Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.75 KB, 14 trang )

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸
trêng thpt ba ®×nh - nga s¬n
******
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI

Người thực hiện: Hồ Thị Anh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Ngữ Văn
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2013
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng của việc dạy, học văn hiện nay
Thực tế là nhiều năm gần đây học sinh không thích học môn văn và chất
lượng dạy học văn có giảm sút. Điều đó có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân
chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do việc dạy
học văn trong các nhà trường chưa gây được hứng thú cho học sinh. Vì vậy yêu
cầu đổi mới đã được ngành giáo dục rất coi trọng. Trong đó có đổi mới về
chương trình sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp giảng dạy, đổi mới về
kiểm tra đánh giá.
II. Ưu thế của nghị luận về một đoạn trích văn xuôi trong việc đổi mới
kiểm tra đánh giá môn ngữ văn
Trước đây, nghị luận văn học trở thành hình thức làm văn duy nhất trong nhà
trường và trong các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học. Nội dung làm văn
phần lớn là phân tích, bình giảng tác phẩm theo những chủ đề cho trước. Người
làm bài chủ yếu là vận dụng kiến thức, kĩ năng để minh họa cho những chủ đề
đã chọn. Cách làm này tuy cần thiết nhưng đã hạn chế tính chủ động sáng tạo
của học sinh rất nhiều. Vì vậy, trong chương trình làm văn này, bên cạnh nghị
luận văn học còn có nghị luận xã hội. Đồng thời, các tác giả đã chú ý phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh trong việc đề xuất luận điểm, giảm bớt cách
ra đề chỉ định nội dung cần phân tích.


Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có ưu thế riêng trong việc phát
triển tư duy chủ động của học sinh. Nếu nghị luận về một tác phẩm, học sinh rất
dễ học thuộc các đơn vị kiến thức, thậm chí là sao chép từ tài liệu, từ bài giảng
của các thầy cô, thì nghị luận về một đoạn trích văn xuôi buộc học sinh phải có
sự tìm tòi, đào sâu .Và thực tế là trong các tài liệu cũng rất ít có đề nghị luận về
một đoạn trích.
Trong bài viết này tôi xin đề cập tới việc ra đề kiểm tra và cách rèn luyện cho
học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi.
PHẦN II : GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ
I. VỀ VIỆC RA ĐỀ VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
1. Đề văn
- Đoạn trích bao giờ cũng nằm trong chỉnh thể của một tác phẩm, đoạn trích thể
hiện một khía cạnh trong nội dung của tác phẩm Ra đề phải chọn được những
đoạn trích tập trung chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của nhà
văn.
- Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có thể yêu cầu nghị luận về giá trị
nội dung, nghị luận về giá trị nghệ thuật của đoạn trích; nghị luận về nhân vật;
cũng có thể là tổng hợp tất cả các khía cạnh ấy.
- Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có dạng đề được chỉ định nội dung
cũng có dạng đề mở. Có thể ra cả hai dạng đề này để vừa rèn kĩ năng cơ bản lại
vừa phát huy được tư duy chủ động của học sinh.
- Ví dụ :
Đề 1: Ấn tượng của anh / chị về nhân vật Chí Phèo từ đoạn trích mở đầu của
tác phẩm :
“ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế
cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay cả
làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”.
Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được

mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng
không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế có khổ hắn không ?
Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi nầy ?
A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân
hắn, đẻ ra cái thằng Chi Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có
mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ”
( Chí Phèo - Nam Cao)
Đề 2
Ông Huấn Cao đã trả lời viên thơ lại khi đã hiểu được tấm lòng của Quản
ngục và tin ngày mai mình phải về kinh để chịu án tử hình : “Về bảo với chủ
ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một
bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quí thực. Ta nhất sinh không vì vàng
ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có
hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta
cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người
như thầy Quản đây lại có sở thích cao quí như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ
mất một tấm lòng trong thiên hạ”
( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân )
Từ câu trả lời này, anh /chị hiểu thêm những gì về hình tượng nhân vật
Huấn Cao ?
Đề 3
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài
viết :
“ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu
còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao
nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe
tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên,
gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
Đề 4 : Sau cơn say rượu, đánh đuổi vợ, Hộ đã khóc vì hối hận. Nam Cao viết :
“ Hắn lại càng khóc to lên và cố nói qua tiếng khóc :
- Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn !
- Không ! Anh chỉ là một người khổ sở ! Chính vì em mà anh khổ ”
( Đời thừa - Nam Cao)
Mẩu đối thoại trên đây của vợ chồng Hộ đã giúp anh/ chị cảm nhận được bi
kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ như thế nào?
Đề 5
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực với cách lập luận
chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo. Điều đó được thể hiện như thế nào ở đoạn trích mở đầu
của tác phẩm :
“ Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền dược
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói :
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.”
(Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh )
Đề 6
Về đoạn kết trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu :
“ Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất

bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi
vẫn được treo nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy
là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng của
ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu
hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy bước ra từ tấm ảnh, đó là một người
đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch
có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới
suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi. bàn chân giậm trên mặt đất chắc
chắn, hòa lẫn trong đám đông ”
( Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận : bố cục bài viết rõ ràng; trình
bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác Bài
văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng :
- Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm.
Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của
đoạn trích lại sơ lược.
- Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác
phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây
dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể
của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
1. Cách tìm hiểu đề
1.1. Xác định nội dung nghị luận
- Đối với những đề có yêu cầu nội dung cụ thể, cần tập trung để giải quyết các
yêu cầu ấy ( đề 3, đề 5).
Ví dụ đề 3
Đề bài đặt ra hai yêu cầu : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật của nhà văn.

- Đối với những đề không chỉ định nội dung cụ thể, học sinh phải tự xác định
nội dung ( đề 1, đề 2, đề 4. đề 6)
Ví dụ đề 1 : Học sinh phải xác định được đoạn văn này nói về tiếng chửi của Chí
Phèo. Và từ tiếng chửi ấy để suy nghĩ về số phận của nhân vật.
1.2. Xác định phương thức nghị luận và phạm vi dẫn chứng
2. Cách lập dàn ý
2.1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đọan trích cần nghị luận
2.2. Thân bài
Học sinh tách ý theo yêu cầu của đề bài nhưng cũng có những đề học sinh phải
tự tìm ý và sau đó sắp xếp các ý theo một hệ thống.
* Ví dụ đề 1
Đây là một đề không chỉ định nội dung. vì vậy ở phần thân bài, học sinh phải tự
tách thành các ý.
a. Tiếng chửi của Chí Phèo
- Đối tượng của tiếng chửi : trời, đời, làng Vũ Đại, cha đứa nào không chửi nhau
với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn.
+ Chí là một kẻ khùng. Vì chỉ có kẻ khùng mới chửi như vậy. Nhưng cách sắp
xếp đối tượng chửi lại rất có trật tự. Rõ ràng đây là phút tỉnh táo của một kẻ
khùng.
+ Đối tượng chửi đặc biệt, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Rõ ràng
Chí muốn có người chửi nhau với hắn. Đây là khát vọng được giao tiếp của Chí.
- Cấp độ của tiếng chửi : tức mình; tức thật, thế này thì tức thật, tức chết đi được
mất; hắn nghiến răng vào mà chửi -> Mức độ tăng cấp. Có khát vọng ngày càng
mãnh liệt và có cả cái quằn quại đau đớn của Chí Phèo.
- Tiếng chửi của Chí không được ai đáp lại.
b. Số phận của Chí Phèo
- Chí thật cô đơn.
- Chí càng khao khát, càng tuyệt vọng đau đớn.

- Người ta không chấp nhận Chí; không ai xem Chí là con người. Bi kịch của
Chí là bi kịch của con người bị cự tuyệt quyền làm người, bị xã hội loại ra khỏi
cộng đồng
* Ví dụ đề 3
Học sinh phải tách tách thành hai ý theo yêu cầu của đề bài. Trong mỗi ý lớn,
học sinh phải xác định được các ý nhỏ.
a. Hình ảnh nhân vật Mị
- Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không
biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi
theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em
yêu người nào, em bắt pao nào ”).
+ Mị vốn là một cô gái yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt. Dù bị trà đạp
nghiệt ngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân.
+ Nếu ban đầu, tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã nhập hẳn
vào tâm hồn Mị. Mị đang sống trọn với nó. Tiếng sáo là tiếng gọi của tình yêu,
tình đời; tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã ; tiếng sáo đã đánh thức khát vọng sống
nơi Mị.
- Số phận của Mị (Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị
không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa
vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa).
+ Mị bừng tỉnh, dây trói của A Sử làm Mị nhận ra hiện thực nghiệt ngã. Khát
vọng sống của Mị đã bị chặn đứng.
+ Mị nghĩ mình không bằng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không bằng con
ngựa (Mị là con dâu gạt nợ, là thân phận nô lệ, bị giam hãm )
-> Tấm lòng của nhà văn.
b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn
- Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo
một trình tự hợp lí :
+ Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức
đẹp.

+ Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước
đi.
+ Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe
tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa.
- Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả : hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen
thuộc.
-> Tài năng của nhà văn
* Ví dụ đề 4
Qua lời nói của Hộ và lời đáp của Từ để thấy được bi kịch của nhà văn Hộ
a. Lời nói của Hộ : Hộ nhận ra mình là “ một thằng khốn nạn”
- Giọt nước mắt và lời nói đứt quãng, nghẹn ngào thể hiện nỗi đau đớn của Hộ.
- Hộ lên án, xỉ vả, kết tội mình một cách gay gắt. Đây là lúc Hộ tỉnh táo để nhận
ra bi kịch của đời mình.
- Còn gì đau hơn một con người từng có khát vọng ước mơ chân chính, đẹp đẽ
nay nhận ra mình là người thừa, người vô ích. Còn gì đau hơn một con người
suốt đời vì lẽ sống tình thương, xem tình thương là một tiêu chuẩn để xác định
nhân cách thì nay lại vi phạm lẽ sống của mình. Càng ý thức được điều đó, Hộ
càng đau đớn.
b. Lời đáp lại của Từ
- Bằng lòng cảm thông, Từ nhận ra nhân cách của Hộ. Hộ chỉ là một người khổ
sở chứ không phải là “ một thằng khốn nạn”
+ Hộ từng khao khát trở thành một nghệ sĩ chân chính, được đóng góp cho đời.
+ Hộ đã khao khát làm một người chân chính và sẵn sàng đỡ trên đôi vai của
mình những số phận bất hạnh.
- Từ cũng nhận ra nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Hộ. Vì em mà anh khổ. Vì
Từ, hay còn vì nguyên nhân khác? Thực tế là xã hội không cho Hộ thực hiện
những ước mơ của mình.
-> Tấm lòng của Từ hay đó chính là tấm lòng của nhà văn Nam Cao.
Ví dụ đề 6
Đây cũng là một đề mở, học sinh tự xác định nội dung.

a. Là cách kết gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm
- Sau những khám phá về vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện thực cuộc sống, nhất là
câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả không đưa ra cách giải quyết về
nạn bạo lực gia đình. Bởi cuộc sống rất phức tạp. Làm thế nào để có cách giải
quyết triệt để. Đó là vấn đề người đọc phải tự suy ngẫm.
- Kết lại tác phẩm là bức ảnh nghệ thuật.
b. Bức ảnh nghệ sĩ Phùng đem về năm ấy là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
- Là bức ảnh đen trắng.
- Đem lại những ấn tượng lạ lùng
+ Ngắm kĩ (khám phá bằng lòng say mê), thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh
sương mai. Đó là vẻ đẹp nên thơ. Trước vẻ đẹp ấy tâm hồn con người cũng trở
nên trong ngần.
+ Nhìn lâu hơn ( khám phá sâu hơn), thấy người đàn bà miền biển cao lớn với
những đường nét thô kệch,khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm, bàn
chân giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Hình ảnh người dàn
bà làng chài là hình ảnh của cuộc đời.
c. Triết lí của nhà văn
- Nghệ thuật là cái đẹp nhưng nghệ thuật còn phải vì cuộc đời, dù hiện thực cuộc
đời còn thô ráp, phũ phàng. Nghệ thuật phải vì con người, cho con người, những
người bình thường nhất trong cuộc sống đời thường.
- Người nghệ sĩ hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với hiện thực. Người
nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, vào những số phận của con
người.
2.3 Kết bài
- Đánh giá những giá trị của đoạn trích, vai trò của đoạn trích đối với toàn tác
phẩm.
- Tài năng của nhà văn.
3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
VÀ CÁCH VIẾT BÀI.
3.1 Vận dụng các thao tác nghị luận

- Đây là những đề văn không chỉ định về thao tác nghị luận vì vậy học sinh dựa
vào nội dung của đề mà lựa chọn thao tác nghị luận phù hợp.
- Nhưng nhìn chung là phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận trong một bài văn.
Ngoài những thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác
bỏ học sinh cũng phải biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như : tự
sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm.
Ví dụ đề 1, học sinh nên chọn thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so
sánh
3.2 Hướng dẫn học sinh viết bài
- Mỗi bài văn là một sự sáng tạo riêng của học sinh, các em có thể dựa vào thế
mạnh riêng của mình để vận dụng các thao tác lập luận trong việc thể hiện nội
dung ý tưởng.
- Nhưng một yêu cầu chung là bài văn phải đảm bảo được những ý cơ bản như
trong phần dàn ý và phải sắp xếp ý theo một hệ thống.
- Ví dụ đề 4 ( Trích một số đoạn trong bài viết của học sinh Phạm Thị Hoàng
Anh, lớp 11C, trường THPT Ba Đình, năm học 2012 -2013 )
Đoạn 1 : Tác phẩm Đời thừa của Nam Cao là tiếng nói nhân đạo của nhà văn
khi viết về tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ - một nhà văn có lí tưởng, có
khát vọng nhưng bị dồn đẩy vào con đường tha hóa về nhân cách. Mẩu đối thoại
của vợ chồng Hộ nằm ở gần cuối tác phẩm không chỉ thể hiện nỗi đau đớn, sự
thức tỉnh của nhà văn Hộ mà còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của Nam
Cao.
Đoạn 2 : Câu nói của Hộ chính là tiếng nói chân thật tự đáy lòng của một con
người khổ sở. Hộ đã tự nhận ra mình là một thằng khốn nạn, khốn nạn trong
nghề nghiệp và khốn nạn cả trong lẽ sống tình thương. Lời nói đứt quãng, nghẹn
ngào và giọt nước mắt chính là nỗi đau. Đau vì Hộ biết Hộ đã phản bội lại lí
tưởng của đời mình. Là một nhà văn mà hắn đã phải viết những gì mà hắn
không muốn viết. Là một con người, hắn lại là kẻ vũ phu, hắn hành hạ những
người mà hắn yêu thương. Rõ ràng, khi là một nhà văn Hộ không phải là một
nhà văn chân chính và khi là một con người, Hộ cũng không thể làm một con

người chân chính. Hộ đau đớn vì thấy mình đã sống cuộc đời thừa, nó cứ mốc
lên rồi rỉ đi để rồi chết mà chưa được sống. Có thể nói giọt nước mắt của Hộ là
giọt nước mắt đau đớn, là giọt nước mắt thức tỉnh. Tiếng nói run rẩy của Hộ là
tiếng nói của một nhân cách đã hoàn lương và mong có sự vị tha của con người.
Đoạn 3 : Lời nói nghẹn ngào của Từ chất đầy một niềm thương cảm, một tấm
lòng vị tha. Từ hiểu rằng Hộ không phải là người khốn nạn. Từ hiểu rằng, Hộ
chỉ là một người khổ sở và anh cứ phải gánh chịu những khổ sở trên đôi vai của
mình. Đó là niềm cảm thông của một con người giàu đức hi sinh. Từ đã không
trách móc mà mở đường cho Hộ quay về. Từ đã cho Hộ một niềm tin để về với
ánh sáng của sự lương thiện. Có thể nói Từ chính là sứ giả tình thương mà Nam
Cao tặng cho cuộc đời của Hộ. Trong câu nói của Từ còn cho ta biết nguyên
nhân vì sao mà đời Hộ khổ. Từ hiểu rằng đó là vì mình, vì gia đình với những
gánh nặng áo cơm đã ghì Hộ sát đất, đã không cho Hộ làm một nhà văn chân
chính với những lí tưởng cao đẹp. Nhưng nguyên nhân sâu xa khiến Hộ rơi vào
bi kịch tinh thần chính là xã hội Việt Nam đã giết chết ước mơ khát vọng của
con người. Xã hội ấy đã dứt khoát không cho người trí thức trẻ cùng một lúc
thực hiện hai khát vọng : làm một nhà văn chân chính và làm một con người
chân chính.
Đoạn 4 : Từ mẩu đối thoại này, ta không chỉ thấy được tấm lòng cảm thông của
nhà văn Nam Cao dành cho Hộ mà còn thấy được niềm tin của nhà văn vào khả
năng thức tỉnh của con người. Nam Cao đã để cho nhân vật tự nhận ra cái bản
ngã của chính mình để biết vươn lên sống với nhân cách của một con người
lương thiện. Khi Hộ biết dừng lại bên bờ vực của sự tha hóa, biết quay đầu lại
cuộc đời, Nam Cao đã nâng đỡ những tấm lòng hướng thiện ấy, mở đường cho
họ được sống như con người. Nam Cao còn khẳng định sức mạnh của tình
thương. Chính tình thương có khả năng thức tỉnh nhân tính. Tình thương của Từ
dành cho Hộ hay đó chính là tình thương của Nam Cao. Bằng trái tim yêu
thương, Nam Cao đã thắp sáng ngọn lửa lương thiện ở tâm hồn mỗi người Vì
vậy , cho dù lời văn có sắc lạnh tỉnh táo, thì người đọc vẫn đọc được ở đó một
tấm lòng đằm thắm và nặng trĩu yêu thương.

- Nhận xét :
+ Trong 4 đoạn văn trên , rõ ràng học sinh đã tập trung vào nội dung của vấn
đề, đó là từ mẩu đối thoại của vợ chồng Hộ để làm rõ dược bi kịch của người trí
thức nghèo trong xã hội cũ. Học sinh đã tránh được lỗi thường gặp là sao chép
lần lượt các đơn vị kiến thức như nghị luận cả về tác phẩm. Mặt khác, học sinh
đã vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm một cách hợp lí để làm rõ vấn đề, đồng
thời cũng có những phát hiện tinh tế và cách đánh giá sắc sảo.
+ Học sinh đã biết cách vận dụng các thao tác nghị luận và có sử dụng các
phương thức biểu đạt trong quá trình nghị luận.
* Đoạn văn 1, có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Đoạn văn 2, học sinh đã sử dụng thao tác phân tích, chứng minh (Hộ đã tự
nhận ra mình là một thằng khốn nạn, khốn nạn trong nghề nghiệp và khốn nạn
cả trong lẽ sống tình thương. Lời nói đứt quãng, nghẹn ngào và giọt nước mắt
chính là nỗi đau) , thao tác bình luận (Rõ ràng, khi là một nhà văn Hộ không
phải là một nhà văn chân chính và khi là một con người, Hộ cũng không thể làm
một con người chân chính. Hộ đau đớn vì thấy mình đã sống cuộc đời thừa, nó
cứ mốc lên rồi rỉ đi để rồi chết mà chưa được sống), Sử dụng phương thức biểu
cảm (Có thể nói giọt nước mắt của Hộ là giọt nước mắt đau đớn, là giọt nước
mắt thức tỉnh. Tiếng nói run rẩy của Hộ là tiếng nói của một nhân cách đã hoàn
lương và mong có sự vị tha của con người.)
* Đoạn văn 3, ngoài việc sử dụng hợp lí các thao tác nghị luận, học sinh còn biết
vận dụng rất linh hoạt các kiểu câu. Bên cạnh những câu ngắn, có những câu
dài. Đặc biệt, học sinh còn biết sử dụng kiểu điệp cấu trúc (Từ hiểu rằng Hộ
không phải là người khốn nạn. Từ hiểu rằng, Hộ chỉ là một người khổ sở và anh
cứ phải gánh chịu những khổ sở trên đôi vai của mình)
* Đoạn văn 4, học sinh sử dụng thao tác bình luận khá tốt, có những câu đánh
giá vấn đề sâu sắc, lời văn có cảm xúc.
Lưu ý
Từ các bước cụ thể, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra kết luận về cách
làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi : đọc kĩ tác

phẩm, đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm,
luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Việc ra đề và kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong đổi mới phương
pháp giảng dạy. Ra đề và rèn luyện cho học sinh cách nghị luận về một đoạn
trích văn xuôi cũng không ngoài mục đích ấy.
- Thực tế trong công tác giảng dạy, khi ra dạng đề như thế này sẽ tránh được cơ
hội để các em sao chép tài liệu, sử dụng bài văn mẫu. Dạng đề này buộc các em
phải độc lập suy nghĩ, phải tìm tòi sáng tạo, đồng thời phải biết vận dụng kiến
thức của tác phẩm một cách hợp lí. Như vậy giáo viên vừa phát huy được tính
chủ động tích cực của học sinh lại vừa đánh giá chính xác năng lực của từng học
sinh.
- Những năm học gần đây, trong những lần kiểm tra để chọn đội tuyển học sinh
giỏi hay kiểm tra chất lượng các môn thi đại học, tổ Ngữ văn của trương THPT
Ba Đình chúng tôi cũng đã chú ý ra dạng đề này. Chúng tôi thấy có hiệu quả
trong việc phân hóa học lực của học sinh, giúp giáo viên có cơ sở trong việc bồi
dưỡng để nâng cao chất lượng môn ngữ văn của nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Nga Sơn , ngày 15/5/2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Hồ Thị Anh

×