Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phương pháp dạy và học môn tiếng anh lớp 8 phần read ở trường THCS hòa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.98 KB, 37 trang )

Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Phần A :
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài : Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read ở
trường THCS Hòa Đông -Krôngpak-Đaklak.
II. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay đất nước ta đang đổi mới và ngày càng phát triển, quá trình Công
nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước, hội nhập nền kinh tế thế giới nên đòi hỏi việc sử
dụng ngoại ngữ là rất quan trọng. Một trong những ngoại ngữ đang được sử dụng
nhiều nhất là tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật… nhưng tiếng Anh đã và đang được
sử dụng phổ biến nhất. Tiếng Anh là công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập
và phát triển kinh tế vì hầu hết các nước trên thế giới sử dụng tiếng Anh để giao lưu
trao đổi, hợp tác kinh tế lẫn nhau, song việc học và sử dụng tiếng Anh vào thực tế có
hiệu quả thì rất khó. Vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh đòi hỏi cần có những phương
pháp thích hợp để vận dụng vào thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng
Anh nên bộ GD và ĐT đã đưa ngoại ngữ này vào trong giảng dạy chính trong các
trường THCS trên toàn quốc. Từ khi môn Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy và học
tập cho đến nay đã có rất nhiều lần được chỉnh lý để cho phù hợp với chương trình
nhằêm nâng cao chất lượng dạy và học. Theo phương pháp học tiếng Anh cũ thì học
sinh học theo cách thụ động chưa có phương pháp khoa học và liệu qua việc thay sách
và cải cách phương pháp dạy và học tiếng Anh như hiện nay có phù hợp với khả năng
tiếp thu của học sinh hay không? Và làm thế nào để nâng cao chất lượng học tiếng
Anh đang còn là vấn đề nan giải của các cấp các ngành và cũng là vấn đề lớn đối với
các giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo viên cũng đang tìm tòi, nghiên
cứu và áp dụng các phương pháp phù hợp để bài dạy đạt kết quả cao và tạo được sự
sinh động hứng thú đối với học sinh.
Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các phương pháp dạy và học mới cho
tất cả các môn học nhằm giúp học sinh học chủ động và sáng tạo hơn, “người học là trung
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
6
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read


tâm, đóng vai trò chủ đạo và không còn “thầy đọc trò chép” và lối học thụ động nữa.
Nhưng với phương pháp mới này thì trong thực tế các trường áp dụng nó như thế nào? Có
đạt hiệu quả không? Và đặc biệt là các trường không phải là các trường điểm, các trường ở
thành phố và thò trấn?
Vì vậy, em đã chọn một trường không phải là trung tâm thò trấn hay ở phố
mà là một trường có tỷ lệ học sinh đồng bào khá đông để tìm hiểu và nghiên cứu
xem liệu các em học sinh có yêu thích và hứng thú với bộ môn tiếng Anh hay
không? Và các giáo viên sẽ áp dụng các phương pháp, cách thức giảng dạy nào để
giúp các em học tập tốt nhất,đặc biệt là các em học sinh đồng bào. Vì vậy, trong
thời gian có hạn là 3 tuần nên em chỉ tìm hiểu và đi sâu vào một kỹ năng –Đọc
(Read ) trong số 4 kỹ năng cơ bản của việc học một ngoại ngữ là Nghe- Nói- Đọc-
Viết (Listen- Speak- Read- Write). Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
đọc hiểu về bộ môn Tiếng Anh nên em chọn đề tài nghiên cứu “Phương pháp dạy
và học môn Tiếng Anh 8 phần Read ở trường THCS Hòa Đông- huyện Krôngpak-
tỉnh Đaklak.
III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu những kinh nghiệm giáo dục của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong
việc thực hiện, áp dụng chương trình và phương pháp giảng dạy mới đối với môn
Tiếng Anh trong trường THCS vµ ph¬ng ph¸p häc bộ môn này cđa häc sinh trêng
THCS Hoµ §«ng-hun Kr«ngpak- tØnh §aklak.
IV. Mục đích của đề tài:
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài này là tìm hiểu phương pháp dạy và học
phần Read của môn Tiếng Anh lớp 8 của đội ngũ giáo viên và học sinh trường
THCS Hòa Đông.
Bước đầu đề xuất một số biện pháp, cách thức nhằm nâng cao việc dạy và
học phần Read của môn Tiếng Anh 8 có hiệu quả cao, phát huy vai trò của người
giáo viên trong việc dạy phần Read và học sinh trong việc tiếp thu kiến thức có
hiệu quả.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
7

Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
1.V Ị kiÕn thøc:
- Gióp cho em cđng cè n©ng cao kiÕn thøc th«ng qua viƯc t×m hiỴu nghiªn cøu
vµ dù giê c¸c tiÕt häc cđa gi¸o viªn trêng THCS Hoµ §«ng vỊ khả n¨ng ®äc.
- Th«ng qua nghiªn cøu khoa häc kỹ gióp em ph¸t hiƯn ra c¸c hiƯn tỵng vµ sù
viƯc cã tÝnh quy lt vµ ch©n lý trong hiƯn thùc kh¸ch quan cđa viƯc d¹y vµ häc.
- Cã nhËn thøc ®óng ®¾n vỊ viĐc d¹y vµ häc m«n TiÕng Anh ë trêng THCS vµ
®Ỉc biƯt lµ môn Tiếng Anh lớp 8 phÇn Read.
2. VỊ gi¸o dơc:
- Th«ng qua ®ỵt thùc tËp nµy gióp em ph¸t hiƯn ra c¸c mỈt m¹nh vµ u cđa häc
sinh trong viƯc häc ngo¹i ng÷ vµ cã ®Þnh híng cho c«ng viƯc d¹y häc cđa m×nh sau
nµy.
- Trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
- Qua ®ỵt thùc tËp nµy còng gióp cho em ®Þnh híng ®ỵc c«ng viƯc vµ cã nh÷ng
kinh nghiƯm cho viƯc gi¶ng d¹y và sµng tham gia vµo c¸c nghµnh nghỊ theo nhu cÇu
cđa x· héi.
V. Nhiệm vụ của đề tài:
Xây dựng các cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu những phương pháp giáo dục tốt, có hiệu quả đối với việc giảng
dạy và học tập phần Read ở bộ môn Tiếng Anh 8 của trường THCS Hòa Đông-
huyện Krôngpak- tỉnh Đaklak.
Nguyên nhân và các thực trạng đã nêu.
Bước đầu đề xuất một số phương hướng và giải pháp.
VI. Phương pháp và biện pháp thực hiện:
1. Phương pháp điều tra khoa học: tiến hành bằng phiếu điều tra đối với các
học sinh học phần Read của môn Tiếng Anh lớp 8 ở trường THCS Hòa Đông.
2. Phương pháp trò chuyện: tiến hành trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với
giáo viên giảng dạy và học sinh bộ môn Tiếng Anh 8.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: tiến hành với phương pháp
điều tra.

Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
8
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
4. Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: tiến hành trước và trong thời
gian nghiên cứu.
5. Phương pháp quan sát khách quan.
VII. Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được bắt đầu thực hiện từ ngày 26/3 đến ngày 13/4/2007.
Tuần 1: Tìm hiểu về trường THCS Hòa Đông và thu thập số liệu.
Tuần 2: Chuẩn bò đề cương, viết nháp đề tài, thu thập hình ảnh minh họa,
biểu mẫu thống kê.
Tuần 3: Viết đề tài chính thức, đóng bìa, trang trí, nộp đề tài cho trường
THCS Hòa Đông để trường cho ý kiến, nhận xét, xếp loại đề tài.
VIII. Đòa điểm thực tập:
Đề tài này được thực hiện ở trường THCS Hòa Đông-huyện Krôngpak- tỉnh
Đaklak (km 15- QL 26 đường đi Buôn Ma Thuột- Nha Trang ).
Phần B
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
9
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ANH VÀ MỤC TIÊU TIẾNG ANH
ĐANG ĐƯC SỬ DỤNG TẠI TRƯỜNG THCS HÒA ĐÔNG.
I. Khái quát về tiếng Anh:
Mặc dù tiếng Anh không phải là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới
hiện nay ( tiếng Hoa được nói nhiều nhất trên thế giới), nhưng tiếng Anh lại đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc giao lưu mua bán và trong quan hệ ngoại giao
giữa các nước trên thế giới với nhau . Tiếng Anh được sử dụng như là ngôn ngữ
quốc tế trong tất cả các lónh vực.
Trên thế giới ngày nay, 80% văn bản về khoa học công nghệ được công bố

và xuất bản bằng tiếng Anh; trên 70 % bưu kiện được gửi đi bằng tiếng Anh; 90%
các khu vui chơi giải trí,các trò chơi đều sử dụng tiếng Anh; 90% giao dòch thương
mại quốc tế sử dụng tiếng Anh. Có thể nói tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế
phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới.
II. Mục tiêu tiếng Anh đang được sử dụng tại trường THCS Hòa Đông:
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống hiện nay nên
bộ GD và ĐT đã đưa bộ môn Tiếng Anh vào chương trình giảng dạy của tất cả các
cấp học từ Tiểu học cho đến bậc Đại học trên toàn quốc và là một môn chính của
các cấp học. Và bộ môn Tiếng Anh cũng được trường THCS Hòa Đông đưa vào
giảng dạy ở tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9, với mục tiêu là giúp các em có
thể đọc và viết cũng như giao tiếp được tiếng Anh ở mức độ sơ cấp và là cơ sở tiền
đề cho các cấp học tiếp theo.
Nhà trường đã và đang trang bò cơ sở vật chất và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho việc học tập và giảng dạy bộ môn này đối với các giáo viên cũng như học
sinh trong trường.
Chương II: VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THCS HÒA
ĐÔNG - HUYỆN KRÔNGPAK- TỈNH ĐAKLAK
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
10
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
I. Đặc điểm tình hình của trường và đia phương:
Tên trường: Trường THCS Hòa Đông.
Đòa chỉ: km 15 -QL 26 đường đi Buôn Ma Thuột- Nha Trang.
Điện thoại: 050.514573
Trường THCS Hòa Đông là đơn vò hành chính sự nghiệp chòu sự quản lý trực
tiếp của phòng GD huyện Krông Pak, tỉnh Đaklak, vừa được thành lập từ năm 2002
trên cơ sở tách khối cấp II từ Trường cấp II-III Thắng Lợi. Học sinh của trường là
con em thuộc các thôn buôn xã Hòa Đông. Năm học 2006-2007 toàn trường có
1259 học sinh, trong đó 381 em là học sinh đồng bào thiểu sổ chiếm 30,26% được
chia đều ở 28 lớp học và số học sinh nữ là 595 em chiếm 47,3 %.

Trong học kỳ I năm học 2006- 2007 thì học sinh của trường được xếp loại theo trình
độ như sau:
69 học sinh xếp loại giỏi
79 học sinh xếp loại khá
414 học sinh xếp loại trung bình
501 học sinh xếp loại kém
12 học sinh xếp loại yếu
Số học sinh phân theo hạnh kiểm:
654 học sinh xếp loại tốt
481 học sinh xếp loại khá
109 học sinh xếp loại trung bình
15 học sinh xếp loại yếu
Đội ngũ giáo viên và cán bộ công nhân viên chức gồm có:
1 Hiệu trưởng
2 Hiệu phó
54 Giáo viên giảng dạy
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
11
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
3 Cán bộ công nhân viên khác.
Trong đó có 12 giáo viên đạt trình độ đại học,41 giáo viên đạt trình độ cao
đẳng và giáo viên đạt trình độ trung cấp.
Cơ sở vật chất của trường ngày càng khang trang và được trang bò khá đầy
đủ, với:
Khối phòng học:
- Phòng học văn hoá là 14 phòng.
- Phòng thí nghiệm là 2 phòng.
Khối phòng phục vụ học tập:
- Thư viện là 1 phòng.
- Phòng thiết bò giáo dục là 2 phòng.

- Phòng đoàn đội là 1 phòng.
Khối phòng hành chính quản trò: 3 phòng.
- Phòng ban giám hiệu là 1 phòng.
-Văn phòng giáo viên là 1 phòng.
- Phòng khác là 1 phòng.
Nhà trường có một chi bộ Đảng với 11 đảng viên. Các tổ chức của nhà
trường được kiện toàn và đi vào nề nếp.
Từ các đặc điểm nêu trên, trường THCS Hòa Đông có những khó khăn và
thuận lợi sau:
1. Thuận lợi:
Trường có bề dày về truyền thống dạy tốt học tốt, đạt được nhiều thành tích
(từ khi trường thuộc Trường cấp II-III Thắng Lợi cho đến lúc tách trường ). Nhà
trường được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành: Phòng GD huyện Krôngpak,
Đảng ủy và Chính quyền nhân dân xã Hòa Đông luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong công tác chỉ đạo và động viên nhà trường trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
của đất nước. Hội cha mẹ học sinh rất quan tâm tới việc học tập của con em mình,
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
12
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
sẵn sàng tham gia đóng góp về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt động của
trường. Các tổ chức đoàn thể luôn đoàn kết, hoạt động chặt chẽ với nhau nhằm
đưa trường đi lên về mọi mặt.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, công chức đủ về số lượng và chất lượng, có nhiều
kinh nghiệm, mẫu mực, tận tụy tạo được uy tín trong phụ huynh học sinh. Học sinh
trong trường có ý thức đoàn kết,giúp đỡ nhau trong tất cả các hoạt động như: học
tập, lao động, thể dục thể thao và các hoạt đông khác. Nhà trường đã và đang xây
dựng cơ sở trường lớp, các thiết bò dạy và học để đáp ứng hiệu quả tốt nhất cho
việc giảng dạy và học tập và nhà trường đang cố gắng phấn đấu đạt trường chuẩn
vào cuối năm nay.
2. Khó khăn:

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi nêu trên thì nhà trường vẫn gặp một số
khó khăn:
Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế về các thiết bò thí nghiệm, đồ
dùng dạy học vẫn còn thiếu. Số lượng sách trong thư viện nhà trường chưa đáp ứng
đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường. Đối tượng học sinh
giữa các khối lớp chưa đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ khá lớn.
Còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến con em
mình và chưa đóng góp đầy đủ các khoản nhà trường đề ra. Đời sống của nhiều em
học sinh còn khó khăn nên các em không có được điều kiện học tập tốt. Ngoài ra,
con một số em học sinh chưa có tinh thần tự giác học tập, rèn luyện về kiến thức và
đạo đức,các em còn ham chơi và đua đòi.
I. Cơ cấu tổ chức của trường THCS Hòa Đông:
Cơ cấu tổ chức của trường THCS Hoà Đông như sau:
- Ban giám hiệu gồm : 3 người, trong đó:
Hiệu trưởng : 1.
Hiệu phó chuyên môn: 1.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
13
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Hiệu phó cơ sở vật chất: 1.
- Cán bộ quản lí: 3.
- Cán bộ/ nhân viên khác: 1.
- Giáo viên giảng dạy trong trường: 54.
Và các giáo viên được chia theo các tổ theo chức năng giảng dạy các môn
như sau:
- Tổ Ngữ văn: 8 giáo viên.
- Tổ Toán -Lý- Công nghê: 14 giáo viên.
- Tổ Sử - Nhạc – Đòa - Mỹ thuật: 13 giáo viên.
- Tổ Sinh-Hoá-Thể: 12 giáo viên.
- Tổ Ngoại ngữ: 7 giáo viên.

Hiệu trưởng là người đứng đầu trong tổ chức của trường và chòu trách nhiệm
chỉ đạo chung. Phó hiệu trưởng có trách nhiệm tham mưu giúp hiệu trưởng, đồng
thời thay thế hiệu trưởng khi vắng mặt.
Sơ đồ tổ chức của trường:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ hỗ trợ
II. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của trường:
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
14
Hiệu trưởng
Hiệu
phó
Tổ sử
-Địa-
Nhạc- Mỹ
thuật
Tổ
Ngoại
ngữ:
Tổ Sinh-
Hoá-Thể
Tổ hành
chính
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
1. Chức năng: Củng cố, đảm bảo ổn đònh tiếp tục phát triển quy mô giáo
dục theo hướng xã hội hóa giáo dục, thực hiện nâng cao giáo dục và chất lượng
học sinh, giáo dục học sinh toàn diện về đạo đức và tri thức giúp các em có tiền đề
cho các cấp học cao hơn. Góp phần phổ cập giáo dục bậc THCS cho các con em
trên đòa bàn xã Hòa Đông.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của trường:

Thực hiện tổ chức tuyên truyền quán triệt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đề ra đối với giáo viên và cán bộ công nhân viên. Thực hiện
đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp giáo dục ở bậc THCS, tạo điều kiện
cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục của đòa phương. Xây dựng cơ sở
trường lớp, các thiết bò cho việc dạy và học đạt kết quả tốt. Và nhà trường cũng
thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và giáo viên trong trường có phẩm
chất chính trò và đạo đức, đủ về số lượng và chất lượng.
III. Những phòng ban có sử dụng tiếng Anh hàng ngày:
Trong nhà trường chủ yếu là sử dụng tiếng Anh để dạy và học.
Toàn trường có tất cả 28 lớp ở các khối 6,7,8 và 9 đều được học tiếng Anh
và trường có một tổ ngoại ngữ gồm 7 giáo viên Anh Văn.
Tổ trưởng: Cô Võ Thò Thành.
Các tổ viên: Cô Đoàn Thò Thành.
Cô Nguyễn Thò Minh.
Cô Nguyễn Thò Bích Thuỷ.
Cô Lê Thò Kim Chi.
Cô Lê Thò Thái Hoà.

Chương III: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
15
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
A. Những thuận lợi và khó khăn của việc học môn Tiếng Anh, đặc biệt là
Tiếng Anh lớp 8 phần Read:
Học ngoại ngữ thì rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên và học
sinh phải cố gắng nổ lực để đạt kết quả cao nhất và đối với học tiếng Anh cũng
vậy. Khi học ngoại ngữ thì đòi hỏi các kỹ năng: Nghe (Listen ), Nói (Speak ), Đọc
(Read) và Viết (Write ) phải nhuần nhuyễn đối với người học, phải có sự kết hợp
hết sức nhòp nhàng giữa các kỹ năng vì luôn luôn có sự đan xen giữa các kỹ năng
với nhau. Và với mỗi kỹ năng đòi hỏi người dạy và người học phải có những

phương pháp và cách thức học cũng khác nhau.
Vì vậy trong thời gian nghiên cứu có hạn nên trong đề tài nghiên cứu này
em chỉ nghiên cứu về vấn đề “Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần
Read có hiệu quả trong trường THCS”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài này ở trường THCS Hòa Đông, em nhận thấy có
những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên tiếng Anh vững về chuyên môn, có kinh nghiệm, nhiệt
tình, sáng tạo và luôn luôn trau dồi kiến thức và tận tụy đối với học sinh.
Phần lớn học sinh ham học và yêu thích bộ môn Tiếng Anh. Sự đầu tư của
nhà trường về các thiết bò dụng cụ cho việc dạy và học tiếng Anh có chất lượng cao
(tranh ,ảnh, băng, đài…). Học sinh đồng bào thiểu số có chất giọng tốt phù hợp với
việc học tiếng Anh.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, học tự chọn bộ môn
Tiếng Anh… tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập môn Tiếng Anh.
2. Khó khăn:
Do trường đóng trên đòa bàn dân cư chủ yếu trồng cà phê cho nên đa số học
sinh ngoài giờ học trên lớp phải phụ giúp gia đình làm kinh tế nên các em ít có thời
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
16
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
gian để học tập thêm. Nhiều gia đình phụ huynh học sinh có đời sống kinh tế khó khăn
nênviệc trang bò dụng cụ học tập và sách vở chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, vì đặc thù
của đòa phương ở vùng còn khó khăn nên các em học sinh ít được tiếp xúc với các
phương tiện và trang thiết bò dạy học hiện đại ( Power point, phòng lab…).
Ngoài ra cha mẹ học sinh còn bận rộn với việc làm kinh tế nên ít có thời
gian hoăïc là không biết ngoại ngữ để dạy bảo và kèm cặp các em thêm. Do vậy,
môi trường tiếp xúc tiếng Anh của các em còn hạn chế, chủ yếu là ở trường.
Số lượng học sinh ở mỗi lớp khá đông, vì vậy không đảm bảo yêu cầu học ở
bộ môn Tiếng Anh. Còn nhiều em học sinh chưa chuẩn bò bài, chưa học từ vựng,

cấu trúc câu nên gây nhiều khó khăn trong việc dạy và học bài mới.
Trên đây là những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thuận
lợi và khó khăn mà trường THCS Hòa Đông đang gặp phải.
B. Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
I/ Đối tượng:
Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read và học sinh học bộ
môn này ở trường THCS Hòa Đông-huyện Krôngpak- tỉnh Đaklak.
II/ Cơ sở:
Nghiên cứu và tìm hiểu các phương pháp, cách thức dạy và học phần Read của bộ
môn Tiếng Anh lớp 8 ở trường THCS đạt hiệu quả cao.
III/ Các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp đọc tài liệu và phân tích tổng hợp:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em đã tham khảo một số tài liệu khoa
học sau:
- Sách Tiếng Anh 6,7,8,9 cũ và sách Tiếng Anh 6,7,8,9 mới.
(NXB Giáo Dục)
- Sách giáo viên Tiếng Anh 6,7,8,9 cũ và mới.
(NXB Giáo Dục)
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
17
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
- Sách Thiết kế bài giảng 6,7,8,9.
(NXB Hà Nội)
- Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường THCS.
(NXB Giáo Dục)
2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Tiến hành quan sát dự giờ các tiết học môn Tiếng Anh ở trường THCS Hòa
Đông để xác đònh việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
3. Phương pháp phỏng vấn:
Tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy tiếng Anh ở trường và nêu các câu

hỏi về nội dung bài học và các phần có liên quan đối với học sinh học bộ môn này.
4. Phương pháp thống kê:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này em đã tổng hợp, xử lý các
số liệu thu được, đánh giá kết quả, rút ra các kết luận,bài học kinh nghiệm mang
tính thực tiễn, khoa học.
C. Nội dung và kết quả nghiên cứu:
I/ Nội dung:
Theo phương pháp mới về dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc THCS nói
chung và Tiếng Anh lớp 8 phần Read nói riêng thì việc dạy và học Tiếng Anh cần
có nhiều thủ thuật và phương pháp trong việc dạy để học sinh có thể tiếp thu kiến
thức bài học có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất, không khí lớp học không buồn
tẻ và nhàm chán. Học sinh có hứng thú và say mê học tập, tích cực tham gia phát
biểu ý kiến, thảo luận nhóm ,cặp sôi nổi. Do vậy tùy vào mục đích và nội dung của
từng bài mà giáo viên có thể chọn các phương pháp và thủ thuật khác nhau để phù
hợp cho bài dạy và đối tượng học sinh của mình.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu,em xin nêu lên một vài số liệu về chất
lượng học của học sinh khối 8 trường THCS Hòa Đông (kết quả tổng kết của học
kỳ I năm học 2006-2007) đối với bộ môn Tiếng Anh như sau:
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
18
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Giỏi 117 học sinh
Khá 230 học sinh
Trung bình 378 học sinh
Yếu 533 học sinh
Không xếp loại 1 học sinh.
Qua số liệu và sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và dự giờ thăm lớp
trong những tiết học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read ở trường THCS Hòa Đông,
em đã rút ra được các phương pháp, cách thức dạy và học của giáo viên giảng dạy
và học sinh trong trường như sau:

Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8 phần Read với thời gian là
một tiết học thường có hai nội dung chính:
. Đọc bài khóa để tìm hiểu nội dung bài đọc.
. Làm các bài tập về nội dung bài đọc: trả lới câu hỏi True/ False, điền
thông tin vào bảng, làm bài tập trắc nghiệm, sắp xếp các câu theo thứ tự đúng của
bài đọc…
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất thì giáo viên đã đưa
ra các mục đích yêu cầu và nội dung của bài đọc:
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được nội dung bài đọc, trả lời được các bài tập trong
sách giáo khoa và của giáo viên đưa ra.
- Bổ sung thêm cho học sinh các kiến thức về khoa học, du lòch… trong mỗi
bài học.
2. Nội dung:
Một bài dạy Read thường đi theo ba bước: trước- trong-sau khi đọc (pre-,
while-, post reading ) và ngoài ra còn có phần củng cố (consolidation ) và bài tập
về nhà (homework ).
a. Trước khi đọc (pre- reading ):
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
19
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Một số bài đọc có thể dùng bước Warm up trước pre-reading hoặc có thể
lồng vào pre- reading để lôi cuốn sự hứng thú của học sinh như: giáo viên đặt ra
một số câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc (open prediction, True/False
prediction, pre-question…) hoặc cho học sinh chơi một số trò chơi (Network,
Odering pictures, Guessing game…) để gợi mở về nội dung bài đọc.
Ví dụ:
*Unit 12: A Vacation Abroad.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi True/ False cho học sinh dự đoán:
1. Mrs Quyen and her husband went to Kilauea Volcano by plane.

2. Fisherman’s wharf is in the middle of New York.
3. “The Rainy City” is the other name of Chicago.
4. Mount Rushmore has five heads of American presidents carved into the rock.
*Unit 14: Wonders of the World.
Giáo viên cho học sinh chơi trò Network về các kỳ quan của thế giới:
Hoặc giáo viên có thể dùng tranh ảnh để giới thiệu chủ đề bài đọc hoặc treo
tranh cho học sinh đoán chủ đề trước khi đọc bài.
Hoặc giáo viên gọi một vài em học sinh lên bảng viết các từ, các câu mà
các em cho là có liên quan đến nội dung bài đọc.
Ví dụ:
Unit 3: At Home.
Học sinh sẽ viết các dự đoán của mình về các việc nên làm và không nên
làm khi ở nhà:
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
20
World Heritages
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
- We shouldn’t play with matches.
- We should put all chemicals and drugs in locked cupboards.
Sau đó giáo viên sẽ giới thiệu một số từ mới cơ bản và cấu trúc khó để học
sinh có cơ sở và tiền đề ngữ liệu cho bài đọc băng các thủ thuật như: trực quan
(visual aids ), cử chỉ (miming ), ví dụ (example ), giải thích tình huống (explain
situation ), từ đồng nghóa-trái nghóa (anonym- synonym ) hoặc dòch sang tiếng mẹ
đẻ (translation )… Giáo viên đọc mẫu các từ mới và yêu cầu học sinh đọc theo, rồi
sau đó giáo viên gọi một vài em đọc cá nhân lại từ mới để kiểm tra ngữ âm. Ngoài
ra giáo viên còn dùng một số thủ thuật và phương pháp để giúp các em học từ mới
ngay tại lớp: Slap the board, Picture, Gap fill, Rub out and remember, What and
where…
b. Trong khi đọc (while - reading ):
Giáo viên cho học sinh nghe băng về nội dung bài đọc hoặc giáo viên đọc

mẫu bài đọc rồi yêu cầu học sinh đọc thầm lại nội dung bài, sau đó kiểm tra lại các
dự đoán trước bài đọc theo cá nhân, nhóm hoặc theo cặp. Giáo viên gọi học sinh
kiểm tra lại các dự đoán và sửa các câu dự đoán sai, giáo viên sữa lại kết quả của
học sinh.
Ví dụ:
Unit 11: A Vacation Abroad.
1. True.
2. False (in the middle of San Francisco ).
3. False (The Windy City ).
4. False (four heads ).
Giáo viên gọi học sinh đọc to bài đọc từng đoạn một để kiểm tra phát âm
của học sinh (nếu bài đọc quá dài và yêu cầu bài tập nhiều giáo viên có thể cho
học sinh luyện đọc ở nhà và kiểm tra đọc vào bước kiểm tra bài cũ tiết sau ) hoặc
yêu cầu học sinh đọc thầm kỹ lại để trả lời cho các phần bài tập tiếp theo.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
21
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Giáo viên giải thích các yêu cầu của các bài tập trong sách giáo khoa và đề
nghò các em làm bài tập. Tùy theo từng loại bài tập mà giáo viên yêu cầu học sinh
làm cá nhân hay cặp hay nhóm,giáo viên gọi học sinh đưa ra các câu trả lời và sửa
các câu trả lời sai. Ngoài ra đối với một số bài tập giáo viên phát hand out cho học
sinh,yêu cầu các em điền thông tin, cho học sinh chấm chéo bài làm của nhau sau
khi đã được giáo viên và các bạn trong lớp sửa bài và giáo viên thu lại để kiểm tra
chất lượng học tập của các em.
Và trong bước while reading, giáo viên thường sử dụng các thủ thuật như:
Ordering pictures, Multiple choice, Gap fill, Answer given, Grids, Matching,
Comprehension questions, …
c. Sau khi đọc (post- reading ):
Giáo viên kiểm tra lại mức độ đọc hiểu của học sinh bằng cách cho một số
dạng bài tập khác hoặc những câu hỏi có liên quan vào thực tiễn cuộc sống như:

Dicussion, Write-it-up, Role play…để học sinh thảo luận hay kể tóm tắt lại câu
chuyện vừa học.
Ví dụ:
Unit 4: Our Past.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tóm tắt lại câu chuyện “The Lost Shoe”.
Little Pea’s father was a poorfarmer. Little Pea’s mother died when she was
young. Little Pea had to do the housework all day after her father got married to a
cruel woman who had a daughter, Stout Nut. In the fall, the village held its harvest
festival. That year, the prince wanted to choose his wife from the village. Stout
Nut’s mother made new clothes for her, but poor Little Pea had none.Before the
festival, a fairy appeared and magically changed Little Pea’s rags into beautiful
clothes. When Little Pea ran into the festival, she dropped one’s of her shoes and
lost it. Then the prince found the shoe and he decided to marry the girl who owned
it. The shoe fitted Little Pea and the prince immediately fell in love with her.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
22
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
* Củng cố kiến thức ( consolidation ):
Giáo viên nhắc lại nội dung chính của bài học, yêu cầu học sinh nghe và ghi
nhớ. Giáo viên liên hệ thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm (nếu có ).
* Bài tập về nhà (homework ):
Giáo viên ra các bài tập về nhà cho học sinh để nhằm giúp các em có cơ hội
nắm rõ và đào sâu hơn về nội dung bài học.
Vì cơ sở vật chất trường chưa có máy chiếu và nhiều tranh ảnh đồ dùng dạy
học khác nên hầu hết trong các bài dạy giáo viên thường sử dụng tranh ảnh tự vẽ
và các bảng phụ. Đây cũng là một điều hết sức sáng tạo và cần cù của giáo viên
dạy tiếng Anh trong trường.
Trên đây là một số bước dạy cơ bản mà trong quá trình dự giờ nghiên cứu và
tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy tiếng Anh trong trường THCS Hòa Đông khi
dạy chương trình sách mới môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read mà em đã rút ra được.

Như vậy với phương pháp và các thủ thuật, cách thức dạy mới này thì học
sinh đã học như thế nào? Và trình độ tiếp thu của các em ra sao? Sau đây em xin
trình bày một số cách thức học sinh đã học và tiếp thu nội dung bài học phần Read
của môn Tiếng Anh lớp 8:
Đối với các trò chơi như Network, True/False Prediction, Ordering pictures…
thì học sinh thường làm cá nhân trước sau đó thảo luận nhóm hoặc cặp về các câu
trả lời của mình và đưa ra câu trả lời trước lớp.
Ví dụ:
Unit 11: A Vacation Abroad.

Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
23
Cities of
America
Hawaii
San Francisco
Chicago
New York
Los Angeles
Boston
Washington
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Các học sinh sẽ lên bảng viết tên các thành phố nước Mỹ mà mình biết.
- Đối với các câu hỏi thảo luận, các trò chơi như: Guessing game, Ordering
statements, Brainstorm…giáo viên nêu ra các dữ liệu và học sinh sẽ đoán nếu nhóm
nào đoán được ở các dữ liệu đầu và trả lời được nhiều câu trả lời nhất thì nhóm đó
thắng.
Ví dụ:
Giáo viên đưa ra các dữ liệu:
1. It has a lot of caves.

2. It consists of many Islands.
3. It is in Quang Ninh province.
(Ha Long bay).
- Đối với việc học từ mới và đưa ra nghóa của các từ mới thì học sinh đoán
nghóa của từ thông qua sự gợi ý của giáo viên bằng lời nói, tranh ảnh…các em học
từ mới ngay tại lớp thông qua các trò chơi như: Rub out and remember, Slap the
board, …
Như vậy thông qua các trò chơi và sự thảo luận theo cặp, theo nhóm giúp
các em tạo được không khí sôi nổi trong lớp học, các em hoạt động tích cực hơn và
rất hăng hái, các em không còn ngồi thụ động trong lớp học nữa. Các em không chỉ
học mà vừa học vừa chơi, các em không còn cảm giác buồn tẻ và căng thẳng của
việc học tập nữa. Đây chính là một điều hết sức quan trọng góp phần thành công
của một tiết học.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
24
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Qua việc dạy và học phần Read của bộ môn Tiếng Anh lớp 8 ở trường
THCS Hòa Đông- huyện Krôngpak- tỉnh Đaklak theo phương pháp mới của bộ GD
và ĐT, trường đã áp dụng rất thành công phương pháp mới này không chỉ qua việc
dạy mà còn qua việc tiếp thu có hiệu quả của học sinh. Tuy nhiên do số lượng học
sinh có trình độ không đồng đều, số lượng học sinh đồng bào thiểu số chiếm chất
lượng khá đông nên còn nhiều em tiếp thu kiến thức bài học còn chậm chưa đạt
yêu cầu đề ra.
Phần C
KẾT LUẬN
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
25
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
I. Những giải pháp phát huy ưu điểm và cải thiện nhược điểm:
1. Phát huy ưu điểm:

Qua việc dự giờ, nghiên cứu và tìm hiểu các tiết học môn Tiếng Anh ở khối
8 phần Read ở trường thì em nhận thấy có những mặt ưu điểm sau:
- Gần 70% học sinh hiểu bài và làm bài tập trong sách giáo khoa và của giáo
viên đưa ra.
- Giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học như tranh ảnh, bảng phụ, băng rất
đạt hiệu quả trong các tiết học.
- Giáo viên tổ chức các trò chơi rất hay và thích hợp đối với từng bài học nên đã
giúp cho các em học sinh tham gia vào hoạt động bài học rất sôi nổi và hứng thú tạo
hiệu quả cao trong việc tiếp thu các kiến thức của bài học thông qua các trò chơi.
- Học sinh học bài cũ và chuẩn bò bài mới chu đáo và đầy đủ.
- Trang thiết bò dạy và học tương đối đầy đủ (tranh,ảnh, sách , băng, đài…)
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa,học tự chọn môn
Tiếng Anh…
- Nhà trường thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ kiểm tra chất lượng
dạy và học của giáo viên và học sinh.
Vì vậy nên kết quả học tập đạt chất lượng tốt và nhà trường nên duy trì các hoạt
động này và nên tổ chức thêm một số hoạt động và phong trào thi đua, trang bò
thêm các dụng cụ học tập,trang thiết bò cho việc học tập và giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh cũng như các bộ môn khác để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy của
giáo viên và kết quả học tập của các em học sinh.
1. Cải thiện các nhược điểm:
Mặc dù phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read có nhiều
ưu điểm nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
26
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
- Trình độ tiếp thu giữa các em học sinh chưa đồng đều, tỷ lệ học sinh đồng
bào khá đông nên đa số các em còn tiếp thu chậm. Vì vậy, giáo viên dạy cần chú ý
quan tâm đến các em hơn nữa.
-Giáo viên nên đưa thêm một số bài tập, các đoạn văn nhằm mở rộng cho

học sinh về kiến thức bài vừa học.
- Thời gian giáo viên cho học sinh làm cặp và nhóm còn hơi ít thời gian nên
các em chưa thảo luận kỹ được vấn đề vì vậy giáo viên cần cho các em thêm thời
gian thảo luận.
- Giáo viên cần gọi tất cả các đối tượng học sinh để trả lời câu hỏi tránh chỉ
gọi các em khá giỏi để không có tình trạng chỉ có các học sinh giỏi thực sự làm
việc.
- Sau mỗi buổi học, giáo viên cần báo trước cho học sinh biết bài học hôm
sau để học sinh chuẩn bò bài trước ở nhà.
II. Bài học kinh nghiệm cho bản thân:
Qua đợt đi thực tập tại trường THCS Hòa Đông-huyện Krôngpak- tỉnh
Đaklak lần này, em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm trong việc học tập và
giảng dạy tiếng Anh trong trường THCS và đây cũng là hành trang cho em để tiếp
tục phấn đấu học tập ở trường tốt hơn và đònh hướng cho nghề nghiệp tương lai của
mình sau này.
Học tiếng Anh và việc sử dụng tiếng Anh lưu loát, điều đó không đơn giản
chút nào và để sử dụng được tiếng Anh trôi chảy đòi hỏi một sự nổ lực và rèn
luyện không ngừng. Ngay khi bắt đầu học tiếng Anh ở trường THCS thì thầy cô
giáo đã cho học sinh bước đầu làm quen với ngôn ngữ mới và học sinh tiếp thu
luyện tập và trau dồi kiến thức mới này để làm tiền đề cho các cấp trong học tiếp
theo cao hơn của các em. Và đối với từng đối tượng khác nhau với trình độ tiếp thu
khác nhau thì giáo viên cần có những phương pháp dạy cho phù hợp.
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
27
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Nói tóm lại, việc giảng dạy và học tập tiếng Anh đạt kết quả cao thì không
phải chỉ là một thời gian ngắn có thể đạt được mà đòi hỏi sự nổ lực lâu dài của
người dạy và người học.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô
giáo ở trường THCS Hòa Đông đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em thêm các

kiến thức về phương pháp dạy học và hoàn thành tốt đề tài. Và em cũng xin gởi lời
cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Ngọc Thanh Hải đã hướng dẫn cho em thực
hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài này không khỏi mắc những thiếu
sót và sơ xuất, rất mong thầy cô thứ lỗi và góp ý thêm cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hòa Đông ngày 14 tháng 4 năm 2007


PHỤ LỤC
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
28
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
Sau đây em xin trình bày 2 tiết dự giờ của mình tại trường THCS Hòa Đông
về phần Read của bộ môn Tiếng Anh lớp 8 do 2 giáo viên khác nhau dạy cùng một
bài học:
Trường THCS Hòa Đông
Lớp 8A3
Giáo viên dạy: Lê Thi Kim Chi
Ngày dạy:27/3/2007
Unit 13: FESTIVALS
Lesson: Read
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Pre-reading:
-Giáo viên đưa các vật liên quan về ngày
Noel và yêu cầu học sinh đoán là ngày lễ
gì.
-Học sinh đoán tên ngày lễ:
-Giáo viên giới thiệu từ mới(bằng các lời
giải thích, tranh ảnh…)
-Học sinh đoán nghóa từ mới, chép từ mới

vào vở.
-Giáo viên đọc từ mới,yêu cầu học sinh
đọc theo, gọi 3 học sinh đọc lại và sữa ngữ
âm.
-Học sinh đọc từ mới và làm theo hướng
dẫn.
-Thiệp giáng sinh
-Ông già Noel
-Đóa nhạc Noel
Chritsmas
New words:
-The Christmas tree: cây thông Noel
-spread throughout: lan rộng khắp
-The christmas card: thiệp mừng
Noel
-design: thiết kế
-century: thế kỷ
-trandition: truyền thống
-Christmas carols: những bài thánh
ca
-peform: biểu diễn
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
29
Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh lớp 8 phần Read
While-reading:
-Giáo viên yêu cầu học sinh nghe băng và
điền vào những từ còn thiếu(sử dụng bảng
phụ)
-Học sinh nghe băng và điền từ (nghe băng
2 lần).

-Giáo viên gọi học sinh điền tư
ø
-Học sinh điền từ.
-Giáo viên sữa bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài
khóa và làm bài tập 1 trong sách giáo
khoa.
-Học sinh đọc bài và làm bài.
-Santa Claus:ông già noel
-jolly: vui vẻ
-saint: thánh
-professor: giáo sư
-description: sự mô tả
Complete the sentences:
1.A christmas tree was first
decorated in…………
2.The christmas trees came to USA
in………
3.The christmas cards were desigded
in……
4.Christmas songs were performed
……….
5.Santa claus became popular in
USA in……
1 .1500s
2. 1800
3. mid 19 th century
4. 800years ago
5. 1823
Complete the table:

Christmas
specials
Place of
origin
Date
The Christmas
Tree
Riga Early
1500s
Phạm Thò Kim Anh - Lớp Anh văn K30
30

×