Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.02 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Câu nói “phi thương bất phú” của người xưa ngày càng thể hiện tính
đúng đắn khi mà nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và
đang đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Kinh tế Việt Nam đã chuyển hóa từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở ra những bước ngoặt
quan trọng, những nấc thang cao hơn trên tiến trình hội nhập với sự phát triển
chung của thế giới. Hoạt động kinh doanh thương mại đóng một vai trò vô
cùng quan trọng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước cả
về số lượng và chất lượng hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của mọi tầng lớp dân cư, góp phần mở rộng giao lưu hàng hóa, quan hệ kinh
tế trong và ngoài nước.
C.Mác đã từng khẳng định: lưu thông vừa là tiền đề, vừa là điều kiện,
vừa là kết quả của sản xuất và Ông đưa ra biểu thức về quá trình luân chuyển
hàng hóa: T-H-T'. Khi T' > T, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã tổ chức tốt
khâu tiêu thụ, từ đó góp phần tăng vòng quay vốn và mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận mau chóng trở thành hiện thực. Nói như vậy để thấy được vai trò quan
trọng của chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, để chiếc cầu này được
hoạt động liên tục nhịp nhàng thì cần phải có bộ máy hỗ trở đắc lực, trong đó
có bộ máy kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng. Bộ phận này cung cấp thông tin về tình hình bán hàng và
xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp
biết rõ từng khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình mua, bán,
dự trữ hàng hóa và kết quả thu được từ quá trình bán hàng. Đồng thời tìm ra
nguyên nhân làm tăng, giảm các khoản thu nhập, chi phí để từ đó tìm ra các
biện pháp làm tăng doanh thu, thu nhập. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thương mại, tổ chức tốt quá trình bán hàng là nhiệm vụ sống còn, quyết định


đến sự tồn tại của doanh nghiệp nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt
như hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và qua thời gian thực tập
tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội, với những kiến thức đã được
trang bị trong nhà trường, dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo -
Ths. Nguyễn Thị Lan Anh và các anh, chị trong phòng kế toán của Công ty,
em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội”.
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
bao gồm: mua, bán các sản phẩm đồ uống và cung cấp dịch vụ, trong đó hoạt
động chủ yếu là mua, bán đồ uống. Vì vậy giới hạn trong phạm vi Chuyên đề
này em xin trình bày về hoạt động chủ yếu của Công ty là mua bán các sản
phẩm đồ uống. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu Chuyên đề này của em
gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hóa và xác
định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà
Nội
Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu
thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả
tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1.1 Đặc điểm hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
Hàng hóa được hiểu là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về
với mục đích để bán (bán buôn hoặc bán lẻ). Hàng hóa của Công ty TNHH

Dịch vụ Thương mại Hà Nội là các loại bia, rượu, nước khoáng, nước giải
khát.
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội là một công ty thương mại,
hoạt động kinh tế cơ bản của Công ty là giúp các nhà sản xuất phân phối sản
phẩm đồ uống ra thị trường tiêu thụ. Tuy không là công ty trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm đồ uống nhưng công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lưu thông các sản phẩm
đồ uống trên thị trường. Hoạt động của Công ty góp phần đẩy nhanh quá trình
lưu thông hàng hóa. Hiệu quả hoạt động của Công ty có ảnh hướng lớn đến
doanh thu, lợi nhuận của các công ty sản xuất đồ uống. Từ đó ta có thể thấy
mối quan hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp trong thời kì kinh tế thị trường
như ngày nay, các công ty ngày càng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau.
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội đóng vai trò là nhà phân
phối đồ uống trong quá trình sản xuất - lưu thông hàng hóa. Hiện nay Công ty
đang kinh doanh hơn 30 mặt hàng khác nhau song có thể chia làm 4 loại:
- Các loại Bia
- Các loại Rượu
- Nước khoáng, nước ngọt
- Một số loại hàng hóa khác
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hàng hóa trong doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau, tùy theo mặt hàng hóa kinh doanh và trình độ quản lý của mình
mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại hàng hóa cho phù hợp. Qua
đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý,
xác định một cách chính xác kết quả kinh doanh từng mặt hàng cũng như kết
quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Việt Nam là nước có tiềm năng về thị trường đồ uống, khí hậu nóng về

mùa hè với nhiệt độ cao là một điều kiện thuận lợi để ngành kinh doanh đồ
uống có điều kiện để phát triển. Doanh thu của Công ty phụ thuộc rất nhiều
vào khí hậu, thói quen tiêu dùng của nhân dân, điển hình như: mùa Đông vào
khoảng tháng 1 tháng 2 là dịp tết Nguyên Đán, Nhân dân ta có câu “tháng 1 là
tháng ăn chơi, tháng 2 hội họp, tháng 3 lễ chùa” vào khoảng thời gian này
nhân dân thường giành thời gian để đoàn tụ gia đình, gặp mặt bạn bè, đi lễ
hội, vì vậy thời gian này mức tiêu thụ các loại đồ uống thường cao hơn các
tháng khác. Mùa Hè doanh thu thường cao hơn các mùa khác trong năm.
Bao bì đóng gói của một số mặt hàng đồ uống phải trả lại cho nhà sản
xuất để tái sử dụng, đặc biệt các loại vỏ chai bằng thủy tinh, các vỏ bình nước
khoáng vì vậy khi bán sản phẩm đồ uống cho khách hàng, Công ty phải theo
dõi số lượng hàng đã bán, số vỏ đã thu về để trả lại cho nhà sản xuất. Vì vậy
việc quản lý của Công ty mang tính chất đặc thù như sau:
- Thủ kho có trách nhiệm quản lý số lượng nhập – xuất – tồn của hàng
hóa trong kho, ngoài ra thu kho còn quản lý cả số lượng vỏ chai, vỏ bình đã
thu về và số vỏ phải trả cho nhà sản xuất. Quản lý, giám sát, xử lý đối với các
vỏ bị hỏng
- Khi mua hàng hóa của nhà sản xuất, Công ty phải đặt cọc tiền cho số vỏ
chai, vỏ bình đã nhận, khi trả lại vỏ chai thì được nhà sản xuất trả lại tiền. Kế
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
toán theo dõi giá trị của số vỏ chai trên tài khoản 1532 “giá trị bao bì tính
riêng”.
- Thủ kho kiểm kê đối chiếu số lượng hàng hóa, vỏ chai, vỏ bình, bao bì
thường xuyên liên tục để phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận
- Các sản phẩm đồ uống có thời hạn sử dụng khác nhau vì vậy yêu cầu
về quản lý cũng khác nhau, việc sắp xếp lưu kho cũng khác nhau. Hàng hóa
nhập kho trước thì được xuất kho trước, các đồ uống có hạn sử dụng tương
đối dài nhưng vẫn cần được kiểm tra theo dõi một cách thường xuyên về hạn

sử dụng trước khi xuất kho tiêu thụ để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
1.2 Đặc điểm hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại Hà Nội
Với vai trò làm đại lý phân phối sản phẩm cho các công ty sản xuất đồ
uống, Công ty lấy hàng từ nhà sản xuất bán đúng giá hưởng hoa hồng. Nhưng
trên thực tế Công ty lấy hàng từ nhà sản xuất theo phương thức “mua đứt bán
đoạn”, do đó giá bán các mặt hàng phần lớn là do Công ty tự quyết định theo
giá thị trường. Do xuất phát từ đặc điểm kinh doanh là phân phối sản phẩm,
đối tượng khách hàng của công ty khá đa dạng: cá nhân, hộ gia đình, tập thể,
doanh nghiệp vì vậy phương thức bán hàng của Công ty rất đa dạng như:
bán buôn qua kho, bán buôn không qua kho, bán lẻ, đại lý, ký gửi Mỗi
phương thức bán hàng khác nhau, Công ty có các chính sách bán hàng khác
nhau cũng như cách thức tổ chức quản lý hoạt động bán hàng cũng khác nhau
nhằm tiết kiệm chi phí, tối đa hóa doanh thu. Trong phạm vi Chuyên đề này,
em xin trình bày các phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty.
1.2.1 Phương thức bán buôn trực tiếp qua kho
Phương thức bán buôn trực tiếp qua kho là phương thức bán hàng mà
Công ty xuất hàng hóa của mình và giao hàng trực tiếp cho người mua với
khối lượng lớn. Khi người mua kiểm nhận hàng hóa, lượng hàng kiểm nhận
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
chính thức tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người
mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
Thu nhập từ việc bán các hàng hóa này chính là doanh thu bán hàng của Công
ty.
Nhân viên kinh doanh sẽ căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết
với khách hàng hoặc căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng để giao
hàng cho khách hàng. Hàng hóa sẽ được lấy từ kho của Công ty để giao cho
khách hàng.

1.2.2 Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi
Theo phương thức bán hàng này, Công ty là bên chủ hàng (gọi là bên
giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý (gọi là bên đại lý) để bán. Bên
đại lý bán đúng giá qui định của chủ hàng sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới
hình thức hoa hồng (hoa hồng đại lý)
Khi xuất hàng hóa giao cho các cơ sở đại lý, kế toán lập phiếu xuất kho
hàng gửi đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ. Số hàng gửi đại lý vẫn thuộc
sở hữu của Công ty cho đến khi đại lý gửi cho Công ty bảng kê bán hàng và
hóa đơn hoa hồng của số hàng hóa bán ra thì số hàng đó mới được coi là tiêu
thụ, sau đó kế toán sẽ ghi nhận doanh thu, giá vốn, và chi phí hoa hồng đại lý.
1.2.3 Phương thức bán lẻ
Đối với các khách hàng mua với số lượng ít, Công ty không giao hàng tận
nơi theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy khách hàng phải đến quầy hàng, kho
hàng của Công ty để mua hàng và thanh toán.
Theo phương thức này, nhân viên bán hàng là người trực tiếp chịu trách
nhiệm vật chất về số hàng được giao ở quầy hàng. Nhân viên bán hàng trực
tiếp giao hàng cho khách hàng và thu tiền của khách hàng. Thông thường các
hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp không cần hóa đơn GTGT, tuy nhiên khi
khách hàng yêu cầu hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn bán hàng cho
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
khách hàng. Không cần lập chứng từ cho từng nghiệp vụ bán hàng, nhưng
nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm kê lượng hàng hóa còn ở quầy vào
cuối ngày và báo cáo cho phòng kế toán về tình hình bán hàng tại quầy trong
ngày hôm đó. Nhân viên bán hàng sử dụng thẻ quầy hàng trong quá trình bán
lẻ (mẫu số 02 – BH)
1.3 Tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại Hà Nội
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo

mô hình này thì ban Giám Đốc trực tiếp quản lý các phòng ban, mỗi phòng
ban có chức năng nhiệm vụ riêng song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ vai trò của các phòng, ban trong hoạt động tiêu thụ
Phòng kinh doanh sau khi nhận được các đơn đặt hàng của khách hàng sẽ
trình ban Giám đốc phê duyệt. Các đơn đặt hàng đã được phê duyệt sẽ được
chuyển cho phòng kế toán để ghi chép sổ sách, cập nhật số liệu, in hóa đơn
GTGT, phiếu lên hàng. Phiếu lên hàng nội bộ để chuyển cho thu kho, Hóa đơn
GTGT được phòng kế toán chuyển cho ban Giám đốc ký duyệt, sau đó sẽ
được chuyển cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh đưa hóa đơn GTGT
cho thủ kho, thủ kho sẽ giao hàng cho NVKD và kí xác nhận vào phiếu xuất
kho. Khi NVKD thu được tiền hàng thì sẽ nộp tiền về cho thủ quỹ.
Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng
hóa của kinh doanh thương mại, nó có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh
nghiệp, bởi vì quá trình này chuyển hóa vốn từ hình thái “hiện vật” sang hình
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
Phòng Kinh Doanh
(ĐĐH, Hợp đồng
HĐ GTGT)
Ban Giám Đốc
(Phê duyệt)
Bộ Phận Kho
(Phiếu lên hàng)
Phòng Kế Toán
Thủ Quỹ
(Tiền)
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thái “tiền tệ”, giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản

xuất kinh doanh tiếp theo.
Tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội, ban Giám đốc trực tiếp
chỉ đạo phòng kinh doanh để thực hiện công việc về tiêu thụ hàng hóa. Phòng
kinh doanh là bộ phận trực tiếp tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong
Công ty.
Cơ cấu phòng kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà
Nội được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu phòng kinh doanh của Công ty
- Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý các trưởng nhóm
kinh doanh và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về hoạt động bán hàng
của Công ty. Trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra các chính sách bán hàng,
marketing, tiếp thị, phân phối sản phẩm để ban Giám đốc phê duyệt, sau đó sẽ
chỉ đạo để NVKD thực hiện.
- Trưởng nhóm kinh doanh sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng,
thanh toán, chiết khấu Trưởng nhóm là người trực tiếp tham gia chỉ đạo các
nhân viên kinh doanh, mỗi trưởng nhóm kinh doanh sẽ quản lý một số NVKD.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
Trưởng
phòng KD
Trưởng
nhóm
Nhân
viên
KD
Nhân
viên
KD
Nhân
viên
KD

8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trưởng phòng kinh doanh sẽ phân công công việc cho các trưởng nhóm để
phụ trách hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại một số địa bàn nhằm thuận tiện cho
việc quản lý và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Các NVKD là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, Công ty có 13
NVKD (trong đó có 5 nhân viên bán hàng kiêm lái xe ôtô, chịu trách nhiệm
giao hàng ở những địa điểm xa) có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm, thăm dò thị
trường đồng thời trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ kho của Công ty đến khách
hàng. Ngoài ra phòng kinh doanh sẽ trực tiếp kí kết hợp đồng với khách hàng
và giải quyết những thắc mắc của khách hàng.
Sơ đồ 1.3: Trình kế toán bán hàng theo phương thức bán buôn qua kho
(1) (5)
(2) (6)
(3)
(7)

(4)

Trình tự luân chuyển chứng từ của hoạt động tiêu thụ theo phương thức
Bán buôn qua kho như sau:
(1) Thu các đơn hàng: Khách hàng đặt hàng qua điện thoại hoặc NVKD
gặp trực tiếp khách hàng để thực hiện việc đặt hàng, ký hợp đồng và mang
các đơn đặt hàng về văn phòng.
(2) Nhập đơn hàng: NVKD sẽ đưa các đơn hàng cho nhân viên Nhập
(chính là kế toán bán hàng). Trước khi tạo đơn bán hàng trong hệ thống, kế
toán bán hàng phải kiểm tra tính hợp lệ, tính hiệu lực của các đơn hàng. Hệ
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
Thu các đơn hàng
Nhập các đơn hàng

In phiếu lên hàng
Chuẩn bị để giao
hàng
Chất hàng lên xe và xác nhận
vào phiếu lên hàng
In hóa đơn GTGT, hệ thống tự
động trừ kho và cập nhật kế
toán
Thực hiện việc giao hàng và thu
tiền
Kết thúc quy trình
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thống sẽ cho nhân viên nhập biết số lượng thực của các mặt hàng đang nhập
hiện còn bao nhiêu, nhằm giúp cho nhân viên nhập lưu ý và phân bổ cho
những đơn hàng còn lại. Giá, chiết khấu, thuế và hàng khuyến mại sẽ được
cập nhật tự động. Nhân viên nhập chỉ cần nhập mã hàng và số lượng hàng.
(3) In phiếu lên hàng nội bộ: Kế toán bán hàng in phiếu lên hàng nội bộ
và đưa cho nhân viên kho (thủ kho) để chuẩn bị hàng.
(4) Thủ kho khi nhận được phiếu lên hàng nội bộ thì sẽ chuẩn bị hàng
hóa để giao hàng.
(5) Chất hàng lên xe và xác nhận vào phiếu lên hàng nội bộ: Nhân viên
kho xuất hàng để nhân viên bốc vác chất hàng lên xe, thủ kho xác nhận và ký
tên vào phiếu lên hàng nội bộ.
(6) Cập nhật kho: Nhân viên nhập (kế toán bán hàng) sẽ xuất Hóa đơn
GTGT (mẫu số 01 GTKT – 3LL) theo số lượng thực được giao và cập nhật số
liệu vào phần mềm kế toán máy. Hệ thống sẽ tự động trừ kho và tăng mức nợ
của khách hàng trong phần mềm kế toán. Hóa đơn này cần chuyển cho Kế
toán trưởng hoặc ban Giám đốc kí duyệt trước khi giao cho NVKD.
(7) Thực hiện việc giao hàng: NVKD sẽ giao hàng cho khách hàng,

NVKD là người trực tiếp thực hiện việc thanh toán với khách hàng, số tiền
hàng thu được sẽ nộp cho thủ quỹ ngay trong ngày.
Trong phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: khi Công ty giao hàng cho
các đại lý bán đúng giá và hưởng hoa hồng, thì hàng hóa gửi đại lý vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi đại lý thông báo về số hàng đã tiêu thụ
và Công ty nhận được bảng kê bán hàng và hóa đơn hoa hồng của số hàng
hóa đã được tiêu thụ thì kế toán mới ghi nhận doanh thu bán hàng. Hoa hồng
phải trả đại lý được tính vào chi phí bán hàng của Công ty. Trình tự luân
chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụ hàng hóa đối với các hoạt động bán
buôn theo hình thức gửi đại lý được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán bán hàng theo hình thức đại lý, ký gửi
(1) (5)
(2) (6)
(3)
(7)

(4)
(8)
Diễn giải quy trình:
(1) Thu các hợp đồng: NVKD gặp trực tiếp khách hàng để thực hiện việc
ký hợp đồng và mang các hợp đồng về văn phòng
(2) Nhập các hợp đồng: NVKD sẽ đưa các hợp đồng cho nhân viên Nhập
(chính là kế toán bán hàng). Trước khi tạo hợp đồng trong hệ thống, kế toán
bán hàng phải kiểm tra tính hợp lệ, tính hiệu lực của các đơn hàng. Hệ thống
sẽ cho nhân viên nhập biết số lượng thực của các mặt hàng đang nhập hiện
còn bao nhiêu. Giá, chiết khấu, thuế và hàng khuyến mại sẽ được cập nhật tự
động. Nhân viên nhập chỉ cần nhập mã hàng và số lượng hàng

(3) In phiếu lên hàng nội bộ: Kế toán bán hàng in phiếu lên hàng nội bộ
và đưa cho nhân viên kho (thủ kho) để chuẩn bị hàng
(4) Thủ kho khi nhận được phiếu lên hàng nội bộ thì sẽ chuẩn bị hàng
hóa để giao hàng
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
Thu các hợp đồng
Nhập các hợp đồng
In phiếu lên hàng
Chuẩn bị để giao
hàng
Chất hàng lên xe và xác nhận
vào phiếu lên hàng
In phiếu xuất kho hàng gửi đại
lý, hệ thống tự động trừ kho và
cập nhật kế toán
Thực hiện việc giao hàng
Thực hiện việc thanh toán với
đại lý, In hóa đơn GTGT và thu
tiền
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(5) Chất hàng lên xe và xác nhận vào phiếu lên hàng nội bộ: Nhân viên
kho xuất hàng để nhân viên bốc vác chất hàng lên xe, thủ kho xác nhận và ký
tên vào phiếu lên hàng nội bộ
(6) Cập nhật kho: Nhân viên nhập (kế toán bán hàng) xuất Phiếu xuất
kho hàng gửi đại lý (mẫu số 04 HDL – 3LL) theo số lượng thực được giao và
cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán máy, sau đó sẽ chuyển cho Kế toán
trưởng hoặc ban Giám đốc kí duyệt và chuyển cho phòng kinh doanh. Hệ
thống phần mềm kế toán máy sẽ tự động trừ kho và tăng mức nợ của khách
hàng trong phần kế toán

(7) Thực hiện việc giao hàng: NVKD sẽ giao hàng cho khách hàng
(8) Thực hiện việc thanh toán với các đại lý theo hợp đồng đã kí kết: khi
nhận được bảng kê lượng hàng hóa bán ra của số hàng gửi đại lý, Kế toán sẽ
in hóa đơn GTGT cho lượng hàng đã tiêu thụ. Trưởng phòng kinh doanh là
người sẽ phụ trách việc thanh toán với các đại lý, số tiền hàng thu được sẽ
được nộp cho thủ quỹ.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
2.1 Kế toán tiêu thụ hàng hóa
2.1.1 Kế toán doanh thu
2.1.1.1 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Khi quá trình bán hàng hoàn thành, bao giờ doanh nghiệp cũng thu về
một kết quả nhất định, đó chính là kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng được
hình thành trên cơ sở so sánh giữa doanh thu bán hàng thuần và các chi phí
phát sinh trong quá trình bán hàng, đó là các chi phí về giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Kết quả bán
hàng có thể là lãi, có thể là lỗ. Nếu lỗ thì được xử lý bù đắp theo quy định của
cơ chế tài chính và quyết định của cấp có thẩm quyền. Nếu lãi sẽ được phân
phối hoặc được bổ sung vào vốn kinh doanh, tùy theo thỏa thuận hoặc chính
sách của Công ty trong từng thời kỳ.
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về
hàng hóa từ người bán sang người mua. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận
doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng
hóa đã được người bán chuyển giao.
Đối với các phương thức bán hàng khác nhau của Công ty thì thời điểm
ghi nhận doanh thu cũng khác nhau, cụ thể:

- Trong phương thức bán buôn trực tiếp qua kho thì căn cứ vào hợp đồng
đã ký kết với khách hàng, điều khoản quy định về nơi giao hàng: tại kho của
Công ty, tại kho của khách hàng hay tại một nơi nào đó đã thỏa thuận. Để kế
toán xác định thời điểm hoàn thành việc giao hàng, là thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu về hàng hóa, lợi ích và rủi ro gắn liền với hàng hóa, đây cũng
chính là thời điểm ghi nhận doanh thu.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Trong phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: khi Công ty giao hàng cho
các đại lý thì hàng hóa gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
và hàng hóa vẫn chưa được coi là tiêu thụ, kế toán chưa được ghi nhận doanh
thu. Khi đại lý thông báo về số hàng đã tiêu thụ và Công ty nhận được bảng
kê bán hàng và hóa đơn hoa hồng của số hàng hóa đã được tiêu thụ thì kế toán
mới ghi nhận doanh thu bán hàng.
- Đối với các hoạt động bán lẻ thì cuối tháng, kế toán căn cứ vào lượng
hàng được tiêu thụ ghi trên thẻ quầy hàng của nhân viên bán hàng để ghi nhận
doanh thu.
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Hiện tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội sử dụng hệ thống
tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 do Bộ
Tài Chính ban hành. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Để ghi nhận doanh thu tiêu thụ trong kỳ, Công ty sử dụng các tài khoản:
TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để phản ánh tổng số doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà Công ty đã thực hiện và các tài khoản
giảm doanh thu: TK 521 “chiết khấu thương mại”, TK 532 “giảm giá hàng
bán”, TK 531 “hàng bán bị trả lại”. Từ đó, tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ
trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ"
- Bên Nợ TK 511:
+ Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng
bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ vào tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Bên Có TK 511:
+ Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh
trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư.
Công ty sử dụng tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh doanh thu như sau:
- Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”: phản ánh doanh thu đã
nhận được hoặc được người mua chấp thuận cam kết sẽ trả về khối lượng
hàng hóa đã giao.
+ Tài khoản 51111: phản ánh doanh thu tiêu thụ bia
+ Tài khoản 51112: phản ánh doanh thu tiêu thụ rượu
+ Tài khoản 51113: phản ánh doanh thu tiêu thụ nước ngọt, nước khoáng
+ Tài khoản 51114: phản ánh doanh thu tiêu thụ các loại hàng hóa khác
- Tài khoản 5112 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: phản ánh về số doanh
thu đã nhận hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán những dịch vụ mà
Công ty đã cung cấp.
2.1.1.3 Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán vừa là vật mang tin, vừa là vật truyền tin về các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành ở các đơn vị.
Hiện nay, các chứng từ được sử dụng để làm căn cứ ghi nhận doanh thu
của Công ty là: hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, thẻ
quầy hàng,

Trong các phương thức tiêu thụ khác nhau, Công ty sử dụng các chứng
từ khác nhau: cụ thể trong phương thức bán buôn trực tiếp qua kho, căn cứ
vào các hóa đơn GTGT để kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu số 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: (dùng thanh toán)
Ngày 4 tháng 8 năm 2010
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Ký hiệu: AA/2010T
Số: 001041
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: 63 Mã Mây-Hoàn Kiếm-Hà Nội Số tài khoản: 710A-00253
Điện thoại: 8.259412 MS: 0 1 0 0 2 3 5 6 7 9
Họ tên người mua hàng: Đỗ Văn Trường
Đơn vị: Công ty TNHH Dịch vụ Và Thương mại Hà Trường Giang
Địa chỉ: 24 Hàng cót-Hoàn Kiếm-Hà Nội. Số tài khoản: 059.100.1800.581
Hình thức thanh toán: Tiền mặt.MS 0 1 0 1 4 8 3 5 6 1
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
01 Khoáng Lavie 0.5L Thùng 12 76.000 912.000
02 Khoáng Lavie 1.5L Thùng 12 77.000 924.000
03 Bia Halida lon Thùng 10 160.000 1.600.000
04 Bia Heneiken Thùng 10 283.000 2.830.000
05 Nước Fanta Thùng 20 81.818 1.636.360
06 Khoáng Lavie 0.35L Thùng 10 74.000 740.000
07 Khoáng Lavie 5L Thùng 10 47.500 475.000

Cộng tiền hàng: 9.117.360
Thuế suất thuế GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 911.736
Tổng cộng tiền thanh toán 10.029.096
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu không trăm hai mươi chín nghìn không
trăm chín mươi sáu đồng.
Người mua hàng
(ký, họ tên)
Người bán hàng
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Đối với phương thức đại lý, ký gửi: kế toán căn cứ vào bảng kê bán hàng
và hóa đơn hoa hồng do đại lý lập về số hàng đã được cơ sở đại lý tiêu thụ gửi
về Công ty để kế toán ghi nhận doanh thu.
Đối với phương thức bán lẻ, cuối tháng, kế toán căn cứ vào các thẻ quầy
hàng do các nhân viên bán hàng tại quầy lập ra để ghi nhận doanh thu bán
hàng. Mỗi tháng Công ty mở một quyển sổ Thẻ quầy hàng để ghi lượng hàng
bán lẻ trong một tháng của tất cả các mặt hàng bán lẻ của Công ty. Mỗi một
mặt hàng được theo dõi trên một số trang của sổ thẻ quầy hàng.
Biểu số 2.2: Thẻ quầy hàng
Đơn vị: Cty Dịch vụ Thương mại HN Mẫu số 02 – BH
Địa chỉ: 63 Mã Mây-Hoàn Kiếm-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
THẺ QUẦY HÀNG
Ngày lập thẻ: 8/2010. Tờ số:8.1
Tên hàng: Bia Halida

Đơn vị tính: Thùng. Đơn giá: 160.000
NT NV
quầy
hàng
Tồn
đầu
ngày
Nhập từ
kho trong
ngày
Nhập
khác trong
ngày
Cộng tồn đầu
ngày và nhập
trong ngày
Xuất bán Tồn
cuối
ngày
SL Tiền
A B 1 2 3 4=1+2+3 5 6 9
1/8
1/8
1/8
1/8
1/8
1/8
1/8
Chi
Chi

Chi
Chi
Chi
Chi
Chi
21 0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
21 1
2
1
1
2
2
3
160.000
320.000
160.000
160.000

320.000
320.000
480.000
1/8 Cộng 21 0 0 21 12 1.920.000 9
Nhân viên bán hàng Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
(Nguồn: Sổ thẻ quầy hàng do phòng kế toán cung cấp)
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Đối với các phương thức thanh toán khác nhau thì Công ty cũng sử dụng
các chứng từ khác nhau để ghi nhận Số tiền bán hàng và công nợ phải thu.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán được sử dụng
chủ yếu trong Công ty. Thông thường NVKD sẽ trực tiếp thu tiền mặt ngay
sau khi giao hàng cho khách hàng (thường là khách hàng mua với khối lượng
ít), số tiền chưa thu được sẽ được ghi vào công nợ của từng khách hàng. Kế
toán bán hàng cập nhật số liệu vào máy vi tính, máy sẽ tự động tính ra từng số
tiền còn nợ của từng khách hàng.
- Thanh toán qua ngân hàng: Công ty sử dụng hình thức thanh toán bằng
séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian đứng ra
thu hộ, chi hộ các khoản tiền từ khách hàng về cho Công ty và từ Công ty đến
nhà cung cấp.
Ví dụ: Ngày 10 tháng 8 năm 2010, khách sạn Melia mua một lô hàng của
Công ty trị giá 12.509.000, thời hạn thanh toán trong vòng 2 ngày, hai bên
thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm thu.

Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Biểu số 2.3: Ủy nhiệm thu
UỶ NHIỆM THU Số: 525 Liên 3
Ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tên đơn vị mua hàng: Khách sạn Melia
Số tài khoản: 710A-00032

PHẦN NH GHI


TÀI KHOẢN
NỢ
Tại Ngân hàng: Công thương Việt Nam.Tỉnh, Tp: Hà Nội
Tên đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Hà Nội

Số tài khoản: 710A-00253
Tại Ngân hàng: SGD I – CT Việt Nam. Tỉnh, Tp: Hà Nội

TÀI
KHOẢN CÓ
Hợp đồng số (hay đơn đặt hàng): 54 Ngày 10 tháng 8 năm
2010

Số lượng các loại chứng từ kèm theo: 4
Số tiền chuyển (bằng chữ): mười hai triệu năm trăm linh chín
nghìn đồng. Bằng số: 12.509.000

Số ngày chậm trả: 2 ngày
Số tiền phạt chậm trả (bằng chữ): một triệu đồng chẵn. Bằng
số:1.000.000


Tổng số tiền chuyển (bằng chữ): mười hai triệu năm trăm
linh chín nghìn đồng. Bằng số: 12.509.000

ĐƠN VỊ BÁN
(Ký tên, đóng dấu)
NGÂN HÀNG BÊN BÁN
Nhận chứng từ ngày 11/8/2010
Đã kiểm soát và gửi đi ngày 12/8/2010
NGÂN HÀNG BÊN MUA
Nhận chứng từ ngày 11/8/2010
Thanh toán ngày 11/8/2010

Trưởng phòng kế toán
(ký tên, đóng dấu)


Kế toán

Trưởng phòng kế toán
(ký tên, đóng dấu)
NGÂN HÀNG BÊN BÁN THANH
TOÁN
Ngày 11 tháng 8 năm 2010


Kế toán

Trưởng phòng Kế toán




( Nguồn: Bộ chứng từ do phòng kế toán cung cấp)
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.1.1.4 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội sử dụng các loại sổ chi tiết
để ghi nhận doanh thu như: sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với
khách hàng, sổ chi tiết tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”, bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ Nhật ký bán hàng.
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Trong các phương thức bán buôn qua kho, hàng ngày, kế toán căn cứ
vào các chứng từ gốc như: hóa đơn GTGT, Thẻ quầy hàng, phiếu xuất kho,
hợp đồng hoặc đơn đặt hàng (đối với các khách hàng lớn, hoặc thường xuyên
thì Công ty sử dụng hợp đồng, đối với khách hàng mua với khối lượng tương
đối nhỏ thì Công ty thường sử dụng đơn đặt hàng), để ghi vào sổ chi tiết các
tài khoản doanh thu: 5111, 5112, 5113, 5114, sổ chi tiết thanh toán với khách
hàng, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, căn cứ vào các sổ
chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng trong tháng. Đối với
phương thức bán hàng đại lý, ký gửi, khi Công ty nhận được bảng kê bán
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
Chứng từ gốc: Hóa đơn GTGT,
Bảng kê bán hàng, HĐ GTGT của
đại lý, Thẻ quầy hàng
Thẻ, sổ kế toán chi tiết các tài
khoản: 5111, 5112, 5113, 5114,

131,111, 112
Bảng tổng hợp chi tiết: Doanh thu
bán hàng, thanh toán với khách
hàng, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Báo cáo tài chính
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng và hóa đơn hoa hồng về số hàng hóa bán ra do đại lý lập gửi về cho
Công ty thì Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng của số hàng đó vào các sổ
chi tiết doanh thu. Đối với phương thức bán lẻ, cuối tháng, kế toán tổng hợp
số tiền bán hàng trên thẻ quầy hàng trong tháng đó rồi ghi vào các sổ chi tiết
có liên quan.
Hiện tại Công ty sử dụng 2 phương thức thanh toán là thanh toán bằng
tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Thông thường, khi NVKD giao hàng
cho khách hàng sẽ thu ngay bằng tiền mặt, hoặc cho khách hàng nợ trong
vòng từ 2-6 ngày. Vì vậy khi bán hàng cho khách hàng xong, kế toán thường
ghi nhận doanh thu vào sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết
thanh toán với khách hàng. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho Công ty,
kế toán căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng để ghi vào sổ chi
tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng
vào sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Ví dụ 1: tình hình tiêu thụ mặt hàng Bia của Công ty trong ngày 1/8/2010
như sau:
Sản phẩm Số lượng Đơn giá Thành tiền
Bia Halida lon
Bia Heineken
Bia Hà Nội
Bia 333
20
32

14
5
160.000
280.000
187.000
208.000
3.200.000
8.960.000
2.618.000
1.040.000
Trong ngày, chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn 1%:
Số tiền chiết khấu = 8.960.000 x 1% = 89.600
Căn cứ vào các Hóa đơn GTGT, kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ và
các khoản giảm trừ doanh thu tiêu thụ mặt hàng Bia vào sổ chi tiết Doanh thu
5111 trong tháng 8 năm 2010 như sau:
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu số 2.4: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tháng 8 Năm 2010
Loại sản phẩm hàng hóa: Bia
Đơn vị tính: Thùng. ĐVT(1000đ)
stt Chứng từ Diễn giải Chi tiết Nợ TK 5111 Chi tiết Có TK 5111
SH NT 521 531 532 SL ĐG TT
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

HĐ0810
HĐ0820
HĐ0827
HĐ0828
HĐ0911
HĐ0914
HĐ1001
HĐ1002
HĐ1003
HĐ1005
HĐ0820
HĐ1020
HĐ1022

HĐ1033
HĐ1034
HĐ1035
HĐ1037
HĐ1041
HĐ1041

1/8
1/8
1/8
1/8
2/8
2/8
2/8
2/8
2/8
3/8
1/8
3/8
3/8
3/8
3/8
3/8
3/8
4/8
4/8

Halida lon
Heineken
Bia Hà Nội

Bia 333
Bia Hà Nội
Heineken
Bia Tiger
Halida lon
Bia 333
Bia Hà Nội
Heineken
Heineken
Bia 333
Bia Hà Nội
Heineken
Heineken
Halida lon
Halida lon
Heineken

89,6

20
32
14
5
8
20
4
12
8
6
11

6
6
5
11
4
10
10

160
280
187
208
187
283
220
160
208
187
283
208
187
283
283
160
160
283

3.200
8.960
2.618

1040
1.496
5.660
880
1.920
1.664
1.122
3113
1.248
1.122
1.415
3.113
640
1.600
2.830

Cộng 4.011 1.490.803
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, họ tên)
(Nguồn: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng T8/2010, do phòng kế toán cung cấp)
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2.6: Sổ tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng
Đơn vị: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: 63 Mã Mây – Hoàn Kiếm – Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG
Tháng 8 năm 2010 (ĐVT: đồng)

STT TK Mặt hàng Phát sinh Nợ Phát sinh Có
1 5111 Doanh thu bán Bia 4.011.000 1.490.803.000
2 5112 Doanh thu bán Rượu 450.000 851.090.120
3 5113 Doanh thu bán nước khoáng 0 981.162.680
4 5114 Doanh thu khác 0 78.034.200
Cộng 4.461.000 3.401.090.000
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
(Nguồn: sổ tổng hợp chi tiết, do phòng kế toán cung cấp)
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, ngoài phải theo dõi doanh thu trên sổ
chi tiết, kế toán còn phải theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng trên sổ
chi tiết thanh toán với khách hàng và sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ví dụ: Trong tháng 8 năm 2010, khách sạn Melia có nghiệp vụ mua bán
hàng hóa với Công ty. Vào ngày 1/8/2010 khách sạn còn Nợ 4.890.000 đồng,
trong tháng 8/2010 có tình hình mua bán và thanh toán với Công ty được theo
dõi trên sổ chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng như sau:
Biểu 2.7: Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG
Tháng 8 Năm
Tài khoản 131
Đối tượng: Khách sạn Melia. Loại tiền: VNĐ.
(ĐVT: 1.000đ)
NT
ghi
sổ

Chứng từ Diễn giải TK
ĐƯ
C
K
Số phát sinh Số dư
SH NT Nợ Có Nợ Có
Số dư ĐK 4.890
1/8 GBC135 1/8 KH trả tiền 112 4.890
4/8 HĐ1041 4/8 Bán hàng
chưa thu tiền
511
333
9.041
10/8 HĐ1063 10/8 Bán hàng
chưa thu tiền
511
333
12.509
11/8 UNT525 11/8 KH trả tiền 112 12.509
29/8 UNT621 29/8 KH trả tiền 112 9.041
Cộng PS 21.550 26.440 0
Ngày 31 tháng 8 năm 2010
Người ghi sổ
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
(Nguồn: sổ chi tiết, do phòng kế toán cung cấp)
Biểu 2.8: Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng
Đơn vị: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: 63 Mã Mây – Hoàn Kiếm – Hà Nội

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG
Tài khoản: 131
Tháng 8 Năm 2010
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(ĐVT:1.000)
STT Tên Khách hàng Số dư đầu kỳ PS trong kỳ Số dư cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1 Khách sạn Melia 4.890 21.550 26.440 0
2 Công ty Đại Việt 9.910 3.192 10.731 2.371
3 Xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu
0 780 780 0
4 Cty Du lịch Tầm
nhìn
12.074 1055 13.129 0
5 Ngân hàng Đông
Á
0 3.534 3.534

Cộng 809.143 0 3.741.199 2.900.811 1.649.531

Người ghi sổ
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
(Nguồn: sổ tổng hợp chi tiết, do phòng kế toán cung cấp)
Sinh viên: Đỗ Thị Hạnh Lớp KT10B
25

×