Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới tăng trưởng và nghèo đói ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 19 trang )

Đề Bài
Bush: Tự do hoá thương mại: “là con đường duy nhất nếu quốc gia
đang phát triển muốn thoát khỏi nghèo đói. Khi các quốc gia bị tách biệt
khỏi thế giới người dân phải trả giá quá đắt. Những người phê phán tự
do thương mại là kết án người nghèo vĩnh viễn nghèo đói”.
Hãy đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới tăng trưởng và
nghèo đói ở Việt Nam.
Bài làm.
I. Khái niệm về tự do hoá thương mại
Tự do hoá thương mại là một thuật ngữ chung chỉ sự dỡ bỏ dần dần hoặc
hoàn toàn các hàng rào hiện tại đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ và
trong một số trường hợp cả với đầu tư. Kết quả của việc này thường được
nhắc đến là thương mại tự do và mang lại khối lượng lớn hơn cho tất cả các
nước tham gia vào các hoạt động này.
II. Làn sóng tự do hoá thương mại hiện nay ở các nước đang phát triển
Từ cuối thập kỷ 80, làn sóng tự do hoá thương mại đã được lan rộng trên
phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sự chuyển
hướng trong chính sách thương mại ở nhóm nước này theo hướng tự do hoá là
kết quả của sự tác động tương hỗ giữa các nguyên nhân bên trong và bên
ngoài, hay nói cách khác những nguyên nhân chủ quan và khách quan là khác
nhau.
1. Thương mại là một trong những điều kiện cần thiết để các nước đang
phát triển phát triển kinh tế
Trong nhiều thập kỷ qua, các nước đang phát triển đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Do đó đời sống nhân dân các nước
này đã được nâng lên rõ rệt, tuy chưa đồng đều. Có những nước phát triển
nhanh như một số nước Đông và Đông Nam Á, Mỹ La-tinh, một số nước xuất
khẩu dầu lửa, nhưng nhiều nước khác vẫn chưa thoát ra khỏi nhóm các nước
1
có thu nhập thấp. Sự phát triển nhanh ở các nước nói trên một phần là do có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng chủ yếu là do họ có một chế


độ thương mại tương đối mở cửa hơn - kết quả của quá trình cải cách thương
mại và kinh tế tích cực trong suốt nhiều năm.
Trong thế giới đang phát triển, một số nước đã tiến hành cải cách thương
mại theo hướng tự do hoá hơn ngay từ thập kỷ 60 như Hàn Quốc, Hồng
Kông, Singapore, Indonesia, Chilê, Colombia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam
Tư... Đa số các nước này đã tiến hành tự do hoá thương mại trong điều kiện
nền kinh tế trong nước bị khủng hoảng. Riêng các nước Đông Nam Á là
những nước may mắn được lựa chọn đi theo hướng tự do hóa, bởi vì lúc đó
điều kiện trong nước và quốc tế đều rất thuận lợi. Chính điều kiện ổn định
kinh tế, chính trị vĩ mô là một trong các yếu tố giúp họ thành công trong các
chương trình cải cách thương mại. Nhờ đó, thương mại của họ đã rất phát
triển và là cội nguồn của quá trình tăng trưởng cao kéo dài nhiều thập kỷ
(bảng 1).
Thương Mại Tăng Trưởng Nghèo Đói
Khu vực/Nước Tăng trưởng
trung bình của
xuất khẩu hàng
hoá (khối lượng)
1980 – 1994
Tăng trưởng
trung bình của
GDP trên đầu
người 1970 –
1995
Tỷ lệ dân số sống
với thu nhập dưới
1 USD/ngày (tính
ngang giá sức
mua, các năm
khác nhau)

Các nền kinh tế
Đông Á
Trung Quốc
Hồng Kông
Inđonexia
Hàn Quốc
Malayxia
Philippin
Singapore
12,2
15,4
9,9
11,9
13,3
5,0
13,3
6,9
5,7
4,7
10,0
4,0
0,6
5,7
29,4 (1993)
< 1
4,5 (1993)
< 1
5,6 (1989)
27,5 (1988)
< 1

2
Thái Lan
Trung Bình
16,4
12,2
5,2
5,4
< 1
Các nền kinh tế
Mỹ La-tinh
Achentina
Bolivia
Braxin
Chilê
Mexico
Peru
Urugoay
Venezuela
Trung Bình
1,9
- 0,3
6,2
7,3
13,0
2,4
0,9
1,1
4,0
- 0,4
- 0,7

...
0,8
0,9
- 1,1
- 0,2
- 1,1
- 0,1
...
7,1 (1990)
28,7 (1989)
15,0 (1992)
14,9 (1995)
49,4 (1994)
...
11,8 (1991)
Nguồn: WB (1998), Annual World Bank Conference on Development in
Latin America and Caribbean 1997 “Trade: Towards Open Regionalism”,
Washington D.C,p.31.
Thành tích trong phát triển kinh tế của các nước Châu Á đã hấp dẫn các
nước đang phát triển còn lại, giúp họ có thêm sức mạnh để tiến bước trên con
đường tự do hoá thượng mại của mình . Hơn thế nữa, sự phát triển của thương
mại thế giới đòi hỏi các nước này phải có chế độ thương mại tự do hơn để sao
cho tranh thủ được tối đa các cơ hội phát triển mà thương mại mang lại. Hay
nói cách khác, có nhiều yếu tố đang tồn tại trong quá trình phát triển của
thương mại thế giới đã làm cho thương mại tự do không những hấp dẫn, mà
còn là cần thiết đối với các nước đang phát triển để phát triển. Đó là:
Thứ nhất, trong suốt nhiều thập kỷ qua, khối lượng trao đổi mậu dịch giữa
các nước trên thế giới không ngừng tăng lên. Nó lớn gấp 15 lần so với thời
điểm sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nó
luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng thế giới, thậm chí trong thập kỷ

vừa qua nó còn gấp đôi. Điều đặc biệt hơn là, trong những năm cuối thập kỷ
80 và đầu 90, tốc độ tăng trưởng của nhóm các nước đang phát triển, tuy vẫn
mang tính không đều giữa các khu vực. Sự phát triển này đã góp phần thúc
3
đẩy tăng trưởng và giải quyết nhiều vấn đề khác của kinh tế vĩ mô như việc
làm, mức sống v.v...
Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế cũng là một yếu tố thúc
đẩy làn sóng tự do hoá thương mại ở các nước đang phát triển. Tuy buôn bán
hàng hoá vẫn chiếm phần chủ yếu, nhưng vai trò của buôn bán dịch vụ trong
thương mại quốc tế đang dần tăng lên. Nó đã trở thành một lĩnh vực không
thể thiếu trong các cuộc đàm phán về tự do hoá của các tổ chức thương mại
quốc tế.
Yêu cầu đối với các nước đang phát triển trong việc tiến hành tự do hoá
thương mại dịch vụ được bắt nguồn từ đặc điểm đặc trưng của dịch vụ (tức là
sản xuất và tiêu dùng cùng đồng thời xảy ra theo không gian và thời gian) và
nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Trên quy mô toàn cầu, các nước
xuất khẩu dịch vụ nhiều thường là các nước phát triển và một số NIC, còn đại
bộ phận các nước khác đều có nhu cầu nhập khẩu chúng. Trong điều kiện có
nhiều hạn chế quốc gia từ phía các nước nhập khẩu, việc tiến hành tháo giỡ
chúng dần dần là một nhu cầu cần thiết và trước mắt. Bên cạnh đó, sự phát
triển hiện nay của khoa học và công nghệ đòi hỏi các nước muốn phát triển
thì phải tham gia tích cực vào lĩnh vực trao đổi dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ
viễn thông. Nhờ trao đổi này, trong một thời gian ngắn, ngành viễn thông của
nhiều nước đang phát triển đã trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất như
ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Malayxia.
Bảng 2: Tỷ trọng của mậu dịch hàng hoá trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) về hàng hoá (%).
Tên nước hoặc nhóm nước 1986 1996 1997
Nhóm các nước thu nhập thấp
và trung bình

46,1 76,8 79,6
Đông Á và Thái Bình Dương 48,1 127,3 89,9
Châu Âu và Trung Á 57,2 79,7 89
Mỹ La-tinh và Caribê 40,6 61,7 66,3
Trung Đông và Bắc Phi 52,1 78,4 72,0
Nam Á 22,1 39,2 39,6
Châu Phi Tiểu Sahara 70,3 102,5 94,4
4
Nhóm các nước thu nhập cao 70,4 178,8 78,7
Số liệu về một số nước đang phát triển riêng lẻ
Achentina 23,1 44,0 33,8
Brasil 26,0 24,9 28,9
Cămpuchia 4,3 95,2 86,8
Hồng Kông 513,0 1227,0 ...
Cộng hoà Công-Gô 162,4 323,1 51,0
Ethiopia 32,7 41,2 ...
Ghana 44,6 126,6 118,4
Honduras 80,1 234,7 238,2
Indonexia 55,0 69,7 75,9
Jamaica 146,3 299,3 330,2
Malayxia 163,5 269,0 271,4
Mexico 51,2 143,8 144,8
Panama 119,1 1069,3 254,4
Philippin 57,4 98,8 190,7
Singapore 697,4 763,6 753,9
Thái Lan 85,8 138,2 153,2
Nguồn:
- WB (1998), World Development Indicators 1998, p.310 – 312.
- WB (1999), World Development Indicators !999, P.324 -328
Thứ ba, sự phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển ngày càng

phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Trong hơn một
thập kỷ gần đây, tất cả các nước đều có xu hướng muốn liên kết sâu hơn vào
nền kinh tế thế giới với hy vọng nắm bắt được những cơ hội để phát triển kinh
tế. Hay nói cách khác, vai trò của quan hệ kinh tế đối ngoại đối với sự phát
triển kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Điều này có thể chứng minh bằng
giá trị xuất khẩu hàng hóa so với tổng sản phẩm về quốc nội về hàng hoá.
Theo số liệu ở bảng 2, xuất khẩu hàng hoá của tất cả các nước trên thế giới,
đều có xu hướng tăng lên. Đáng tiếc là sự gia tăng này lại không động đều,
đặc biệt ở nhóm các nước đang phát triển. Có những nước, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa so với GDP hàng hoá năm 1996 đã tăng so với năm 1986 gấp
20 lần như cămpuchia, 9 lần như panama. Có một vài nước khác, thì chỉ gấp 2
hoặc 3 lần như Jamaica, Honduras, Ghana, Mexico và cộng hoà Công gô. Thế
nhưng, cũng có những nước mà mức tăng không đáng kể như Brasil,
5
Ethiopia, Achentina. Cũng cần ghi nhận rằng sự gia tăng này càng lớn có
nghĩa là sự phát triển kinh tế của các nước sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn vào
sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới.
Thứ tư, thực trạng chính sách thương mại của các nước đang phát triển có
mức bảo hộ cao, đặc biệt đối với ngành chế tạo, với độ phân tán lớn. Bên
cạnh đó, đa số các nước trong nhóm này chưa đạt được sự nhất quán giữa
chính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện đó,
các nguồn lực khan hiếm được sử dụng không có hiệu quả. Vì vậy cải cách
thương mại theo hướng mở cửa không những tạo điều kiện sử dụng các nguồn
lực có hiệu quả hơn, mà còn cho các nước này có cơ hội tranh thủ được kinh
nghiệm phát triển kinh tế và thành tựu khoa học công nghệ của các nước đi
trước.
Đến đây có thể nhận định rằng từ nhận thức truyền thống về những lợi ích
mà thương mại đem lại, trên cơ sở thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ
mậu dịch quốc tế. Tự bản thân các nước đang phát triển thấy cần thiết phải
tích cực thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa hơn nữa vì sự phát

triển của nền kinh tế quốc gia. Sự hiện diện của nhu cầu nội tại về một nền
kinh tế mở cửa hơn là điều kiện cần thiết nhưng chưa là điều kiện đủ cho sự
phát triển của làn sóng tự do hoá thương mại hiện nay ở các nước đang phát
triển. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự vận động của nhu cầu nội tại này? Đó chính là
một số nhân tố quốc tế được đề cập đến sau đây.
2. Toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới,
trong đó tự do hoá thương mại là một mũi nhọn
Một nền kinh tế toàn cầu không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ,
nó đã được người ta nói đến cách đây khoảng một thế kỷ, khi liên kết kinh tế
được bắt đầu phát triển. Lúc này, tính toàn cầu chỉ được thể hiện thông qua
việc giảm các hàng rào thương mại và được nảy sinh từ khả năng cắt giảm chi
phí vận chuyển do sự phát triển của đường sắt và đường thuỷ.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ bó hẹp
trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mà nó còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là kết quả của quá trình quốc tế hoá
trong mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, tư bản, tài chính - tiền tệ, kỹ thuật
6
v.v... dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Ở đây, sẽ
không đề cập một cách chi tiết đến các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu
hoá hiện nay cũng như các tác động khác nhau của nó đối với các nước trên
thế giới, khi trình độ phát triển kinh tế của họ quá là không đồng đều. Điều
cần nhấn mạnh là toàn cầu hoá không còn là một xu thế mà đã trở thành một
thực tiễn trong nền kinh tế thế giới. Do đó, để phát triển, mọi nước trên thế
giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình sao cho
có thể tranh thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này mang lại.
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá được
tăng cường mạnh trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các nước thành viên
WTO đang cố gắng thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại trong
vòng đàm phán Urugoay, đồng thời tích cực chuẩn bị cho một vòng đàm phán
mới – Vòng thiên niên kỷ. Tuy vậy, vì nhiều lý do, triển vọng của việc xây

dựng thương mại đa phương còn nhiều hạn chế
Bên cạnh đó, các chương trình tự do hoá thương mại khu vực đang được
phát triển rất rầm rộ. Thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại đa bên,
nhiều khối thương mại tự do đã được thành lập (bảng 3). Cho đến nay, đã có
trên 100 liên minh thương mại được ra đời, tập trung chủ yếu ở Châu Âu và
Châu Mỹ. Ở Châu Á, tuy các hiệp định thương mại tự do không nhiều (theo
số liệu của JESTRO thì có 3 liên minh, nhưng theo WTO thì nó có 10 vì nó
bao hàm cả các liên minh chỉ mới ký kết trên giấy tờ chứ chưa được thực
hiện), nhưng chúng được đánh giá là thực hiện rất tích cực và đạt kết quả ban
đầu đáng khích lệ. Các khối thương mại tự do này có thể là do các nước phát
triển và các nước đang phát triển cùng thành lập nên như NAFTA, APEC,
hoặc cũng có thể chỉ do các nước đang phát triển thành lập như MERCOSUR,
SAFTA. Cần ghi nhận thêm rằng các khối thương mại tự do mới thành lập
đều được định hướng ra thị trường thế giới rộng lớn, chứ không mang tính
hướng nội như các khối thương mại được thành lập trước đây.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển thương mại khu
vực là:
a/ Sự gần gũi về địa lý: Do có sự gần gũi về địa lý, các nước thành viên
của các khối thương mại tự do hy vọng trao đổi thương mại giữa họ sẽ được
7

×