Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Austfeed Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Vân
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
-TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
-NVL : Nguyên vật liệu
-QC : Kiểm soát chất lượng
-CPSX : Chi phí sản xuất
-BHXH : Bảo hiểm xã hội
-BHYT : Bảo hiểm y tế
-KPCĐ : Kinh phí công đoàn
-TSCĐ : Tài sản cố định
-TK : Tài khoản
-CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-PX : Phân xưởng
-TTSX : Trực tiếp sản xuất
-GTGT : Giá trị gia tăng
-KDDD : Kinh doanh dở dang
-Q Đ : Quyết định
-BTC : Bộ tài chính
-VT : Vật tư
-VNĐ : Việt Nam đồng
-SX : Sản xuất
-CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
-NCTT : Nhân công trực tiếp
-CPSXC : Chi phí sản xuất chung
SV: Nguyễn Thị Vân
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc


Quang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU SỐ 2-1. PHIẾU XUẤT KHO Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-2. SỔ CHI TIẾT TK 6211 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-3. SỔ CÁI TK 6211 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-4. GIẤY LÀM THÊM GIỜ Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-5. SỔ CHI TIẾT TK6221 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-6. SỔ CÁI TK622 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-7. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNGError: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-8. SỔ CHI TIẾT TK6271 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-9. SỔ CHI TIẾT TK 627 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-10. BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Error: Reference source
not found
BIỂU SỐ 2-11. SỔ CHI TIẾT TK627 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-12. SỔ CÁI TK627 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-13. SỔ CHI TIẾT TK1541 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-14. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-15. SỔ CHI TIẾT TK155 Error: Reference source not found
BIỂU SỐ 2-16. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Vân
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để hội
nhập với kinh tế thế giới, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những
khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh
gay gắt không chỉ của các doanh nghiệp trong nước mà còn của cả các doanh
nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm,

dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các nhà quản lý rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học,
hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa vô cùng to lớn.Việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính
xác các thông tin về chi phí và giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý phân tích đánh giá
tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành… từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Đồng thời đưa ra các quyết định
phù hợp, kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Austfeed Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất, với nhiều
loại sản phẩm đa dạng. Do vậy công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty
luôn được chú trọng.Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Austfeed Việt
Nam, sau khi tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Austfeed
Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
SV: Nguyễn Thị Vân
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
 Giới thiệu kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung
của chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
công ty TNHH Austfeed Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Austfeed Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Austfeed Việt Nam.

Để hoàn thành chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng
Kế toán của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tế còn chưa nhiều và trình
độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ phòng tài
chính kế toán của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.Em xin tiếp
thu ý kiến và chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang cùng cán bộ
phòng kế toán của công ty TNHH Austfeed Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ
em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Vân
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM,TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH AUSTFEED VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty
Công ty TNHH Austfeed Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối thức
ăn chăn nuôi gia súc chuyên nghiệp tại Việt Nam
Danh mục sản phẩm:
Hiện tại công ty đang sản xuất và phân phối 5 thương hiệu, dòng sản phẩm
thức ăn chăn nuôi .
o Sản phẩm chiến lược Starcare Creep Feed 100, nhập khẩu từ
Thailand dành cho heo con từ tập ăn đến 7 kg.
o Austfeed là thương hiệu đầu tiên của Austfeed Việt Nam, bao
gồm các dòng sản phẩm cho heo, gia cầm, gia súc và thức ăn cho thủy sản.
o Ngoài ra, NUTRINA còn là thương hiệu của các dòng sản phẩm
cho sinh vật cảnh.
o Promax: Là thương hiệu bao gồm các dòng sản phẩm cho heo,

gia cầm, gia súc và thức ăn thủy sản.
o Stargro: Là thương hiệu mới (2008) của công ty, bao gồm các
dòng sản phẩm cho heo, gia cầm, gia súc và thức ăn thủy sản. Stargro là
thương hiệu chiến lược của công ty, là thương hiệu đại diện và đi tiên phong
trong định hướng phát triển của công ty trong tương lai.
 Tiêu chuẩn chất lượng : ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2008 -
phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tiêu chuẩn này có tên
đầy đủ là ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO
9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống
SV: Nguyễn Thị Vân
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá
chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất
lượng của một tổ chức
 Tính chất của sản phẩm:Với vông nghệ sản xuất hiện đại và trung tâm
nghiên cứu phát triển tiên tiến, Austfeed Việt Nam đã cho ra đời các sản
phẩm hỗn hợp và đậm đặc được chế biến theo dạng viên nén nhỏ,nguyên liệu
chính để phục vụ sản xuất của công ty là các nguyên liệu đa lượng như ngô,
khoai, sắn và một số các loại nguyên liệu nhập khẩu như khô đậu Mỹ, ngô
Mỹ, đậu Ấn Độ, đậu nguyên dầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho các giai
đạn phát triển của các loại gia súc gia cầm như: lợn, gà, ngan, vịt, cút
 Loại hình sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng
 Thời gian sản xuất: Vì sản phẩm của công ty sản xuất theo đơn đặt
hàng nên thời gian sản xuất thường ngắn.
 Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc điểm quy trình công nghệ nên
cuối kỳ kế toán không xác định sản phẩm dở dang, mà sản phẩm của mỗi quy
trình công nghệ đều được coi là thành phẩm

1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Austfeed
Việt Nam
 Quy trình công nghệ: Công ty TNHH Austfeed Việt Nam có quy trình
công nghệ sản xuất kiểu chế biến liên tục kép kín gồm 4 công đoạn: Nghiền,
trộn, ép viên và làm lạnh. Các công đoạn này thực hiện liên tục nên hình
thành nên một quy trình khép kín hoạt động liên tục.
Quy trình sản xuất diễn ra như sau:
Khi đã có công thức cho một mẻ sản xuất do bộ phận QC gửi.Thủ kho sẽ
tiến hành cân những nguyên vật liệu đa lượng bằng cân điện tử và cho vào
máy nghiền. Sau đó những nguyên liệu này sẽ được chuyển lên bộ phận sản
SV: Nguyễn Thị Vân
Nghiền Trộn Ép Viên Làm Lạnh
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
xuất, ở đây công nhân vận hành sẽ tiến hành cân nguyên liệu tương ứng cho
mẻ sản xuất đó. Mỗi nguyên liệu tương ứng bỏ vào một bin, nguyên vật liệu
sẽ được nghiền tại mỗi bin. Kết thúc giai đoạn này thì sẽ tiến hành trộn NVL
với nhau, và tùy vào từng nhóm sản phẩm mà bộ phận sản xuất sẽ đưa nguyên
vật liệu vi lượng vào trộn cùng.Hỗn hợp nguyên liệu đã trộn được đưa vào
máy ép viên. Công đoạn cuối cùng là đưa sản phẩm vào máy làm lạnh.Làm
lạnh xong thì cám thành phẩm sẽ được đóng vào bao tại đầu ra bao.Sau đó,
cám thành phẩm được nhập kho và chuẩn bị xuất bán cho khách hàng.Tất cả
giai đoạn này đều là quy trình khép kín, mỗi một công đoạn đều do máy thực
hiện, công nhân vận hành máy sẽ có nhiệm vụ chuyển sang giai đoạn sau khi
kết thúc một công đoạn sản xuất thông qua điều chỉnh trên máy nạp liệu.Khi
sản phẩm hoàn thành nhân viên bộ phận QC sẽ kiểm định chất lượng sản
phẩm.Nếu chất lượng đạt thì sẽ tiến hành đóng bao sản phẩm.
 Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Phân xưởng sản xuất bao gồm các tổ: Tổ vận hành nghiền nguyên liệu, tổ

vận hành trộn hỗn hợp nguyên liệu, tổ vận hành ép hỗn hợp đã trộn thành
viên, tổ vận hành đưa hỗn hợp dạng viên vào làm lạnh, tổ kiểm tra và đóng
gói sản phẩm.
Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc có nhiệm vụ quản lý điều hành
phân xưởng của mình và chịu sự điều hành của giám đốc công ty
 Tổ nghiền: có nhiệm vụ đưa mỗi loại nguyên liệu tương ứng cần cho
mẻ sản xuất từ kho bỏ vào từng bin, nguyên vật liệu sẽ được nghiền tại mỗi
bin, rồi chuyển sang cho tổ điều hành trộn
 Tổ trộn: vận hành máy trộn NVL với nhau và tùy vào từng nhóm sản
phẩm mà tổ trộn sẽ đưa nguyên vật liệu vi lượng vào trộn cùng, rồi chuyển
sang tổ điều hành ép viên
 Tổ ép hỗn hợp:vận hành máy đưa hỗn hợp nguyên liệu đã trộn được
vào máy ép viên rồi chuyển sang cho tổ làm lạnh
SV: Nguyễn Thị Vân
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
 Tổ làm lạnh: vận hành máy công đoạn cuối cùng là đưa sản phẩm vào
máy làm lạnh rồi chuyển qua tổ đóng gói
 Tổ kiểm tra và đóng gói: khi sản phẩm hoàn thành được chuyển sang, tiến
hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu đạt thì tiến hành đóng bao sản phẩm.
1.3.Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH Austfeed Việt
Nam
Số liệu lên phòng kế toán, cuối mỗi quý kế toán trưởng tập hợp số liệu,
lập báo cáo kế toán và gửi trình lên giám đốc phê duyệt.
 Tổng giám đốc: Quản lý chi phí bằng cách xây dựng hệ thống dự
toán, quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễm
nhiệm, các phó giám đốc điều hành, phó giám đốc sản xuất, trưởng các
phòng ban, quyết định việc hợp tác, đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty
 Giám đốc điều hành: Quản lý chi phí là xây dựng hệ thống định

mức, được giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực
chuyên môn. Chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần công việc được
phân công.
 Trưởng phòng kế toán: Quản lý chi phí thông qua việc phân tích
giữa chi phí thực tế và định mức phát sinh, có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, kịp thời và đúng phương pháp quy
định nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để phục
vụ cho việc quản lý và điều hành công ty của giám đốc.Bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán thực hiện toàn
bộ công tác hạch toán, ngoài ra dưới phân xưởng có bố trí nhân viên kinh tế
làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra
chứng từ, thực hiện chấm công hằng ngày.
 Trưởng phòng kinh doanh: gồm các nhân viên lập kế hoạch kinh
doanh cho công ty đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh.
 Trưởng phòng kỹ thuật: Quản lý chi phí theo kỹ thuật, các chuyên
viên, kỹ sư phụ trách về công tác kỹ thuật của máy móc, thiết bị đảm bảo sự
SV: Nguyễn Thị Vân
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
vận hành của toàn bộ quy trình công nghệ, trong đó bộ phận QC có trách
nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời cần nắm vững thông tin
khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành tổ chức việc chế tạo thử nghiệm sản
phẩm mới.
 Trưởng phòng sản xuất: Quản lý chi phí, theo dõi, giám sát việc sử
dụng chi phí theo định mức sản xuất sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất. Kiểm
tra chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu. Kiểm tra thiết bị trước khi nhập
kho, quản lý trang thiết bị, giám sát dụng cụ,thiết bị đo lường.đảm bảo quá
trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.

Ngoài các bộ phận phòng ban quản lý chính đó, công ty còn có các bộ
phận chức năng quản lý khác như trong phân xưởng ngoài quản đốc phân
xưởng còn có các nhân viên giám sát quá trình sản xuất,các nhân viên kinh tế
làm nhiệm vụ chấm công, thống kê, và tính toán tiền lương cho công nhân
trực tiếp sản xuất.
SV: Nguyễn Thị Vân
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
AUSTFEED VIỆT NAM
2.1.Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Austfeed Việt Nam
Do sản phẩm chính của Công ty là các nhóm sản phẩm thức ăn chăn nuôi
cho heo, gà, vịt, cút. Nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất của công ty là các
nguyên liệu đa lượng như ngô, khoai, sắn và một số các loại nguyên liệu nhập
khẩu như khô đậu Mỹ, ngô Mỹ, đậu Ấn Độ, đậu nguyên dầu quy trình sản
xuất ngắn, vòng quay hoạt động liên tục. Vì vậy, đòi hỏi kế toán CPSX cần
nắm chắc các khoản chi phí bỏ ra đúng định mức sản xuất, xác định vòng
quay sử dụng vốn có hợp lý hay không để có biện pháp giảm tối đa một cách
hợp lý các chi phí tiêu hao giúp cho Công ty sử dụng vốn có hiệu quả và hạ
giá thành nhằm mở rộng thị trường và đạt lợi nhuận cao.
Công ty TNHH Austfeed Việt Nam có quy trình công nghệ sản xuất kiểu
chế biến liên tục kép kín gồm 4 công đoạn: Nghiền, trộn, ép viên và làm lạnh.
Các công đoạn này thực hiện liên tục nên hình thành nên một quy trình kép
kín hoạt động liên tục. Các khoản chi phí sản xuất gồm: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất, Công ty đã phân loại
và tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo hai tiêu thức sau:

 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
+ Chi phí nguyên nhiên vật liệu
+ Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ số
lương phải trả cho công nhân tại phân xưởng, lương trả cho bộ phận QC, bộ
phận bảo trì…và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ.
SV: Nguyễn Thị Vân
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ tiền khấu hao của các tài
sản cố định sử dụng vào mục đích sản xuất và các loại sản phẩm khác của
công ty trong tháng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền công ty phải trả
cho các nhà cung cấp điện, nước, điện thoại sau khi đã trừ đi phần phân bổ
cho các bộ phận khác ngoài sản xuất trong công ty.
+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác
bằng tiền mà công ty phải chi ra cho hoạt động sản xuất trong tháng.
 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế, chi phí sản xuất
được chia thành ba loại:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
NVL chính: Nguyên liệu đa lượng như ngô, khoai, sắn, khô đậu, đậu Ấn
Độ, khô đậu Mỹ
NVL phụ: Hoá chất như lysine HCL, CuSO4 25%, M-TOX, MgSO4 15%
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương chính, lương phụ, tiền
thưởng, BHXH, BHYT, BHTN phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất…
+ Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung
cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng như là: các bao bì, chi phí về nhiên
liệu, tiền điện, điện thoại, lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
quản lý và bộ phận QC ,bộ phận bảo trì…
Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cung cấp số liệu cho

công tác tính giá thành, làm căn cứ để mã hoá các tài khoản chi phí …
Nhằm phục vụ tốt trong quá trình quản lý và đưa ra quyết định, phương
hướng cho kỳ tới được phù hợp với thực tế
Xuất phát từ đặc điểm cụ thể của quy trình công nghệ sản xuất như đã
nói ở trên, Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là
từng nhóm sản phẩm
SV: Nguyễn Thị Vân
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Công ty áp dụng phương pháp: tập hợp chi phí trực tiếp. Cụ thể, các
khoản chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh cho nhóm sản phẩm nào thì được
tập hợp trực tiếp cho nhóm sản phẩm đó.
Vì chi phí sản xuất gồm nhiều loại khác nhau được chia ra thành từng
khoản mục chi tiết cho từng mã bộ phận và cũng được chia thành các khoản
mục chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621); chi phí nhân
công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627).
Quy trình hạch toán được mở chi tiết theo từng nhóm sản phẩm. Đối với
các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tài khoản chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang (TK 621, TK 622, TK 627, TK 154) đều được mở các tiểu
khoản để theo dõi việc tập hợp chi phí theo các bộ phận, theo nhóm sản phẩm.
Để phục vụ nhu cầu quản trị ngày càng cao, danh mục tài khoản chi phí
được mở rất chi tiết và để thuận tiện cho việc theo dõi thì các chi tiết (phần
đuôi) của các tài khoản chi phí chính được mã hoá giống nhau
Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp
chi phí sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp
chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán

chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch
toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.
- Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp
chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí,
không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được. Như vậy, phải tập hợp
chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để
phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
SV: Nguyễn Thị Vân
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Mức phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti x H (i = 1,n )
Trong đó:
H : là hệ số phân bổ
Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
Tổng chi phí cần phân bổ
H =
Tổng đại lượng làm tiêu chuẩn dùng để phân bổ
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1-Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp
cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Phương pháp:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần
lớn liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp CPSX nên được tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng liên quan.
• Trường hợp CPNVL TT liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ

cho từng đối tượng theo phương pháp gián tiếp.
• Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên liệu chính là chi phí nguyên vật liệu
định mức (kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất.
• Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu là chi phí
nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức (kế hoạch),
khối lượng sản phẩm sản xuất.
+Cách xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ:
SV: Nguyễn Thị Vân
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
CPNVL
trực tiếp
trong kỳ
=
Trị giá NVL
chưa sử dụng
hết đầu kỳ tại
PX
+
Trị giá NVL
dùng trong kỳ
cho TTSX
-
Trị giá NVL
chưa sử dụng hết
còn lại cuối kỳ
tại PX
-
Giá trị phế

liệu thu
hồi ( nếu
có)
2.1.1.2-Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng Tài khoản 621 “Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp” có kết cấu như sau:
-Bên nợ: Trị giá vốn nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ
-Bên có: Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, trị giá phế
liệu thu hồi, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
-Số dư: tài khoản này không có số dư cuối kỳ
2.1.1.3-Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Đối với hoạt động sản xuất của công ty thì chi phí về nguyên vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phí sản xuất của công ty. Nguyên vật liệu là
một trong ba yếu tố cơ bản của tạo ra sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ
là rất quan trọng, tăng cường tiết kiệm, góp phần hạ giá thành sản phẩm, là
một trong những điều kiện làm tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường mới và
tăng cường chỗ đứng trên thị trường cũ của công ty.
Chi phí NVL trực tiếp được kế toán hàng tồn kho tập hợp trên các chứng
từ như: Phiếu xuất vi lượng, phiếu xuất đa lượng, phiếu xuất bao bì, Lệnh sản
xuất, Hoá đơn GTGT của người bán,…
Căn cứ vào các chứng từ đó, kế toán chi phí và giá thành tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ của TK 621- Chi phí NVL trực tiếp.
Dựa trên bảng công thức mà phòng QC gửi, thủ kho sẽ tiến hành xuất
kho cho sản xuất. Đối với từng mẻ sản xuất, đối với những nguyên liệu là đa
lượng,vi lượng thủ kho sẽ tiến hành cân theo cân điện tử. Bộ phận sản xuất sẽ
SV: Nguyễn Thị Vân
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang

tiến hành ghi chép số liệu thực tế nguyên liệu đã sử dụng trên máy nạp liệu
theo từng mức sản xuất cho mỗi mã sản phẩm vào bảng theo dõi nạp liệu
Thủ kho sẽ nhận số liệu từ công nhân vận hành sau mỗi ca sản xuất. Căn cứ
vào số liệu này, thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho.
Phiếu xuất kho hàng ngày được tập hợp rồi gửi lên phòng kế toán, tại đây số
liệu được nhập vào phần mềm. Kế toán vào phần “Quản lý hàng tồn kho”, vào
phần “Cập nhập số liệu ”, chọn “Phiếu xuất kho , hiện lên các chứng từ phát sinh
trong tháng đã nhập liệu, ấn “mới để thêm số liệu của các phiếu xuất kho mới,
nhập các số liệu trên phiếu vào màn hình giao diện tương ứng theo yêu cầu trên
từng ô, và định khoản trên máy tương ứng với ô “TK Nợ” và “TK Có”.
Nợ TK6211
Có TK1521
Mục “Đối tượng” kế toán căn cứ theo mã số đã được xác định trước từ
khi lập phần mềm để nhập, nếu trong quá trình sử dụng phát sinh đối tượng
mới thì kế toán có thể thêm vào bảng đối tượng này. Nhập vật tư theo mã số
ghi trên Phiếu xuất kho sẽ tự động hiện ra tên vật tư.
Ví dụ theo giá xuất kho đa lượng số XDL13/1-0110 ngày 01/03/2013.Kế
toán tiến hành nhập như sau:
SV: Nguyễn Thị Vân
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Ấn vào “mới” để tiến hành nhập vào phần mềm
+Mã khách : SXNANH
+Diễn giải : Xuất đa lượng
+Mã giao dịch: 2 (Xuất cho sản xuất)
+Số phiếu xuất: XDL13/1-0110
+ Ngày lập : 01/03/2013
Tiến hành nhập theo những dữ liệu vào màn hình phía dưới:
Vào theo đúng mã bộ phận của nó.Ấn vào “lưu” thì các số liệu này sẽ lần

lượt chuyển vào phần sổ chi tiết TK 621. Giá trung bình được tính vào cuối
tháng sau khi đã cập nhật xong tất cả các chứng từ. Giá này sẽ được chương
trình kế toán tự động cập nhật vào các phiếu xuất
- Tính giá trung bình: (được thực hiện vào cuối tháng) theo phương pháp
bình quân cả kỳ
SV: Nguyễn Thị Vân
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Vì một phiếu xuất của một ca sản xuất gồm rất nhiều nguyên liệu .Nên
em xin trích một số nguyên liệu. Phiếu xuất kho số 0110 phát sinh ngày
01/03/2013 như sau:
BIỂU SỐ 2-1. PHIẾU XUẤT KHO
CÔNG TY TNHH
AUSTFEED VIỆT NAM
Khoái Châu- Hưng Yên
Mẫu số: 02- VT
(Theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 03 năm2013
Số: 0110 Nợ: 6211
Có: 1521
Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Anh Địa chỉ (bộ phận): tổ sản xuất
Lý do xuất kho: Xuất kho SX
Xuất tại kho: Kho 01
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
Tên, nhãn hiệu,

quy cách, phẩm
chất vật tư, dụng
cụ, sản
phẩm,hàng hóa
Mã số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Sắn khô A1022A kg 500 500 4.800 2.400.000
2 Hạt mỳ A1041A kg 150 150 7.000 1.050.000
3 Ngô loại 1 A1003A kg 900 900 6.900 6.210.000
4 Khô đậu Mỹ A1011A kg 500 500 10.000 500.000
………………
Cộng 512.269.017
Người lập phiếu
(ký, họ tên)
Người nhận
( ký,họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc

(Ký, họ tên)
(Bằng chữ): Năm trăm mười hai triệu hai trăm sáu mươi chín nghìn không
trăm mười bảy đồng.
SV: Nguyễn Thị Vân
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Phần mềm tự động lập sổ chi tiết của TK 621- Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp theo từng nghiệp vụ phát sinh trong tháng, và theo từng tài khoản
còn phản ánh sản phẩm hoàn thành, rồi kết chuyển tự động từ các tài khoản
chi tiết đó
Màn hình sổ chi tiết của TK 6211 như sau:
SV: Nguyễn Thị Vân
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
BIỂU SỐ 2-2. SỔ CHI TIẾT TK 6211
Trích sổ chi tiết TK6211:
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 6211- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-sxsp cho heo con
Từ ngày 01/11/2012 đến ngày 30/11/2012 Đơn vị tính : VNĐ
Ngày ghi sổ Số chứng từ Diễn giải
TK
Đối
ứng
Số tiền
Nợ Có
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 4.528.497
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 1.731.215
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 10.433.316

01/11/2012 BH01/035 Xuất bột hồi 1528 2.678.142
01/11/2012 XDLQ/44 Xuất đa lượng 1521 74.316.797
02/11/2012 XVLQ1/29 Xuất vi lượng 1522 7.654.938
…………………

30/11//2012 XDLQ1/80 Xuất đa lượng 1521 56.989.123
30/11/2012 004 KC tài khoản 621 1541 15.982.819.743
Tổng cộng 15.982.819.743 15.982.819.743
2.1.1.4.Quy trình ghi sổ tổng hợp
Đồng thời với việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên sổ chi
tiết vật tư cho sản xuất trong tháng, phần mềm kế toán còn tự động tập hợp
các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, căn cứ vào chứng từ gốc theo
thứ tự thời gian và lên sổ cái tài khoản, mỗi tài khoản có thể mở một hoặc
nhiều trang tuỳ theo yêu cầu.
SV: Nguyễn Thị Vân
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Để xem, in sổ Nhật ký chung thực hiện theo các thao tác sau:
- Từ màn hình hệ thống chọn: "Kế toán tổng hợp/ Sổ sách nhật ký
chung/ Sổ nhật ký chung".
- Nhập thời gian cần xem/ in Sổ nhật ký chung.Phần mềm sẽ hiện ra Sổ
nhật ký chung với thời gian đã chọn, ấn “in” để in Sổ nhật ký chung.
Màn hình sẽ được cập nhập như sau:
Màn hình sổ nhật ký chung như sau:
SV: Nguyễn Thị Vân
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
Ví dụ muốn xem hoặc in sổ cái TK621:

SV: Nguyễn Thị Vân
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
BIỂU SỐ 2-3. SỔ CÁI TK 6211
Trích sổ cái TK6211:
SỔ CÁI
Tài khoản: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày 01/11/2012 đến ngày 30/11/2012
Đơn vị tính : VNĐ
Ngày ghi
sổ
Số chứng
từ
Diễn giải
TK
Đối
ứng
Số tiền
Nợ Có
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 4.528.497
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 1.731.215
01/11/2012 BH01/034 Xuất bột hồi 1528 10.433.316
01/11/2012 BH01/035 Xuất bột hồi
1528 2.678.142
01/11/2012 XBBQ1/3 Xuất bao bì 1524 1.700.710
01/11/2012 XBBQ1/3 Xuất bao bì 1542 1.162.298
01/11/2012 XDLQ/44 Xuất đa lượng 1521 74.316.797
02/11/2012 XVLQ1/29 Xuất vi lượng
1522 7.654.938

02/11//2012 XDLQ1/80 Xuất đa lượng 1521 56.989.123

3011/2012 004 KC tài khoản 6211
1541
15.982.819.743
30/11/2012 004 KC tài khoản 6212 1541 1.802.817.167
Tổng cộng 17.785.636.91
0
17.785.636.910
Ngày 30 tháng 11 năm 2012
Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, dấu)
SV: Nguyễn Thị Vân
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
2.1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1.Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ
gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn theo
số tiền lương của công nhân sản xuất.
+ Phương pháp tập hợp:
- Chi phí NCTT (Tiền lương sản phẩm) thường liên quan trực tiếp tới
từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương
pháp trực tiếp
- Trường hợp CP NCTT (Tiền lương chính theo thời gian, tiền lương
phụ) liên quan tới nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải phân
bổ cho từng đối tượng

- Tiêu chuẩn phân bổ thường là CP NCTT theo kế hoạch (định mức),
giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất
- Các khoản trích theo lương được tính theo tỉ lệ quy định cho từng đối
tượng theo số tiền lương đã tập hợp hoặc phân bổ.
2.1.2.2.Tài khoản sử dụng
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 –
“Chi phí nhân công trực tiếp”. Có kết cấu như sau:
-Bên nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
-Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang”
-Số dư: Cuối kỳ không có số dư
SV: Nguyễn Thị Vân
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quang
2.1.2.3.Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm chi phí tiền lương và
các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như là công nhân
vận hành máy, công nhân làm ở đầu ra bao
Hình thức trả lương của công ty được áp dụng như sau:là hình thức
lương thời gian. Công ty tính lương theo thời gian làm hành chính bắt đầu từ
7h30 đến 4h30 cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Ngoài giờ hành chính,
nhân viên làm thêm giờ sẽ được tính làm tăng ca. Đối với từng phòng ban
cũng như công nhân sản xuất trực tiếp khi có yêu cầu làm thêm giờ sẽ căn cứ
theo giấy đăng ký làm thêm giờ để tiến hành chấm công.
Căn cứ vào thẻ chấm công, giấy đăng ký tăng ca, phiếu theo dõi nghỉ
phép, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng của từng nhân viên. Nhân viên phụ trách tính
lương phòng hành chính nhân sự sẽ tiến hành chấm công và tính lương. Vào
ngày mùng 5 hàng tháng thì bảng lương của toàn công ty sẽ được gửi cho
phòng kế toán. Tại đây thì kế toán kiểm tra bảng lương và thực hiện trích các

lương và các khoản trích theo lương vào phần mềm.
Tổng số tiền mà công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm: Lương cơ bản,
lương làm thêm giờ (nếu có), các khoản phụ cấp khác.
SV: Nguyễn Thị Vân
22

×