Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa
tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội
loài người bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ.
Trong bối cảnh ấy xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối
với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại
lệ. Hoà vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh, tiến kịp thời đại thì
Việt Nam cần phải phát huy những lợi thế vốn có của mình. Là một quốc gia
có dân số khoảng trên 80 triệu, thu nhập bình quân đầu người thấp thì lợi thế
lớn nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồi dào với giá nhân
công rẻ. Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may trong giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với Việt Nam. Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tạo
công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong xã hội, xuất khẩu hàng
dệt may còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Hàng dệt
may hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,
sau dầu thô. Trong những năm gần đây hàng dệt may trở thành một trong số
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam.
Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu dệt may là đơn vị thuộc tập
đoàn dệt may Việt Nam. Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt may
như quần áo, phụ liệu may mặc để phục vụ thị trường trong nước. Công ty
còn tham gia xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra thị trường nước ngoài như
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đó khi tham gia vào hoạt động
kinh doanh đều cùng một mục đích là lợi nhuận, nhưng để thu được lợi nhuận
cao và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng thì câu hỏi đặt ra đối với mỗi
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
doanh nghiệp là làm sao cung cấp tới tay người tiêu dùng những sản phẩm tốt
nhất với giá cả phải chăng và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Vì vậy
khâu mua hàng là một khâu quan trọng không thể thiếu trong chu trình kinh
doanh của bất cứ một đơn vị kinh doanh nào.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của quá trình mua hàng do vậy em đã
chọn Đề tài: "Hoàn thiện kế toán mua hàng tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May" để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm 3 chưong như sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động mua hàng tại Công
ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May
Chương 2: Thực trạng kế toán mua hàng tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May
Chương 3: Hoàn thiện kế toán mua hàng tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May
Do sự hiểu biết của em vẫn còn hạn chế cho nên Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của em vẫn còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô
hướng dẫn Phạm Thị Minh Hồng và các anh chị trong phòng Tài chính kế
toán Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May để chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, Ngày10 tháng 06 năm2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huế
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỒNG MUA
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP
KHẨU DỆT MAY
1.1. Đặc điểm hoạt động mua hàng tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May
1.1.1. Mô tả danh mục hàng mua của công ty
Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May là đơn vị trực
thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam. Công ty kinh doanh các mặt hàng, sản
phẩm của ngành dệt may, các mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng
và phong phú. Số lượng mặt hàng mà Công ty tiến hành thu mua và cung cấp
cho khách hàng của mình rất phong phú và đa dạng, số lượng mặt hàng đó đa
dạng như thế nào phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. Trong tháng
3/2009 thì số lượng hàng hóa mà Công ty tiến hành thu mua là 60 mặt hàng
được chia thành 11 nhóm hàng hóa, 11 nhóm hàng hóa sau: Sợi, Hóa chất,
Hạt nhựa, Bông xơ, Khăn bông, Vải, Màng, Thiệt bị, Quần áo, Màn, Mắc
nhựa. Sau đây em xin đưa ra danh mục hàng hóa, nhóm hàng hóa mà Công ty
tiến hành thu mua trong tháng 3/2010 như sau:
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Danh mục hàng mua tháng 3/ 2010
Nhóm hàng hóa Tên hàng hóa
Sợi Sợi NE 20/1 cotton
Sợi Sợi PE 45 Trà Lý
Sợi Sợi Thúy Đạt
…
Hóa chất Hóa chất nhập khẩu H202 Hàn Quốc
Hạt nhựa Hạt nhựa nguyên sinh
Bông, Xơ Bông nhập khẩu
Xơ FOMOSA
Khăn Bông Khăn bông xuất khẩu
Vải Vải Khánh Hòa
Màng Màng chống thấm
Thiết bị Thiết bị giáo dục
Thiết bị cơ khí
Quần Áo Áo khoác xuất khẩu
Quần Áo Áo Vét
Quần Áo Đồng phục
…
Màn Màn tuyn 10/10
Màn tuyn Rêu dệt may
…
Mắc nhựa Mắc nhựa 484K
Mặc nhựa 6212
…
Công ty có một hệ thống kho tàng để bảo quản hàng hóa. Sau đây em
xin trích dẫn danh mục một số tên kho của Công ty:
Bảng 2: Danh mục kho của Công ty
Mã kho Tên kho
KCN Kho chi nhánh
KCTY Kho công ty
KH 25 1MK Kho công ty 20 Lĩnh Nam
KHCH1 Kho cửa hàng số 1
KHGB003 Kho gửi bán - cửa hàng Việt Tiến
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
KHDV Kho dịch vụ cho thuê
KHDA3 Kho tạm phòng XTTM và dự án: hàng nhập khẩu
… …
KHGB004 Kho gửi bán cửa hàng số 7 Mã Mây- số 5 Hoàng Hoa Thám
KHGB01 Kho gửi bán cửa hàng Vũ Tuấn Anh- TM
1.1.2. Phân loại, phân nhóm và cách mã hóa hàng hóa tại Công ty Cổ phần
Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May
Công ty kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho ngành Dệt may do đó
mặt hàng kinh doanh của Công ty hết sức phong phú và đa dạng do vậy để
quản lý hàng hóa mua về sao cho tốt và phục vụ việc quản lý hàng hóa sao
cho dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về
quản lý hàng hóa mua về thì các nhân viên phòng Tài chính kế toán của Công
ty đã xây dựng một cách khoa học hợp lý cách phân loại, phân nhóm và cách
mã hóa hàng hóa của Công ty để đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa sao cho
vừa dễ dàng chính xác và đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin
cho nhà quản lý khi nhà quản lý yêu cầu.
Thị trường thu mua hàng hóa của Công ty là rất phong phú, đa dạng.
Công ty vừa thu mua hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước và thu mua
hàng hóa ở thị trường nước ngoài do đó khi phân nhóm hàng hóa thì để cho
đơn giản kế toán sẽ phân hàng mua theo thị trường thu mua hàng hóa. Tại
Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May để tiện cho việc theo
dõi hàng hóa thì kế toán đã phân hàng hóa mua vào thành 2 nhóm đó là: Hàng
hóa thu mua ở thị trường nội địa và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Đối với mỗi nhóm hàng hóa thu mua ở 2 nhóm thị trường nêu trên thì
trong mỗi nhóm lại chia hàng hóa thành các loại khác nhau theo đặc điểm,
công dụng của mỗi loại hàng hóa như: Loại hàng Sợi, Bông, Hạt Nhựa,Mắc
nhựa, Vải, Khăn Bông, Hóa chất,…
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Do Công ty khinh doanh các mặt hàng hết sức phong phú và đa dạng
do đó khối lượng hàng hóa mà Công ty thu mua là rất lớn vì vậy để đơn giản
cho việc hạch toán thì mỗi kế toán của công ty sẽ theo dõi vài loại hàng hóa
của công ty theo cả 2 nhóm thị trường thu mua trong nước và nhập khẩu. Ví
dụ như một chị trong phòng kế toán sẽ được giao quản lý 2 loại hàng mua là
Sợi và Hạt nhựa nguyên sinh thì chị này sẽ chịu trách nhiệm quản lý 2 mặt
hàng trên từ việc tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, hạch toán và bảo
quản lưu trữ chứng từ, chịu trách nhiệm đối với nhà quản lý về tính đầy đủ,
chính xác, hợp lý về chứng từ, sổ sách kế toán về mặt hàng mà mình đang
theo dõi. Và để đảm bảo cho việc theo dõi và quản lý hàng hóa thì kế toán sẽ
tiến hành mã hóa hàng hóa sao cho dễ nhớ nhất, hầu hết kế toán của Công ty
mã hóa hàng hóa theo chữ cái đầu của hàng hóa và chữ cái đầu của tên công
ty cung cấp hàng hóa đó, hoặc mã hóa hàng hóa theo số của phương án kinh
doanh, số của hợp đồng kinh tế thu mua hàng hóa đó. Sau đây em xin đưa ra
bảng mã hóa của một số mặt hàng mà Công ty tiến hành thu mua trong tháng
3/2010.
Bảng 2: Bảng mã hóa hàng hóa Công ty tiến hành thu mua tháng
3/2010
STT Mã hàng hóa Tên hàng hóa
1 4HC022 Hóa chất nhập khẩu H202
2 HN043 Hạt nhựa nhập khẩu
3 SHT Sợi Hòa Thọ
4 SHNOI Sợi Hà Nội
5 LNĐ001 Lụa Nam Định
6
7 VTQ Vải Tuấn Quang
… … …
20 KBVG Khăn Bông Vĩnh Giang
21 TCTT Thảm cói xuất khẩu Tuấn Trung
22 BT Bông Tanzania
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
23 TBCK Thiết bị cơ khí
… … …
55 MĐTH Máy đo thể hình
56 LCB Lõi chỉ búp
57 TSH Tôn tấm Sông Hồng
58 URE1 Pha dam URE Thu Thảo
59 TBL Than Bắc Lạng
60 48.3019 Sợi NE 20/1 cott X3
1.1.3. Thị trường thu mua hàng hóa tại Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập
Khẩu Dệt May
Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May thu mua hàng
hóa ở thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài.
- Đối với thị trường trong nước thì hàng hóa mà công ty tiến hành thu
mua Sợi, chỉ các loại, hàng thời trang, quần áo BHLĐ, phục vụ cho các ngành
công nghiệp trong nước, các đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vận tải
và một số ngành khác…
- Với thị trường nước ngoài Công ty tiến hành thu mua các loại hàng
hóa sau:
+ Nhập khẩu thiết bị máy móc cho nghành dệt may và các nghành công nghiệp
+ Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nghiệp
khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xây
dựng…
+ Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan.
+ Bông xơ từ Châu Phi, Mỹ, Australlia, Uzebekistan, Hạt nhựa nguyên
sinh từ Hồng Kông,…
1.1.4. Đặc điểm luân chuyển hàng mua tại Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất
Nhập Khẩu Dệt May
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Công ty phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May vừa là doanh nghiệp
sản xuất vừa là doanh nghiệp thương mại với mặt hàng kinh doanh rất phong
phú đa dạng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại do đó
khâu thu mua hàng hóa là một khâu hết sức quan trọng trong chu trình kinh
doanh của Công ty. Quy trình thu mua hàng hóa của Công ty được mô tả theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình thu mua hàng hóa
Tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May khi khách
hàng gọi điện tới Phòng Kinh doanh tổng hợp của công ty để đặt hàng, sau
khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng thì Phòng Kế hoạch thị trường sẽ
tiến hành tìm hiểu khách hàng và phòng kinh doanh tổng hợp sẽ tiến hành tìm
nguồn hàng ( Nếu đơn đặt hàng đó là hàng mua mà Công ty tiến hành thu
mua trong nội địa thì việc tìm nguồn hàng sẽ do Phòng kinh doanh nội địa
đảm nhiệm, còn nếu mà đơn đặt hàng đó là hàng mua mà Công ty tiến hành
thu mua ở thị trường nước ngoài thì việc tìm nguồn hàng mua sẽ do Phòng
Kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện ).
Sau khi tiến hành tìm được nguồn hàng xong thì các phòng liên quan
tới việc thực hiện đơn hàng sẽ cung cấp số liệu cho phòng kế toán những
thông tin về: Giá cả, số lượng, tên hàng cần mua,… do khách hàng đặt mua;
Những thông tin về: Giá cả, số lượng, tên hàng… mà Công ty có thể tiến
hành thu mua được. Sau khi lấy được đủ các thông tin đó thì phòng kế toán sẽ
tiến hành lập phương án kinh doanh cho hợp đồng trên, trong phương án kinh
doanh có các chỉ tiêu về: Tên hàng hóa, Số lượng, Khách hàng cung cấp,
Khách hàng tiêu thụ, Hiệu quả kinh doanh,…
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Đơn đặt hàng
của khách hàng
Tìm nguồn
hàng
Ký hợp đồng Nhập kho
hàng hóa
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Khi lập xong phương án kinh doanh thì phương án kinh doanh này sẽ
được gửi lên cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách nếu thấy
phương án kinh doanh này có khả thi thì Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng
với bên mua hàng. Trong phương án kinh doanh ghi rõ những người thực hiện
phương án kinh doanh đó. Sau khi Công ty tiến hành ký hợp đồng với bên
mua hàng hóa của Công ty, Công ty tiến hành ký kết hợp đồng với bên sẽ tiến
hành cung cấp hàng hóa cho Công ty. Người phụ trách thực hiện hợp đồng
kinh doanh này sẽ tiến hành theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng thu mua
hàng hóa và có trách nhiệm thông báo cho bên mua hàng hóa khi có hàng hóa
mà bên mua hàng hóa của Công ty đã đặt hàng để chuẩn bị nhận hàng.
Tại Công ty dù bán theo phương thức chuyển thẳng hay xuất bán từ kho
thì hàng hóa mà Công ty tiến hành thu mua đều được nhập vào kho rồi mới
tiến hành xuất hàng hóa giao cho khách hàng. Khi hàng hóa về nhập kho của
Công ty thì mọi thủ tục được về kiểm tra hàng hóa được tiến hành một cách
khoa học, hợp lý, chính xác về số lượng, chất lượng hàng hóa giữa thực tế
nhập so với hóa đơn, hợp đồng kinh tế. Hàng hóa sau khi nhập kho được bảo
quản cẩn thận với hệ thống kho tàng, bến bãi của công ty và thủ kho tại mỗi
kho hàng sẽ tiến hành trông giữ và bảo quản hàng mua trị trách nhiệm với nhà
quản lý về hàng hóa ở trong kho.
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động mua hàng tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May
Quá trình thu mua hàng hóa tại Công ty được diễn ra một cách nhịp
nhàng, là sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau. Mỗi phòng ban,
cá nhân đóng những vai trò, nhiệm vụ, chức năng khác nhau trong quá trình
thu mua hàng hóa tại Công ty.
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Khi khách hàng gọi điện hoặc tới Công ty đặt hàng thì Phòng kế hoạch
thị trường có nhiệm vụ tìm hiểu những thông tin về khách hàng, nghiên cứu
thị trường thu mua hàng hóa và thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty. Sau
khi tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng thì sẽ chuyển những thông
tin đó cho Phòng kinh doanh.
Phòng kinh danh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc thu mua hàng
hóa và có trách nhiệm thông báo với người mua hàng của Công ty khi có hàng
để người mua chuẩn bị nhận hàng. Với mỗi phương án kinh doanh được lập
lên và nếu phương án kinh doanh đó khả thi thì Công ty sẽ tiến hành ký hợp
đồng cung cấp hàng hóa cho bên đặt mua. Trong mỗi phương án kinh doanh
đã nêu rõ tên của người chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó, chịu trách
nhiệm theo dõi chung việc thu mua hàng hóa để cung cấp cho khách hàng là
Phó tổng giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh, trong phương án kinh doanh
cũng chỉ rõ người trực tiếp tham thực hiện việc thu mua hàng hóa và cung cấp
hàng hóa cho khách hàng khi có hàng. Người trực tiếp tham gia thực hiện
phương án kinh doanh là một nhân viên kinh doanh thuộc Phòng kinh doanh
nội địa nếu đơn đặt hàng đó là hàng mua mà Công ty tiến hành thu mua trong
nội địa, còn nếu mà đơn đặt hàng đó là hàng mua mà Công ty tiến hành thu
mua ở thị trường nước ngoài thì nhân viên trực tiếp tham gia thực hiện
phương án kinh doanh này thuộc Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ lập phương án kinh
doanh cho các hợp đồng kinh tế. Tiến hành thu thập các chứng từ liên quan
tới việc thu mua hàng hóa do Phòng kinh doanh cung cấp, những chứng từ
liên quan tới việc thu mua một loại hàng hóa nào đó sẽ được nhân vên phòng
kinh doanh cung cấp cho kế toán theo dõi mặt hàng đó, sau khi nhận được
những chứng từ về những mặt hàng mà mình quản lý thì kế toán tiến hành
kiểm tra chứng từ rồi tiến hành hạch toán và bảo quản chứng từ. Kế toán phải
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu về mặt số lượng với thủ kho của
Công ty nếu phát hiện chênh lệch phải tiến hành tìm nguyên nhân và giải quyết
chênh lệch đó.
Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May kinh doanh hàng
hóa dưới dạng mua đứt bán đoạn tức là khi có đơn đặt hàng của khách hàng
thì Công ty mới tìm nguồn hàng từ các nhà cung cấp hàng hóa truyền thống
cho công ty trong và ngoài nước do đó Công ty không xây dựng định mức dự
trữ hàng hóa.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MUA HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
2.1. Kế toán giá mua hàng hóa tại công ty cổ phần sản xuất - xuất
nhập khẩu dệt may
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán đối với hàng hóa thu mua trong nước
2.1.1.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng và cách tính giá hàng hóa
thu mua trong nước
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phương án kinh doanh kinh doanh hàng hóa nội địa
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho
+ Hợp đồng kinh tế
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 1561- giá mua hàng hóa
+ Kết cấu TK 1561:
++ Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá mua thực tế của hàng
hóa nhập kho
++ Bên có: Phản ánh giá mua hàng hóa xuất kho
Khoản giảm trừ giá mua, triết khấu thương mại khi mua hàng và hàng
mua trả lại
++ Dư nợ: giá mua thực tế của hàng hóa tồn kho
- Cách tính giá mua hàng hóa nhập kho: Công ty nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ do đó giá mua của hàng hóa nhập kho là giá
mua không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Giá mua hàng hóa nhập kho được
tính theo công thức sau:
2.1.1.2.Thủ tục kế toán đối với hàng mua trong nước
Để tiến hành thực hiện công tác thu mua hàng hóa cho một hợp đồng
kinh tế mà Công ty đã tiến hành ký kết với khách hàng thì trước tiên sau khi
nhận được đơn đặt hàng từ người mua và những thông tin về nguồn hàng mà
Công ty tìm được, Phòng kế toán của Công ty dựa vào những thông tin đó
tiến hành lập phương án kinh doanh trình lên cho Tổng giám đốc, Phó tổng
giám đốc để ký duyệt.
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Giá mua hàng hóa
nhập kho
Giá mua ghi trên
hóa đơn không bao
gồm thuế GTGT
Các khoản giảm trừ giá
mua hàng hóa
(TKTM,GGHM,HMTL)
t
T
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Nếu phương án kinh doanh đó có khả thi thì Công ty sẽ tiến hành ký
hợp đồng với bên mua hàng hóa của Công ty và bên cung cấp hàng hóa cho
Công ty. Bên cung cấp hàng hóa cho Công ty sẽ giao Hóa đơn GTGT cho
Công ty khi hoàn tất thủ tục giao hàng ,khi hàng về thì tiến hành nhập kho,
những chứng từ trên dùng làm căn cứ để kế toán ghi sổ.Sau đây em xin trích
dẫn mẫu chứng từ của một lô hàng mà Công ty tiến hành thu mua một lô hàng
ở thị trường trong nước
Công ty Cổ phần SX-XNK Dệt May CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Phòng: SX-KD NPL Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 09/10
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH HÀNG NỘI ĐỊA
1. Tên hàng hóa: Sợi Ne 20/1 Cotton OE
2. Số lượng( Bình quân): 10.628.7Kg
3. Khách hàng cung cấp: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội
-Địa điểm giao hàng: Tại Thái Bình
- Phương thức thanh toán: Chuyển khoản
- Thời hạn thanh toán: Trả chậm 20 ngày( Ghi trên hóa đơn)
- Đơn giá mua( OVAT): 36.364,0đ/Kg
- Trị giá mua( OVAT): 386.502.047 đồng
- Trị giá mua( có VAT) 425.252.252 đồng
4. Khách hàng tiêu thụ: Công ty TNHH SXTM Thành Bắc và Công
ty Dệt nhuộm xuât khẩu Hoàn Hợp
- Địa điểm giao hàng: Tại Thái Bình
- Phương thức thanh toán: Chuyển khoản
- Thời hạn thanh toán: Trả chậm 15 ngày
- Đơn giá bán( OVAT): 36.650.0 đ/Kg
- Trị giá bán( OVAT): 389.541.855 đồng
- Trị giá bán ( có VAT): 428.496.040.5 đồng
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
5. Hiệu quả kinh doanh:
Chỉ tiêu Giá trị ( đồng) Ghi chú
1. Doanh thu( OVAT) 389.541.855
2. Trị giá mua ( OVAT) 386.502.047
3. Chi phí 0
3.1. Chi phí bốc xếp 0
4. Lãi sau khi trừ chi phí thực hiện 3.039.808
Tỷ lệ lãi trên doanh thu 0.78%
* Cán bộ thực hiện, Trưởng phòng kinh doanh, Phó Tổng giám đốc phụ trách chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các điều khoản thanh toán, hiệu quả và thu hồi
công nợ đúng theo phương án.
- Thời gian thực hiện PAKD từ: 28/01/2010 đến 31/06/2010
- Người thực hiện: Đào Thị Huệ Người khai thác: Đào Thị Huệ
Hà nội, ngày 27 tháng 01 năm 2010
Tổng giám đốc Kế toán
trưởng
Phó TGĐ phụ trách T.Phòng
KD
CB thực hiện
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CPSX -XNK DỆT MAY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:32/HĐKT
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
- Căn cứ bộ luật dân sự tháng 6/2005
- Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Căn cứ vào nhu cầu của 2 bên
Hôm nay, ngày 31 tháng 3 năm 2010 chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN -XNK KHẨU DỆT MAY( BÊN A)
Địa chỉ: Số 20 Lĩnh Nam- Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (043).6330847 Fax:(043).8624620
Tài khoản số: 0011000013065 - Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Mã số thuế: 0102405830
Do ông: LƯU TRỌNG GIÁ - Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc làm đại diện
BÊN MUA: CÔNG TY TNHHSX- TM THÀNH BẮC( BÊN B)
Địa chỉ: Thái Phương - Hưng Hà - Thái Bình
Điện thoại: (036).3951545 Fax: (036).3957546
Mã số thuế: 1000530753
Tài khoản số:102010000794185
Do ông: ĐÀO VĂN CỔN - Chức vụ Phó Giám đốc làm đại diện
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán này với các điều kiện sau:
Điều 1: Hàng hóa - Số lượng - Quy cách phẩm chất:
- Bên A bán cho bên B các loại sợi theo tiêu chuẩn của Nhà máy trong
nghành dệt ( có hóa đơn GTGT), bao gói sợi được đóng theo quy định của
từng Nhà máy Dệt cung cấp.
- Số lượng bình quân: 9.054,1 Kg/ Tháng
- Sau mỗi lần giao hàng trong vòng 7 ngày ( tính từ ngày nhận hàng và
phát hành hóa đơn GTGT) nếu bên B không có khiếu nại gì thì coi như hàng
đã đảm bảo về chất lượng và số lượng.
Điều 2: Giá cả - Phương thức thanh toán:
- Giá cả do 2 bên cùng thỏa thuận theo từng thời điểm và được thể hiện
trên hóa đơn bán hàng của bên A hoặc đơn hàng hoặc phụ lục hợp đồng.
- Thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản trong vòng
15 ngày kể từ ngày nhận hàng và Hóa đơn GTGT. Nếu quá thời hạn trên bên
B phải trả cho bên A theo lãi suất vay ngân hàng nhưng không quá 30 ngày,từ
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
ngày thứ 31 trở đi tình băng 150% lãi suất vay quá hạn của ngân hàng tại thời
điểm thanh toán nhưng không được quá 45 ngày kể từ ngày nhận hàng và Hóa
đơn GTGT. Trong trường hợp đặc biệt với từng lô hàng cụ thể sẽ có phụ lục
Hợp đồng kèm theo.
Điều 3: Giao nhận - vận chuyển:
- Giao nhận vận chuyển: Tại Thái Bình
- Thời gian giao hàng: Do hai bên thống nhất
Điều 4: Điều khoản chung:
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản Hợp đồng,
không bên nào được đơn phương hủy bỏ hay thay đổi nội dung của Hợp đồng.
Các nội dung thay đổi phải được hai bên chấp nhận bằng văn bản. Bên nào sai
bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Trong quả trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì phải thông báo cho
nhau biết để cùng nhau giải quết. Tranh chấp không được xử lý được thì đưa
ra tòa án kinh tế thành phố Hà Nội để giải quyết. Quyết định của Tòa án là
quyết định cuối cùng buộc hai bên phải thực hiện.
- Sau khi hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng,
nếu trong vòng 30 ngày không có phát sinh khiếu nại gì thì hợp đồng coi như
đã được thanh lý.
- Hợp đồng này được lập thành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên
giữ 02 bản, Có giá trị từ ngày ký đến ngày 31 tháng 7 năm 2010.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
CÔNG TY CPSX -XNK DỆT MAY
Số:32/HĐKT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
- Căn cứ bộ luật dân sự tháng 6/2005
- Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Căn cứ vào nhu cầu của 2 bên
Hôm nay, ngày 03 tháng 3 năm 2010 chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI(BÊN A)
Địa chỉ: Số 25/13 Đường Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:(043).8624619 Fax:04.6331551
Tài khoản số: 1020100000
Mã số thuế: 0100100826
Do Bà: ĐỖ THỊ ĐÔNG - Chức vụ: Tổng Giám đốc
BÊN MUA:CÔNG TY CỔ PHẦN SX -XNK KHẨU DỆT MAY( BÊN B)
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Địa chỉ: Số 20 Lĩnh Nam- Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (043).6330847 Fax: (043).8624620
Mã số thuế: 0102405830
Tài khoản số: 0011000013065 - Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN
Do ông: LƯU TRỌNG GIÁ - Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc làm đại diện
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán này với các điều kiện sau:
Điều 1: Hàng hóa - Số lượng - Quy cách phẩm chất:
- Bên A bán cho bên B các loại sợi theo tiêu chuẩn của Nhà máy trong
nghành dệt ( có hóa đơn GTGT), bao gói sợi được đóng theo quy định của
Tổng Công Ty Dệt May Hà Nội
- Số lượng: 10.628,7 Kg
- Nơi giao hàng: Kho TP 02
- Trong vòng 7 ngày sau khi giao hàng ( tính từ ngày nhận hàng và phát
hành hóa đơn GTGT) nếu bên B không có khiếu nại gì thì coi như hàng đã
đảm bảo về chất lượng và số lượng.
Điều 2: Giá cả - Phương thức thanh toán:
- Giá cả do 2 bên cùng thỏa thuận theo từng thời điểm và được thể hiện
trên hóa đơn bán hàng của bên A hoặc đơn hàng hoặc phụ lục hợp đồng.
- Thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản trong vòng
15 ngày kể từ ngày nhận hàng và Hóa đơn GTGT. Nếu quá thời hạn trên bên
B phải trả cho bên A theo lãi suất vay ngân hàng nhưng không quá 30 ngày,từ
ngày thứ 31 trở đi tình băng 150% lãi suất vay quá hạn của ngân hàng tại thời
điểm thanh toán nhưng không được quá 45 ngày kể từ ngày nhận hàng và Hóa
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
đơn GTGT. Trong trường hợp đặc biệt với từng lô hàng cụ thể sẽ có phụ lục
Hợp đồng kèm theo.
Điều 3: Giao nhận - vận chuyển:
- Giao nhận vận chuyển: Tại Hà Nội
- Thời gian giao hàng: Do hai bên thống nhất
Điều 4: Điều khoản chung:
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản Hợp đồng,
không bên nào được đơn phương hủy bỏ hay thay đổi nội dung của Hợp đồng.
Các nội dung thay đổi phải được hai bên chấp nhận bằng văn bản. Bên nào sai
bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Trong quả trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì phải thông báo cho
nhau biết để cùng nhau giải quết. Tranh chấp không được xử lý được thì đưa
ra tòa án kinh tế thành phố Hà Nội để giải quyết. Quyết định của Tòa án là
quyết định cuối cùng buộc hai bên phải thực hiện.
- Sau khi hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng,
nếu trong vòng 30 ngày không có phát sinh khiếu nại gì thì hợp đồng coi như
đã được thanh lý.
- Hợp đồng này được lập thành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên
giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
HANOSIMEX
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
Số 25/13 Đường Lĩnh Nam - Mai Động - Hoàng Mai -Hà Nội
MST: 0100100826
HÓA ĐƠN(GTGT)
(VAT INVOICE)
Liên 2: giao cho khách hàng
Ngày 09 tháng 03 năm 2010
Mẫu số:01GTKT-4LL-01
Ký hiệu: AA/2010T
Số hó đơn/ Invoice: 0006248
Phiếu xuất kho số:….
Kho xuất hàng:………
Số tài khoản:1020100000
Tên khách hàng/ Customer´s Name: Công ty Cổ phần SX - XNK Dệt May
Mã khách hàng/ Cust. code: ND- SOI-XNKDM…………. Vận đơn số:……
Địa chỉ:/ Address: 20 Lĩnh Nam- Mai Động - Hà Nội Số tài khoản:……
Mã số thuế/ Tax code: 0102405830
Phương thức thanh toán (Payment mode): HĐ…… Hợp đồng số:(Contr No)
Phương tiện vận tải( Mean of tran): Xe 18T3114 giao thẳng…………………
Nơi giao hàng( Place of dep): Kho TP02……… Nơi đến(place ofdes):…….
Tên hàng
Description of good
Mã số
Marks &Nos
ĐVT
Unit
SL
Quanlity
Đơn giá
Unit price
Thành tiền
Amount
NE 20 cott OE-Lo 55 2V200NCD5
5100900/O
Kg 10,628.7 36,364.0 386,502,047
Cộng 386,502,047
Cộng tiền hàng: 386,502,047 VNĐ
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 38,650,204.7 VNĐ
Tổng tiền thanh toán: 425,152,251.7 VNĐ
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Số tiền bằng chữ : Bốn trăm hai lăm triệu một trăm năm hai nghìn hai trăm
năm mốt phẩy bảy đồng.
Khách hàng
( ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
( ký, ghi rõ họ tên)
Người lập phiếu
( ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Đơn vị:……………
Địa chỉ:…………
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 10 tháng 3 năm 2010
Mẫu số: 01 - VT
Theo QĐ: 15/2006/ QĐ- BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nợ:1561…… Số:38- NPL
Có: 331……….
Họ tên người giao hàng: C Huệ
Theo: hóa đơn Số 6248 ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Cty CPDM Hà Nội
Nhập tại kho: Xuất thẳng …… Địa điểm: PA 9/10 - Công ty TNHH SXTM
Thành Bắc và Công ty Dệt nhuộm xuât khẩu Hoàn Hợp
STT Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất của vật
tư, dụng cụ, sản phẩm,
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
01
Sợi NE 20 cott- OE- lô
50
Kg
10,628.7 36,364.0
386,502,047
Tổng số tiền: Ba trăm tám mươi sáu triệu năm trăm linh hai nghìn không trăm bốn bẩy đồng.
Số chứng từ gốc kèm theo:………………………………………
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
Ngày 09 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng hoặc bộ phận có nhu cầu nhập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.2. Chứng từ và thủ tục kế toán đối với hàng hóa thu mua ở thị trường nước
ngoài
2.1.2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng và cách tính giá hàng hóa
thu mua ở thị trường nước ngoài
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phương án kinh doanh
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho
+ Hợp đồng kinh tế
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 1561- giá mua hàng hóa
+ Kết cấu TK 1561:
++ Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá mua thực tế của hàng
hóa nhập kho
++ Bên có: Phản ánh giá mua hàng hóa xuất kho
Khoản giảm trừ giá mua, triết khấu thương mại khi mua hàng và hàng
mua trả lại
++ Dư nợ: giá mua thực tế của hàng hóa tồn kho
- Cách tính giá mua hàng hóa nhập kho: Tại Công ty Cổ phần Sản Xuất
Xuất Nhập Khẩu Dệt May khi nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
về thì Bên mua hàng của Công ty sẽ đứng ra tìm nguồn hàng và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa. Khi Hải quan thông báo hàng đã
cập cảng thì cán bộ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp tham gia theo
dõi phương án kinh doanh này sẽ đi làm thủ tục thông quan cho lô hàng, đồng
thời thông báo cho bên mua hàng của Công ty chuyển tiền vào tài khoản của
Công ty để cán bộ của công đi nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của
hàng nhập khẩu cho lô hàng. Do đó giá mua của hàng hóa nhập khẩu chỉ bao
gồm giá mua theo hóa đơn giá trị gia tăng trừ đi các khoản giảm trừ giá mua
hàng hóa ( Hàng mua trả lại, Triết khấu hàng mua, Giảm giá hàng mua ).
2.1.2.2. Thủ tục kế toán đối với hàng hóa thu mua ở thị trường nước ngoài
Cũng giống như hàng hóa thu mua ở thị trường trong nước khi khách
hàng của Công ty đặt hàng thì kế toán của Công ty sẽ viết phương án kinh
doanh cho đơn đặt hàng đó, nếu phương án kinh doanh của đơn đặt hàng đó
mà khả thi thì Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng với bên mua hàng hóa của
Công ty và bên sẽ cung cấp hàng hóa cho Công ty.
Sau khi ký kết hợp đồng với bên cung cấp hàng hóa cho Công ty, khi
bên cung cấp hàng hóa cho Công ty giao hàng cho công ty vận chuyển thì bên
cung cấp hàng hóa sẽ cung cấp cho Công ty: Hóa đơn GTGT( Invoice) và
những chứng từ liên quan tới lô hàng trên như : Giấy chứng nhận nguồn gốc
xuất sứ ( Certificate of origin) của lô hàng trên, Giấy chứng nhận người thụ
hưởng giá trị lô hàng ( Benneficiary´s Certificate), Hợp đồng bảo hiểm của lô
hàng(Certificate of Marine Insurance).
Khi hải thông báo lô hàng của Công ty mua đã cập cảng thì nhân viên
trực tiếp thực hiện phương án kinh doanh này sẽ đi làm thủ thục thông quan
cho lô hàng. Bên vận chuyển sẽ giao cho Công ty những chứng từ liên quan
tới việc vận chuyển lô hàng như: Packing list, Orginal Bill of Lading. Tất cả
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
các chứng từ trên sẽ được nhân viên kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. Sau đây em xin
trích dẫn một bộ chứng từ của lô hàng mà Công ty nhập khẩu từ Hồng Kông:
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán
SV: Trần Thị Huế GVHD: Th.s Phạm Thị Minh Hồng