Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.83 KB, 47 trang )

Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 1 : Trích nhật ký chung tháng 6/ 2010
Biểu số :02 – Trích sổ cái TK phải thu
Biểu số: 03 – Trích sổ cái TK 621 Error: Reference source not found
Biểu số 04 – Trích sổ Cái TK 622 Error: Reference source not found
Biểu số: 05 – trích Sổ cái TK 6271 Error: Reference source not found
Biểu số: 06 – Sổ cái TK 6274 Error: Reference source not found
Biểu số : 07 – Trích Sổ cái TK 6277 Error: Reference source not found
Biểu số : 08 – Trích Sổ cái TK 6278 Error: Reference source not found
Biểu số: 09 – Sổ Cái TK 154 Error: Reference source not found
Biểu số :10- TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Error: Reference source not found
Biểu số 11 –Phiếu tính giá thành tháng 6/2009 Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
CT Công trình
ĐK Đầu kỳ
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NVL Nguyên vật liệu
SX Sản xuất
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định


SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã thực sự đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, bền vững. Nhất là từ khi
thay đổi cơ chế quản lý : Lấy giá trị và quan hệ cung cầu làm định hướng cho sản xuất
kinh doanh,các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước và các
thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng kinh doanh có hiệu quả, ổn định việc làm,
đời sống người lao động…do mô hình kinh doanh đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý
và ổn định.
Cùng với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao chất lượng quản lý
tài chính của nhà nước và quản lý doanh nghiệp, hệ thống kế toán không ngừng được
phát triển và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó
khẳng định rằng : Trong quản lý kinh doanh, kế toán luôn giữ vai trò hết sức quan
trọng. Trong đó vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn được các
doanh nghiệp quan tâm, bởi vì trong sản xuất kinh doanh nói chung và sự cạnh tranh
trên thị trường nói riêng yếu tố chất lượng và giá thành là những vũ khí cạnh tranh
hiệu quả nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đây cũng là hai yếu tố
hết sức cần thiết trong kinh doanh để đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và phát triển
bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập WTO, tham gia vào
sân chơi toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức.
Chính vì tầm quan trọng như vậy mà yêu cầu công tác kế toán phải hạch toán đầy
đủ, chính xác, kịp thời, trợ lý đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong tính toán chi phí sản xuất
kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, đồng thời giúp cho công tác quản lý kiểm tra tính
hợp pháp, hợp lệ của chi phí tạo điều kiện cho doanh nghiệp năm bắt được tình hình sản
xuất kinh doanh một cách thuận lợi và có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Trong điều kiện hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức tuy là
một công ty mới nhưng cũng đặt ra cho mình phải đạt được mục tiêu tối thiểu hóa về
chi phí và tối đa hóa về lợi nhuận. Chính vì vậy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả các chi phí đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm đang là một trong những nhiệm

vụ hàng đầu để giải quyết các vấn đề trên. Việc tăng cường quản lý chặt chẽ toàn diện
mà đặc biệt là công tác kế toán chi phí và tính giá thành có ý nghĩa quan trọng và thiết
thực với việc tăng cường quản lý kinh tế doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm trên, vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với thực
tế, dưới sự hướng dẫn của Cô Cao Thị Dung và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị
Phòng Tài Chính – Kế Toán cũng như Ban lãnh đạo công ty, em đã hoàn thành báo
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
1
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cáo thực tập với đề tài : “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian thực tế có hạn nên báo cáo thực
tập của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến phê bình của cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty.Qua đây
em cũng xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Cao Thị Dung đã tận tình chỉ bảo và các anh
chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo đúng thời hạn và khối lượng mong
muốn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
2
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
SÔNG ĐÀ – VIỆT ĐỨC
I – Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức
1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức
Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức đươc thành lập theo giấy chứng nhận
kinh doanh số 0103003529 ngày 18/9/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
với tên gọi là Công ty Cổ phần khai thác vật liệu xây dựng Việt Đức, địa chỉ: 78 Bạch Đằng,
phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân,

các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác trong phạm vi số vốn góp
của mình. Công ty thành lập với số vốn ban đầu là 6 tỷ đồng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty gồm :
- Khai thác và chế biến đá
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 35 KW trở xuống.
- Sửa chữa cơ khí và kinh doanh vận tải hàng hóa.
- Mua bán và mở đại lý hàng hóa vật liệu xây dựng, xăng dầu, kim khí điện máy.
- Đại lí mua bán ký gửi hàng hóa.
Năm 2005 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Sông Đà – Việt Đức, Công ty có
tên tiếng anh: Song Da – Viet Duc investment joint stock company và có tên viết tắt
là: Song Da – Viet Duc.,JSC. Công ty tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng. Đồng thời bổ
sung một số ngành nghề kinh doanh sau :
- Sản xuất cú kiện thép, bê tông cốt thép, bê tông nhựa
- Thuê và cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng
Trong quá trình hình thành và phát triển hơn 8 năm qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Sông
Đà – Việt Đức đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Công ty đã tham gia xây dựng các
công trình: Cầu Đại Phước, cầu Nước Vin, thủy điện An Khê – KaNak, cầu Buôn Trai, cầu
Sông Tranh, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy…
Ngoài ra Công ty còn cung cấp đá cho một số công trình lớn như : Cầu Thanh Trì, Công trình
QL1A Cầu Giẽ - Pháp Vân, Cầu Vĩnh Tuy…
Ta có thể thấy sự phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu trong bảng cân đối
kế toán năm 2009 và 2010 như sau :
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
3
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đơn vị tính : triệu đồng
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản năm 2010 so với năm 2009 tăng
5.810 (triệu) tương đương tăng 16,55%.
Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng 2.600 ( triệu ), tương đương với 49,05% và

tài sản dài hạn tăng 3.210 ( triệu), tương đương 10,77%.
Ta thấy tài sản ngắn hạn tăng năm 2010 so với năm 2009 tăng mạnh, mức độ tăng là
2.600 ( triệu) là do :
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 300 (triệu) tương đương 16,667% , điều này
cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là khá cao, nhưng bên cạch đó
tích trữ nhiều tiền sẽ làm giảm khả năng sử dụng vốn, không đem lại các khoản doanh
thu khác cho công ty.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
TÀI SẢN 2009 2010 Tuyệt đối
Tương đối
(%)
A – Tài sản ngắn hạn 5.300 7.900 2.600 49,05
I – Tiền và các khoản tương đương tiền 1.800 2.100 300 16,667
II – Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - -
III – Khoản phải thu ngắn hạn 1.300 2.300 1.000 76,92
1 – Phải thu khách hàng 800 600 (200) (- 25)
2 – Trả trước cho người bán 500 750 250 50
IV – Hàng tồn kho 2.200 3.500 1.300 59,09
B – Tài sản dài hạn 29.800 33.010 3.210 10,77
1 – TSCĐ hữu hình 24.500 25.800 1.300 5,3
- Nguyên giá 25.500 27.300 1.800 7,05
- Hao mòn lũy kế ( 1.000) (1.500) (500) 50
2 – Bất động sản đầu tư 5.300 7.210 1.910 36,03
TỔNG TÀI SẢN 35.100 40.910 5.810 16,55
NGUỒN VỐN
A – Nợ phải trả 11.950 14.810 2.860 23,93
I – Nợ ngắn hạn 1.450 1.610 160 11,03
1 – Vay ngắn hạn ngân hàng 500 400 (100) (20)
2 – Phải trả cho người bán 640 750 110 17,18
3 – Thuế và các khoản phải nộp 310 460 150 48,38

II – Nợ dài hạn 10.500 13.200 2.700 25,71
B – Vốn chủ sở hữu 23.150 26.100 2.950 12,74
I – Vốn chủ sở hữu 22.750 25.620 2.870 12,61
1 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 22.150 24.200 2.050 9.25
2 – Lợi nhuận chưa phân phối 600 1.420 820 136,67
II – Các quỹ của doanh nghiệp 400 480 80 20
TỔNG NGUỒN VỐN 35.100 40.910 5.810 16,55
4
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Các khoản phải thu khách hàng giảm 200 (triệu) tương đương 25%, cho thấy công ty
không bị người mua và người mua chiếm dụng vốn, làm giảm độ rủi ro của công ty
đối với các khoản thu.
- Trả trước cho người bán tăng 250 (triệu), tương đương 50%, điều đó cho thấy khả
năng thanh toán cho người bán của công ty tăng lên, đây là điều tốt cho công ty vì sẽ
làm tăng uy tín của công ty đối với bạn hàng.
Nguyên nhân làm tổng tài sản tăng còn do tài sản dài hạn tăng 3.210 (triệu) tương đương
10,77% là do : Tài sản dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009, là do công ty đã đầu tư dây
chuyền, thiết bị hiện đại để tăng năng suất, tiết kiệm các chi phí…. Ngoài ra, việc kinh doanh
bất động sản cũng làm tăng tổng tài sản của công ty, tăng 1.910 (triệu), tương đương 36,03%
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta còn thấy được tổng nguồn vốn của năm 2010 so với
năm 2009 là 5.810 (triệu), tương đương 16,55%. Nguyên nhân là do Nợ phải trả tăng
2.860(triệu) và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.950(triệu).
Nhìn vào bảng ta thấy, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 12,74% < tốc độ tăng của nợ
phải trả là 23,93%, điều đó cho biết khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là thấp.
Mức độ phụ thuộc vào bên ngoài của doanh nghiệp là cao.Tuy nhiên điều đó không hẳn là xấu
vì khi vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nợ phải trả, vì khi đó công ty có thể tận dụng được ưu điểm
của đòn bẩy tài chính.
Ta thấy Nợ phải trả tăng là do :
- Nợ ngắn hạn tăng 160(triệu), tương đương 11,03% trong đó :
+ Vay và nợ ngắn hạn giảm 100 (triệu), tương đương giảm 20%, điều này cho thấy năm

2010 các khoản vay nợ ngân hàng và vay của các công ty khác giảm xuống, giảm sự phụ
thuộc của công ty vào bên ngoài.
+ Phải trả người bán tăng 110(triệu), tương đương 17,18%, đây là biểu hiện không tốt vì
nó cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm xuống.
+ Thuế và các khoản phải nộp tăng mạnh, điều này cho thấy công ty đã chấp hành tốt về
việc nộp thuế cho nhà nước, tạo sự tin tưởng đối với cơ quan thuế.
Tóm lại, qua phân tích ta có thể thấy Nợ phải trả tăng chủ yếu là do thuế và các khoản
phải nộp tăng. Điều này cho thấy công ty tạo được uy tín đối với cơ quan thuế, và hơn hết nó
cũng làm tăng uy tín của công ty trên thương trường.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 12,61% chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng
820( triệu), tương đương 136,67% , điều này giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng tự chủ, mở
rộng sản xuất kinh doanh.
2 – Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
5
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty là một đơn vị sản xuất công nghiệp chuyên tiến hành sản xuất đá xây dựng
và các loại bột đá công nghiệp.Công ty đã cung cấp đá cho một số công trình lớn sử dụng
các sản phẩm đá xây dựng như : Công trình quốc lộ 1A – Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cầu Vĩnh
Tuy- Hà Nội, Cầu Thanh Trì, Công trình QL1A Cầu Giẽ - Pháp Vân…
Công ty có thiết bị nghiền sàng gồm hai dây chuyền có công suất thiết bị thiết kế
150m
3

đá nguyên liệu/ 1 giờ, 1 xưởng nghiền bột khoáng có công suất thiết kế 8 giờ/ giờ.
Hàng năm khả năng sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 120.000m
3

đến 150.000 m
3

đá sản phẩm các loại và 25.000 tấn đến 30.000 tấn bột khoáng siêu mịn. Thiết bị chế biến hiện
nay đảm bảo sản xuất từ 100.000m
3

đến 120.000 m
3
đá xây dựng/ năm.
Ngoài ra công ty còn tiến hành cả hoạt động xây lắp, nhưng hoạt động sản xuất công
nghiệp là hoạt động chủ yếu và có doanh thu hàng năm chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng
doanh thu của Công ty với các sản phẩm như :
- Đá các loại : + Đá dăm
+ Đá base
+ Đá Subase
- Bột đá các loại :
+ Bột siêu mịn
+ Bột đá thô
+ Bột Đôlômit
3 – Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức quản lý tại công ty
Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và theo
luật doanh nghiệp năm 2005, Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức có mô hình quản
lý Công ty cổ phần : Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, Đại
hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu ban kiểm soát để kiểm soát
mọi hoạt động của giám đốc và hội đồng quản trị.
Điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty là Giám
Đốc, hỗ trợ cho Giám đốc là hai Phó Giám Đốc : 1 Phó Giám Đốc phụ trách xây lắp, 1 Phó
Giám Đốc phụ trách sản xuất công nghiệp và hệ thống các phòng ban chức năng như : Phòng
tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng kinh tế kế hoạch – VTCG, Phòng tài chính kế
toán và văn phòng đại diện Miền Nam.
 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau :
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội

6
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn dề lien quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ
đông.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Phó giám đốc :Giúp giám đốc theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công ủy
quyền.
- Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý về công tác
nhân lực, lao động, tiền lương. Giải quyết các chế độ chính sách theo Luật lao động,
quản lý công tác hành chính.
- Phòng tổ chức hành chính : Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức
tiêu thụ các loại sản phẩm do Công ty sản xuất ra và tổ chức kinh doanh những mặt
hang phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Công ty trong từng thời kỳ.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Hội đồng quản trị
Phó GĐ phụ trách
xây lắp
Giám đốc
Phó GĐ phụ trách
SXCN
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kinh

doanh
Phòng
KTKH -
VTCG
Phòng
tài chính
KT
Văn
phòng
đại diện
7
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phòng kinh tế KH – VTCG : Là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty
và phụ trách về công tác Kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, vật tư cơ giới và an toàn vệ sinh
lao động.
- Phòng tài chính kế toán : Tham mưu cho Giám đốc Công ty thực hiện công tác Tài
chính kế toán tại Công ty theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và của cấp trên.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán, thanh quyết toán các chi phí sản xuất – hạch
toán kinh tế và các chế độ báo cáo thống kê theo quy định.
+ Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, tổ chức thu hồi vốn và công nợ, quản lý tài
sản của Công ty.
- Văn phòng đại diện : Là đại lý giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
II – Công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức.
1 – Cơ cầu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các doanh nghiệp. Tổ chức tốt
công tác kế toán góp phần đảm bảo tài sản, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về mọi
mặt của doanh nghiệp. Cũng như vậy, việc tổ chức bộ máy sao cho hợp lý gọn nhẹ và hoạt
động có hiệu quả là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Bộ
máy kế toán phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy việc vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế

toán thích hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của tổ
chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, nó chi phối nhiều đến việc sử dụng cán bộ, nhân
viên kế toán.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà –
Việt Đức đã vận dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này Công ty chỉ lập ra một
phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán. Ban đầu thu nhận và kiểm tra
chứng từ hàng ngày hoặc định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán kiểm tra, ghi sổ kế toán.
Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng
cũng như của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung.
 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
8
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Kế toán trưởng : Là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ
chức công tác Kế toán và bộ máy kế toán của Công ty, phân công từng phần công việc
cho kế toán viên, đôn đốc các bộ phận thực hiện tốt các nhiệm vụ có liên quan đến
công tác tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phải hướng dẫn cho nhân viên kế toán
thực hiện chính sách chế độ, thể lệ tài chính kế toán do nhà nước ban hành, chịu trách
nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kinh tế.
- Kế toán tổng hợp : Thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xã
định kết quả và lập các báo cáo kế toán.
- Kế toán ngân hàng : Phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến
động, giám sát chặt chẽ thu, chi, quản lý tiền gửi ngân hàng, chuyển khoản, ủy nhiệm
chi đối với khách hàng mua và bán
- Kế toán thanh toán : Thanh toán các khoản thu, chi và thanh toán nội bộ, mở sổ kế
toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục trình tự phát sinh các khoản thu, chi
xuất quỹ tiền mặt.
- Kế toán thuế : Thực hiện việc kê khai, theo dõi thuế hàng tháng, chịu trách nhiệm về

các khoản thuế nộp nhà nước.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Kế toán tổng hợp
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
thanh toán
Kế toán
thuế
Kế toán
công nợ,
doanh thu
Thủ qũy
Kế toán trưởng
9
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Kế toán công nợ và doanh thu : Nhận hồ sơ và viết hóa đơn GTGT cho khách hàng
trên cơ sở biên bản đối chiếu và thanh toán khối lượng đối với từng khách hàng. Phụ
trách công tác thu vốn, lập báo cáo thu vốn thường xuyên theo yêu cầu. Đối chiếu
công nợ phải thu của khách hàng, phải trả người bán thường xuyên.
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, thi hành lệnh thu chi do kế
toán thanh toán lập, trong đó phải có đủ chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc để đảm
bảo được việc thu chi tiền mặt và quản lý quỹ tiền mặt, không để bị mất mát thiếu hụt
tiền quỹ.
2 – Tổ chức vận dụng các chế độ kế toán tại công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt
Đức.
 Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty.
Ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số 15/2006/QĐBTC ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành
phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006 nhằm đảm bảo cho kế toán là công cụ quản

lý có hiệu quả, theo kịp sự phát triển đất nước.
Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán áp dụng theo Quyết
định 1141TC/QĐ/CDKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính và Quyết định
48/2006/QĐ-BTC.
- Chứng từ các phần hành chủ yếu :
+ Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (111 , 112 ) : phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy
báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng….
Tổ chức kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty cổ phần đầu tư Sông Đà –
Việt Đức được mô tả qua sơ đồ sau:
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
10
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua sơ đồ ta có thể thấy tổ chức kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ở Công ty cổ
phần đầu tư Sông Đà – Việt Đức là đúng quy định và tổ chức hợp lý.
+ Tiền lương (334) : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, BHXH…
TSCĐ : Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn mua hàng…
+ Vật tư công cụ dụng cụ (152, 153 ) : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhận
hàng, phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu xuất điều chỉnh
+ Chi phí giá thành (154 ) : Bảng phân bổ, chứng từ dịch vụ mua ngoài…
+ Thành phẩm, tiêu thụ (155) : : Hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản
nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành, chúng từ hàng tồn kho.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Đơn vị hạch toán : VNĐ – Việt nam đồng.
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà
– Việt Đức.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh
tế tài chính của Công ty, hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm hầu hết các tài
khoản theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT và Quyết định 45/2006/QĐ – BTC và các
thông tư hướng dẫn. Mặc dù là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất
nguyên vật liệu xây dựng nhưng Công ty không mở theo quyết định 1864/QĐ – BTC.

Chính vì thế công ty không sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy
thi công mà chi phí này được hạch toán vào tài khoản cấp hai của tài khoản 627.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Bảng kê số 1, 2
Nhật ký chứng từ
số 1 , 2
Sổ chi tiết 111 ,
112
Nhật ký chứng từ
khác có lien quan
Sổ cái tài khoản
111, 112
Bảng tổng hợp chi
tiết
11
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức .
Hình thức ghi sổ : Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức ghi sổ kế toán theo
hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy vi tính.
Hệ thống sổ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết các tài khoản theo từng đối tượng :
- Sổ tài sản cố định
VD : Khi mua tài sản cố định như máy tính, máy móc thiết bị sẽ bao gồm các chứng từ:
Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho…
Mua 1 máy tính của công ty ABC, trị giá 21.000.000đ, HĐ số :00052
Mẫu số: 01/GTKT – 3LL
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu : ST/2010B
Số : 00052
Liên 2 : Giao khách hàng

Ngày…tháng…năm
Đơn vị bán hàng : Công ty ABC
Địa chỉ : 70/154 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại : 04.7624562 MST : 010123456
Họ tên người mua hàng : Trần Hữu Sinh
Đơn vị : Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức
Địa chỉ : 78 Bạch Đằng, phường Thanh Lương, Hà Nội
Hình thức thanh toán : Tiền mặt MST : 0101564789
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy tính HP Chiếc 1 21.000.000 21.000.000
Cộng tiền hàng : 21.000.000
Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT : 2.100.000
Tổng cộng tiền thanh toán : 23.100.000
Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi ba triệu, một trăm ngàn đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)

- Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
- Thẻ kho ( ở kho vật liệu )
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả
- Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay theo từng đối tượng công nợ
- Sổ chi tiết thanh toán với : người bán, người mua, với Ngân sách nhà nước, thanh toán
nội bộ…
Hệ thống sổ tổng hợp : Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản. Trình tự ghi sổ kế
toán của doanh nghiệp: quá trình xử lý, hệ thống hóa thông tin trong hệ thống kế toán tự
động được thực hiện theo chương trình.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
12

Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Tổ chức hệ thống báo cáo.
- Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và
công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi
theo định kỳ.
- Theo quy định hiện hành doanh nghiệp phải lập 4 báo cáo bắt buộc :
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Thời hạn lập báo cáo doanh nghiệp lập vào cuối mỗi quý, thời hạn gửi báo cáo
theo quy định là 15 ngày kể từ khi kết thúc quý.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
13
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SÔNG ĐÀ – VIỆT ĐỨC
I – Một số vấn đề chung về quản lý chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức
1 – Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Sông Đà – Việt Đức.
 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt
Đức.
Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà – Việt Đức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành thành phẩm sản xuất công nghiệp như đối với Công ty xây lắp, tức là sẽ sử dụng tài
khoản 621, 622, 627 để tập hợp chi phí sản xuất thành phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí là các xưởng , đội sản xuất, các loại thành phẩm sản xuất ra.

Chính vì vậy mà các chi tiết cho từng đối tượng sản xuất.
Vì là sản xuất công nghiệp và được giao khoán đến từng xưởng, đội nên thành phẩm
sản xuất ra không có chi phí dở dang đầu kỳ cũng như chi phí dở dang cuối kỳ, mà loại chi
phí này cũng chỉ có khi thành phẩm sản xuất ra trong kỳ bán không hết lại nhập kho. Hay nói
cách khác tài khoản 154 không có dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ.
 Phương pháp hạch toán chi phí.
Công ty áp dụng hình thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đánh giá hàng
tồn kho theo phương pháp KKTX, giá trị hàng nhập kho theo phương pháp bình quân gia
quyền tháng. Đơn vị tính : Đồng.
2 – Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà –
Việt Đức.
 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành tại Công ty.
Với quy trình sản xuất đơn giản, không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tạo
ra luôn thành phẩm nên Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm
( đá và bột đá ).
Để đảm bảo cho việc cung cấp số liệu về giá thành kịp thời, giúp cho việc quản lý có
hiệu quả hơn, Công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng
 Phương pháp tính giá thành.
Giá thành NVL xuất kho ở đây Công ty sử dụng theo giá bình quân gia quyền tháng,
nên khi xuất kho sẽ phản ánh theo giá hạch toán đến cuối tháng mới tiến hành tính giá xuất
kho thực tế và tiến hành xác định chênh lệch giữa giá hạch toán lúc xuất kho với giá thực tế
phát sinh trong kỳ.
3 – Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Sông Đà – Việt Đức.
 Quy trình toàn bộ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
diễn ra như sau :
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
14
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TK 152,153,111 TK 1388,141 TK621,622,627 TK 154 TK155

Khi cấp NVL, tiền Căn cứ vào bảng K/c chi phí sx Tiến hành
Cho các xưởng đội đối chiếu khối lượng và tính giá thành nhập kho
sx theo kế hoạch hoàn thành tiến TP thành phẩm
giao khoán hành bù trừ với số
đã cấp
TK157,632
TP đem gửi
Bán hoặc
Khi cấp trực tiếp không qua giao khoán đã tiêu thụ

II – Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần
đầu tư Sông Đà – Việt Đức.
1 – Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm có giá giao khoán chiếm
42% chi phí sản xuất thành phẩm, nên tập hợp khoản mục này là một trong những nhiệm vụ
quan trọng trong việc tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty là một đơn sản xuất công nghiệp chuyên tiến hành sản xuất Đá xây dựng và
các loại Bột công nghiệp.
Nguyên liệu chủ yếu dùng để khai thác đá xây dựng thì Công ty có đội khai thác trực
tiếp đá nguyên liệu để sản xuát đá thành phẩm. Còn nguyên liệu dùng trong sản xuất bột thì
Công ty phải đi mua ngoài do địa bàn Công ty không có. Các nguyên vật liệu phụ khác, các
phụ tùng thay thế…đều do phòng Vật tư cơ giới của Công ty đi mua về. Tùy theo từng thành
phẩm sản xuất khác nhau mà Công ty tiến hành cung cấp cho các xưởng, đội sản xuất.
VD :
- Đội khai thác : Nguyên liệu chính ở đây là cần khoan các loại thuốc nổ, kíp mìn, dây
mìn. Vật liệu phụ là dây điện, xăng, dầu…
- Đội nghiền sang : Nguyên liệu chính ở đây là đá hộc trắng, đá xanh xám, điện năng.
Vật liệu phụ là vỏ bao bì, chỉ khâu, nhiên liệu…
Khi các đội có nhu cầu cần Công ty cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trình tự
thủ tục được tiến hành như sau :

Các xưởng đội viết giấy yêu cầu vật tư sau đó các phòng ban có chức năng và Giám
đốc Công ty ký duyệt, bộ phận vật tư lập Phiếu xuất kho bao gồm 2 liên, người lĩnh vật tư
mang 2 liên PXK đến thủ kho nhận vật tư, sau khi kiểm nhận số lượng, chất lượng thực nhận,
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
15
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
người nhận và thủ kho phải ký vào cả 2 liên. Thủ kho giữ lại 1 liên vào thẻ kho sau đó chuyển
cho kế toán vật liệu để hạch toán, 1 liên người nhận đưa về nộp cho đội trưởng để kiểm tra số
lượng và chất lượng vật liệu đồng thời làm căn cứ báo cáo quyết toán vật tư sử dụng hàng
tháng.
“ Trích Giấy đề nghị xuất vật tư, phụ từng ; Phiếu xuất kho”
Công ty CPĐT Sông Đà – Việt Đức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2010
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ, PHỤ TÙNG
Kính gửi : Ông Giám đốc Công ty CPĐT Sông Đà – Việt Đức.
Họ và tên : Trần Hữu Sinh
Đơn vị ( bộ phận ): Đội nghiền sàng I.
Đề nghị xuất vật tư dùng cho : phục vụ sản xuất.
STT Tên chủng loại, quy cách Đơn vị
Số
lượng
Mục đích
1 Dầu Diezen lít 250 Phục vụ sản xuất đá
2 Dầu HD 40 lít 300 Phục vụ sản xuất đá
3 Mỡ bơm YC 80 Kg 25 Phục vụ sản xuất đá
/
/
Giám đốc Phòng KH – VTCG Người đề nghị
( Đã ký ) ( Đã ký ) ( Đã ký )

Công ty CPĐT Sông Đà – Việt Đức
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ – BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC )
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 6 năm 2010 Nợ TK :
Số : 5/ T6 Có TK :
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
16
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Họ tên người nhận hàng : Trần Hữu Sinh Địa chỉ (bp) : Đội NS I
Lý do xuất kho : phục vụ sản xuất đá.
Xuất tai kho : Ông Trần Văn Điệp.
STT Tên vật tư Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Dầu Diezen 1520501 Lít 250 250
2 Dầu HD 40 1520502 Lít 300 300
3 Mỡ bơm YC
80
152030
1
kg 25 25

Cộng 575 575
Cộng thành tiền: ……………………………………………………………
Số chứng từ gốc kèm theo:…………………………………………………
Xuất, ngày 05 tháng 06 năm 2010
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Thông thường, cứ 1 hoặc 2 ngày thủ kho lại chuyển các phiếu xuất kho lên phòng kế
toán. Tại đây kế toán nhập số liệu từ kho vào máy vi tính như sau: Quy trình nhập liệu:
Tại màn hình nhập liệu, kích chuột vào [Nhập chứng từ] để vào màn hình nhập liệu.
Dùng chuột chọn ô xuất vật tư
Tại ô tháng chọn 6
Tại ô ngày chứng từ nhập 5
Tại ô số hiệu nhập 5/T6
Tại ô ngày ghi sổ nhập 05/06/2010
Tại ô diễn giải nhập: xuất vật tư cho đội NS I phục vụ sản xuất đá tháng 6/2010
Tại ô tài khoản nhập 13880101
Tại ô tài khoản tiếp theo nhập 152 (chi tiết cho từng vật tư ở cột mã số)
Khi nhập kế toán chỉ nhập số lượng còn đơn giá do máy tính tự tính theo phương pháp
bình quân liên hoàn đã cài đặt sẵn trong máy. Bởi vì khi nhập kho vật tư, trong phiếu nhập kế
toán đã nhập cả số lượng và đơn giá nhập. Do đó máy đã có đủ số liệu để tính ra đơn giá vật
liệu xuất dùng theo công thức
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
17
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đơn giá bình
Trị giá thực tế vật tư i tồn
trước mỗi lần nhập
+ Trị giá vật tư i nhập
Khối lượng vật tư i tồn trước

mỗi lần nhập
+ Khối lượng vật tư i nhập
Đơn giá này được xác định sau mỗi lần nhập thông qua thẻ kho. Theo cách này máy sẽ
tự động tính và hiện số liệu ở các ô Phát sinh Nợ, Phát sinh Có (trị giá thực tế vật liệu xuất
kho) theo công thức đã được định sẵn trong máy như sau:
Trị giá vốn thực tế
vật tư i xuất kho
=
Số lượng vật tư i x
xuất kho
Đơn giá bình quân vật tư i
xuất kho
Nếu xảy ra chênh lệch giữa đơn giá giao khoán với đơn giá vật tư xuất kho, từ màn
hình nhập liệu vào [Nhập chứng từ], nhấp tiếp vào ô tổng hợp rỗi tùy từng trường hợp mà
hạch toán phần chênh lệch như sau:
- Nếu đơn giá giao khoán > đơn giá vật tư xuất kho:
Nợ TK 13880101
Có TK 6210101
- Nếu đơn giá giao khoán < đơn giá vật tư xuất kho:
Nợ TK 6210101
Có TK 13880101
Cuối tháng khi các đội sản xuất xong thành phẩm có biên bản quyết toán khối lượng hoàn
thành thì tiến hành phân bổ chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp cho từng xưởng, đội, từng thành
phấm sản xuất ra.
VD : Tại đội Nghiền sàng I :
- Khi lĩnh vật tư phục vụ sản xuất
Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng xuất kho; phiếu xuất kho và các chứng từ tập
hợp được. Kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 1388 : 20.593.618
Có TK 152 : 20.593.618

- Cuối tháng khi sản xuất xong thành phẩm, thì tiến hành phân bổ chi phí Nguyên vật
liệu trực tiếp cho từng xưởng, đội.Cụ thể là đội Nghiền sàng I:
Nợ TK 621 : 32.123.643
Có TK 1388 : 32.123.643
Để minh họa rõ thêm, em xin lấy số liệu dùng để phục vụ sản xuất đá của công ty cổ phần
đầu tư Sông Đà – Việt Đức trong tháng 6 năm 2010.
Biểu số 1 : Trích nhật ký chung tháng 6/ 2010
Công ty CPĐT Sông Đà – Việt Đức
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 6 năm 2010
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
18
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đơn vị tính : VNĐ
ST
T
Số CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK
đối
ứng
PS nợ PS có
Trang trước
chuyển sang
……… ………
15 T6/X04 30/06 30/06

Đội NSI lĩnh VT
phục vụ sản xuất
1388
152
20.593.618
20.593.618
16 T6/X01 30/06 30/06
Xưởng nghiền
bột lĩnh VT phục
vụ sx
1388
152 25.001.671
25.001.671
17 T6/X07 30/06 30/06
Đội VT lĩnh vật
tư phục vụ sản
xuất
1388
152
5.885.000
5.885.000
……………
22 T6/50 30/06 30/06
Xuất VT sửa
chữa nhà kho
627
152
420.000
420.000
31 T6/60 30/06 30/06

Thanh toán tiền
điện nước phục
vụ sx
627
1111
48.158.190
48.158.190
……………….
41 T6/61 30/06 30/06
Thanh toán tiền
lương cho bộ
phận sản xuất
trực tiếp
334
1111
91.947.050
61.947.050
50 T6/65 30/06 30/06
Hạch toán phần
sản lượng đội
NSI được hưởng
621
622
627
334
1388
32.123.643
11.192.134
4.876.574 11.192.134
37.000.217

51 T6/66 30/06 30/06
Hạch toán phần
sản lượng xưởng
bột được hưởng
621
622
627
138
334
57.455.468
18.103.810
1.028.491 58.483.959
18.103.810
……………….
90 KC- 01 30/06 30/06
K/C chi phí
nguyên vật liệu
trực tiếp
154
621
195.248.916
195.248.916
91 KC- 02 30/06 30/06
K/C chi phí nhân
công trực tiếp
154
622
93.760.006
93.760.006
92 KC- 03 30/06 30/06 K/C chi phí sản

xuất chung
154
6271
91.633.064
6.589.950
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
19
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6277
6274
6278
18.725.091
45.616.151
20.701.872
93 T6/80 30/06 30/06
Nhập thành
phẩm đá các loại
155
154
161.779.528
161.779.528
94 T6/81 30/06 30/06
Nhập thành
phẩm bột đá các
loại
155
154
103.345.367
103.345.367
95 T6/82 30/06 30/06

Xuất kho thành
phẩm bột đá cho
khách hàng
632
155
101.345.367
101.345.367
96 T6/83
30/06
30/06
Xuất kho thành
phẩm đá các loại
cho khách hàng
632
155
258.078.639
258.078.639

………………
Tổng số phát
sinh
9.456.120.000
9.456.120.00
0
Sổ nhật ký chung tháng 6/2010
Ngày 30 tháng 06 năm 2010
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu số: 02– Trích sổ cái TK 621
Công ty CPĐT Sông Đà – Việt Đức
SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Tài khoản 621 – chi phí NVL trực tiếp
Tháng 6 năm 2010
Sản phẩm : Sản xuất đá, bột
Số dư đầu kỳ :
Số
hiệu
CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK đối
ứng
Số PS Nợ Số PS Có
Số

SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
20
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
T6/111 30/6 30/6 HT phần giá trị được
hưởng của xưởng bột
1388 57.455.468
T6/115 30/6 30/6 HT phần giá trị đội
VT được hưởng
1388 15.932.312
T6/113 30/6 30/6 HT phần sản lượng
Đội NS I được
hưởng theo QT
T4/06

1388 32.123.643
T6/114 30/6 30/6 HT chênh lệch đơn
giá VT xuất kho với
đơn giá giao khoán
1388 3.612.634
………………….
…………… ……………
KC-01 30/6 30/6 Kêt chuyển chi phí
NVL trực tiếp
154 195.284.916 0
Tổng số phát sinh 215.670.428 215.670.428
Số dư cuối kỳ :
Ngày 30 tháng 6 năm 2010
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên ) ( ký, họ tên) ( Ký. Họ tên đóng dấu)
Cuối tháng kế toán tập hợp số liệu để vào Bảng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
2 – Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
Chi phí này chiếm 18% trong tổng chi phí sản xuất thành phẩm.
Tiền lương của công nhân trực tiếp bao gồm các khoản sau :
- Tiền lương sản phẩm, khoán, làm them giờ ( do tổ trưởng các đội tự tính theo quy định
của Công ty ).
- Phụ cấp lương đối với đội trưởng, đội phó.
- Tiền lương thời gian nghỉ hưởng 100% ( lương tham gia hội họp, tham gia phong trào
đoàn thể, ngày lễ, tết, nghỉ hưởng chế độ lao động nữ…) phòng Kế toán tính theo quy
định của Công ty.
Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch giao khoán cho các xưởng, đội trong đó có
tính chi phí nhân công trực tiếp cho từng thành phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy mà đến cuối
tháng các xưởng đội phải nộp Bảng chấm công và tính tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất là bao nhiêu so với thời gian đi làm và lượng sản phẩm khoán làm ra ( tức là công
nhân trực tiếp ăn theo lương khoán thành phẩm sản xuất ). Còn phòng Kế toán chỉ việc tập

hợp tổng số lương phải trả cho các xưởng đội, các công nhân tham gia vào sản xuất và tiến
hành trả lương cho công nhân theo bảng thanh toán lương.
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
21
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Những công nhân có hệ số lương cụ thể vẫn phải trích nộp BHXH, BHYT theo quy
định của Nhà nước.
“ Trích hợp đồng giao khoán ; Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán tiền
lương thi công”
1 – “Trích hợp đồng giao khoán”
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 06/GK
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN TIỀN LƯƠNG
( Của Đội Nghiền Sàng I )
Hôm nay, ngày 05 tháng 06 năm 2010
Căn cứ hợp đồng số 15/SXKD ngày 12 tháng 05 năm 2010
Chúng tôi gồm :
- Ông : Nguyễn Hữu Sinh – Đội trưởng đội nghiền sàng I người giao khoán tiền lương.
- Ông : Nguyễn Anh Thơ – Người nhận khoán
1 – Nội dung công việc giao khoán :
Tiền lương của công nhân trực tiếp sẽ ăn theo lương khoán thành phẩm sản xuất ra.
2 – Đơn giá giao khoán :
Lương khoán cho 100 m
3
đá là : 3.000.000 đ
3 – Thời gian sản xuất : từ 15/7 đến 5/8/2010 đảm bảo theo tiến độ hợp đồng số
15/SXKD.
Hợp đồng lập thành 3 bản, 1 bản giao cho người nhận giao khoán, 1 bản lưu tại đội
Nghiền sàng I, 1 bản gửi về phòng kế toán công ty.

Người nhận khoán Người giao khoán
Nguyễn Anh Thơ Nguyễn Hữu Sinh
2 – “Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán tiền lương thi công”
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN TIỀN LƯƠNG SẢN XUẤT
Căn cứ hợp đồng giao khoán số 06 ngày 05/06/2010
Chúng tôi gồm :
1 – Ông : Nguyễn Hữu Sinh – Đội trưởng đội nghiền sàng I
2 – Ông : Nguyễn Anh Thơ – Tổ trưởng sản xuất
Tiến hành thanh lý hợp đồng số 06
SV: Nguyễn Thị Phượng – CĐKT3K2 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội
22

×