước. Các dự án của

23
Đài Loan ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng cho ngành xe máy,
điện tử. Trong ngành công nghiệp xe máy, VMEP Đài Loan đầu tư vào Việt
Nam sớm nhất và đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp Đài Loan chuyên sản
xuất linh phụ kiện cho xe máy đầu tư theo vào Việt Nam, tập trung rất lớn ở
tỉnh Đồng Nai.
Q N#$-(@5 O=P2  :!,!
!
STT Đối tác Số dự án
Tổng vốn đầu tư
(USD)
1 Nhật Bản 1282 30,584,466,562
2 Hàn Quốc 2471 23,469,432,493
3 Đài Loan 1839 23,118,533,356
4 Singapore 417 13,155,094,521
5 BritishVirginIslands 290 8,432,539,059
6 Hồng Kông 406 7,012,645,373
7 Thái Lan 177 5,622,663,537
8 Trung Quốc 744 4,231,978,518
9 Cayman Islands 21 4,063,888,735
10 Samoa 102 2,225,440,114
11 Hoa Kỳ 315 2,210,587,938
12 Hà Lan 86 2,180,228,772
13 Malaysia 221 1,899,858,649
14 Thụy Sỹ 36 1,642,367,046
15 Vương quốc Anh 70 1,304,995,205

N9  9:-(=F2  :9(2 2
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI, nguồn vốn này chỉ tập trung ở các đô
thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi.

Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư nên các chính
sách nhằm thu hút FDI vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn,
chính sách KCN, KCX và chính sách phân cấp cấp giấy phép đầu tư đã được
ban hành và có tác động lớn đến chuyển dịch dòng vốn FDI. Theo đó, cơ cấu
FDI theo vùng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn, nhưng vẫn chậm. Một số
24
tỉnh xung quanh các đô thị lớn ở phía Bắc và phía Nam đã tăng được lượng
FDI thu hút đột biến như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng Mặc dù
vậy, bốn địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và
Đồng Nai vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước.
Cơ cấu FDI theo vùng chuyển biến rõ rệt hơn sau khi Luật Đầu tư năm
2005 có hiệu lực. Trong thời gian từ năm 2006, cơ cấu đầu tư theo vùng đã có
chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc và phía Nam, nguồn vốn FDI đã dần chuyển dịch sang một số
địa bàn thuộc các tỉnh Duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long
như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Kiên Giang, Ninh Thuận,… Bắc và Nam
Trung Bộ, trong đó Quảng Nam và Đà Nẵng cũng có nhiều tiến bộ trong thu
hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm vui chơi,
nghỉ dưỡng. Khu vực phía Bắc có một số địa phương lân cận Hà Nội đã thành
công trong việc thu hút các dự án FDI lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải
Dương và đã đưa các tỉnh, thành phố này vào top dẫn đầu của cả nước.
Như vậy, các dự án FDI đã được phân bổ tới hầu hết tất cả các tỉnh,
thành trong cả nước. Tuy nhiên, những địa bàn có nhiều lợi thế về cơ sở hạ
tầng, lao động dồi dào và có kỹ năng,… vẫn là những địa điểm hấp dẫn nhất
đối với FDI và kết quả thu hút FDI vẫn vượt xa so với các tỉnh khó khăn.
Đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tại 63 tỉnh, thành phố trong
cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với hơn 5.000 dự án và
gần 38 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư của cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu
đứng thứ hai với 300 dự án và 26,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11% tổng vốn
đầu tư của cả nước. Hà Nội đứng thứ ba với 3000 dự án và 23,4 tỷ USD vốn

đầu tư, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh: Đồng
Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh. Chỉ tính riêng
vốn FDI của 10 tỉnh trên đã chiếm trên 70% tổng vốn FDI của cả nươc.
Bảng 2.3. Phân bổ FDI trên một số tỉnh thành trong nước
25

×