Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Da Giày Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.64 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các
công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý và điều
hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài
chính, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm
hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các hoạt động kinh tế.Vì vậy kế toán có vai
trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà Nước, mà còn vô
cùng cấp thiết và quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Luật thuế GTGT
mới số 13/2008 kèm theo thông tư 129/2008/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2009. Luật thuế được đưa vào áp dụng tại Việt Nam bên cạnh ưu điểm như
tăng nguồn động viên cho ngân sách nhà nước cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất
định đặc biệt là các quy định trong chế độ kế toán về phần hành kế toán thuế
GTGT. Trước tình hình đó chúng ta phải có những giải pháp như thế nào nhằm tháo
gỡ những vướng mắc để phát huy tối đa được vai trò quản lý của kế toán. Từ thực tế
đó tôi chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty
Da Giày Hà Nội" hy vọng sẽ góp phần giải quyết được một số những vướng mắc
mà theo tôi là một trong những vấn đề cấp bách trong quá trình thực thi luật thuế
GTGT tại Việt Nam.
Đề tài được chia thành ba chương cụ thể.
CHƯƠNG MỘT Lý luận chung về kế toán thuế GTGT.
CHƯƠNG HAI Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty Da Giày
Hà Nội.
CHƯƠNG BA Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty
Da Giày Hà Nội.
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁ N THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 Lý luận chung về thuế Giá trị gia tăng.


1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thuế Giá trị gia tăng.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng vai trò quan trọng và
chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc thực thi một chính sách
thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này, từ đó tạo điều kiện để mở
rộng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế quen thuộc nhưng không phải ai
cũng biết về nguồn gốc và lịch sử ra đời của nó.
Khái niệm “thuế giá trị gia tăng” được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918 bởi
một người Đức tên Carlriedrich Von Siemens - là thành viên sáng lập tập đoàn
SIEMENS AS, tập đoàn sản xuất hàng kim khí điện máy lớn nhất nước Đức lúc bấy
giờ. Carlriedrich Von Siemens đã sớm nhận ra sự trùng lắp thuế khi thực hiện thuế
doanh thu, từ đó ông đã đưa ra khái niệm thuế giá trị gia tăng và đề xuất với chính
phủ Đức đưa vào áp dụng thay thế cho thuế doanh thu, song đề xuất này đã không
được chính phủ Đức thông qua áp dụng, bởi chính phủ Đức lo sợ sự phức tạp của
loại thuế này sẽ gây xáo trộn không tốt cho nền kinh tế Đức. Do đó, sáng kiến của
ông phần nào bị lãng quên trong 1 thời gian dài.
Đến năm 1954, Maurice Lauré, một viên chức thuế người Pháp đã hoàn
chỉnh đạo luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng chính thức ra đời ngày
10/4/1954 và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là
TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là
thuế giá trị gia tăng.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu,
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam đã
chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ
nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng hơn 130 quốc gia áp dụng

thuế giá trị gia tăng.
Tại Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế giá trị gia tăng vào năm
1973 sau khi sửa đổi và áp dụng 1 số sắc thuế như thuế Khiêm ước, thuế Song
hành. Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, luật thuế này đã bị bãi
bỏ. Năm 1993, luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng thí điểm cho 10 doanh nghiệp
(chủ yếu là doanh nghiệp ngành mía đường và doanh nghiệp quốc doanh) nhưng
chương trình thí điểm này đã thất bại.
Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật
thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/1999.
Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quốc hội cũng đã thông qua
Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới đây tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII
ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 luật trên và chính
thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, kèm theo một số thông tư hướng dẫn
như thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế
GTGT, thông tư 205/2009/TT-BTC ngày 26-10-2009 hướng dẫn thủ tục hoàn thuế
giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư
xây dựng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm.
1.1.2. Khái niệm Thuế Giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Thuế giá trị gia
tăng chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Về bản chất thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, người
sản xuất chỉ là người nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào
giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.
1.1.3. Các đặc điểm của Thuế giá trị gia tăng.
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, người nộp thuế không phải là
người chịu thuế.

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng chỉ tính trên phần tăng thêm của mỗi giai đoạn, có nghĩa là chỉ
người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ lần đầu phải nộp thuế trên toàn bộ
doanh thu, con người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ở khâu sau chỉ phải
nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Như vậy có thể xem như thuế GTGT chính
là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm
hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối
cùng là giai đoạn tiêu dùng, vì vậy mà chúng ta có thể gọi thuế giá trị gia tăng là
thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước.
Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người
tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ, do vậy nó còn gọi là thuế tiêu
dùng và được áp dụng rộng rãi, góp phần tạo nguồn thu thường xuyên, ổn
định cho ngân sách nhà nước.
Thuế GTGT có tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản
phẩm dịch vụ, bởi các doanh nghiệp trong trường hợp hội nhập theo chiều dọc
hay không thì tổng số thuế phải nộp như nhau.
Tóm lại, trong các sắc thuế gián thu, giá trị gia tăng được đánh giá là loại
thuế có nhiều tiến bộ: có thể đảm bảo mục tiêu của hệ thống là tạo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy và đảm bảo tính trung lập cao của thuế
phù hợp với xu thế chung của thế giới.
1.1.4. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng hiện hành.
1.1.4.1. Người nộp thuế :
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá
nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu).
1.1.4.2. Đối tượng chịu thuế.
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt

Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5
của Luật thuế giá trị gia tăng.
1.1.4.3. Đối tượng không chịu thuế GTGT.
Gồm 25 mặt hàng và dịch vụ được quy định cụ thể tại điều 4 Luật thuế
GTGT như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu…
1.1.4.4. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Hiện tại thuế GTGT có 3 mức thuế suất đang áp dụng là 0%, 5% và 10%.
Mức thuế suất 0% áp dụng cho các ngành cần khuyến khích phát triển như
xuất khẩu. Mức thuế suất 5% áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ mang tính thiết
yếu và cũng cần được khuyến khích và mức thuế suất 10% là phổ biến nhất và áp
dụng cho hầu hết các sản phẩm, dịch vụ thông thường.
1.1.4.5. Phương pháp tính thuế.
Có 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
trực tiếp trên GTGT.
a. Phương pháp khấu trừ thuế.
*) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số
thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
*) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá
đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
b. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.
Áp dụng đối với các cơ sở cá nhân kinh doanh chưa có đầy đủ 1 trong 2
điều kiện nói trên và được xác định như sau :
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị
gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế
giá trị gia tăng;
- Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ
bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp cơ
sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
1.2. Vai trò của kế toán thuế GTGT .
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý gắn liền với hoạt động quản lý đã xuất
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
hiện cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Qua nhiều tài liệu
về khảo cổ học đã nghiên cứu và chứng minh kế toán ra đời khoảng 3000 năm trước
công nguyên. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với sự phát triển của xã hội loài
người kế toán đã trở thành một môn khoa học, một công cụ quản lý không thể thiếu
được đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và công cụ
quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung. Với một hệ thống các
phương pháp ghi chép khoa học, chứng từ, tài khoản .kế toán đã cung cấp thông
tin một cách đầy đủ kịp thời về tình hình tài sản của doanh nghiệp và sự vận động
cuả tài sản trong quá trình sản xuất cũng như toàn bộ tình hình kết quả hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì thế mà thông tin kế toán có một
vai trò quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, chủ nợ

Một bộ phận hết sức quan trọng của kế toán là kế toán thuế. Kế toán thuế có
vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, kế toán thuế GTGT chuyên sâu về việc thực
hiện nghĩa vụ thuế GTGT đối với Nhà nước, góp phần phản ánh trung thực và
khách quan mảng về thuế trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Từ các thông tin về kế toán Thuế GTGT tại doanh nghiệp do kế toán cung
cấp như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, tờ khai thuế Nhà nước sẽ
tiến hành kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện đúng, đủ theo quy định chưa, từ
đó sẽ có biện pháp cụ thể để xử lý cũng như khen thưởng.
Như vậy, kế toán thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp
vì nếu thông tin này sai sót sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của doanh
nghiệp do thuế liên quan trực tiếp đến Pháp luật. Kế toán thuế cũng góp phần quan
trọng giúp cho nhà đầu tư, chủ nợ… nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ của một
doanh nghiệp đối với Nhà nước, từ đó đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
Và nếu không có thông tin do kế toán thuế cung cấp thì Nhà nước cũng sẽ không có
căn cứ, bằng chứng để kiểm tra việc thực hiện thu nộp thuế tại doanh nghiệp.
1.3. Kế toán thuế GTGT.
1.3.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp.
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
* Chứng từ kế toán sử dụng :
- Hoá đơn bán hàng thông thường.
- Bảng kê hàng mua vào đối với loại hàng nông, thủy, hải sản.
- Phiếu chi…
* Tài khoản sử dụng : TK 3331
* Nguyên tắc hạch toán:
+ Giá mua đã bao gồm cả Thuế GTGT.
+ Thuế GTGT phải nộp bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT.
* Trình tự kế toán:
Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi :

Nợ TK 152,153,156 ( giá mua bao gồm cả thuế GTGT )
Có TK 111,112,331
Khi bán hàng, căn cứ vào hoá đơn bán hàng thông thường kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (giá đã bao gồm cả thuế GTGT)
Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán sẽ định khoản và ghi sổ kế
toán:
Nợ TK 511
Có TK 3331
Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước kế toán ghi :
Nợ TK 3331
Có TK 111,112
1.3.2. Kế toán Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
1.3.2.1. Nguyên tắc chung
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
* Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải hạch toán chính xác
trung thực các chỉ tiêu sau :
- Thuế GTGT đầu ra phát sinh.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ.
- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp.
- Thuế GTGT được hoàn lại.
- Thuế GTGT được miễn giảm.
1.3.2.2. Chứng từ kế toán.
+ Hoá đơn GTGT hàng hoá, dịch vụ.
+ Chứng từ đặc thù.
+ Bảng kê thu mua lâm sản, nông sản, thuỷ sản.
+Chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.
1.3.2.3. Tài khoản sử dụng:

a) Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
* Nội dung Tài khoản : Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã
khấu trừ, còn được khấu trừ.
* Kết cấu:
- Bên Nợ : + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Bên Có : + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT của hàng mua trả lại.
+ Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.
-Số dư bên Nợ : Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
* Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
- Tài khoản 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của Tài sản cố định
* Hạch toán tài khoản 133 cần thực hiện các quy định sau :
- TK 133 chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT.
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ tài sản dùng vào hoạt động sản xuất hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn thuế
GTGT kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào bên Nợ Tài khoản
133.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho cả sản suất kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp
hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh

không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, thực hiện dự án
được trang trải bằng nguồn kinh phí khác, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi khen
thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào Tài khoản 133. Số
thuế GTGT được tính vào giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ, tài sản mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ
mua vào đã có thuế để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ theo phương pháp :
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giá chưa có thuế
giá trị gia tăng
=
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem, )
1 + (%) thuế suất của hàng hoá - dịc vụ
- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản
chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào
bảng kê mua vào để tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giá mua chưa
có thuế.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số
thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu
trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát
sinh sai sót hoặc được xét hoàn thuế theo quy định.
b) Tài khoản 3331- thuế GTGT phải nộp.
* Nội dung phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải
nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà

nước.
* Kết cấu :
- Bên Nợ : + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
+ Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
- Bên Có: + Số thuế GTGT đầu ra
+ Số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
+ Số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ biếu tặng, dùng nội bộ.
+ Số thuế đầu ra của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
+ Số thuế GTGT đầu ra của hàng nhập khẩu
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
- Số dư bên Nợ : Số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước.
* Tài khoản này có 2 Tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra đã
khấu trừ, hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu dùng để phản ánh số thuế
GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN.
1.3.2.4. Kế toán thuế GTGT đầu vào.
a) Kế toán Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua vật tư hàng hoá trong
nước.
- Khi mua vật tư hàng hoá nhập kho theo giá trị thực tế gồm giá mua chưa có thuế
GTGT đầu vào, chi phí mua, chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi (nếu có)
Kế toán ghi :
Nợ TK 152,153,156, 611 ( giá chưa có thuế GTGT )
Nợ TK133 thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112 Tổng giá thanh toán
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK621, 627, 641, 642 giá mua chưa có thuế
Nợ TK133 thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,331 Tổng giá thanh toán
- Khi mua hàng hoá của người trực tiếp sản xuất không có chứng từ : Cơ sở sản
xuất nông sản, thuỷ sản…chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra
không có hoá đơn, giá mua chưa có thuế theo chế độ, căn cứ vào bảng kê thu mua
từng mặt hàng cụ thể kế toán ghi :
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Nợ TK152, 621, 611 giá mua chưa có thuế
Nợ TK133 thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,331 Tổng giá thanh toán
- Khi mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT kế toán
ghi :
Nợ TK211, 213 giá mua chưa có thuế
Nợ TK133 thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK111, 112, 331 .Tổng giá thanh toán
b) Kế toán thuế GTGT đầu vào khi mua hàng nhập khẩu.
Khi nhập khẩu hàng kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ, thiết
bị nhập khẩu gồm tổng số tiền phải thanh toán thuế nhập khẩu, chi phí mua, phí vận
chuyển kế toán ghi :
Nợ TK 152,153,156, 211, 611
Có TK 333
Có TK 111,112,331
Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu nếu hàng nhập khẩu
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT :
Nợ TK133 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Kế toán thuế GTGT đầu vào trong trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT và không chịu thuế GTGT .
- Về nguyên tắc phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế
đầu vào không được khấu trừ hạch toán vào trị giá vốn của hàng mua vào hoặc đối
tượng liên qua. Trường hợp không thể hoạch toán riêng được số thuế GTGT được
khấu trừ thì kế toán hạch toán cả vào Tài khoản 133:
Nợ TK152,153,156,211
Nợ TK133
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Có TK331,111,112
Cuối kỳ xác định thuế GTGT:
Nợ TK632
Có TK133
+ Số thuế đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ số còn lại tính vào giá vốn của hàng bán
ra của kỳ kế toán sau kế toán ghi :
Nợ TK142
Có TK133
Kỳ sau khi tính số thuế GTGT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán ghi:
Nợ TK632
Có TK142
Trường hợp xuất hàng gia công lại cho các công ty khác:
- Khi xuất nguyên vật liệu đưa đi gia công chế biến ghi:
Nợ TK 154 đối với kê khai thường xuyên, 631 kiểm kê định kỳ
Có TK 152
- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công chế biến, ghi:

Nợ TK 154,632
Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ)( nếu có)
Có TK 111,112,331,141
Khi nhập kho thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến kế toán ghi
Nợ TK 155
Có TK 154 trường hợp kê khai thường xuyên
Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
Nợ TK 632
Có TK 631
Trường hợp mua hàng phải trả lại cho người bán, hoặc hàng mua được giảm
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
giá do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
- Khi xuất kho trả lại cho người bán căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại và các
chứng từ khác liên quan kế toán phản ánh giá trị hàng mua đã trả lại hoặc hàng mua
được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK111,112,331
Có TK133
Có TK152,156,211
- Đồng thời với quá trình ghi sổ kê toán các nghiệp vụ mua hàng hoá, dịch vụ căn
cứ vào hoá đơn chứng từ mua vào của hàng hoá, dịch vụ kế toán phải ghi số thuế
GTGT được khấu trừ vào bảng kê theo từng hoá đơn.
1.3.2.5. Kế toán thuế GTGT đầu ra.
Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT căn cứ vào hoá
đơn kế toán ghi :
Nợ TK111,112,131
Có TK3331
Có TK511
Khi phát sinh các khoản thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kế toán ghi:
Nợ TK111,112
Có TK33311
Có TK711,721
Khi cung cấp dịch vụ thu tiền trước:
Đối với trường hợp cho thuê tài sản mà bên thuê trả tiền trước cho nhiều
năm, kế toán ghi :
Nợ TK111,112
Có TK3387
Có TK3331
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Đồng thời định kỳ kế toán kết chuyển doanh thu
Nợ TK3387
Có TK511
Nếu hợp đồng không thực hiện được thì số tiền trả lại khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK338(3387)
Nợ TK531
Nợ TK333(3331)
Có TK111,112,338
Khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan ghi:
- Xác định doanh thu bán hàng:
Nợ TK641,642,627
Có TK512
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ sử dụng
để biếu tặng được khấu trừ
Nợ TK133
Có TK3331

Nếu biếu tặng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế hoặc chịu thuế
theo phương pháp trực tiếp hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi hay nguồn kinh
phí khác thì thuế GTGT của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không được khấu trừ ghi:
Nợ TK641,642,627,431
Có TK3331
Có TK512.
Đối với hoạt động gia công chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và
cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận gia công nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế, ghi :
Nợ TK 111,112, 131
Có TK511 Doanh thu bán hàng (Số tiền gia công chưa có thuế
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
GTGT)
Có Tài khoản 333(3331)
Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
* Kế toán đơn vị giao hàng đại lý.
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá giao đại lý bán đúng giá ghi:
Nợ TK157
Có TK155,156
Khi thanh toán doanh thu thực tế của số hàng giao đại lý đã bán được
+ Phản ánh doanh thu bán hàng & số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK111,112,131
Có TK3331
Có TK511doanh thu bán hàng
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:
Nợ TK632
Có TK157
Phản ánh tiền hoa hồng trả cho bên đại lý :

Nợ TK641
Có TK131,111,112
* Kế toán bên nhận đại lý
Khi nhận hàng đại lý, ký gửi phản ánh toàn bộ trị giá hàng nhận đại lý vào
bên Nợ TK003 ( tài khoản ngoài bảng )
Trường hợp hàng bán bị trả lại:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sản
phẩm hàng hoá đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ kế toán phản ánh số tiền trả lại cho người mua doanh thu hàng bán bị trả
lại và thuế GTGT hàng bán bị trả lại.
Nợ TK531
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Nợ TK3331
Có TK111,112,131
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng hoá bị trả lại nhập kho
Nợ TK155,156
Có TK632.
Lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Đồng thời ghi sổ doanh thu bán hàng thuế GTGT đầu ra hoá đơn bán hàng
được kê vào bảng kê hoá đơn chứng từ dịch vụ bán ra.
1.3.2.6. Kế toán hoàn thuế GTGT:
Nếu các cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng
trong quý lớn hơn số thuế đầu ra của các tháng trong quý thì được xét hoàn, khi
nhận tiền từ Ngân sách Nhà nước kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK133
Hoàn thuế GTGT của hoạt động mua sắm tài sản hay khi cơ sở quyết toán
thuế khi chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa cũng sẽ

được xét hoàn khi nhận tiền từ Ngân sách Nhà nước kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 133
1.3.2.7. Kế toán thuế GTGT được miễn giảm.
Nếu số thuế được giảm mà được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ kế toán
ghi:
Nợ TK 3331
Có TK711
Nếu số thuế được giảm mà được Ngân sách trả bằng tiền kế toán ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK711
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.4. Hình thức kế toán.
1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Biểu số 1.1
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
Biểu số 1.2
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
19
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI
Bảng cân đối
s phát sinhố
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi ti t ế
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Biểu số 1.3
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
20
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán cùng
loại
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

GHI SỔ

1.4.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
Biểu số 1.4
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
21
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng
cân đối số phát
sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ

1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Biểu số 1.5
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
22
Chứng từ kế toán và
Bảng kê
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Ghi chú chung:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.5. Các loại sổ kế toán:
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái các Tài khoản 133, 3331
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ chi tiết tiểu khoản 1331, 1332, 33311,33312
* * *
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁ N THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY
DA GIẦY HÀ NỘI.

2.1. Giới thiệu khái quát về Doanh nghiệp (Công ty)
- Tên Công ty: Công ty da giày Hà nội (HANSHOES)
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
23
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Giám đốc: Tiến sĩ Vũ Mạnh Cường
- Địa chỉ: số 409 đường Tam trinh - Quận Hai Bà Trưng, Hà nội
- Điện thoại: (84-4) 8625097 - 8621254
Fax: (84-4) 8624811
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước.
- Quyết định thành lập số: số 398/CNN, ngày 29/04/1993 của bộ công nghiệp
nhẹ về việc thành lập Công ty da giày Hà Nội
- Nhiệm vụ: kinh doanh da giày, hoá chất, phụ kiện ngành da giày.
- Công ty là một thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty da giày Việt
Nam. Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh các loại giày dép, các loại phụ
kiện, vật tư máy móc, thiết bị cho ngành da giày và một số ngành khác theo giấy
phép kinh doanh
- Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định,

tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn Công ty
quản lý. Công ty có con dấu và tài khoản để giao dịch và các quỹ tập trung, được
mở tài khoản ở Ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước. Công ty có
quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa
vụ với tổng công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động quy chế tài chính của Công
ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty da giày Hà Nội được thành lập từ năm 1912 và đến nay đã có lịch sử
gần 100 năm. Từ khi thành lập đến nay đã có nhiều thay đổi, để có thể nhìn nhận
khái quát chúng ta nghiên cứu sự biến đổi đó theo từng thời kỳ.
Từ năm 1993 đổi tên thành Công ty da giày Hà Nội - tên giao dịch quốc tế là
Hanshoes.
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Từ năm 1990 - 1998: nhiệm vụ của Công ty vẫn là sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm da thuộc. Nhưng vì lí do môi trường nên lãnh đạo công ty đã quyết định
chuyển hướng sản xuất mới là đầu tư vào ngành giày vải và giày da.
Từ năm 1998 công ty đã đầu tư 2 dây chuyền giày vải xuất khẩu công suất từ
1 - 1,2 triệu đôi/năm
Cũng với chủ trương đó đến tháng 7/1999, theo quy hoạch mới thì Tổng
công ty da giày Việt Nam đã có quyết định chuyển toàn bộ dây chuyền thuộc da và
nhà máy Da Vinh - Nghệ An.
Đến tháng 8/1999 công ty quyết định tận dụng dây chuyền sản xuất giầy da
cũ để đầu tư vào dây chuyền giày nữ, đến nay dây chuyền này đang được chuẩn bị
và củng cố đến sản xuất trong thời gian tới.
Cùng với sự thay đổi chung từ những năm 1990, Bộ Công nghiệp và UBND
Thành phố cho Công ty Da giày Hà Nội chuyển từ 151 Thuỵ Khuê về số 409 Tam
trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để thực hiện các nhiện vụ nói trên, khu đất 151
Thuỵ Khuê được góp vào liên doanh và lấy tên là Công ty liên doanh Hà Việt -

Tung Shinh. Đây là liên doanh giữa 3 đơn vị là công ty da giày Hà nội, Công ty
may Việt Tiến và Công ty Tung Shinh - Hồng Kông nhằm xây dựng khu nhà ở cao
cấp, khu văn phòng, khu vui chơi giải trí.
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Các hoạt động chủ yếu của công ty:
- Kinh doanh các loại giày dép như: Giày vải, giảy da để xuất khẩu.
- Kinh doanh các loại sản phẩm chế biến từ da và giả da.
- Kinh doanh các phụ kiện vật tư máy móc thiết bị cho ngành da giày.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
a. Cơ cấu tổ chức
Đỗ Thuỳ Dung Lớp ĐHLT4G
25

×