Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KHẢO NGHIỆM GIỐNG CAO SU TẠI CÁC VÙNG TRỒNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.6 KB, 16 trang )

Lưu ý:
- Đây là tham luận của Viện NCCS Việt Nam tại Hội nghị nông nghiệp
lần 3 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày 12/7/2012, không phải là
văn bản chỉ đạo chính thức của Tập đoàn.
- Vui lòng ghi rõ nguồn: www.rubbergroup.vn khi trích dẫn lại thông
tin từ website.


CẬP NHẬT KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÊN CÁC VÙNG
TRỒNG CAO SU TẠI VIỆT NAM
Bộ môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam


1. GIỚI THIỆU
Cơ cấu giống cao su khuyến cáo 2011-2015 do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam (VRG) ban hành. Cơ cấu giống mới dựa trên cơ sở của cơ cấu giống trước và
cập nhật số liệu trên mạng lưới khảo nghiệm giống do Viện chủ trì và kết hợp với
các công ty trong ngành thực hiện cũng như thông tin phản hồi từ sản xuất. Ngoài
việc hiệu chỉnh, bổ sung giống vào các Bảng; cơ cấu cũng đưa ra khuyến cáo giống
cho các vùng trồng cao su mới.
Một số đặc điểm của giai đoạn mới:
- Mở rộng địa bàn trồng cao su, nhiều vùng có điều kiện tới hạn như đất dốc, địa
hình phân tán, rừng khộp nghèo, khí hậu thất thường (rét hại, gió mạnh, khô
hạn ).
- Thay đổi về đất trồng ngay cả ở vùng truyền thống: Tái canh nhiều chu kỳ làm
thay đổi kết cấu, dinh dưỡng và nguồn bệnh cao su.
- Bệnh hại xảy ra trên diện rộng đặc biệt là bệnh Corynespora và bệnh
Botryodiplodia.
- Mục tiêu cao hơn, khả năng thâm canh cao: Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản
(KTCB), năng suất cao hơn giai đọan trước (trên 2 tấn/ha ở vùng truyền thống).
Để góp phần triển khai áp dụng cơ cấu giống cao su hiện hành, báo cáo này cập


nhật một số kết quả khảo nghiệm giống trên các vùng trồng cao su trong nước.
Nguồn tư liệu từ các đề tài nghiên cứu chính cấp Bộ NN&PTNT và cấp Tập Đoàn
như sau: (1) Nghiên cứu chọn giống cao su thích hợp miền núi phía Bắc 2011-
2015, Đề tài cấp Bộ; (2) Nghiên cứu chọn giống cao su thích hợp cho Tây Nguyên
và Miền Trung 2009-2013, đề tài cấp Tập Đoàn và (3) Nghiên cứu chọn giống cao
su thích hợp miền núi phía Bắc 2008-2010, đề tài cấp Tập Đoàn. Bên cạnh đó,
Viện đã hợp tác với các công ty Đông Nam bộ thực hiện các đề tài triển khai cơ
cấu giống: Lộc Ninh, Phú Riềng, Đồng Phú, Đồng Nai, Dầu Tiếng, Phước Hòa và
Tây Ninh.



2. THÀNH TÍCH CÁC GIỐNG TRIỂN VỌNG TRÊN CÁC VÙNG TRỒNG
CAO SU
2.1 Đông Nam Bộ
Hai giống Bảng I có từ cơ cấu 2006-2010: RRIV 1 và PB 255 trồng đại trà cho sản
lượng cao, kháng bệnh Corynespora, tuy nhiên đã thể hiện nhược điểm là hệ số
nhân giống thấp, khó ghép sống- đặc biệt là PB 255 là hạn chế đáng kể cho việc
mở rộng diện tích hai giống này. RRIV 5 và RRIV 124 được đưa lên từ Bảng II (cơ
cấu giống 2006-2010) đã cho thấy có những ưu điểm nhất định.

RRIV 5
Năng suất cao, sớm tương đương RRIV 1. Trung bình 5 năm đầu chưa kích thích
đạt 2 tấn/ha/năm trên chung tuyển ở Đông Nam Bộ (Bảng 1). Đáp ứng với kích
thích mủ khá.
Trên vườn sản xuất tại Lai Khê (Mono block), RRIV 5 cho năng suất tương tự như
trong thí nghiệm với bình quân 6 năm đạt 1,9 tấn/ha; tương đương với năng suất
RRIV 1 ở lô kế cận (Bảng 1).
Bảng 1: Năng suất của RRIV 5 trên các vườn khảo nghiệm tại Đông Nam Bộ
Thí nghiệm

Năm cạo- Kg/ha/năm
Trung bình

1 2 3 4 5 6 7 8
Lai Khê, CT 90*

1.330

1.748

2.037

2.384

2.026

2.494

2.175

- 2.028 (125)
Lai Khê, XT 95 1.095

1.720

- - 1.722

2.142

- 2.310


1.798 (110)
Mono LK 97 1.001

1.717

2.206

2.123

2.178

2.294

- - 1.920
(*) Chế độ cạo S/2 d3, không kích thích.(số trong ngoặc)= % so PB 235.

Với chế độ cạo có kích thích, sau 4 năm khai thác, RRIV 5 có sản lượng và đáp
ứng kích thích tương đương PB 235 (Bảng 2).
Bảng 2: Sản lượng RRIV 5 có kích thích năm thứ 4 trên vườn chung tuyển tại Lai
Khê - CTLK90
DVT NT DRC g/c/c kg/ha/7 tháng % đối chứng
RRIV 5
Không KT 35,0 44,5 1140,4 100
KT 34,5 50,1 1283,9 112,6
Trung bình 34,8 47,3 1212,2
PB 235

Không KT
40,5 43,9 1125,9 100

KT 38,0 48,9 1253,4 111,3
Trung bình 39,2 46,4

1189,7
Ghi chú: Số lần cạo trong 7 tháng năm 2005: 57 lần, số cây cạo/ha: 450.
Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần kích thích đến sản lượng của RRIV 5 và đối
chứng PB 235 ở năm cạo thứ ba có áp dụng kích thích liên tục trong 3 năm trên
vườn XTLK 95 cho thấy:
- Sau 3 năm áp dụng, RRIV 5 vẫn duy trì khả năng đáp ứng với kích thích và
thích hợp nhất với nghiệm thức xử lý kích thích nhẹ 2 lần/năm, sản lượng
(g/c/c) đạt 128,7% so với đối chứng không kích thích. Tuy nhiên, kích thích
nhiều lần hơn có xu hướng làm giảm đáp ứng.
- Trung bình sản lượng trong thời gian theo dõi của RRIV 5 vượt hẳn so PB 235 (160%).

Sinh trưởng: Vùng thuận lợi có sinh trưởng rất khoẻ, vanh mở cạo tương đương
hoặc vượt PB 235 đến 9%; tăng trưởng tốt trong thời gian khai thác, tương đương
PB 235 (Bảng 3). Trên các vườn sản xuất thử, RRIV 5 có sinh trưởng ở giai đoạn
KTCB khỏe nhất trong các giống Bảng I và II ở Đông Nam Bộ hiện nay, có thể mở
cạo sau 5 năm KTCB với đất Hạng I. Tại Phú Riềng trên vườn sản xuất thử trồng
2009, vanh RRIV 5 vượt 8% so RRIV 124 (32,2 cm so 29,7 cm đo tháng 5/2012).
Bảng 3: Vanh thân lúc mở cạo và tăng vanh cạo của RRIV 5 – Đông Nam Bộ
Thí nghiệm

Vanh
mở cạo
%
PB 235
TVC/
3 năm đầu


%
PB 235
TVC/
3 năm
%
PB 235

CTLK 90 50,91 101,76 2,28 104,92 1,78 84,20
XTLK 1/95

50,78 104,83 1,37 89,37
XTĐP 94 50,26 109,24 2,26 101,35
Ghi chú: LK = Lai Khê; ĐP = Đồng Phú

RRIV 124 (LH 90/952)
Sản lượng trung bình 10 năm cạo đạt 91,2 g/c/c, ước lượng năng suất trên 3,6
tấn/ha/năm (sơ tuyển tại Lai Khê) (Bảng 4). Sản lượng năm đầu thấp hơn PB 235
nhưng tăng rất cao từ năm thứ 3 trở đi, ít giảm sản lượng ở miệng cạo thấp và vượt
trên 100 g/c/c ở mặt cạo BO2 (Bảng 4). Ở năm cạo thứ 11, cạo 2 miệng cùng lúc,
vẫn duy trì sản lượng cao, đạt trên 84 g/c/c ở miệng úp và trên 92 g/c/c ở miệng
cạo ngữa (trên mặt cạo BO2); sản lượng có thể đạt đến 6,4 tấn/ha/năm (Bảng 5).
Bảng 4: Sản lượng của RRIV 124 trên vườn sơ tuyển tại Lai Khê, STLK 94
DVT

Sản lượng cá thể qua các năm, gam/cây/lần cạo (g/c/c)
Trung
bình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
RRIV124
g/c/c


30,66

46,20

73,32

99,52

109,31

102,99

102,32

114,39

120,10

113,33

91,21
(142)
Kg/ha/năm 1.242 1.871 2.969 4.030 4.427 4.171 4.144 4.633 4.864 4.590 3.694
Chế độ cạo S/2 d3, kích thích từ năm thứ 3. (Số trong ngoặc)= % so PB 235
Bảng 5: Sản lượng của RRIV 124 trên vườn sơ tuyển tại Lai Khê, STLK 94, ở năm
cạo thứ 11
DVT

Số cây

hữu
hiệu/ha
Miệng
úp
(g/c/c)
Miệng
ngữa
(g/c/c)
Cộng
(g/c/c)
Kg/ha/nă
m

%PB235

RRIV 124 403 84,69 92,64 177,32 6,432 130,2
PB235 315 110,73 63,56 174,29 4,941 100,0
Chế độ cạo: miệng úp S/4 d3 năm đầu; miệng ngữa S/2 d3 trên vỏ tái sinh.
Sinh trưởng khỏe trong thời gian KTCB (Bảng 7); trên Sơ tuyển tại Lai Khê, vanh
mở miệng cạo tương đương PB 235 (Bảng 6). Tăng vanh trong khi cạo rất tốt, thân
thẳng, cao – trữ lượng gỗ rất cao.
Bảng 6: Sinh trưởng và tăng vanh cạo của RRIV 124 trên vườn sơ tuyển tại Lai
Khê STLK 94
DVT


Vanh mở cạo,
4/2001
Vanh sau 9 năm cạo
04/2010

Tăng vanh cạo

cm % cm % Đc cm % Đc
RRIV 124 54,78 96,7 78,17 104,0 2,60 126,6
PB 235 56,65 100 75,13 100,0 2,05 100,0
PB 260 48,04 84,8 61,00 81,2 1,44 70,2

Bảng 7: Vanh thân RRIV 124 trên các chung tuyển Lai Khê (4/2012), Lộc Ninh,
Đồng Nai và Phú Riềng (đo tháng 11/2011)
Chung tuyển

Lai Khê Lộc Ninh Phú Riềng Đồng Nai, 2009
CT LK 07 CT LN 08 CT PR 09 CT ĐN1

CTĐN 2

Vanh, cm/1m (%
ĐC)
36,7 (97,2)*

14,9 (105) 13,9 (117) 10,9
(110) 9,2 (115)

Ghi chú: CT 1-Cẩm Đường (đất đỏ, hạng I); CT 2-An Viễng (Đất xám, hạng II).
*Số trong ngoặc = Lai Khê ( % so RRIV 4). Lộc Ninh, Phú Riềng, Đồng Nai (% so PB 260).

RRIV 114
Hầu hết các giống thuộc Bảng II vùng Đông Nam Bộ đã có số liệu năng suất trên
vườn khảo nghiệm qui mô lớn, riêng RRIV 114 chỉ mới đưa vào khai thác trên các
vườn sản xuất thử, cụ thể tại Tây Ninh (2010), Lai Khê (2011) và Lộc Ninh

(2012). Về sinh trưởng giai đoạn KTCB, RRIV 114 có sinh trưởng rất khỏe và
đồng đều nên tỉ lệ đưa vào mở cạo rất cao (6 năm KTCB ở Lộc Ninh và Bến Củi; 7
năm ở Lai Khê) (Bảng 8).
Trên vườn sản xuất thử Tây Ninh (XTTN 05), RRIV 114 sinh trưởng khỏe- mở
cạo ở năm thứ 6 sau trồng (trồng tum trần 7/2005, mở cạo 7/2010) và tăng vanh
cạo tốt. Trên vườn sản xuất thử Lai Khê (XTLK 04), vanh mở cạo tương đương
RRIV 4, tăng vanh cạo vượt 30% so với đối chứng RRIV 4. Tương tự, trên hai
vườn sản xuất thử và trình diễn tại Lộc Ninh, RRIV 114 cũng biểu hiện sinh
trưởng khỏe, đã mở cạo sau 6 năm KTCB, đạt tiêu chuẩn theo qui trình (Bảng 8).
Bảng 8: Vanh thân mở cạo và tăng vanh cạo của RRIV 114 trên vườn sản xuất thử
và trình diễn tại Lai Khê, Tây Ninh và Lộc Ninh (cm/1m)
XTLK 04 XTTN 05 XTLN 06 SXLN 06
Vanh mở cạo,
04/2011
T. vanh cạo

Vanh mở cạo,
07/2010
T. vanh cạo/
năm
Vanh mở cạo,
04/2012
Vanh mở cạo,
04/2012
50,9
(99,9% RRIV 4)
3,5
(130,4% RRIV 4)

48,0 3,8 50,4

(99,6% RRIV4)
52,6
(111,5% PB260 )

Ghi chú: XT = Sản xuất thử; SX = Trình diễn; LK = Lai Khê; TN = Tây Ninh; LN = Lộc Ninh
Sản lượng rất cao ở năm cạo đầu tiên trên vườn sản xuất thử tại Lai Khê (XTLK
04), đạt 65 g/c/c tương ứng với năng suất đạt 2,1 tấn/ha/năm (Bảng 9). Trên vườn
sản xuất thử Tây Ninh (XTTN 05), RRIV 114 đạt sản lượng khá ngay ở năm thứ 5
sau trồng (năng suất đạt 1,6 tấn/ha/năm 1 và 1,8T/ha năm 2) (Bảng 9).
Bảng 9: Sản lượng RRIV 114 trên vườn sản xuất thử tại Lai Khê (mở cạo 04/2011)
và Tây Ninh (mở cạo 09/2010)
XTLK 04 XTTN 05, Bến Củi- Tây Ninh
Lai Khê, năm cạo 1 Năm cạo 1 (5 tháng)* Năm cạo 2
g/c/c T/ha/năm g/c/c T/ha/năm g/c/c T/ha/năm
65,1
(146,3)**
2,10 (175,2)

34,5 1,62 39,54

1,86

*Sản lượng từ 09/2010 - 01/2011; chế độ cạo S/2 d3, không kích thích
**Số trong ngoặc ( % so RRIV 4)- Số lần cạo 70 lần cạo/năm .

Một số giống triển vọng thuộc Bảng III
Qua 3 năm khai thác, một số giống triển vọng thuộc Bảng III như RRIV 205,
RRIV 208 và RRIV 209 cho sản lượng dẫn đầu trên các thí nghiệm sơ tuyển ở Lai
Khê, An Lộc, Suối Kiết. Năng suất các năm đầu ước tính đạt từ 1,5T-2T/ha/năm –
vượt hẳn RRIV 4 trên cùng vườn (Bảng 10).

Chi tiết


S

n lư

ng g/cây/l

n c

o

Vanh m


c

o

Tăng
vanh cạo

Năm 1 Năm 2 Năm 3 TB %ĐC Kg/ha/năm cm % cm
STLK 03, Lai Khê




RRIV 205 56,48 74,38 64,71 65,19 157,6 2.640 47,0 96,7 2,69

RRIV 208 48,71 60,81 50,56 53,36 129,0 2.161 45,4 93,4 3,86
RRIV 209 31,18 39,30 55,24 41,91 101,3 1.697 49,5 102,0 2,41
RRIV 4 30,78 46,84 46,49 41,37 100,0 1.676 48,6 100,0 1,25
STAL 03, An Lộc




RRIV 205 52,99 49,50 32,82 45,10 142,2 1.827 48,2 98,0 1,98
RRIV 208 - 39,54 39,84 39,69 125,1 1.607 44,2 89,8 3,94
RRIV 4 29,84 28,03 37,29 31,72 100,0 1.285 49,2 100,0 0,13
STSK 03, Su

i Ki
ế
t




RRIV 205 48,60 50,90 - 49,75 166,7 2.015 46,1
101,8
1,43
RRIV 208 42,54 52,44 - 47,49 159,2 1.923 45,4
100,3

2,78
PB 260 32,60 27,08 - 29,84 100,0 1.208 45,3
100,0


2,71
XTLK 03, Lai Khê


RRIV 208 64,60 61,30 - 62,95 153,1 1.565 46,1 89,2 3,05
RRIV 209 37,84 49,94 - 43,89 106,7 1.569 51,6 99,8 1,86
RRIV4 41,376

40,86 - 41,12 100,0 1.529 51,7 100,00 0,30
XTSK 03, Su

i Ki
ế
t




RRIV 205 72,38 - - 72,38 144,1 1.578 46,6 97,8 1,70
RRIV4 50,24 - - 50,24 100,0 1.243 47,6 100,0 1,50
Ghi chú: ST = Sơ tuyển; XT = Sản xuất thử; Chế độ cạo S/2 d3, không kích thích
Trên vườn sản xuất thử ở điều kiện bất thuận tại Suối Kiết (mùa khô kéo dài, đất
cát), RRIV 205 có sản lượng vượt trội ở năm cạo đầu tiên, đạt trên 72 g/c/c, vượt
44,1% so đối chứng RRIV 4; vanh mở cạo và tăng vanh cạo tương đương RRIV 4
(Bảng 10). Tương tự, trên vườn sản xuất thử tại Lai Khê, RRIV 205 và RRIV 209
cũng thể hiện khả năng vượt trội về sản lượng với g/c/c trung bình 2 năm cạo đầu
xấp xỉ 63 g/c/c/ (vượt 53,1% so RRIV 4) và 44 g/c/c (vượt 6,7% so RRIV 4) (Bảng
10).
Bảng 10: Sản lượng và sinh trưởng của một số dòng vô tính triển vọng trên các
vườn sơ tuyển và sản xuất thử


2.2 Tây Nguyên

Ở điều kiện Tây Nguyên, trong số các giống ở Bảng I, PB 312 đạt thành tích tốt cả
năng suất lẫn sinh trưởng. Trên vườn chung tuyển tại Trạm ChưPrông (cao trình
680 m), trung bình sản lượng trong 4 năm cạo vượt hơn hẳn các giống phổ biến,
sản lượng các thể đạt 37 g/c/c, vượt hơn gấp đôi GT 1 (Bảng 11). Bên cạnh đó, PB
312 cũng cho thấy khả năng sinh trưởng và tăng trưởng rất tốt so với các giống
khác trong thí nghiệm với vanh mở cạo vượt 23,5% và tăng vanh cạo vượt 20,6%
so đối chứng GT 1.
Tương tự, trên vườn sản xuất thử tại Gia Lai ở năm cạo đầu tiên, PB 312 cũng thể
hiện khả năng vượt trội về sản lượng với sản lượng các thể đạt trên 31 g/c/c, vượt
20,2% so với RRIC 100 (Bảng 11). Về khả năng sinh trưởng và tăng trưởng trong
khi cạo, PB 312 cũng vượt trội với vanh mở cạo đạt xấp xỉ 50 cm và tăng vanh cạo
5,9 cm/năm – vượt hẳn RRIC 100 ở năm đầu tiên.
Bảng 11: Sản lượng và sinh trưởng của giống PB 312 trên vườn chung tuyển và
sản xuất thử tại Tây Nguyên
Chi tiết

Sản lượng cá thể gam/cây/lần cạo (g/c/c) Vanh mở cạo Tăng vanh cạo
Năm
1
Năm 2

Năm 3

Năm 4 TB %ĐC cm %ĐC cm %ĐC
CTCP 00, ChưPrông

PB 312 37,6 42,5 34,7 33,8 37,1 204,5 44,9 123,5 1,25 120,6

RRIM 600 36,6 27,2 25,9 19,5 27,3 150,3 38,7 106,2 1,77 169,8
RRIC 121 20,7 19,6 23,5 34,4 24,6 135,3 42,8 117,6 1,78 171,0
GT 1 18,4 21,0 19,1 14,1 18,2 100,0 36,4 100,0 1,04 100,0
XTGL 04, Gia Lai (*)

PB 312 31,3

- - -
31,3 120,2

49,9 107,1 5,9 218,5
RRIC 100 26,0

- - -
26,0 100,0

46,6 100,0 2,7 100,0
(*) Sản lượng 04 tháng (10/2011 – 1/2012); vanh thân đo tại vị trí 1,5 m
Bên cạnh các giống Bảng I khuyến cáo cho vùng, một số giống Bảng II và Bảng III
cho thấy rất có triển vọng trong điều kiện vùng Tây Nguyên (Bảng 12). Các giống
mới RRIV 106, RRIV 107, RRIV 205, RRIV 209 và RRIV 210 đều cho sản lượng
và sinh trưởng vượt giống đối chứng PB 260. Đặc biệt, RRIV 205 cho sản lượng cao
qua 5 năm cạo trên vườn Sơ tuyển tại ChưPrông (vượt 35,9% so với PB 260). Sản
lượng năm đầu cao nhất trên vườn chung tuyển tại Kon Tum (vượt 18% so PB 260).
Về sinh trưởng và tăng trưởng trong khi cạo, hầu hết các giống triển vọng trên đều
có vanh mở cạo và tăng vanh cạo vượt hoặc tương đương PB 260 (Bảng 12).
Bảng 12: Sản lượng và sinh trưởng của một số giống triển vọng thuộc bảng II & III
trên các vườn chung tuyển và sản xuất thử tại khu vực Tây Nguyên
Chi tiết


Sản lượng cá thể gam/cây/lần cạo (g/c/c) Vanh thân 2011
Tăng
vanh
Năm 1 Năm 2 Năm 3

Năm 4

Năm 5

TB %ĐC cm %ĐC cm
CTCP 99, ChưPrông



RRIV 205 42,1

32,6 37,8

34,9 43,7 38,2 135,9

49,9 108,2

3,8
RRIV 210 43,1

25,3 44,4

33,0 44,7 38,1 135,6

56,3 122,1


1,9
PB 260 29,2

23,5 31,2

25,5 31,0 28,1 100,0

46,1 100,0

1,2
RRIM 600

- 30,4 25,2

23,1 22,1 25,2 89,7 43,8 95,0 3,5
GT 1 - 14,4 20,2

18,5 16,5 17,4 61,9 42,4 92,0 1,7
CTKT 04, Kon Tum (*)




RRIV 205 35,0

- - - - 35,0 118,0

40,7 86,6 7,9
RRIV 107 33,3


- - - - 33,3 112,0

50,1 106,6

7,7
RRIV 106 30,5

- - - - 30,5 102,6

47,4 100,9

7,8
RRIV 209 30,3

- - - - 30,3 101,9

49,5 105,3

7,8
PB 260 29,7

- - - - 29,7 100,0

47,0 100,0

7,5
GT 1 22,2

- - - - 22,2 74,7 36,3 77,2 7,9

(*) Sản lượng 04 tháng (09 - 12/2011)

2.3 Duyên hải Trung Bộ

Vùng Duyên hải Trung Bộ hàng năm chịu tác hại do gió bão, vì vậy trồng giống
chịu gió là giải pháp quyết định trong sản xuất. Các giống khuyến cáo Bảng I cho
vùng đều đã khẳng định khả năng kháng gió. RRIC 100 và RRIM 712 đã chứng tỏ
khả năng kháng gió tốt tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tại Quảng Trị,
RRIC 121 sinh trưởng khỏe, mở cạo sau 8 năm KTCB- sớm hơn 1 năm so với GT1
và RRIM 600 trong cùng điều kiện đồng thời thể hiện khả năng chịu rét (vườn
trình diễn trồng 2004 tại NT Quyết Thắng- mở cạo 2012), trong khi RRIV 4 thiệt
hại nặng do rét trên vườn trồng kế cận.

Bên cạnh các giống khuyến cáo Bảng I cho vùng, đã nhận diện được một số dòng
vô tính triển vọng ở vùng Duyên hải Trung bộ. Ở giai đoạn KTCB, các dòng vô
tính này có sinh trưởng rất khỏe và chống chịu gió tốt. Trong số các giống triển
vọng trên, RRIV 205 đặc biệt vượt trội cả về sản lượng và sinh trưởng trên cả hai
thí nghiệm chung tuyển tại Quảng Trị và sản xuất thử tại Phú Yên (Bảng 13). Ở
năm cạo đầu tiên, RRIV 205 có sản lượng gấp đôi PB 260 tại Quảng Trị cũng như
tại Phú Yên; vanh mở cạo cũng tương ứng vượt 10,2% và 8,8% so với đối chứng
trên hai thí nghiệm nầy. Ngoài RRIV 205, một số dòng vô tính triển vọng khác như
RRIV 106, RRIV 107, RRIV 108 và RRIV 209 cũng thể hiện sự thích nghi và
vượt trội về sản lượng và sinh trưởng trên các thí nghiệm (Bảng 13).
Bảng 13: Sản lượng và sinh trưởng của một số giống triển vọng thuộc Bảng II &
III trên các vườn chung tuyển và sản xuất thử tại khu vực Duyên hải Trung Bộ



Chi tiết


Sản lượng cá thể (g/c/c)*

Vanh mở cạo (1,5 m) Tăng vanh cạo
Năm cạo 1
%ĐC cm %ĐC cm
CTQT 04, Quảng Trị


RRIV 205 27,9 203,8 43,2 110,2 4,58
RRIV 108 24,4 178,5 37,4 95,4 4,72
RRIV 1 23,9 174,5 37,1 94,6 2,65
RRIV 106 18,3 134,0 46,7 119,1 5,39
RRIV 107 17,9 131,0 41,5 105,9 5,67
PB 260 13,7 100,0 39,2 100,0 4,65
XTPY 04, Phú Yên

RRIV 205 37,1 207,6 40,9 108.8 5,1
RRIV 209 25,0 139,6 42,7 113.6 8,4
RRIC 121 22,5 125,8 36,6 97.3 3,2
RRIV 1 18,7 104,5 40,6 108.0 6,6
PB 260 17,9 100,0 37,6 100.0 8,3
(*) Sản lượng 04 tháng (09 - 12/2011)

2.4 Bắc Trung Bộ (Nghệ An – Thanh Hóa)

Vùng Bắc Trung Bộ với yếu tố hạn chế hàng đầu là nhiệt độ thấp vào mùa rét có
thể gây hại nặng cho cao su, gió mạnh cũng xãy ra nhưng ở tầng suất thấp.
Kết quả đánh giá các giống trên các vườn sản xuất thử trồng năm 1997 tại Phủ Quỳ
(Nghệ An) cho thấy RRIM 712 (giống Bảng I của vùng) cho sản lượng cá thể cao
nhất qua 8 năm cạo trên cả hai thí nghiệm, IRCA 230 và RRIV 3 cho sản lượng

các năm đầu thấp nhưng tăng cao về sau (Bảng 14). Qua đợt rét đậm tháng 2/2008,
các giống này đã chứng tỏ khả năng chịu rét trong khi PB 260 và RRIV 2 bị thiệt
hại hoàn toàn.
Bảng 14: Sản lượng và sinh trưởng của một số giống trên các vườn sản xuất thử tại
Phủ Quỳ
Chi tiết

Sản lượng cá thể gam/cây/lần cạo (g/c/c) Vanh mở cạo TVC
Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

TB %ĐC cm %ĐC cm
XTPQ 1/97 (Hàng đơn)
RRIM 712 30,65 33,35 23,38 45,56 30,6 32,93 34,6 33,0 100,0 43,1 100,0 2,8
IRCA 230 21,2 28,68 25,08 38,77 35,4 32,15 37,6 31,3 94,7 43,3 100,5 1,5
RRIV 3 17,5 18,25 17,81 28,12 35,2 34,13 31,0 26,0 78,8 48,9 113,6 3,4
XTPQ 1/97 (Hàng kép)
RRIM 712 33,42 28,86 24,52 37,05 30,7 35,19 32,1 31,7 100,0 42,1 100,0 3,4
IRCA 230 29,31 19,2 20,42 30,95 35,4 31,96 31,8 28,4 89,8 40,1 95,3 3,4

RRIV 3 15,63 16,74 18,2 24,02 34,9 33,83 23,6 23,8 75,2 46,5 110,5 2,7
Ghi chú: - Năm cạo thứ 4 (2007) không theo dõi sản lượng.
- Từ năm cạo thứ 5 (2008), PB 260 và RRIV 2 chết không theo dõi do đợt rét tháng 2/2008.
Kết quả trên vườn Sơ tuyển trồng năm 2004 tại Phủ Quỳ (Nghệ An) cho thấy nhiều
giống mới triển vọng thích hợp trong vùng. Mặc dù trải qua 2 đợt rét kỷ lục (đầu
năm 2008 và 2011) làm nhiều nhiều giống trên vườn chết hẳn hoặc hư hại nặng
nhưng một số dòng vô tính thuộc thể hiện khả năng chống chịu rét tốt, sinh trưởng
khỏe và đã đưa vào khai thác sau 7 năm kiến thiết cơ bản trong khi giống đối
chứng GT 1 thuộc nhóm sinh trưởng kém nhất (Bảng 15).
Bảng 15: Sản lượng và sinh trưởng của các giống xuất sắc trên vườn STPQ 04 tại
Nghệ An
Chi tiết

Sản lượng cá thể (g/c/c) Vanh mở cạo (1,5 m) Tăng vanh cạo

Năm cạo 1 Cấp cm %ĐC cm
RRIV 213 42,89 5 52,04 132.1 2,36
RRIV 204 31,80 5 48,23 122.4 1,55
RRIV 209 28,80 5 46,91 119.1 2,29
RRIV 208 24,08 4 45,99 116.7 2,36
GT 1 - - 39,40 100.0 4,30
Ghi chú: - Sản lượng năm 1 (2011) trung bình 04 tháng (07-10/2011).
- Tăng vanh cạo trong 06 tháng (05-11/2011). GT 1 chưa mở cạo.

Nhóm giống cho sản lượng cao gồm RRIV 213, RRIV 204, RRIV 209 và RRIV
208 trong đó RRIV 213 là xuất sắc nhất với trung bình trong 4 tháng đầu đạt xấp xỉ
43 g/c/c (Bảng 15). Có thể bước đầu nhận định rằng một số dòng thuộc dãy RRIV
200 thể hiện tính chịu rét và duy trì thành tích sản lượng như ở Đông Nam Bộ. Kết
hợp với các đặc điểm sinh trưởng khỏe và chống chịu rét tốt, đây là những giống
mới có khả năng thích hợp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng như miền núi phía Bắc.


Tại Như Xuân, Thanh Hóa - trên vườn sản xuất thử (On farm trial- cao su tư nhân)
trồng 2009-2010, trong số 4 giống bố trí (RRIV 124, RRIM 712, RRIC 121, PB
260); trải qua các vụ rét 2010-2011, RRIV 124 thể hiện khả năng chịu rét và sinh
trưởng khỏe, RRIM 712 chịu rét và sinh trưởng khá trong khi PB 260 bị rét hại
nghiêm trọng.

2.5 Các tỉnh miền núi phía Bắc

Thành tích giống trên các thí nghiệm chung tuyển
Trên hai thí nghiệm chung tuyển tại Ma Quai (Lai Châu) và Tông Lệnh (Sơn La),
ở năm tuổi thứ 5, nhiều giống đã chứng tỏ khả năng sinh trưởng và tăng trưởng
khỏe hơn RRIC 121 là giống khuyến cáo Bảng I và vượt hẳn RRIM 600, PB 312
(Bảng II); nhóm dẫn đầu gồm IAN 873, RRIV 124 và RRIV 107 (Bảng 16). Có sự
phân nhóm rõ về mức tăng trưởng sau rét (4/2011-5/2012), mức tăng vanh này
phản ánh khả năng thích hợp của giống qua khả năng phục hồi sau đợt rét hại. Các
giống IAN 873 và RRIV 124 tăng vanh cao nhất, RRIV 107 cũng có tăng vanh cao
trong khi những giống còn lại tăng vanh kém hơn RRIC 121, đặc biệt RRIM 600
tăng vanh rất kém trên cả hai thí nghiệm thể hiện khả năng ít thích hợp của giống
này (Bảng 17).




Bảng 16: Sinh trưởng một số giống triển vọng các thí nghiệm chung tuyển tại MNPB
Giống

Vanh thân (1 m)

Kh



năng ch

u rét (c

p)

cm

% ĐC

Rét h

i

Ph

c h

i

CTLC 08, Ma Quai, Lai



IAN 873

27,7


111,2

1

5

RRIV 124

27,0

108,4

1

5

RRIV 107

26,6

106,8

3

4

RRIC 121

24,9


100,0

2

4

PB 312

23,8

95,6

3

4

RRIM 600

17,9

71,9

3

3

CTSL 08, Tông L

nh, Sơn




IAN 873

20,0

119,0

2

5

RRIV 124

19,2

114,3

3

5

RRIV 107

18,0

107,1

4


3

PB 312

17,3

103,0

4

3

RRIC 121

16,8

100,0

3

4

RRIM 600

15,6

92,9

4


3

CTLC 09, N

m Tăm, Lai



RRIV 124

17,1

129,2

2

5

IAN 873

15,4

116,5

1

5

RRIV 114


15,0

113,3

3

3

RRIV 104

14,9

112,6

4

2

R
RIV 210

14,8

111,5

2

4

RRIV 125


14,7

111,0

2

4

RRIV 205

13,8

104,0

3

3

PB 312

13,8

104,1

3

3

RRIM 600


13,2

100,0

4

3

CTSL 09, Mư

ng Bú, Sơn



RRIV 209

12,2

130,5

2

5

RRIV 115

11,7

124,8


2

5

RRIV 125

11,3

120,8

2

5

RRIV 208

10,6

113,4

2

5

RRIV

114

10,1


107,7

3

3

RRIV 205

9,9

106,2

2

5

RRIV 210

9,8

104,9

2

5

RRIM 600

9,4


100

2

5

CT LC 10, Phong Th

, Lai



RRIV 115

10,4

124,5

1

5

RRIV 107

10,2

122,3

1


5

RRIV 124

10,0

120,0

1

5

RRIV 205

8,9

106,4

2

3

RRIM 600

8,3

100,0

1


5


Trên thí nghiệm chung tuyển tại Nậm Tăm (Lai Châu), ở năm tuổi thứ 4, với
những giống có sinh trưởng và tăng trưởng vượt trội trên thí nghiệm cũng là những
giống có khả năng chịu rét và khả năng phục hồi sau rét tốt (Bảng 16). Dẫn đầu là
RRIV 124 có sinh trưởng vượt 29,2% so với RRIM 600, kế đến là IAN 873; các
giống RRIV 114, RRIV 104, RRIV 210 và RRIV 125 cũng thể hiện khả năng sinh
trưởng khá so với đối chứng RRIM 600. Kết quả đánh giá khả năng chịu rét cũng
được ghi nhận sau đợt rét hại 2010 – 2011 cho thấy giống IAN 873 và RRIV 124
chịu rét tốt và phục hồi hoàn toàn sau đợt rét 2011; kế đến là giống RRIV 210 và
RRIV 125 chịu rét tốt (cấp 2) và khả năng phục hồi khá sau rét (cấp 4).
Trên thí nghiệm chung tuyển trồng năm 2009 tại Mường Bú (Sơn La) trong điều
kiện rét gây hại tương đối nhẹ, hầu hết các giống có mức độ thiệt hại cấp 2 nhưng
phục hồi tốt (Bảng 16). Nhóm dẫn đầu sinh trưởng gồm RRIV 209, RRIV 115 và
RRIV 125 có vanh vượt RRIM 600 từ 20%-30%. Nhóm sinh trưởng khá đáng lưu
ý có những giống tiềm năng năng suất cao là RRIV 208, RRIV 114 và RRIV 205.
Ở năm tuổi thứ 3 trên thí nghiệm chung tuyển tại Phong Thổ - Lai Châu, hầu hết
các giống đều có sinh trưởng khỏe hơn RRIM 600 (Bảng 16). Nhóm giống triển
vọng có sinh trưởng đẫn đầu gồm RRIV 115, RRIV 107, RRIV 124 và RRIV 205.
Về rét hại đầu năm 2011, hầu hết các giống có mức độ thiệt hại nhẹ (cấp 1 - 2) và
phục hồi hoàn toàn sau đợt rét.
Bảng 17: Tăng vanh qua các đợt quan trắc của một số giống vượt trội trên các
vườn chung tuyển
Giống

11/2009 - 11/2010 11/2010 - 4/2011 4/2011 - 5/2012
cm % ĐC cm % ĐC cm % ĐC
CTLC 08, Ma Quai, Lai Châu



IAN 873 6,8 93,2 2,5 108,7 9,3 136,8
RRIV 124 6,8 93,2 2,4 104,3 8,7 127,9
RRIV 107 7,3 100,0 2,5 108,7 8,0 117,6
RRIC 121 7,3 100,0 2,3 100,0 6,8 100,0
PB 312 6,7 91,8 2,7 117,4 5,8 85,3
RRIM 600 6,7 91,8 1,8 78,3 1,3 19,1
CTSL 08, Tông Lệnh, Sơn La

IAN 873 4,4 102,3 2,6 100,0 4,8 165,5
RRIV 124 5,1 118,6 2,4 92,3 4,5 155,2
RRIV 107 4,2 97,7 2,3 88,5 3,9 134,5
PB 312 5,0 116,3 1,5 57,7 3,1 106,9
RRIC 121 4,3 100,0 2,6 100,0 2,9 100,0
RRIM 600 3,6 83,7 2,9 111,5 2,3 79,3


Thành tích giống trên các vườn Sản xuất thử
Ở năm thứ 5 sau trồng, trên thí nghiệm sản xuất thử tại Điện Biên, RRIC 121 sinh
trưởng dẫn đầu; các giống RRIV 106, RRIV 112 và RRIV 102 đều có sinh trưởng
vượt hoặc tương đương IAN 873 (Bảng 18). Về khả năng chịu rét, kết quả đánh giá
cho thấy IAN 873, RRIV 124 và RRIV 102 chịu rét tốt (cấp 2) và phục hồi hoàn
toàn (cấp 4-5) sau đợt rét đầu năm 2011; giống RRIV 106 cho thấy tính chống chịu
rét và khả năng phục hồi sau rét kém (Bảng 18). Nhìn chung các giống đều có tăng
vanh thấp, trung bình tăng vanh trước đợt rét hại (2009-2010) đạt gần gấp đôi ở
năm sau rét (2011-2012); ngay cả IAN 873 cũng chỉ tăng 3 cm/năm từ 2011-2012
(Bảng 19). Về bệnh hại, các giống trên vườn nhiễm bệnh phấn trắng ở mức độ
trung bình, riêng RRIC 121 và IAN 873 có tán lá rậm, tương đối sạch bệnh
(5/2012).

Bảng 18: Sinh trưởng của một số giống triển vọng trên các vườn sản xuất thử tại
MNPB
Giống

Vanh thân (1 m)

Kh



ng ch

u rét (c

p)

cm

% ĐC

Rét h

i

Ph

c h

i


XTĐB 08, Đi

n Biên




RRIC 121

20,6

100,0

2

5

RRIV 106

19,0

92,2

4

3

RRIV 112

18,2


88,3

3

4

IAN 873

17,8

86,4

2

5

RRIV 102

17,4

84,5

2

4

XTSL 08, Ít Ong, Sơn La





RRIV 106

20,6

119,8

3

4

RRIV 124

20,0

116,3

1

5

RRIV 111

19,5

113,4

1


5

RRIM 712

17,2

100,0

1

5

RRIC 121

17,2

100,0

1

5

XTLC 2/09, N

m Tăm, Lai



IAN 873


18,1

164,0

1

5

RRIV 124

16,6

149,8

2

5

PB 312

13,8

125,3

3

3

RRIV 205


13,8

125,0

3

3

RRIV 114

13,5

122,1

4

2

RRIV 106

12,0

1
08,5

5

2

RRIM 600


11,1

100,0

5

2

X
T
LC

3/
09, N

m Tăm, Lai



RRIV 114

17,2

136,9

4

2


RRIV 210

17,0

135,1

2

4

RRIV 205

16,7

132,7

3

4

RRIV 124

16,5

130,9

2

4


RRIV 203

15,6

123,9

4

3

RRIV 107

15,5

123,0

3

3

RRIM 600

12,6

100,0

4

2


Cùng ở năm tuổi thứ 5 nhưng khác với thí nghiệm sản xuất thử tại Điện Biên, trên
vườn sản xuất thử tại Ít Ong (Sơn La) có 3 giống biểu hiện sinh trưởng vượt trội so
với RRIC 121 bao gồm RRIV 106, RRIV 124 và RRIV 111 trong đó RRIV 106 có
vanh cao nhất, vượt 19,8% so với RRIC 121 mặc dù đây là giống mẫn cảm nhất
với rét hại (Bảng 18). Điều này cho thấy mức độ rét ở Ít Ong nhẹ hơn các vùng
khác. Tuy nhiên, sinh trưởng của toàn vườn chỉ đạt mức tương đương với thí
nghiệm sản xuất thử tại Điện Biên là nơi có cao trình cao hơn hẳn (750m).
Trên hai thí nghiệm sản xuất thử tại Nậm Tăm (Lai Châu) trồng năm 2009, các
giống trên cả hai vườn đều có vanh cao hơn RRIM 600 (Bảng 18). Trên vườn
XTLC 2/09, hai giống IAN 873 và RRIV 124 đã chứng tỏ khả năng chịu rét và
phục hồi tốt nhất, tiếp đến là PB 312 và RRIV 205; các giống RRIV 114, RRIV
106 và RRIM 600 thể hiện khả năng chống chịu và phục hồi sau rét rất kém. Kết
quả đánh giá trên thí nghiệm XTLC 3/09 cho thấy nhiều giống mới của Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam có sinh trưởng khỏe ở năm tuổi thứ 4, vượt 23% -
36,9% so với RRIM 600. Các giống RRIV 114, RRIV 210 và RRIV 205 có vanh
xếp hạng trên cả RRIV 124 trong khi RRIM 600 có sinh trưởng kém nhất vườn. Về
khả năng chịu rét, RRIV 210 cho thấy khả năng chịu rét tương đương RRIV 124.
Bảng 19: Tăng vanh qua các đợt quan trắc của một số giống vượt trội trên các
vườn sản xuất thử
Giống

11/2009 - 11/2010 11/2010 - 4/2011 4/2011 - 5/2012
cm % ĐC cm % ĐC cm % ĐC
XTĐB 08, Điện Biên


RRIC 121 6,9 100,0 1,16 100,0 3,84 100,0
RRIV 106 5,3 76,8 0,75 64,6 4,15 108,1
RRIV 112 5,1 73,9 1,12 96,5 3,38 88,0
IAN 873 4,9 71,0 1,77 152,4 3,03 79,0

XTSL 08, Ít Ong, Sơn La


RRIV 106 5,5 131,0 0,9 128,6 5,6 114,3
RRIV 124 5,4 128,6 0,7 100,0 5,5 112,2
RRIV 111 5,1 121,4 0,8 114,3 5,5 112,2
RRIM 712 4,1 97,6 1,1 157,1 4,1 83,7
RRIC 121 4,2 100,0 0,7 100,0 4,9 100,0

2.6 Khả năng chống chịu bệnh hại quan trọng, các giống cao su cơ cấu trồng
2011-2015

Bệnh Corynespora
Vài năm gần đây, bệnh Corynespora gây hại nặng trên một số giống cao su dễ nhiễm
(RRIV 4, RRIV 2, RRIV 3) ở Đông Nam bộ (vùng đất xám), Tây Nguyên (Sa Thầy) và
miền Trung (Quảng Nam). Trong điều kiện như vậy, các giống trong cơ cấu 2011-2015
chứng tỏ khả năng chống chịu bệnh trên vườn cây KTCB cũng như vườn khai thác. Tuy
nhiên ở vườn nhân đã ghi nhận mức độ nhiễm bệnh trung bình đến nhẹ trên các giống
IAN 873, RRIV 106, RRIV 115, VNg 77-4, RRIC 121 (vườn nhân Lai Khê).
Bệnh Héo đen đầu lá
Một số giống dễ nhiễm bệnh héo đen đầu lá trên vườn nhân như RRIV 1, RRIV
107 ảnh hưởng đến khả năng ghép sống trong mùa mưa.

Rét hại
Đầu năm 2011, rét hại kỷ lục xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ
gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp toàn vùng, đặc biệt đối với cây cao
su. Tại vùng xảy ra rét hại đồng thời độ ẩm cao do mưa nhiều ngày và trời nhiều
mây như vùng Đông Bắc, vườn cao su non bị thiệt hại nặng, chết ngược 2/3 thân
cây đến chết hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi, một số có khả năng phục
hồi được nhưng ở mức độ rất yếu.

IAN 873 chứng tỏ khả năng chịu rét tốt trên vườn 2 sản xuất thử tại Bắc Quang và
Vị Xuyên, Hà Giang; các giống khác trong vườn đều bị thiệt hại nặng không phục
hồi được sau rét, ngoại trừ GT 1 ở Vị Xuyên phục hồi trung bình sau rét. Tại
Mường Bon, Sơn La, trên vườn Sản xuất thử trồng năm 2009, RRIV 124 đã phục
hồi được sau rét trong khi các giống khác hư hại nặng.
Kết quả đánh giá rét hại trên các vườn khảo nghiệm giống cũng như vườn sản xuất
đại trà cho thấy ở vùng khuất gió mùa Đông Bắc (sâu trong nội địa), các giống
Bảng I: IAN 873, RRIC 121, RRIM 712 và RRIV 1 bị thiệt hại ở mức độ nhẹ (cấp
1 – 2) và hầu hết đều phục hồi khá đến tốt sau rét. Với các giống Bảng II, RRIV
124 chứng tỏ khả năng chịu rét tốt nhất, và RRIV 107, GT 1, PB 312 chịu rét khá
trong khi RRIM 600 chịu rét trung bình và kém nhất trong nhóm giống Bảng II.
Cần lưu ý các giống rất mẫn cảm với rét hại là RRIV 4 và PB 260, tuy không có
trong khuyến cáo giống nhưng vẫn có trên một số vườn sản xuất đã thiệt hại nặng
ở hầu hết các vùng trồng cao su ở miền Bắc bao gồm cả Bắc Trung Bộ.

Chống chịu gió mạnh
Qua các đợt bão ảnh hưởng trực tiếp trên các vườn cao su ở Thừa Thiên - Huế, Hà
Tĩnh, Nghệ An, các giống RRIC 100 và RRIM 712 chứng tỏ khả năng chống chịu
gió tốt hơn các giống khác. Đối với RRIV 124, tuy có đặc điểm phát triển chiều
cao nhanh nhưng các năm đầu KTCB chưa thấy hiện tượng cong thân như một số
giống khác (RRIV 1, RRIV 4, RRIV 5) trong cùng điều kiện. Ảnh hưởng trực tiếp
của bão số 1 vào tháng 4/2012 ở Đông Nam bộ, cho thấy một số vườn trồng RRIV
124 bị nghiêng thân từ phần gốc nhưng cây cong hoặc gãy không đáng kể.

Cập nhật một số giống cao su mới đưa vào khuyến cáo có thành tích nổi bật
- RRIV 124: Bảng I ở Đông Nam bộ, Bảng II ở các vùng trồng cao su khác. Sinh
trưởng khỏe trong thời gian KTCB, thể hiện ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Bắc
Trung bộ và Tây Bắc. Chống chịu đáng kể với hầu hết bệnh hại trên cao su -
đặc biệt chịu rét khá. Sản lượng cao và ổn định qua 10 năm trên Sơ tuyển và
cho sản lượng cao trên vỏ cạo tái sinh (vườn trồng từ 1994 tại Lai Khê); tuy

nhiên chưa có số liệu năng suất trên vườn qui mô lớn. Trử lượng gỗ cuối kỳ
kinh tế cao nhờ tăng vanh trong khi cạo tốt và phần thân chính cao. Phát triển
nhanh trong vườn nhân và rất dễ ghép sống là đặc điểm giúp RRIV 124 nhanh
chóng phổ biến trong sản xuất. Do đặc tính phân cành cao, vài nơi đã cắt ngọn
RRIV 124 để khống chế chiều cao; tuy nhiên với những vườn để phân cành tự
nhiên cây vẫn có bộ tán khả quan.
- RRIV 114: Bảng II Đông Nam bộ và các vùng có điều kiện tương tự. Sinh
trưởng khỏe và đồng đều, tăng vanh cạo tốt, tán lá cân đối. Sản lượng cao từ
năm đầu tiên (1,5T-2T/ha). Đặc biệt trên vườn KTCB các năm đầu có hiện
tượng xì mủ thân tự nhiên, không phải do tác nhân nấm bệnh. Hiện tượng nầy
mất dần khi cây trưởng thành (sau vài năm khai thác).
- PB 312: Bảng I ở Tây Nguyên I và II. Cho năng suất và sinh trưởng vượt hẳn
PB 260 ở các vườn khảo nghiệm giống ở Tây Nguyên. Ưu điểm là khả năng
chống chịu bệnh phấn trắng, có tán lá tốt trong điều kiện đặc biệt ở vùng cao
(thuận lợi đối với bệnh phấn trắng).
- IAN 873: Bảng I vùng Tây Bắc- Thể hiện tính chịu rét tốt nhất trong các giống
khuyến cáo sản xuất. IAN 873 cho năng suất cao – đạt 2T/ha/năm tương đương
PB 235 trên chung tuyển tại Lai Khê.


2.7. Giống cao su triển vọng sẽ bổ sung Bảng III cơ cấu giống mới

Nhằm rút ngắn thời gian khảo nghiệm, từ 2003 giống mới lai tạo được chọn lọc qua
Tuyển non ở Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam được bố trí trên nhiều vườn Sơ
tuyển ở các vùng khác nhau trên diện tích cao su của các cơ sở Viện và các công ty
cao su giúp có kết luận sớm về khả năng thích hợp của các giống mới theo từng
vùng sinh thái. Đến nay, các vườn Sơ tuyển trồng từ 2005-2007 tại Đông Nam bộ đã
cho kết quả khởi đầu rất khả quan (Bảng 20). Đây là những dòng vô tính chọn lọc từ
các vụ lai 1999-2001 với bố mẹ thế hệ mới (RRIV 5, RRIV 106…).
Kết quả khảo nghiệm cho thấy có nhiều dòng vô tính sinh trưởng đặc biệt khỏe, đạt

vanh mở cạo sau 5 năm KTCB ở đất xám (STTN 05 - Bến Củi, Tây Ninh và STDT
07 - Phan Văn Tiếng, Dầu Tiếng). Nhóm 10 dòng vô tính dẫn đầu trên các thí
nghiệm cho thấy có vanh mở cạo tương đương hoặc vượt 9% đến 17% so RRIV 4.
Kết quả sản lượng khởi đầu cũng cho thấy có nhiều dòng vô tính cho sản lượng rất
cao - nhóm 10 dòng vô tính dẫn đầu đều cho sản lượng vượt RRIV 4 trong đó dòng
vô tính dẫn đầu có sản lượng vượt 1,5 đến 2 lần ở năm cạo đầu tiên. Đặc biệt một số
dòng vô tính thể hiện thành tích cao ở các vườn khác nhau chứng tỏ tính ổn định ở
điều kiện khác nhau là cơ sở để đưa vào sản xuất thử các dòng vô tính xuất sắc này.

Bảng 20: Thành tích của nhóm 10 dòng vô tính dẫn đầu trên các vườn Sơ tuyển ở
Đông Nam bộ
V
ườn Sơ
tuyển
Đị
a điểm

M
ở miệng
cạo
Vanh mở cạo
(Min-Max)
Sản lượng năm
đầu
(Min- Max)
Van
h,cm
%
RRIV 4
g/

c/c
%
RRIV 4
S
TTN 05

y Ninh
7/
2010
50,6
- 55,4
101
- 111
29
,5 - 41,0
101
- 140
S
TLK 05
La
i Khê
6/
2011
50,8
- 54,8
105
- 113
38
,0 - 47,6
118

- 148
S
TLK 06
La
i Khê
10
/2011
51,0
- 52,9
110
- 114
32
,0 - 49,8
124
- 193
S
TLN 06
Lộ
c Ninh*
4/
2012
53,5
- 56,7
102
- 109
38
,3 - 53,0
176
- 244
S

TDT 07
D
ầu Tiếng
(4/
2012)
49,6
- 52,6
111
- 117
- -
Ghi chú:* STLN 06 sản lượng 2 tháng (4 và 5/2012).
3. Kết luận – Đề nghị

- Kết quả trên mạng lưới khảo nghiệm giống đến nay khẳng định cơ cấu giống
cao su khuyến cáo giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam phù hợp với các vùng trồng cao su khác nhau. Bên cạnh thành tích cao về
năng suất và sinh trưởng, các giống cơ cấu theo từng vùng có những đặc điểm
chống chịu với bệnh hại có nguy cơ xảy ra ở từng vùng như bệnh Corynespora
(Đông Nam Bộ), phấn trắng (Tây Nguyên), gió mạnh - rét (Duyên hải miền
Trung) hoặc rét hại nặng (các tỉnh miền núi phía Bắc).
- Nhiều giống ở Bảng III và các giống mới hơn đã bắt đầu khai thác trên các
vườn khảo nghiệm giống đạt thành tích ấn tượng với sinh trưởng và sản lượng
vượt trội so với các giống thế hệ trước, triển vọng bổ sung vào cơ cấu giống cao
su sắp đến.
- Đề nghị các đơn vị trồng cao su áp dụng đúng cơ cấu giống hiện hành trong đó
dành diện tích 10% để trồng các giống Bảng III và sản xuất thử các giống mới
hơn.

Cảm ơn nhiều đơn vị thành viên của VRG đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam triển khai các vườn khảo nghiệm giống mới, đặc biệt là các vườn Sơ

tuyển giống mới trong đó tích cực nhất là các công ty ở Đông Nam Bộ (Lộc Ninh,
Đồng Nai, Dầu Tiếng, Tây Ninh, Phước Hòa) và tại Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La,
Yên Bái, Hà Giang).
BỘ MÔN GIỐNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM

×