Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.86 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của Công nhân viên chức, nó
đảm bảo cho cuộc sống người lao động được ổn định và luôn có xu hướng
được nâng cao. Mặt khác tiền lương đối với doanh nghiệp lại là một yếu tố
chi phí. Như vậy ta thấy tính hai mặt của tiền lương. Người lao động thì
muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia
đình được tốt hơn, còn doanh nghiệp lại muốn tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá
thành sản phẩm và tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Vì vậy công tác quản lý tiền lương
là một nội dung quan trọng. Đưa ra được một biện pháp quản lý tiền lương
tốt sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, thu
hút được nguồn lao động có tay nghề cao, đời sống người lao động luôn được
cải thiện nhằm theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội, bên cạnh đó phía
doanh nghiệp vẫn đảm bảo được chi phí tiền lương là hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra, việc tính toán và hạch toán các khoản trích nộp theo lương
như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn có ý nghĩa rất quan
trọng đối với doanh nghiệp và người lao động. Nó tạo nguồn tài trợ và đảm
bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên hiện tại và sau này.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của nội dung tiền lương và các khoản
trích nộp theo lương, Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần
Sách dân tộc, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo, các cô, chú,
anh, chị của phòng kế toán trong Công ty đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của cô
giáo: Th.S Tạ Thu Trang em đã đi sâu vào tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Sách
dân tộc” để làm chuyên đề tốt nghiệp với ba nội dung chính như sau:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Chương I . Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Chương II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo


lương tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Chương III. Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Vì thời gian và nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự phê bình của cô giáo và các cô, chú, anh, chị
trong phòng kế toán của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH DÂN TỘC
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào cũng
được cấu thành nên bởi các cá nhân. Trước sự thay đổi nhanh chóng của cơ
chế thị trường, môi trường kinh doanh cùng với xu thế tự do hóa thương mại,
cạnh tranh ngày càng gay gắt, vai trò của yếu tố người lao động trong doanh
nghiệp ngày càng được quan tâm.
Trong nền kinh tế, lao động là nguồn chủ yếu để nâng cao, tích lũy phát
triển kinh tế và củng cố quá trình sản xuất, đồng thời là yếu tố chủ yếu tạo ra
của cải vật chất cho xã hội. Qúa trình sản xuất chỉ xảy ra khi có sự kết hợp
của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động của con
người. Thiếu một trong 3 yếu tố đó thì quá trình sản xuất không thể xảy ra
được. Tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ tác dụng được với nhau,
biến đổi thành sản phẩm khi có sức lao động của con người. Vì vậy yếu tố
lao động luôn là yếu tố chính của quá trình sản xuất.
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ
bản, cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra
Nhận thức được vai trò của lao động Công ty Cổ phần Sách dân tộc hiện
nay có một đội ngũ cán bộ quản lí, biên tập viên và nhân viên có năng lực,
kinh nghiệm. Đối với những cán bộ quản lí của Công ty họ nắm vững đường
lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực giáo
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
dục – đào tạo, văn hóa, xuất bản, dân tộc, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực
chuyên môn do mình phụ trách, có năng lực quản lí, điều hành công việc của
các viên chức trong đơn vị mình. Đối với các biên tập viên họ nắm vững kiến
thức khoa học cơ bản về lĩnh vực chuyên môn, nắm vững kiến thức nghiệp vụ
xuất bản và các văn bản pháp quy có liên quan đến nhiệm vụ của mình, có
kiến thức tổng hợp về những thành tựu văn hóa nghệ thuật, khoa học kĩ thuật
có liên quan.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Sách dân tộc tính
đến nay là 39 người và được phân loại theo giới tính, độ tuổi, bộ phận, trình
độ văn hóa như bảng sau:
Bảng 1.1: Phân loại lao động của Công ty
STT Chỉ tiêu Số CNV
1
- Tổng số CNV
- Theo giới tính
+ Nam
+ Nữ
39
15
24
2

- Theo độ tuổi
+ 20 - 30
+ 30 - 40
+ 40 - 50
+ 50 - 60
5
11
16
7
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
3
- Theo bộ phận
+ Bộ phận Biên tập viên
+ Cán bộ quản lí và công nhân viên
ở các bộ phận kế toán, kinh doanh,
sản xuất và kho vận
13
26
4
- Theo trình độ
+ Tiến sĩ
+ Thạc sĩ
+ Cử nhân
+ Cao đẳng
+ THCN
+ THPT
1
6

21
4
3
4
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Với quan điểm đặt con người lên hàng đầu, Công ty Cổ phần Sách dân
tộc luôn luôn cố gắng hơn nữa để hoàn thiện chính sách, chế độ với cán bộ
công nhân viên nhằm khuyến khích họ hăng say hơn trong công việc, nâng
cao năn suất lao động. Vì vậy căn cứ vào các quy định về chế độ tiền lương
của Nhà nước, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Thỏa ước lao động tập
thể năm 2010 của Công ty Cổ phần Sách dân tộc, Giám đốc Công ty đã quy
định việc trả lương phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Phân phối theo lao động trên cơ sở kết quả lao động và quá trình, trách
nhiệm công việc của từng người, từng bộ phận.
- Khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, có
nhiều đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Ở Công ty hiện nay áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao
động với hai hình thức lương khoán:
- Khoán lương theo sản phẩm
- Khoán công việc
* Hình thức khoán lương theo sản phẩm:
A. BỘ PHẬN BIÊN TẬP:
- Cách tính thu nhập
Thu nhập của Biên tập viên được tính theo công thức sau:
L = C
1
( T

1
+ T
2
+ T
3
) + C
2
x T
4
L: Thu nhập của Biên tập viên
C: Đơn giá chuẩn tính cho một trang biên tập khổ 17 x 24cm (bao gồm các
khâu : Định hướng khai thác đề tài, biên tập, sửa bản in, kiểm tra can, film bìa
và ruột, làm các thủ tục đăng kí xuất bản, thanh toán các công đoạn làm bản
thảo,…). Biên tập viên làm công đoạn nào được tính công đoạn đó.
C
1
= 40.000 đồng / trang chuẩn (trang biên tập nằm trong định mức 1.400
trang/ năm đối với BTV chính thức, 980 trang/ năm đối với trợ lí biên tập).
Nếu BTV khác sửa bài trừ 2000đ.
C
2
= Đơn giá thuê ngoài (số trang biên tập vượt định mức năm) = 20.000đ/
trang chuẩn, bao gồm cả tiền sửa bài (nếu BTV khác sửa bài trừ 2000đ).
T
1
: Trang biên tập Sách tham khảo mới
T
1
= Q x K
c

x K
ls
x K
p
Trong đó :
Q : Số trang bản thảo biên tập mới (khổ 17 x 24cm)
K
c
: Hệ số chất lượng của cuốn sách
+ Hệ số chất lượng K
c
= 1 nếu không có sai sót
+ Hệ số chất lượng K
c
< 1 nếu sách có sai sót.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
+ K
c
có thể được tính tới 0.5 nếu sách để lại nhiều sai sót về nội dung, có
phản hồi từ người đọc duyệt bản thảo, từ bạn đọc.
K
ls
: Hệ số loại sách
+ K
ls
= 1.3 đối với sách Mầm non cho cháu, sách tranh (Đối với loại sách này
không tính hệ số khổ sách)
+ K

ls
= 1 đối với các sách tham khảo khác không phải sách dân tộc
+ K
ls
= 1.4 đối với từ điển; 1.3 đối với sổ tay
K
p
: Hệ số phát hành năm đầu của cuốn sách

SLPH
(đến)
500
100
0
1500
200
0
2500
300
0
4000
500
0
Từ 6000 trở
lên
Hệ số
K
p
0.3 0.5 0.65 0.75 0.85 1 1.3 1.5
+0.1 cho mỗi

1000 bản PH
vượt
T
2
: Tổng số trang sách in tái bản
T
2
= Q
tb
x K
tb
Q
tb
: Số trang sách tái bản
K
tb
: Hệ số tái bản. Sách tái bản lần 1 và 2 tính hệ số 0.25; Sách tái bản có sửa
chữa lớn hơn 40% được tính như sách mới (sửa chữa do nguyên nhân khách
quan)
Sách tái bản lần thứ 3 trở đi không tính hệ số K
tb
, mỗi bản thảo được thanh
toán 200.000 đồng để làm các thủ tục khi tái bản sách.
T
3
: Số trang Sách dân tộc
T
3
= Q x K
ls

x K
ph
Trong đó :
Q : số trang sách giáo khoa, sách tham khảo dân tộc
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
K
ls
: Hệ số sách K
ls
= 1.7 đối với sách giáo khoa; 1.5 đối với STK viết bằng
chữ dân tộc (hoặc song ngữ Việt – dân tộc), 1.3 đối với STK dân tộc viết bằng
tiếng Việt.
K
ph
= Hệ số phát hành : Đối với sách giáo khoa dân tộc K
ph
= 1
Đối với sách Tham khảo dân tộc, K
ph
theo bảng sau :
Số lượng
phát hành
500 4000 5000 Từ 6000 trở lên
K
ph
1 1.3 1.5
+ 0.1 cho mỗi 1000 bản PH
vượt

T
4
: Số trang biên tập vượt định mức trong năm.
- Quy định trả thu nhập:
+ Căn cứ vào đề tài đã được duyệt, dự kiến số trang quy chuẩn và số
lượng phát hành của BTV đăng kí (dự kiến đăng kí do BTV đưa ra), thu nhập
của BTV trong năm sẽ được tính 80% mức đăng kí, được chia đều trong 12
tháng của năm.
+ Kế hoạch sản xuất của Công ty bắt đầu từ ngày 01/06 của năm trước
đến ngày 31/05 năm sau. BTV chủ động khai thác đề tài nhằm tăng thu nhập
cho cá nhân và Công ty, mức đăng kí kế hoạch đầu năm theo đúng số trang
biên tập NXBGDVN qui định. Các bản thảo nộp sau 30/10 không được tính
lương của năm đó mà được chuyển sang kế hoạch năm sau trên cơ sở nhất trí
của bộ phận phát hành. Ngày 30 tháng 11 hàng năm ; BTV nộp đăng kí kế
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
hoạch đề tài cho Ban Giám đốc để làm cơ sở tính thu nhập cho năm tiếp theo.
Việc bổ sung và điều chỉnh đề tài được tiến hành thường xuyên.
Để chủ động kế hoạch sản xuất của Công ty, những đề tài đã được duyệt
chỉ nên xin giấy phép xuất bản khi đã có bản thảo.
+ Tuổi phát hành của cuốn sách được tính từ ngày 01/01 của năm trước
đến ngày 31/05 của năm sau (từ 01/01 của năm trước đến 31/05 của năm sau
chỉ tính tuổi phát hành với những cuốn sách mang mã số của năm trước). Thu
nhập của BTV được điều chỉnh căn cứ biên bản giao nhận dữ liệu ruột, bìa
cho bộ phận lưu trữ tài nguyên ; căn cứ vào số liệu kiểm kê 31/12 hàng năm
xác định và được quyết toán theo số liệu kiểm kê đến ngày 31/5 của năm sau.
Ai vượt sẽ được nhận phần vượt, ai thiếu sẽ khấu trừ vào tiền thưởng hoặc thu
nhập của năm sau.
+ Trong định mức biên tập 1.400 trang, bản thảo do BTV khai thác

nhưng không trực tiếp biên tập thì được hưởng hệ số 0.3 sau khi nộp bản thảo
tác giả cho Công ty, có xác nhận của Phó Giám đốc phụ trách nội dung và
được quyết toán cuối năm phát hành. Người được phân công theo dõi biên tập
thì được hưởng thêm 0.1. Ngoài định mức biên tập này, BTV được hưởng thù
lao khai thác bản thảo và theo dõi biên tập theo mức sau :
• Làm đề cương, lấy được bản thảo :
Sách dưới 100 trang : từ 600 – 900.000 đ/ cuốn
Sách 100 trang đến dưới 200 trang : từ 900 – 1.200.000 đ/ cuốn
Sách trên 200 trang : từ 1000 – 1.300.000 đ / cuốn
• Theo dõi biên tập :
Sách dưới 100 trang : từ 400 – 400.000 đ/ cuốn
Sách 100 trang đến dưới 200 trang : từ 600 – 800.000 đ/ cuốn
Sách trên 200 trang : từ 700 – 900.000 đ / cuốn
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Các đơn giá này tùy thuộc vào sách có hình hay không có hình, phức tạp hay
không phức tạp. BTV làm đề nghị thanh toán, PGĐ nội dung xác nhận, Phòng
Tài vụ thanh toán ngay sau khi sách in.
+ Nếu biên tập viên tự chế bản sách do mình biên tập thì được thanh
toán ngoài theo quy định của Công ty.
+ Sách Dự án và Sách khác do Công ty khai thác không áp dụng theo
Quy định chi trả thu nhập này. Khi có đề tài (bản thảo), PGĐ phụ trách nội
dung phân công biên tập (theo dõi biên tập) và đề xuất mức thù lao biên tập
ngoài giờ phù hợp hiệu quả kinh tế của từng bộ phận sách.
Tùy theo hiệu quả của từng bộ sách, PGĐ phụ trách nội dung, Kế toán
trưởng đề xuất mức thưởng cho các BTV tham gia biên tập, theo dõi biên tập.
+ Trưởng (Phó) ban biên tập chịu trách nhiệm đọc duyệt bản thảo. Mọi
sai sót dẫn đến thiệt hại cho Công ty, Phụ trách ban, PGĐ phụ trách nội dung
chịu trách nhiệm liên đới với BTV (Căn cứ trên bản thảo gốc)

+ Hệ số K
c
do Phó Giám đốc, phụ trách ban, người đọc duyệt đánh giá
chất lượng bản thảo của biên tập viên.
Công ty sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để BTV tìm kiếm đề tài, giới
thiệu, tuyên truyền và tổ chức phát hành sách do mình biên tập (trên cơ sở đề
xuất của BTV).
Ví dụ : Tính thu nhập cho Biên tập viên Trẩn Thị Mai thuộc Ban biên tập
Sách mầm non đăng kí kế hoạch đề tài năm 2010 như sau :
- Số trang bản thảo biên tập mới : Q = 560 trang
- Hệ số chất lượng của các cuốn sách : K
c
= 1
- Hệ số loại sách K
ls
= 1
- Hệ số phát hành của các cuốn sách K
p
= 2.5
=> Trang biên tập sách tham khảo mới : T
1
= Q x K
c
x K
ls
x K
p

= 560 x 1 x 1 x 2.5
= 1400 trang quy chuẩn

SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
- Biên tập viên không đăng kí tổng số trang in tái bản năm 2010 : T
2
= 0
- Biên tập viên không có đề tài về Sách dân tộc năm 2010 : T
3
= 0
- Số trang Biên tập viên đăng kí vượt định mức năm 2010:T
4
= 700 trang
Vậy tổng thu nhập của Biên tập viên Trần Thị Mai năm 2010 là:
L = C
1
( T
1
+ T
2
+ T
3
) + C
2
x T
4
Trong đó: C
1
= 40.000 đồng / trang chuẩn
C
2

= 20.000đ/ trang chuẩn
=> L = 40.000 x 1400 + 20.000 x 700 = 70.000.000 đồng
Thu nhập của Biên tập viên Trần Thị Mai mỗi tháng của năm 2010 là :
Thu nhập hàng
tháng năm 2010
=
70.000.000 x 80%
= 4.666.667đồng
12
B. CÁC BỘ PHẬN KHÁC
Đối với Cán bộ quản lí và công nhân viên không trả thu nhập theo định
lượng của công việc thì thu nhập được tính bằng thu nhập trung bình của
BTV nhân với hệ số thu nhập. Thu nhập này được điều chỉnh đối với từng bộ
phận phù hợp với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra :
L = L
bq
x K
tn
L : Thu nhập của người lao động
L
bq
: Thu nhập bình quân của biên tập viên
K
tn
: Hệ số thu nhập
Cán bộ quản lí và công nhân viên trong Công ty được tính thu nhập theo
hệ số sau :
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán

Bảng 1.2: Qui định hệ số thu nhập của Công ty
STT Chức danh Hệ số thu nhập
1 Giám đốc 2.5
2 PGĐ Phụ trách kinh doanh 1.8
3 PGĐ Phụ trách nội dung 1.8
4 Kế toán trưởng 1.7
5 Phó phòng tài vụ + Kế toán tổng hợp 1.2
6 Trưởng phòng sản xuất, phát hành 1.2
7 Phó phòng sản xuất, phát hành 1.1
8 Phụ trách phát hành 1.0
9 Phụ trách phía Nam 0.3
10 Hành chính+ Thủ quỹ+ Tổ chức 1.0
11 NV kế toán 0.8
12 NV kinh doanh 0.9
13 NV quản lí in 0.8
14 Lái xe 1.0
15 Thủ kho 1.0

SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Ví dụ : Tính lương mỗi tháng của năm 2010 cho nhân viên kế toán Vũ
Thị Thắm với hệ số thu nhập của nhân viên kế toán là 0.8
Dựa vào Bảng đăng kí đề tài của các Biên tập viên vào ngày 30 tháng 11
hàng năm sau khi đă được duyệt kế toán sẽ lập bảng danh sách lương của Bộ
phận Biên tập để tính ra lương bình quân của Biên tập viên từ đó tính ra
lương của cán bộ quản lí và công nhân viên của bộ phận khác.
Bảng 1.3: Danh sách lương năm 2010 của bộ phận Biên tập
STT Bộ phận Họ tên
Thu nhập mỗi tháng

của BTV năm 2010
(đồng)
1
Ban biên tập Sách
dân tộc
Cao Thị Hòa Bình 4.666.667
2 Lê Thị Thu Huyền 8.865.557
3 Lý Tuyết Nhung 5.879.872
4
Ban biên tập Sách
mầm non
Hoàng Thị Hồng Mát 5.911.050
5 Trần Thị Mai 4.666.667
6 Bùi Thị Thanh Đào 8.705.556
7
Ban biên tập Sách
xã hội
Đặng Thúy Hằng 4.666.667
8 Lê Thị Thu Thủy 5.351.333
9 Vũ Mai Hương 8.315.022
10
Ban biên tập Sách
khoa học tự nhiên
Nguyễn Anh Quân 6.210.000
11 Tào Thanh Huyền 5.180.700
12
Văn phòng đại diện
phía Nam
Thạch Ngọc Lam 5.569.000
13 Lưu Vĩnh Trị 5.308.014

Lương bình quân BTV 6.099.700
Lương bình quân của BTV năm 2010 là 6.099.700 đồng. Như vậy lương
của nhân viên kế toán Vũ Thị Thắm mỗi tháng của năm 2010 là:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
6.099.700*0.8= 4.879.760 đồng
* Hình thức khoán quỹ công việc:
Được Công ty áp dụng cho những công việc lao động giản đơn mà rõ nhất là
thể hiện ở việc Công ty giao khoán công việc cho các công việc nhân viên
phát hành, phụ kho, phụ việc ban biên tập
Ví dụ :
- Phụ kho : 1.200.000 đ / tháng
- Phụ việc ban biên tập : 1.600.000 đ /tháng
- Nhân viên phát hành : 1.500.000 đ / tháng
* Chi trả thu nhâp thêm và làm ngoài giờ :
- Việc chi trả thêm ngoài phần thu nhập chính sẽ căn cứ vào hiệu quả lao
động của từng cá nhân, từng bộ phận và kết quả sản xuất kinh doanh.
- Thu nhập ngoài giờ: với các công viêc đột xuất, không thường xuyên
cần làm thêm giờ, Trưởng các bộ phận phân công công việc. Khi thanh toán
phải có xác nhận của Phó Giám đốc phụ trách bộ phận và Giám đốc duyệt.
Mức thanh toán thực hiện như sau :
L
ng
= K x H x K
lq
Trong đó :
L
ng
: Thu nhập làm ngoài giờ

K: Hệ số ngoài giờ
1.5 (6 ngày trong tuần kể cả thứ 7)
2 (chủ nhật)
3 (ngày Lễ, Tết)
H: Số giờ làm thêm
K
lq
: Mức thu nhập bình quân giờ.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công
ty Cổ phần Sách dân tộc.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
* Quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ BHXH của Công ty là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất
khả năng lao động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng một
quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người
lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ,
góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 22% trên tổng
quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động
thực tế trong kỳ hạch toán.
Trong đó, 16% người sử dụng lao động phải nộp và khoản này tính vào
chi phí kinh doanh, còn 6% do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ trực
tiếp vào lương).
Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào:
+Mức lương ngày của người lao động
+Thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ)
+Tỷ lệ trợ cấp BHXH

Ví dụ : Nhân viên Vũ Thị Thắm có mức lương cơ bản 730.000 đồng và hệ số
lương 2.34 của tháng 10 năm 2010
=> Số tiền trích nộp BHXH= 730.000 x 2,34 = 1.708.200 đồng
- Số tiền nhân viên trực tiếp nộp BHXH = 1.708.200 x 6% = 102.492 đồng
- Số tiền Công ty phải nộp BHXH và tính vào chi phí kinh doanh là :
1.708.200 x 16% = 273.312 đồng
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
* Quỹ bảo hiểm y tế:
Quỹ BHYT của Công ty là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
chi phí khám chữa bệnh cho người lao động khi họ gặp rủi ro ốm đau, tai
nạn bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự
đóng góp của người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người
lao động
Quỹ BHYT do Nhà nước tổ chức, giao cho một cơ quan là cơ quan
BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới
y tế nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để
tăng cường chất lượng trong việc khám chữa bệnh. Vì vậy, khi tính được mức
trích BHYT, Công ty phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 4.5% trên số thu nhập tạm
tính của người lao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 3%,
khoản này được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp
1.5% (trừ vào thu nhập).
Ví dụ : Nhân viên Vũ Thị Thắm có mức lương cơ bản 730.000 đồng và hệ số
lương 2.34 của tháng 10 năm 2010
=> Số tiền trích nộp BHYT= 730.000 x 2,34 = 1.708.200 đồng
- Số tiền nhân viên trực tiếp nộp BHYT = 1.708.200 x 1,5% = 25.623 đồng
- Số tiền Công ty phải nộp BHYT và tính vào chi phí kinh doanh là :
1.708.200 x 3% = 51.246 đồng

* Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Qũy bảo hiểm thất nghiệp của Công ty được dùng để chi trả trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định,
chi hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng
tháng, chi hỗ trợ tỡm việc cho người lao động, chi đóng bảo hiểm y tế cho
người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Bảo hiểm thất nghiệp: Trích theo quy định của nhà nước bằng 2% mức
lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động. Trong đó 1% doanh
nghiệp tính vào chi phí kinh doanh, 1% trừ vào lương của người lao động
Ví dụ : Nhân viên Vũ Thị Thắm có mức lương cơ bản 730.000 đồng và hệ số
lương 2.34 của tháng 10 năm 2010
=> Số tiền trích nộp BHTN= 730.000 x 2,34 = 1.708.200 đồng
- Số tiền nhân viên trực tiếp nộp BHTN = 1.708.200 x 1% = 17.082 đồng
- Số tiền Công ty phải nộp BHTN và tính vào chi phí kinh doanh là :
1.708.200 x 1% = 17.082 đồng
* Kinh phí công đoàn:
Ở Công ty có tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi của người
lao động và tập thể lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm
các phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn hoạt động. Người làm công
tác công đoàn chuyên trách do quỹ công đoàn trả lương và được hưởng các
quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp, tuỳ
theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Theo chế độ hiện
hành thì kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ tiền lương
phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu khoản chi
phí này (khoản này cũng tính vào chi phí kinh doanh).
Ví dụ : Quỹ lương cơ bản tháng 10/2010 của công ty là 78.462.800

đồng thì 2% KPCĐ được công ty tính vào chi phí là :
78.462.800 * 2% = 1.569.256 đồng
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Cổ phần Sách
dân tộc.
* Quy trình thực hiên tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc:
- Giám đốc Công ty đề xuất nhu cầu tuyển dụng gửi Tổng Giám đốc.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
- Thông báo phê duyệt của Tổng Giám đốc về đề xuất của Công ty: hình
thức tuyển dụng thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Tổ chức thi tuyển:
+ Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin về nhu cầu lao động
của Công ty (đăng báo tuyển).
+ Công ty dự kiến thành lập Hội đồng tuyển dụng của Công ty, trình
Tổng Giám đốc.
+ Tổng Giám đốc ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng, giao
chức trách nhiệm vụ của Hội đồng, phê duyệt chương trình thi.
+ Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng ra Quyết định thành lập các bộ phận
chuyên môn giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng (Ban thư ký, Ban ra đề, Ban
chấm thi, Ban coi thi).
+ Tập hợp danh sách ứng viên (có chữ ký của ứng viên).
+ Tổ chức việc thi tuyển theo các bước của qui chế thi. Nội dung thi
gồm: Chuyên môn, Ngoại ngữ, Vi tính và Vấn đáp. Đề thi do Tổng Giám đốc
duyệt hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng Công ty duyệt.
+ Tổ chức chấm thi, căn cứ kết quả chấm thi lập danh sách điểm của các
ứng viên theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Chủ tịch Hội đồng chọn lựa
theo nhu cầu số lượng cần tuyển vảo từng bộ phận.
+ Báo cáo với Tổng Giám đốc về quá trình và kết quả thi tuyển, đánh giá
lựa chọn và đề nghị tuyển dụng.

+ Tổng Giám đốc phê duyệt và thông báo để đơn vị làm thủ tục tiếp nhận.
- Tổ chức xét tuyển: đối với những trường hợp có năng lực thực sự và có
nhu cầu tuyển dụng ngay Giám đốc Công ty đề xuất với Tổng Giám đốc để
trình lên HĐQT NXBGDVN xem xét quyết định. Tuy nhiên hạn chế tối đa
các trường hợp không qua thi tuyển. Tổng Giám đốc trực tiếp ra Quyết định
hoặc ủy quyền cho Giám đốc Công ty.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
+ Giám đốc Công ty thành lập Hội đồng xét tuyển, tổ chức phỏng vấn,
kiểm tra.
+ Tổng Giám đốc phê duyệt và thông báo để Công ty làm thủ tục tiếp nhận.
- Quyết định tiếp nhận thử việc.
- Xét hết thử việc: Kiểm điểm, tự đánh giá quá trình công tác (2 tháng),
tổ chức họp để CBCNV đánh giá, trưởng đơn vị nhận xét.
+ Trình Tổng Giám đốc
+ Tổng Giám đốc thông báo phê duyệt
+ Công ty ra Quyết định công nhận hết thời gian thử việc và tiếp nhận
vào tập sự (nếu đối tượng mới tốt nghiệp ra trường).
- Quyết định ký Hợp đồng lao động tập sự
- Xét hết tập sự hoặc tương đương (12 tháng)
+ Quy trình như xét thử việc
+ Tổng Giám đốc thông báo phê duyệt
- Quyết định tuyển dụng chính thức và Ký Hợp đồng lao động
- Đối với những trường hợp đã có thời gian công tác (và đă đóng
BHXH), sau khi thi tuyển (hoặc xét tuyển), cơ quan đơn vị Quyết định tiếp
nhận và ký HĐLĐ theo quy định của Luật lao động. Căn cứ khả năng đáp ứng
nhu cầu công việc có thể yêu cầu thời gian thử việc.
* Quy trình xét nâng lương tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc:
- Công ty thành lập Hội đồng Lương của đơn vị mình (có Chủ tịch Công

đoàn đại diện cho người lao động tham gia) và gửi Quyết định thành lập về
Chủ tịch Hội đồng nâng lương NXBGD và Ban Tổ chức – Nhân sự.
- Hàng năm NXBGD có 2 đợt xét nâng lương:
+ Đợt 1: 6 tháng đầu năm, xét vào tháng 4, chậm nhất là ngày 10/4 Công
ty gửi hồ sơ xét nâng lương đợt 1.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
+ Đợt 2: 6 tháng cuối năm, xét vào tháng 10, chậm nhất là ngày 10/10
Công ty gửi hồ sơ xét nâng lương đợt 2.
- Vào đợt xét nâng lương, Công ty niêm yết Danh sách xét nâng lương
của CBCNV, có ghi rõ hệ số lương hiện hưởng, hệ số lương tiếp theo, thời
gian nâng lương, các hình thức khen thưởng, kỉ luật…soạn theo Biểu mẫu dể
CBCNV theo dõi, bổ sung.
- Họp Hội đồng lương của Công ty để xét các trường hợp nâng lương.
- Hồ sơ xét nâng lương gửi về NXBGD gồm có:
+ Tờ trình kèm danh sách xét lương
+ Biên bản họp Hội đồng lương của đơn vị
+ Các căn cứ xét nâng lương.
- Phân cấp ra Quyết định nâng lương:
+ Tổng Giám đốc NXBGD sẽ ra Quyết định nâng lương đối với cán bộ
quản lí cấp:
• Trưởng Phòng, Ban, Chuyên viên chính trở lên của NXBGD tại
03 miền, Chi nhánh NXBGD tại Tp. Cần Thơ.
• Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, Chuyên viên chính trở lên của các
Công ty con Cổ phần
+ Giao cho Giám đốc Công ty ra Quyết định nâng lương đối với các
trường hợp còn lại sau khi được Tổng Giám đốc NXBGD phê duyệt bằng
văn bản.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH

20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH DÂN TỘC
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc
2.1.1. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công: ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của từng người. Bảng
chấm công phải phải để công khai cho người lao động có thể đối chiếu, giám
sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng, bảng chấm công dùng để tổng hợp
thời gian lao động
- Bảng thanh toán tiền lương: được tính cho từng người. Trong đó phải ghi rõ
từng khoản lương. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận; giám đốc
duyệt, Bảng thanh toán tiền lương và BHXH sẽ được làm căn cứ để thanh
toán lương và BHXH cho người lao động.
- Đăng kí kế hoạch đề tài: là bản thống kê công tác biên tập của Biên tập viên
cho từng năm. Dựa vào bản đăng kí kế hoạch đề tài để kế toán tiền lương tính
lương cho Biên tập viên.
- Quyết đinh thôi việc
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC
Số : 107/QĐ-SDT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH

V/v : Chấm dứt hợp đồng lao động
GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC
- Căn cứ Công văn số 13925/BGDĐT-TCCB, ngày 05/12/2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Thành lập Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà xuất bản Giáo
dục;
- Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-TCNS ngày 07/12/2006 của Nhà xuất bản Giáo
dục về việc Thành lập mới Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà xuất bản Giáo
dục;
- Căn cứ đơn xin chuyển công tác của ông Trần Minh Đức ngày 10/5/2010;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Chấm dứt hợp đồng lao động khoán gọn giữa Công ty Cổ phần
Sách dân tộc với ông Trầnd Minh Đức và đồng ý với đề nghị chuyển công tác
của ông Nguyễn Quang Huy kể từ ngày 01/6/2010.
Điều 2. Ông Trần Minh Đức có trách nhiệm bàn giao đầy đủ công việc,
phương tiện làm việc cho ông Phó Giám đốc Sản xuất – Kinh doanh (có biên
bản) và các thủ tục thanh quyết toán các khoản tạm ứng (nếu có) với phòng
Kế toán – Tổng hợp.
Điều 3. Các ông (bà) Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, ông Trần Minh
Đức trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Nơi nhận :
- Như điều 3
- Lưu HC
GIÁM ĐỐC
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
Hà Thị Hải Yến
- Quyết định bổ nhiệm cán bộ
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC

Số : /QĐ-SDT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
V/v : Bổ nhiệm cán bộ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC
- Căn cứ Công văn số 13925/BGDĐT-TCCB, ngày 05/12/2006 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Thành lập Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà
xuất bản Giáo dục;
- Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-TCNS ngày 07/12/2006 của Nhà xuất bản
Giáo dục về việc Thành lập mới Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà
xuất bản Giáo dục;
- Căn cứ Thông báo số 50/TB-TCNS của Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam về việc Bổ nhiệm cán bộ ngày 13/01/2010;
- Xét phẩm chất và năng lực cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Bổ nhiệm ông Vũ Gia Hưng giữ chức vụ Phó phòng Kế toán
tài vụ của Công ty Cổ phần Sách dân tộc, kể từ ngày 13/01/2010.
Điều 2. Các Ông (Bà) Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Ông Vũ Gia
Hưng chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí.
Nơi nhận :
- Tổng Giám đốc (để báo cáo)
- Ban TCNS (để báo cáo)
- Như điều 2
- Lưu HC
GIÁM ĐỐC
Hà Thị Hải Yến
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH

23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
- Hợp đồng lao động:
CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
( Ban hành theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 )
Chúng tôi, một bên là Bà: HÀ THỊ HẢI YẾN Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Giám đốc
Đại diện cho: Công ty Cổ phần Sách dân tộc
Địa chỉ: 25 Hàn Thuyên – phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng –
Thành phố Hà Nội
Và một bên là Bà : Nguyễn Thanh Hồng
Sinh ngày: 02 tháng 6 năm 1981 tại Hà Nội
Nghề nghiệp: Thạc sĩ Văn học Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân
văn
Địa chỉ thường trú: Số 203 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
Số CMTND: 012115444 cấp ngày 10/ 4/1998 tại công an thành phố Hà Nội.
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau
đây:
Điều 1. Thời hạn và công việc hợp đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Điều 2. Chế độ làm việc:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH

24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Kế toán
…………………………………………………………………………………
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động:
1. Quyền lợi:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
2. Quyền hạn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động:
1. Nghĩa vụ:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
2. Quyền hạn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Điều 5. Điều khoản thi hành:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 – KTTH
25

×