Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường Mầm non Nùng Nàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.64 KB, 14 trang )

PHẦN MỘT
PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Lý do chọn đề tài:

“Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước…”.
Đó là sự khẳng định của Đảng, nhà nước ta được thể hiện trong Pháp Lệnh về
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Xuất phát từ quan điểm trên, hiện nay trẻ em đang được xã hội quan tâm
đặc biệt về chất lượng chăm sóc và giáo dục. Như vậy muốn cơng tác chăm sóc
giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỷ lệ chun cần của trẻ vì trẻ
có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền
mạch. Xong thực tế giáo dục ở các bậc học vùng cao nói chung đặc biệt là giáo
dục mầm non nói riêng cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sĩ số.
Đơn vị trường Mầm non Nùng Nàng nơi tôi công tác với đặc điểm là một
xã vùng cao đặc biệt khó khăn, 100% đồng bào là người dân tộc H’Mông. Việc
nhận thức cho con em đến trường Mầm non cịn có hạn, đặc biệt các cháu trong
độ tuổi nhà trẻ năm đầu ra lớp còn hay quấy khóc, chưa quen với nề nếp thói
quen ở lớp nên một số phụ huynh thường cho con nghỉ học để lên nương cùng
bố mẹ. Mặt khác một số phụ huynh kinh tế khó khăn khơng muốn cho con trong
độ tuổi nhà trẻ đến lớp để đỡ phần tốn kém. Chính vì vậy tỉ lệ chun cần của trẻ
nhà trẻ ở một số nhóm/lớp cịn chưa cao, số trẻ nghỉ học khơng xin phép cịn
nhiều….
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu trong độ tuổi nhà trẻ tơi
ln suy nghĩ phải làm thế nào để duy trì tỉ lệ chuyên cần và đảm bảo chất
lượng giáo dục của trẻ trong lớp?
Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Một số biện pháp duy
trì tỉ lệ chuyên cần tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường Mầm non
Nùng Nàng”


II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: 13/13 trẻ ở nhóm trẻ 25- 36 tháng Sáy San II.
1


Đối tượng: Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ 2536 tháng.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với trẻ trong
độ tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng nhằm mục đích:
* Đối với trẻ:
Giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những kỹ năng cơ bản để chuẩn bị bước vào những lớp học trên.
* Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp, hình thức phù hợp trong việc duy
trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ để áp dụng vào thực tế tại địa phương.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong
cơng tác duy trì sĩ số cho trẻ nhà trẻ vùng đặc biệt khó khăn. Sau khi vận dụng
đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh, góp phần đắc lực
cho q trình hình thành thói quen nề nếp đi học cho trẻ.

PHẦN HAI
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Cơ sở lý luận:

Để chuẩn bị cho trẻ vào học Mẫu giáo một cách tốt nhất là thông qua Nhà
trẻ. Các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm
bón tốt thì cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Ở độ tuổi này cô dạy trẻ những kiến

thức cơ bản như: học nói rõ lời, nhận biết và gọi tên đồ vật- sự việc, vận động
thô - tinh, hát, múa.... Điều này thực sự quan trọng và mang lại lợi ích sau này
cho trẻ ở những lớp mẫu giáo kế tiếp. Vì vậy nếu trẻ đi học đều, thường xuyên
không chỉ giúp trẻ hệ thống được kiến thức một cách liền mạch mà còn giúp trẻ
mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp cùng cô, các bạn và mọi người xung quanh….
Từ đó thấy được việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ độ tuổi nhà trẻ là yếu tố cơ
2


bản trong để xây dựng nề nếp, thói quen và cách tổ chức thực hiện các hoạt động
học tập trong ngày của trẻ tại trường Mầm non.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng:
Lớp nhà trẻ Sáy San II nằm cách trung tâm xã Nùng Nàng 01km, lớp học
là điểm trường tập trung cho trẻ ra lớp của 3 điểm bản: Nùng Nàng, Sáy San II,
Sáy San III, có địa hình phức tạp, dân cư phân bố khơng đồng đều, giao thơng đi
lại khó khăn nhất là về mùa mưa.
Phong trào giáo dục xã Nùng Nàng nói chung và điểm bản Sáy San II nói
riêng mặc dù đã phát triển tương đối tốt, song vẫn cịn nhiều khó khăn về các
mặt như:
Lớp học là nhà tạm chưa đảm bảo diện tích, ánh sáng cho trẻ chơi tập theo
chương trình Giáo dục mầm non. Chính vì vậy việc xây dựng mơi trường lớp
học còn hạn chế, phần khác giáo viên trong lớp chưa thường xuyên sưu tầm đồ
dùng, đồ chơi, tranh ảnh…. để thu hút trẻ đến lớp. Khuôn viên lớp học chưa có
tường rào, nên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng một số em học sinh tiểu học
chui vào lớp nghịch, phá đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Mặt khác trâu bị của một
số hộ gia đình gần lớp học thường vào dẫm phá rất khó khăn cho việc trồng cây
xanh ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi đua xây dựng phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện- học sinh tích cực”.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới lớp học của nhà trường, đầu năm học

2011-2012 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Nhà trẻ 25-36 tháng Sáy San
II với sĩ số 13 cháu (06 nữ), trong đó:
Bản Nùng Nàng: 4 cháu.
Bản Sáy San II: 5 cháu.
Bản Sáy San III: 4 cháu.
Nhìn chung người dân ở đây cịn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các phong tục
tập quán lạc hậu của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cịn thấp
3


hầu hết chỉ sống dựa vào nông nghiệp, nương rẫy nên kinh tế khá hạn hẹp.
Chính vì vậy các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến ngành học Mầm
non gây nhiều trở ngại cho giáo viên trong công tác vận động đưa trẻ đến trường
ở lứa tuổi nhà trẻ.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại xã Nùng Nàng trong 8 năm qua, tôi
thấy tỉ lệ chuyên cần của tại lớp có một số ngày, một số tuần chưa đảm bảo, các
em nghỉ tương đối nhiều vào các đợt như: ngày đầu tuần, thời tiết mưa, rét đậm
rét hại và đặc biệt là thời gian sau tết Nguyên đán.
Tơi thấy nếu tình trạng trên kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi
hoạt động, nhất là việc học tập, rèn nề nếp thói quen cho các cháu tại lớp Mầm
non.
Từ thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát tỉ lệ chuyên cần của trẻ tại nhóm
lớp và khảo sát ý kiến các bậc phụ huynh về nhận thức cho con ra lớp, kết quả
khảo sát cụ thể (thời điểm khảo sát: tháng 9/2011)
Bảng 1: Khảo sát về tỉ lệ chuyên cần của học sinh tại nhóm/lớp:
Tỉ lệ
Nội dung khảo sát

Số trẻ


%

chuyên
cần
tháng 9

Đi học đều

5

38.5

Đi học chưa đều

6

46.2

Chưa ra lớp

2

15.3

13

100

Tổng cộng:


60.2%

Bảng 2: Khảo sát về nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc cho
con ra lớp (Tổng số phụ huynh được khảo sát: 13/13 phụ huynh )
Số phụ
Nội dung khảo sát

Số phụ huynh
tán thành

%

huynh
chưa tán

%

thành
Con cịn nhỏ khơng cho
đi học

9

69.3

4

30.7

4



Khi có sự thay đổi về
thời tiết cho con nghỉ
học
Chưa có điều kiện đóng
góp

10

77

3

23

12

92.1

1

0.9

Trước thực trạng trên tơi thấy phải kết hợp sử dụng các hình thức để nâng
cao tỉ lệ chuyên cần cho trẻ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ trong ngày. Thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ, nắm bắt được cá tính,
đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp để có biện pháp động viên khích lệ kịp
thời. Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để thu hút trẻ đến
lớp. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh cho con ăn bán trú tại

lớp với các hình thức: ăn nấu, ăn cơm cặp lồng, tuyên truyền về nội quy lớp học,
thời gian đưa- đón con. Thăm hỏi một số phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến việc trẻ đi học không đều. Thái độ ứng xử đúng mực, thân thiện trong
giao tiếp với phụ huynh và nhân dân tại địa phương.
Qua nghiên cứu điều tra thực trạng tôi thấy số trẻ nghỉ nhiều một phần do
ốm, thời tiết chuyển mùa. Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương còn
chưa thường xuyên. Đồ dùng đồ chơi tuy đã được cấp phát xong chưa đủ về số
lượng, đồng loạt về chủng loại nên hiệu quả của giờ dạy chưa cao, trẻ ở điểm
bản chưa được tiếp xúc, trải nghiệm với đồ chơi ngoài trời: đu quay, cầu trượt,
thú nhún…. Giáo viên chưa chú trọng công tác xây dựng môi trường lớp học
phù hợp với lứa tuổi, vùng miền…
Mặt khác trẻ cịn nhỏ khơng tự đi một mình được mà chủ yếu do bố mẹ đưa
về học. Một số gia đình kinh tế khó khăn khơng muốn cho con đi học vì sợ đóng
góp các khoản thu, nộp tiền ăn hàng tháng tại lớp. Nhiều gia đình vì bận việc
làm nương rẫy lên chưa có ý thức cho con đi học đều, đưa - đón con chưa đúng
giờ quy định. Mặt khác do nhà nước chưa có chế độ hỗ trợ học tập cho trẻ trong
độ tuổi nhà trẻ đến lớp theo các Nghị định, Quyết định như cho trẻ trong độ tuổi
mẫu giáo (VD: Nghị định 49….) nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì
sĩ số tại các nhóm trẻ và cơng tác tun truyền của giáo viên dạy lớp nhà trẻ….
5


III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Xây dựng môi trường thân thiện để thu hút trẻ đến lớp:
Để thu hút trẻ đi học đều, thường xuyên tôi tạo sự hứng thú cho trẻ bằng
nhiều hình thức như: tăng cường trang trí lớp với những hình ảnh ngộ nghĩnh,
bắt mắt theo từng chủ đề nhằm thu hút trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên, xây dựng
môi trường thân thiện, gần gũi giữa cô và trẻ qua cách cư xử ân cần nhẹ nhàng,
quan tâm chăm sóc trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Với những trẻ đó tơi ln quan tâm
nhiều đến cảm xúc hành vi, thái độ trong ngày của trẻ khi ở lớp, mặt khác tơi tìm

hiểu hồn cảnh của gia đình từng cháu nhằm tìm ra cách khắc phục khó khăn
giúp các cháu đến trường đều đặn.
2. Tổ các hoạt động chăm sóc giáo dục theo hướng tích hợp “Học mà
chơi- chơi mà học”:
Cùng với việc duy trì đảm bảo tỉ lệ chuyên cần của trẻ tại nhóm/lớp thì mục
tiêu chính của việc huy động trẻ ra lớp là thực hiện công tác chăm sóc giáo dục
trẻ theo các lĩnh vực phát triển trong chương trình Giáo dục mầm non. Trẻ ở độ
tuổi này rất thích những hình ảnh sinh động, màu sắc sặc sỡ nên trong các hoạt
động giáo dục tôi chuẩn bị rất nhiều đồ chơi phong phú như: đồ chơi rau củ,
quả, các viên gạch nhỏ, quả bóng, bơng hoa nhiều màu sắc ....và tranh ảnh, mơ
hình theo chủ đề và hướng trẻ “Học mà chơi- chơi mà học” với những đồ chơi
đó. Để trẻ tiếp thu kiến thức phù hợp với vùng miền tôi luôn chú trọng công tác
tăng cường tiếng Việt cho trẻ qua hình thức kết hợp song ngữ: tiếng dân tộctiếng Việt bằng cách sử dụng những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu để khuyến khích
trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
Khi trẻ tiếp thu được các kiến thức cơ bản, tôi sử dụng hình thức tích hợp
tun truyền tới các bậc phụ huynh qua chính con em của mình bằng cách trước
khi trẻ đi học về tơi dặn dị trẻ về nhà phải múa hát, đọc thơ…. cho ông bà, bố
mẹ cùng nghe. Qua việc làm đơn giản trên tôi thấy phụ huynh rất vui vẻ và n
tâm với cơng tác chăm sóc giáo dục của tôi, thường xuyên cho con đi học.
3. Làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu phối kết hợp:
6


Bên cạnh cơng tác giáo dục trẻ thì cơng tác tổ chức cho trẻ ăn bán trú là
một hình thức tương đối có hiệu quả để đảm bảo tỉ lệ chun cần của trẻ tại
nhóm lớp. Nắm bắt được hồn cảnh kinh tế của từng gia đình các cháu tơi tiến
hành tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cho con ăn cơm trưa theo các hình thức
ăn cơm nấu tại trường - mang cơm cặp lồng đến nay tỉ lệ học sinh ăn bán trú tại
lớp tương đối cao. Ngoài ra tôi kết hợp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh qua
các buổi họp phụ huynh, buổi họp điểm bản về các nội dung: nội quy lớp học,

giờ quy định đón- trả trẻ đồng thời tuyên truyền về tầm quan trọng của việc cho
con em ra lớp đều, đúng độ tuổi. Thường xuyên trao đổi thông tin với các bậc
phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ hàng ngày qua giờ đón, trả trẻ để có
biện pháp chăm sóc phù hợp.
Với những hộ gia đình chưa cho con đi học thường xuyên, các cháu còn
hay nghỉ để đi nương cùng bố mẹ tơi thường xun tới tận gia đình để vận động
cho cháu về học. Mặt khác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường báo cáo với
chính quyền xã danh sách tên trẻ, tên bố hoặc mẹ, điểm bản của những trẻ đi học
chưa đều đề nghị UBND xã có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Để khắc phục thời tiết những ngày mưa, rét đậm rét hại tôi đã vận động
các bậc phụ huynh trong lớp luân phiên mang củi đến lớp để đốt lửa sưởi cho
các cháu bớt lạnh. Khi các cháu đã bớt lạnh tôi tiến hành dạy trẻ những bài thơ,
câu chuyện, bài hát…. trong chủ đề nhằm giúp trẻ nắm được những kiến thức cơ
bản nhất trong chủ đề, giai đoạn. Qua thực thế vận dụng hình thức trên tơi thấy
đa số các bậc phụ huynh đã yên tâm hơn khi cho con đến lớp vào những ngày
thời tiết xấu, các cháu đã nắm bắt được kiến thức cơ bản trong chủ đề…
IV. Hiệu quả của SKKN:
Qua các biện pháp trên và cùng với thời gian thực nghiệm tại nhóm lớp tơi
nghiệm thu tỉ lệ chuyên cần hàng tháng tại lớp (thời điểm nghiệm thu: Ngày 02
hàng tháng)

7


Tháng/năm

Tống
số trẻ

Tăng so

với đầu
năm

Giảm so
với đầu
năm

Tỷ lệ bé
chuyên
cần (%)

Tháng 10/2011

13

0

0

68

Tháng 11/2011

13

0

0

72.1


Tháng 12/2011

13

0

0

65.7

Tháng 01/2012

13

0

0

69.2

Tháng 02/2012

13

0

0

75.1


Tháng 3/2012

13

0

0

90.3

Ghi chú

Qua kết quả kiểm tra trên tôi nhận thấy tỉ lệ chuyên cần của trẻ tăng lên
đáng kể so với thời điểm khảo sát, đặc biệt nhận thức của phụ huynh đã thay đổi
rõ rệt, cụ thể:
- Tỉ lệ chuyên cần so với thời điểm tháng 9/2011 tăng 30.1%.
- Số trẻ ra lớp: 13/13 đạt 100%.
PHẦN BA
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Qua nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã đúc kết ra một
số kinh nghiệm sau:
1. Làm tốt công tác dân vận, xã hội hoá giáo dục.
2. Yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề và gắn bó với sự nghiệp giáo
dục vùng cao.
3. Tích cực học tiếng địa phương và tích cực tìm hiểu những phong tục
tập qn của dân tộc ở địa phương nơi công tác. Mặt khác khơng ngừng học tập
để nâng cao trình độ chun môn
4. Tham mưu phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, cấp uỷ chính

quyền địa phương trong việc vận động nhân dân ủng hộ, thường xuyên tu bổ cơ
sở vật chất, đảm bảo công tác an ninh cho lớp học.
5. Chân thành cởi mở, hoà đồng với nhân dân và phụ huynh tại địa
phương.
8


II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm“Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần tại
nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường Mầm non Nùng Nàng”giúp giáo viên
công tác tại vùng đặc biệt khó khăn có những định hướng phù hợp trong việc
vận động, duy trì sĩ số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp. Qua đó góp phần nâng cao
ý thức của phụ huynh học sinh trong việc cho con em đến trường mầm non nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:
Sau khi tiến hành áp dụng một số biện pháp nhằm duy trì tỉ lệ chuyên cần ở
lớp nhà trẻ 25-36 tháng Sáy San II tôi thấy đem lại kết quả rõ rệt. Tơi thấy các
biện pháp trên có thể áp dụng với những nhóm trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, vùng
đặc biệt khó khăn.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
Để thực hiện tốt các biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ 2536 tháng cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học để
thu hút trẻ tới trường, lớp.
- Kiến nghị với Phòng GD& ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
xây dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi … để giáo viên biết xây
dựng môi trường lớp học phù hợp tại địa phương.
- Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức
các buổi giao ban, họp bản để trao đổi các vấn đề về giáo dục vùng cao đặc biệt
là giáo dục mầm non.
- Kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp liên
quan có chế độ hỗ trợ học tập cho trẻ trong độ tuổi 25- 36 tháng ra lớp.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc xây dựng “Một số biện
pháp duy trì tỉ lệ chun cần tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường
Mầm non Nùng Nàng”.

9


Kính mong hội đồng thi đua khen thưởng các cấp xét duyệt và ghi nhận.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Nùng Nàng, ngày 20 tháng 3 năm 2011.
Người viết

Trần Thị Lịch

TÀI LIỆU THAM KHẢỎ
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3- 36 tháng.
2. Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2.
3. Cẩm nang nhà trẻ- mẫu giáo.

10


4. Tổ chức các hoạt động phát triển cho trẻ mầm non theo hướng đổi
mới.

MỤC LỤC
Phần một
PHẦN MỞ ĐẦU
11



Trang
I. Lý do chọn đề tài…………………….……………………….…….…………………….1
II.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu …...……………………………..………...…….1-2
III. Mục đích nghiên cứu………………………………………..…………………...…….2

Phần hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………...……...…….2
II. Thực trạng của vấn đề…..….……………………………………………..…………3-5
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết……………………………...……..…5-6
IV. Hiệu quả của SKKN……………………………………..………………….………....7

Phần ba
KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm…………...………………………………...…………..7-8
II. Ý nghĩa của SKKN……….…………………………………………………………….8
III. Những kiến nghị đề xuất…………………………….……….............................…….9

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐSKKN CẤP TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

12


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

SKKN xếp loại :..........................................................

...................., ngày........tháng....... năm 2012.

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA CỤM THI ĐUA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
SKKN xếp loại :..........................................................

...................., ngày........tháng....... năm 2012.

13


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
SKKN xếp loại :..........................................................

...................., ngày........tháng....... năm 2012.

14




×