Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.75 KB, 62 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng
vững và phát triển trong điều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp
phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng
loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu
mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh
tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân
viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản
xuất kinh doanh.
Hơn thế nữa nhu cầu tiêu dùng trên thị trường hiện nay đòi hỏi doanh
nghiệp phải tạo ra doanh thu có lợi nhuận. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải
sản xuất cái thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có và tự đặt
ra cho mình những câu hỏi “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế
nào và sản xuất bao nhiêu?”
Để đạt được lợi nhuận cao và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch
toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các
hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài sản, hàng hoá nhằm
đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính
toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó làm
cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Sau thời gian tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như bộ
máy quản lý của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội , em nhận thấy
kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty
nói riêng là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh
của công ty, nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. vì vậy em quyết định


đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty với đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Vật
tư nông nghiệp Hà Nội" để viết chuyên đề báo cáo của mình.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng ở công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội.
Phần 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng ở công ty Cổ phần Vật tư nông
nghiệp Hà Nội.
Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các cô
chú và các anh chị tại Phòng kế toán công ty cũng như được sự chỉ dẫn tận
tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Liên. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng,
thời gian thực tế chưa nhiều, bản thân còn nhiều hạn chế nên khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Phòng kế toán công ty để chuyên đề
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần vật tư Nông
nghiệp Hà Nội (AGRIMATECO)
Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại: 115 Đường Giáp Bát - Quận
Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: HÀ NỘI AGRICULTURAL
MATERIAL JOINT STOCK COMPANY (AGRIMATECO).
Tên sử dụng trong giao dịch kinh doanh trong nước của Công ty là:
Công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Hà Nội (AGRIMATECO).
Công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Hà Nội có tiền thân là Công ty

Vật tư Nông nghiệp Hà Nội được hình thành từ năm 1958.
Đến năm 2005, Công ty Vật tư Nông Nghiệp Hà Nội tiến hành cổ phần
hoá, chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước sang Công ty cổ phần theo chủ
trương của Chính phủ và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Vật tư
Nông Nghiệp Hà Nội, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội theo quyết định
thành lập số 998 - UB của ủy ban vào ngày 28/ 02/ 2005.
Công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Hà Nội là một Công ty Cổ phần
có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại ngân
hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà Nước.
Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty vẫn mang quy
mô của một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đang ngày càng mở rộng để theo
kịp xu thế phát triển của nền kinh tế mở cửa hội nhập của đất nước bằng cách
đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mình, cũng như tìm kiếm
các đối tác làm ăn lâu dài phù hợp với tiêu chí của công ty.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Hà Nội
đang đứng vững và khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Hoạt động kinh
doanh của Công ty được mở rộng trong toàn quốc, có mối liên hệ với nhiều
tỉnh thành.
Hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
- Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (các chế phẩm nông
nghiệp, các loại phân bón, các công cụ, tư liệu sản xuất trong nông
nghiệp…).
- Cung ứng và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Kinh doanh sửa chữa máy lắp ráp nông nghiệp, nông cụ, công cụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, máy móc thiết bị khác.
- Cho thuê bến bãi, kho tàng.
- Kinh doanh vận tải.
- Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Do công ty có tiền thân là một công ty chuyên kinh doanh về vật tư
nông nghiệp từ năm 1958, nên hầu hết các dịch vụ của doanh nghiệp đều liên
quan đến các loại vật tư phục vụ cho nông nghiệp. Nhưng theo nhu cầu của
thị trường cũng như tiềm lực của công ty nên hiện tại các dịch vụ chủ yếu của
doanh nghiệp là cung ứng, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp và cho thuê
bến bãi, kho tàng. Như vậy, bên cạnh chức năng truyền thống là kinh doanh
vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ), Công ty còn kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực khác: như vật liệu xây dựng, kinh doanh vận
chuyển hàng hoá… Địa bàn kinh doanh cũng được mở rộng hơn. Đơn vị có
các điểm bán hàng ở tất cả các huyện trên địa bàn Hà Nội, đồng thời mở rộng
kinh doanh với nhiều tỉnh trong cả nước như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang, Ninh Bình Công ty hoạt động trên cơ sở vốn
đóng góp của các cổ đông, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
và nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh
nghiệp…
Dịch vụ cung ứng và kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp
Sơ đồ 1 – Quy trình dịch vụ cung ứng và kinh doanh các loại vật tư
Kết thúc
Kết thúc
Kết thúc
Chưa thống nhất
Có thống nhất
Thu thập thông tin
khách hàng
Lập hồ sơ quản lý và đánh giá khách hàng
Đánh giá năng lực công ty
Xem xét và xây dựng hợp đồng
Quyết định
Không làm

Có làm
Đàm phán hợp đồng
Thống nhất
Không thống nhất
Ký hợp đồng
Giao nhận hàng hóa
Thanh
toán
Thanh lý
hợp đồng
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Nội dung các bước thực hiện:
- Bước 1: Thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng để xem xét đây
là khách hàng mới hay khách hàng thân quen của công ty.
- Bước 2: Lập hồ sơ quản lý khách hàng (hay tìm các hồ sơ đã lưu đối
với các khách hàng quen biết từ trước để tiếp tục lưu thông tin) đồng thời đưa
ra những đánh giá sơ bộ về nhu cầu của khách hàng.
- Bước 3: Đánh giá năng lực công ty xem có đủ khả năng đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng hay không.
- Bước 4: Tổng hợp các đánh giá, xem xét và xây dựng hợp đồng.
- Bước 5: Tiến hành quyết định, nếu không làm thì hủy bỏ dự án, nếu
quyết định có làm thì tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 6: Đàm phán hợp đồng, trong bước này cả hai bên đưa ra các
yêu cầu, các chi tiết liên quan đến dịch vụ cụ thể như yêu cầu về hàng hóa,
điều kiện vận chuyển, hình thức thanh toán…
- Bước 7: Xem xét có thống nhất hay không, nếu không thống nhất thì
hủy bỏ dự án, nếu chưa thống nhất thì có thể đưa thêm điều kiện và tiến hành
đàm phán lại, còn nếu thống nhất thì tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 8: Tiến hành ký kết hợp đồng theo các điều kiện mà 2 bên đã
cùng thỏa thuận.

- Bước 9: Bên công ty tiến hành chuyển giao hàng hóa cho bên khách
hàng theo đúng số lượng, tiêu chuẩn và thời hạn mà hợp đồng quy định.
- Bước 10: Khách hàng thực hiện thanh toán cho công ty theo hình
thức, thời hạn và số tiền như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bước 11: Sau khi 2 bên thực hiện xong nghĩa vụ thì tiến hành thanh lý
hợp đồng và kết thúc dịch vụ.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có
bảng phân tích như sau:
Bảng 1 - Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007
Tăng giảm
Số tiền Tỉ lệ (%)
Tổng doanh thu 7595452644 3442502676 4152949968 120.64
1. Doanh thu thuần 7595452644 3442502676 4152949968 120.64
2. Giá vốn hàng bán 6572468571 2537451316 4035017255 159.02
3. Lợi nhuận gộp 1022984073 885051360 137932713 15.58
4. Doanh thu hoạt động tài chính 782600 1201300 -418700 -34.85
5. Chi phí tài chính 8791668 21500001 -12708333 -59.11
Trong đó: Chi phí lãi vay 0 21500001 -21500001 -100.00
6. Chi phí bán hàng 170895117 120685965 50209152 41.60
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 984470611 847552365 136918246 16.15
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD -140390723 -103485671 -36905052 35.66
9. Thu nhập khác 553988588 279478474 274510114 98.22
10. Chi phí khác 158179483 10125000 148054483 1462.27
11. Lợi nhuận khác 395809105 269353474 126455631 46.95
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 255418382 165867803 89550579 53.99
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 71517147 46442985 25074162 53.99
14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 183901235 119424818 64476417 53.99

15. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu 4.08 2.65 1.43 53.96
Tổng lợi nhuận sau thuế ở công ty năm 2008 tăng 64.476.417 đồng
tương ứng với tỷ trọng 53,99% so với năm 2007, đánh giá chung là công việc
kinh doanh có hiệu quả nhất định. Tổng doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng
chứng tỏ thị phần trên thị trường cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty
năm 2008 đã cao hơn so với năm trước.
Tuy nhiên do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
với tốc độ khá cao nên dù trị giá vốn hàng bán rất lớn cũng như doanh thu
tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 vẫn giảm là
36.905.052 đồng.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Nhưng xét về tỷ suất giữa các chi phí với doanh thu thuần có thể thấy
là các chi phí này lại là giảm so với năm trước, có thể tốc độ tăng của giá vốn
hàng bán quá lớn đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty giảm, nhưng mức
độ giảm với tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy công ty đã tích cực tiêu thụ sản
phẩm nhưng việc quản lý các khoản chi phí về giá vốn hàng bán có thể chưa
được phù hợp. Công ty cần có những điều chỉnh tích cực hơn. Tuy vậy lợi
nhuận khác của công ty lại tăng cao hơn năm trước đã làm cho lợi nhuận
trước thuế của công ty lại tăng lên, cho thấy công ty vẫn làm ăn có lãi.
Các nhóm chỉ tiêu phản ảnh mức độ sử dụng chi phí:
Tỷ suất giá vốn hàng
bán trên doanh thu thuần
Trị giá vốn hàng bán
74,14% 86,53%
Doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí hàng bán
trên doanh thu thuần
Chi phí bán hàng
3,53% 2,25%
Doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
24,76% 12,96%
Doanh thu thuần
Ta nhận thấy chỉ tiêu Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
vào năm 2008 đã tăng thêm 12.39% so với năm 2007. Sự biến động này là
xấu hơn so với năm 2007, nó cho thấy với 100 đồng doanh thu thu về công ty
đã phải bỏ ra nhiều chi phí hơn về giá vốn hàng bán. Có thể thấy là do việc
quản lý các khoản giá vốn hàng bán ra chưa tốt nên tốc độ tăng giá vốn hàng
bán nhanh so với tốc độ tăng doanh thu thuần làm cho công ty khó có thể tăng
lợi nhuận bán hàng. Để cải thiện tình hình này công ty cần quản lý các khoản
chi phí trong giá vốn hàng bán ra một cách hiệu quả hơn.
Tỷ suất Chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2007 đã giảm
1,28% so với năm 2006, đây là một tín hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã tiết kiệm
được chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty cần phát huy
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
bằng cách tiếp tục quản lý hiệu quả các khoản chi phí bán hàng tốt hơn nữa
trong các kỳ sắp tới.
Về tỷ suất Chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần thì ta
thấy tỷ suất này đã giảm so với năm 2007 trước đó là 11,8%, đây được cho là
một điểm tốt. Cho thấy hiệu quả sử dụng các khoản chi phí quản lý doanh
nghiệp trong năm 2008 đã cao hơn trong năm 2007. Công ty nên tích cực phát
huy việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp
như hiện nay để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên
doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp

25,86% 13,47%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần
trên doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần
-3,01% -1,85%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
3,49% 2,42%
Doanh thu thuần
Tỷ suất Lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần đã giảm 12.39% so với
năm trước. Điều này có thể giải thích là do việc quản lý giá vốn hàng bán
chưa tốt, làm cho tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ tăng
doanh thu thuần và làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận gộp chậm đi. Đồng thời
dẫn tới tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm đi. Để cải thiện công
ty cần quản lý chi phí giá vốn hàng bán tốt hơn.
Tuy Lợi nhuận thuần của công ty là giảm so với năm trước (từ
-103.485.671 đồng xuống -140.390.723 đồng) nhưng tỷ suất này đã giảm ít
hơn so với năm trước là 1,16%. Nguyên nhân là do tỷ suất chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần của công ty đều đã giảm
hơn so với năm trước, mặt khác chi phí tài chính năm 2008 giảm tới gần 2,5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
lần mạnh hơn so với tốc độ giảm 1,5 lần của thu nhập tài chính. Điều đó làm
cho tỷ suất lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong năm 2008 tăng lên. Điều
này chứng tỏ các chi phí hoạt động của doanh nghiệp đã được quản lý tốt hơn
trước, đó là điểm tích cực cần phát huy.
Tuy công ty đã đạt mức lợi nhuận sau thuế cao hơn so với năm trước
(tăng từ 119.424.818 đồng năm 2007 lên 183.901.235 đồng vào năm 2008),

nhưng tỷ suất này đã giảm 1,07%. Điều đó thể hiện kết quả kinh doanh trong
năm 2008 tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa được khả quan. Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế rất nhỏ là 2,42% thể hiện sự không thuận lợi trong việc mở rộng quy
mô kinh doanh và làm lợi ích cho các chủ sở hữu tăng không đáng kể. Công
ty nên xem xét cách thức hoạt động, tính toán xem việc phát triển mở rộng
quy mô như hiện tại đã thực sự phù hợp với tiềm lực của công ty hay chưa, để
có biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn
hơn, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
+ Hội đồng quản trị: Có vai trò quyết định cao nhất tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, quyết định những vấn đề quan trọng của Công ty
như các định hướng phát triển trong dài hạn, các chiến lược về sản phẩm
Hội đồng được kiến nghị các vấn đề sau: Loại cổ phần và tổng cổ phần được
chào bán mỗi loại, mức cổ tức ưu đãi, việc tổ chức lại và giải thể công ty…
Và được quyết định những vấn đề sau: Về kinh doanh, về tài chính, về tổ
chức quản lý công ty, về nội bộ…
Hội đồng quản
trị
Giám đốc
Phòng
Kế Hoạch –
Kinh Doanh
Phòng
Tổ Chức –
Hành Chính
Ban

quản lý
cơ sở
vật chất
Phòng kế
toán
Các
chi
nhánh
Cửa hàng
kinh doanh
vật tư nông
nghiệp số
01
Cửa hàng
kinh doanh
vật tư nông
nghiệp số
02
Cửa hàng
kinh doanh
vật tư nông
nghiệp số
03
Cửa hàng
kinh doanh
vật tư nông
nghiệp số
04
Phó Giám đốc
Ban kiểm soát

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Ban kiểm soát: Có quyền hạn và trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản
trị về việc chỉ định đơn vị kiểm toán, kiểm tra báo cáo tài chính đồng thời
kiến nghị bổ sung những điểm cần thiết vào điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt
động kinh doanh của Công ty thông qua sự giám sát các hoạt động tổ chức
trong công ty.
+ Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bầu ra để điều hành toàn bộ hoạt động
kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của công ty trước Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý của Nhà nước. Là
người chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, cũng như đảm bảo đời
sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
+Phó giám đốc: Thực hiện chức năng tham mưu, đề suất các biện pháp cùng
Giám đốc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp và mục tiêu đề ra, đồng thời
chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác hành chính, làm công tác đoàn thể. Ngoài
ra Phó Giám đốc còn là người thay mặt giải quyết chỉ đạo công việc trong
toàn Công ty khi có sự uỷ quyền của Giám đốc.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong
công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư, quản lý đầu tư của công ty theo đúng
quy định của Nhà Nước. Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chiến lược phát triển cũng như tổng hợp báo cáo kế hoạch dài
hạn, từng năm, từng quý, và từng tháng của công ty để trình Giám đốc. Đồng
thời theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc lập, thực hiện, điều chỉnh kế
hoạch của các đơn vị, các cửa hàng kinh doanh trong công ty.
- Tổ chức phân công theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các hợp đồng kinh
tế, các dự án đã được phê duyệt và ký kết, báo cáo kịp thời cho giám đốc nắm
bắt được tình hình chỉ đạo hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức triển khai thực hiện nội dung các hợp đồng mua bán hàng hóa đã
được Giám đốc phê duyệt (từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thanh lý hợp
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
đồng), xử lý giải quyết các tranh chấp khiếu nại phát sinh trong quá trình thực

hiện.
- Có nhiệm vụ tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác liên doanh liên
kết. Tham mưu cho Giám đốc kế hoạch tiếp nhận hàng hóa đưa về kho, tiêu
thụ hàng hoá trong kho công ty hoặc chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu.
- Lập sổ theo dõi lưu giữ, bảo quản, bảo mật các hợp đồng, hồ sơ tài liệu về
mua bán, tranh chấp khiếu nại đối với khách hàng. Chỉ cung cấp tài liệu ra
ngoài khi có ý kiến của Giám đốc.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc điều
hành công việc của công ty và làm công tác hậu cần phục vụ cho hoạt động
của bộ máy công ty. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ sau đây:
- Giúp Giám đốc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác hàng
ngày của công ty. Tiếp nhận công văn đến, nghiên cứu để trình Giám đốc,
chuyển phát đến lãnh đạo công ty, các phòng ban chi nhánh liên quan để giải
quyết đồng thời theo dõi việc thực hiện.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý hồ sơ người lao động. Hướng dẫn
các đơn vị trong việc tuyển dụng lao động theo đúng quy định của Bộ Lao
động. Bố trí, sắp xếp cán bộ công nhân lao động phù hợp, đáp ứng mọi hoạt
động trong công ty. Xác định tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách với
cán bộ công nhân viên của công ty, phối hợp với các phòng ban lập dự án,
mua sắm tài sản, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động.
- Quản lý cổ đông, thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định đã
ban hành của Hội đồng quản trị công ty.
+ Ban quản lý cơ sở vật chất: Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đất đai, tài sản
trên đất. Lập kế hoạch và tổ chức quản lý khai thác các khu đất, tài sản, cơ sở
vật chất. Cải tạo các khu cơ sở vật chất, triển khai và tham gia thực hiện các
dự án đầu tư của công ty.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Phòng kế toán: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, là đơn vị
kế toán độc lập, tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế
toán có chức năng chủ yếu là tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện

toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán
kinh tế theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Phòng kế toán còn có nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng cơ sở chế tài tài chính trong nội bộ
công ty, tổ chức luân chuyển vốn, huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời
nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu
quả cao nhất. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn phải tổ chức hệ thống sổ sách
kế toán, tổ chức luân chuyển chứng từ để công tác kế toán đáp ứng tốt các yêu
cầu quản lý.
+ Các cửa hàng, chi nhánh kinh doanh tại các huyện: Có nhiệm vụ làm đại
diện, giới thiệu và trực tiếp giao nhận hàng hoá của công ty giao cho, theo dõi
lượng hàng bán ra hàng tháng báo cho công ty.
Việc tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý nói trên vừa đảm bảo sự
quản lý tập trung thống nhất đồng thời phát huy tinh thần sáng tạo của các
thành viên trong công ty. Từ đó có thể hạn chế những khó khăn trong việc chỉ
đạo kinh doanh tạo sự năng động nhạy bén để có thể chiếm lĩnh và làm chủ
thị trường.
Xét về mối quan hệ giữa công ty và các cửa hàng
- Các cửa hàng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tổ chức, quản lý nhân sự
của giám đốc công ty.
- Quan hệ giữa cửa hàng và các phòng, ban là quan hệ hợp tác để thực
hiện nhiệm vụ của công ty giao, đồng thời chịu sự hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra
về chuyên môn của các phòng, ban chức năng.
- Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng trực thuộc được chủ
động, tự chủ trong hoạt động kinh doanh các ngành hàng mà công ty đã đăng
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
ký. Khi có hàng, công ty bán cho các cửa hàng theo giá quy định có chiết
khấu với từng lô hàng cụ thể.
- Các cửa hàng chấp hành các quy định tài chính, các nghĩa vụ chính
sách đối với chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy
định của Pháp luật.

- Cửa hàng được quan hệ, giao dịch để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân
công, ủy quyền của Giám đốc.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Hà Nội được
tổ chức, hạch toán theo kiểu tập trung, mọi công việc chung trong phòng kế
toán đều do trưởng phòng và phó phòng chỉ đạo, còn những công việc cụ thể
được giao cho từng kế toán viên đảm nhiệm.
Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác, trung
thực các nhiệm vụ kinh tế phát sinh. Có trách nhiệm quản lý toàn bộ vốn của
doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán
của Nhà nước.
Kiểm tra thường xuyên các khoản chi tiêu của công ty, tăng cường
công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh
doanh.
Thông qua việc quản lý tài chính có thể giúp giám đốc nắm bắt được
toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích hoạt động hàng tháng để
chủ động trong sản xuất kinh doanh, chống thất thu, tăng thu giảm chi, tăng
lợi nhuận, tạo nguồn vốn.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Sơ đồ bộ máy kế toán
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm 08 người, trong đó có một trưởng phòng và một
phó phòng kế toán, còn lại 06 kế toán viên phụ trách các phần hành sau.
Trưởng phòng kế toán : Là người chịu trách nhiệm cao nhất về công
việc kế toán trước ban Giám đốc công ty. Trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ
điều hành và tổ chức công việc trong phòng, phê duyệt giấy tờ, chứng từ, sổ
sách có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, định kỳ lập báo cáo
tài chính theo yêu cầu quy định của Bộ tài chính.
Phó phòng kế toán : là người trực tiếp phê duyệt các giấy tờ cần thiết

nếu được sự uỷ quyền của trưởng phòng kế toán khi trưởng phòng đi công
tác, theo dõi chính xác các hoạt động sản xuất các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, cùng trưởng phòng kế toán định kỳ lên báo cáo.
Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả các chứng từ của
các kế toán, làm chứng từ ghi sổ để vào sổ cái, vào bảng cân đối và làm các
báo cáo dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng và phó phòng kế toán.
Kế toán
tổng
hợp
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán
hàng
tồn kho
và kế
toán
công nợ
Kế toán
thanh
toán và
tập hợp
chi phí
giá thành
Kế toán
tiền
lương,
BHXH,
và tiền
mặt
Kế toán

theo dõi
bán
hàng và
nhập
hàng.
Kế toán
theo dõi
TSCĐ
và ngân
hàng.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Kế toán hàng tồn kho: Có trách nhiệm theo dõi các mặt hàng còn tồn
trong kho và hạn sử dụng của các mặt hàng đó, để báo cáo cho bộ phận xuất
nhập hàng, có kế hoạch xuất nhập hàng phù hợp và kịp thời.
Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi công nợ phát sinh của khách
hàng cũng như của chủ hàng, kết hợp thanh toán để lên kế hoạch thu hồi công
nợ và thanh toán cho khách hàng.
Kế toán thanh toán và tập hợp chi phí giá thành: Có nhiệm vụ phản
ánh tình hình tiêu thụ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động
lượng tiền tệ trong công ty, căn cứ vào số liệu của kế toán công nợ để thanh
toán cho khách hàng, và theo dõi, tập hợp các chi phí giá thành để báo cáo.
Kế toán tiền lương, trích BHXH, kế toán tiền mặt, thủ quỹ: Hàng ngày
có trách nhiệm theo dõi chấm công cho công nhân viên và căn cứ vào các
phiếu thu chi để vào sổ quỹ tiền mặt, thanh toán thu hồi các khoản có liên
quan đến tiền mặt và quỹ của công ty.
Kế toán theo dõi bán hàng và nhập hàng: Có trách nhiệm theo dõi
lượng hàng bán ra, cả về chủng loại, giá cả, số lượng, viết hoá đơn cho khách
hàng, và theo dõi số lượng hàng nhập mới vào.
Kế toán tài sản cố định: đảm nhiệm việc mở sổ sách theo dõi tình hình
tăng, giảm tài sản cố định, lập kế hoạch trích nộp khấu hao, trích nộp sửa

chữa lớn, phụ trách công tác xây dựng cơ bản.
Kế toán ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi tình hình thanh toán với
nhà cung ứng, với chủ đầu tư, với các đơn vị hạch toán nội bộ, với ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác.
1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của công ty
1.4.2.1. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam.
Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: phương pháp đích danh.
Phương pháp tính khấu hao là theo phương pháp khấu hao đều.
Về báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế: Niên độ kế toán của Công ty bắt
đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
1.4.2.2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ của công ty
Về chứng từ ghi sổ:
Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp thuộc đối tượng tính và nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Công ty phân loại chứng từ theo
trình tự lập chứng từ, khi đó chứng từ của công ty sẽ bao gồm chứng từ gốc
và chứng từ tổng hợp.
Kế toán sử dụng các hoá đơn giá trị gia tăng, các hợp đồng kinh tế, các
biên bản thanh lý hợp đồng, cũng như các loại chứng từ đầu vào khác như các
loại hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển, hoá đơn tiền điện, nước, điện
thoại Đối với các nghiệp vụ kinh tế nội sinh như bút toán kết chuyển, phân
bổ, trích khấu hao kế toán sử dụng phiếu kế toán, chứng từ kế toán để phản
ánh nội dung nghiệp vụ kế toán.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng chứng từ tại công ty
Do chứng từ trong công ty có nhiều loại với đặc tính luân chuyển khác
nhau nên công ty quản lý chứng từ theo một quy trình cụ thể như sau:
- Trước hết, kế toán lập các chứng từ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế

vào chứng từ. Các chứng từ được lập theo mẫu do Nhà Nước quy định, được
lập thành 03 liên và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan thì mới
được coi là hợp pháp.
- Sau đó tiến hành kiểm tra chứng từ và ghi vào sổ kế toán hoặc vào
máy tính để tiện theo dõi, thống kê và quản lý. Khi nhận được chứng từ, kế
toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp đồng và tính hợp lý của chứng từ.
- Khi hoàn thành và kiểm tra các chứng từ đầy đủ, kế toán thực hiện lưu
trữ và bảo quản chứng từ vì trong kỳ hạch toán chứng từ có thể sử dụng lại để
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, các
chứng từ được kẹp theo tháng, trên cùng là sổ chi tiết được cập nhật theo phát
sinh hàng ngày.
1.4.2.3. Đặc điểm vận dụng hình thức sổ của công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ:
Sơ đồ: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán

Ghi chú :
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Quan hệ đối chiếu kiểm tra:
Chứng từ kế toán gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán
Sổ cái
Bảng cân
đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng
hợp chi
tiết
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Căn cứ chứng từ kế toán, các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ kế
toán sẽ được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ và chứng từ ghi sổ.
Đồng thời căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ và chứng từ ghi sổ đó để
vào sổ cái vào cuối mỗi tháng.
Việc ghi chép của kế toán công ty được kết hợp ghi theo trình tự thời
gian và ghi theo hệ thống. Đó là sự kết hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu vào cuối
tháng.
1.4.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản của công ty
Công ty cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội sử dụng tài khoản kế toán
theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính (Theo Thông tư số 60 và theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng
Bộ Tài Chính).
Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Cách xây dựng chi tiết như sau
Phòng kế toán xây dựng tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp I, cấp II) trước
theo quy định của Bộ Tài Chính, sau đó Công ty mở thêm tài khoản chi tiết

phục vụ yêu cầu quản lý và sử dụng thông tin.
1.4.2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo của công ty
Phòng kế toán lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối quí, vào cuối niên
độ kế toán (năm dương lịch) nhằm phản ánh tổng quát tình hình kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty cho ban giám đốc, các đối tượng khác ngoài
công ty để phục vụ cho các yêu cầu quản lý.
Cuối kỳ công ty lập các bảng tổng hợp tài sản cố định, báo cáo tình
hình thực hiện nhiệm vụ, báo cáo bán ra, báo cáo mua vào (theo tháng), báo
cáo về các khoản mục chi phí trong công ty. Định kỳ hàng quý các đơn vị trực
thuộc nộp báo cáo lên phòng kế toán công ty để quyết toán. Để phản ánh tình
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
hình biến động tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ hạch toán Công ty sử dụng báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng cân đối số phát sinh.
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Người chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính là trưởng phòng kế
toán, báo cáo được lập dưới sự giúp đỡ của các nhân viên kế toán các phần
hành trong bộ máy kế toán của công ty. Sau khi báo cáo được lập sẽ được gửi
cho ban giám đốc, hội đồng quản trị và ban kiểm soát để các bộ phận này tiến
hành tổng hợp, phân tích, đưa ra các quyết định cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ kế toán tiếp theo.
Công ty cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hệ
thống thông tin kế toán của mình. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm
kế toán Misa – Sme 7.9. Từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành định khoản
vào chứng từ ghi sổ, sau đó trình trưởng phòng kế toán duyệt, tiếp theo nhân
viên kế toán tổng hợp sẽ nhập số liệu vào máy và vào các sổ chi tiết để phục
vụ cho quyết toán theo quý hoặc năm đạt hiệu quả cao hơn.

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin nên việc thực hiện cung cấp
thông tin phục vụ mục đích quản lý của bộ phận kế toán bắt đầu trở nên
nhanh chóng, đáp ứng kịp thời chính xác hơn các yêu cầu đặt ra.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẦN 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY

2.1. Kế toán bán hàng tại công ty
2.1.1. Đặc điểm kinh doanh hàng hóa của công ty
Công ty CP Vật tư nông nghiệp Hà Nội bán hàng với các mặt hàng chất
lượng tốt, đảm bảo chất lượng, mẫu mã phong phú đã giành được uy tín trên
thị trường. Tuy nhiên hàng hoá của công ty phải cạnh tranh với hàng hoá của
các Công ty khác trong nước cũng như ngoài nước khiến cho Công ty gặp
không ít khó khăn trong việc bán hàng hoá.
Nhận thức được vấn đề bán hàng hoá có ý nghĩa quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của Công ty, Công ty đã đề ra nhiều biện pháp đẩy mạnh
công tác bán hàng như: nâng cao chất lượng, nghiên cứu thị trường, tăng
cường tiếp thị, tổ chức hội nghị triển lãm để tiếp xúc với khách hàng…
Công tác quản lý bán hàng của Công ty được thực hiện cả về mặt giá trị
và hiện vật, hàng hoá mua về được quản lý theo dõi từng loại, từng lô vì cùng
một loại hàng hóa nhưng mỗi lần nhập, bán có giá trị khác nhau. Để tránh tình
trạng mất mát hàng hoá, hàng không đảm bảo chất lượng, Công ty đã chú
trọng ngay từ khâu mua đến khâu bảo quản trông coi, và bán đến tận tay
người tiêu dùng.
Cụ thể là Công ty đã xây dựng hệ thống nội quy, quy chế, trách nhiệm
cho từng phòng ban, các bộ phận phối hợp kiểm tra thực hiện như phòng kinh
doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức, thủ kho… Trong đó phòng kế toán chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát kịp thời kể cả về số lượng và giá trị hàng hoá
sau mỗi lần nhập, xuất bán hàng hoá. Tổ chức công tác ghi chép từ khâu hạch
toán ban đầu đến khâu xác định kết quả kinh doanh. Tình hình nhập, xuất bán

hàng hoá được thực hiện theo giá trị thực tế trên các tài khoản, sổ tổng hợp.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Công ty còn quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đối với những khoản chi phí có
tính chất cố định Công ty xây dựng mức chi phí cho từng loại hàng hóa, từng
thời kỳ và tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
cho số hàng đã bán.
Việc bán hàng được kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan vừa để
đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện cho khách hàng. Do vậy, khách hàng đến
với Công ty có nhu cầu mua hàng thì Công ty sẵn sàng đáp ứng với các
phương thức, giá cả phải chăng và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích
hợp với yêu cầu của khách hàng.

2.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.1.2.1. Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế hàng mua vào
- Hàng mua vào giao bán thẳng (hàng nhập khẩu): hàng nhập khẩu
tính theo giá nhập và giao bán ngay tại cảng Việt Nam.
Trị giá vốn thực
tế hàng mua vào = Giá nhập + Thuế nhập khẩu (nếu có)
giao thẳng
- Hàng mua vào nhập kho (hàng nhập khẩu hoặc mua vào trong nước):
trị giá vốn thực tế hàng mua vào nhập kho được xác định theo trị giá thực tế
mua vào và chi phí mua:
Trị giá thực tế Thuế nhập khẩu Giảm giá hàng bán
mua vào của = Giá mua + thuế khác - hàng bán bị trả lại
hàng hoá ( nếu có ) ( nếu có )
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Chi phí mua = Chi phí + Phí bảo + Phí kiểm
vận chuyển hiểm định

Trị giá vốn thực tế hàng mua vào = trị giá thực tế mua vào của hàng
hoá + chi phí mua
Chi phí mua thường chiếm khoảng 5 - 7% trị giá thực tế mua vào của
hàng hoá, chi phí mua được theo dõi từng loại hàng, từng lần nhập. Tuy nhiên
không phải công ty lúc nào cũng xuất bán một lần toàn bộ lô hàng đã nhập mà
lô hàng ấy có thể xuất bán nhiều lần. Do đó chi phí mua có liên quan đến cả
hàng đã tiêu thụ và hàng còn lại.
2.1.2.2. Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất bán
Trị giá vốn thực tế Trị giá thực tế Chi phí mua phân
hàng xuất bán = mua vào của hàng + bổ cho hàng xuất
trong kỳ xuất bán trong kỳ bán trong kỳ
Trong đó:
+ Trị giá mua vào thực tế của hàng xuất bán trong kỳ: xuất lô hàng nào
thì lấy trị giá mua vào thực tế của lô hàng đó để tính trị giá hàng xuất bán
(theo phương pháp đích danh).
+ Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ: được phân bổ cho
hàng đã bán theo tiêu thức số lượng hàng xuất bán (kế toán căn cứ vào số
lượng hàng hoá xuất kho trên thẻ kho).
Chi phí mua
phân bổ cho
hàng xuất bán
=
Chi phí mua của
hàng tồn đầu kỳ
+
Chi phí mua của
hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng
mua tồn đầu kỳ
+

Số lượng hàng mua
nhập trong kỳ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.2.3. Qui trình hạch toán
Phòng kinh doanh mua hàng về có đầy đủ hoá đơn, khi hàng về phát
lệnh nhập kho, ghi làm 3 liên theo đó phòng kế toán theo dõi 1 liên, thủ kho
theo dõi 1 liên, còn 1 liên gửi khách hàng khi có yêu cầu xác nhận số hàng
hóa khách hàng giao cho công ty về nhập kho.
Sau khi nhập kho căn cứ vào việc lập hiệu quả lỗ - lãi cũng như nhu
cầu của khách hàng và số hợp đồng ký kết, phòng kinh doanh ký lệnh xuất
hàng (bán ra), khách hàng nhận hàng, nhận hoá đơn và thanh toán tiền. Hàng
bán tháng nào thì nộp thuế và tính kết quả kinh doanh vào tháng đó.
Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2008 tại Công ty CP vật tư Nông nghiệp Hà
Nội phát sinh một số nghiệp vụ kế toán mua hàng như sau:
- Ngày 11/11/2008, mua về nhập kho 250.000 kg Urê Hà Bắc của Công ty
TNHH Việt Nhật hóa đơn GTGT số 0033597, thuế suất GTGT là 10%. Chi
phí thu mua số Urê nói trên của công chuyển về nhập kho là 5.000.000 đồng
trả bằng tiền mặt, hóa đơn cước vận chuyển số 154804.
- Ngày 13/11/2008, mua về nhập kho 200.000 kg Đạm DPM của Công ty
TNHH Nhật Hoàng hóa đơn GTGT số 0033637, thuế suất GTGT là 10%. Chi
phí thu mua số đạm trên về nhập kho công ty là 4.000.000 đồng trả bằng tiền
mặt, hóa đơn cước vận chuyển số 154822.
Trích hóa đơn GTGT số 0033597:

×