PHÒNG GD&ĐT CU LAO DUNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /CĐMGHM
***
CHUYÊN ĐỀ
Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang
tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự
phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và
các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải
kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác,
hiệu quả.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu
tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non, mẫu giáo có điều
kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối
mạng Internet…tạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành
giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy
học.
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh
trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan
thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột
phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh,
nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài
giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ ít có thể tự
bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử
dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách
nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong
muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi
mẫu giáo.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao
kiến thức, dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải
pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết
cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học để có thể
1
sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng môn học tránh lặp đi
lặp lại một hình thức sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin
học vào công tác dạy học trong trường mẫu giáo. Tổ khối Lá mạnh dạn lựa chọn đề tài:
!"#$%&'(
!)*+, /-"01
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở lý luận:
2,32'45!"6+7#&8,'9:;<$=1
>32+#4-?!";+45!@A<BC+4D
8+&'@'E'F'G-!HE:"I!@"#J4J'!4J
":I&E+5&32C<CKC'L4J'=#',"'"
M,'.DI!" I*LIL61
*Những chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo:
3NOPQ<3RSTRR8,U3V!O?-!WX
Y>32+#4-?!";+45!@:;$=
+4D8+&'@'E'F'G-!HE:"I!@"#J
4J'!4J1
YZ!@-[%+&32+;-\F]7,^-;'O'
#J##!@32!"'FF-XK_
!" "#'""*L6`6601
a-;'ObcQRaK<RbRc8,84J3V8#d#?
-A;".@!@-[%+& ';P#
'O4J'; e'f!,?-XK_32!"I
#!"^-I+]"*LIL61 K;"6
D*". #D*":'456321
g"G"h!""^-%"#`+E$V'G-
?!"#&#'""-[%+&32#'_
32#" "1
!"M^-,2gijKe'=F!Ld-M#I4J
/&32X
<3NOPPRQR3<UgiKkRcRQ8,U!4*Ug"#
K""#d49I'""# !"
",'"Q<l
< 4QRR<UgiKRkR8,U!4*Ug"#
K""^-'O#d(Gd&"=-[*!"D*"l
Y3 #cbRUgiK<32TRTR8,Ug"#K""
#d4J/ņm1!"'FF'd`';
#L'dXn#"#?FVL'O,N\<,+8,F?4J
2
o?<D<*<"<1\-1#!"'F?<D<*<"<F@+"\?*
?p1
Y3 #cQTRUgiK<32RQR8,Ug"#K""
#d4J/ņ<k1!"'FF-X
<K_32!"'d-#^-I+]"3N'"
32!"6`#I\"4J496F@6^-,d-
-[6+-l4J/"496;&:,#32#"^-
!q6`8,I%,#qN`!-#"#N'""#?
32!"I!";I1
<;!@:,-;:;[DI\<r\,!0"UgiK
#a-sr,-!\\t1.#J:_---!"n6:un"#?
$%&VLI'(0l
<"4#6+-*XC-'"#?,,'FF!q
;-I\<r\,!1
2. Cơ sở thực tiễn:
Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực
trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo
án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần
mềm power point, flash, ). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài
học.
Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website
nói về chủ đề đang học (Điều này một giáo án thông thường không thể có được)
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo
nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu
ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa
phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo
không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần
chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình
thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ
làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải
lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là
yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biên pháp ứng dụng trong việc xây dựng
giáo án điện tử
3
III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi
a. Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: Trang bị tivi,
thiết bị mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ
đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy.
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ
thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và
phần mềm tin học: Phần mềm Giáo án điện tử.
b. Về phía giáo viên:
- Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học
- Ngày nay với sự phát triển mạnh mạng thông tin, truyền thông trên Internet giúp cho
giáo viên rất thuận lợi, chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho
việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động để xây dựng giáo án điện tử
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong
bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có
thể tự bắt gặp trong thực tế.
- Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều về các kỹ
năng sử dụng máy và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng hơn.
- Khi tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên Internet để xây dựng giáo trong giảng dạy là rất
cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả
cao trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong
việc làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng.
2. Khó khăn:
a. Về cơ sở vật chất:
- Trường có 2 điểm: 1 điểm chính và 1 điểm lẻ. Cơ sở vật chất ở điểm lẻ đã xuống cấp,
phòng học không đảm bảo an toàn trong việc bảo quản đồ dùng như: tivi, đàn, nên đối
với các lớp ở điểm này chỉ dạy giáo án điện tivi khi có dự giờ, thao giảng.
- Tuy giáo án điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non
nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp
trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số
tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi
khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình
bài giảng theo như ý muốn.
b. Về bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên trong trường:
Trong thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói
chung cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:
- Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển
với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là
bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều.
- Kiến thức về lĩnh vực tin học của cá nhân tôi cũng như các giáo viên trong tổ,
trong trường còn nhiều hạn chế, do vậy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng
các phần mềm vào việc xây dựng giáo án.
4
- Một số giáo viên chưa trang bị được máy tính xách nên chưa đưa giáo án điện tử
vào trong các tiết dạy.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc soạn giáo án điện tử như sau:
- Tìm và khai thác các thông tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan tới bài
dạy sao cho phù hợp
- Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện
tử.
- Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop,… để xây dựng giáo
án điện tử
1. Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet:
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất
lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Nếu
trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu
tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo
viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn
những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và
những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống
động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động
hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.
Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng
nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý.
Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư
liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng
(thông tin, hình ảnh, video ) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không
quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.
Theo tình hình thực tế của các giáo viên trong trường thì đa số các Gv chưa tạo
được cho mình một tài khoản trên trang violet (trang bài giáo án điện tử), do vậy chưa
kịp thời nắm bắt thông tin, tham khảo ở trang này.
Các bước hướng dẫn tạo 01 tài khoản trên trang violet.
* Bước 1: Đăng nhập trang Violet:
- Vào trang và gõ vào violet
5
- Nháy chuột chọn Thư viện trực tuyển VIOLET xuất hiện hộp thoại trang chính
Violet.
* Bước 2: Đăng ký tài khoản:
- Đầu tiên nháy chuột vào nút ĐK thành viên ở bảng trên, xuất hiện hộp thoại như
bảng dưới đây:
6
- Tiếp theo nhập đầy đủ thông tin vào trang đăng ký thông tin cuối cùng chọn vào
nút chấp nhận và nháy nút Đăng ký.
* Bước 3: Xác nhận địa chỉ Mail vừa đăng ký:
- Nháy chuột vào dòng Mail ở bảng dưới đây hoặc vào địa chỉ mail của mình vừa
đăng ký trên trang ĐK thành viên.
- Sau khi mở Mail lên xong ta vào hộp thư đến và nháy chuột vào dòng chữ nhấn
vào đây để xác nhận thông tin đăng ký là chính xác bên bảng phía dưới.
* Bước 4: Đăng nhập tài khoản vừa đăng ký vào
Violet:
- Vào lại trang Violet như bước 1, tiếp theo
là gõ tên truy cập và mật khẩu vào (đúng với tên
và mật khẩu đã đăng ký), nháy tiếp vào nút Đăng
nhập. Thế là đã hoàn tất việc đăng nhập.
7
HƯỚNG DẪN ĐƯA GIÁO ÁN LÊN TRANG VIOLET
- Sau khi hoàn tất việc đăng nhập tài khoản vào trang Violet, ta có thể đưa giáo án
lên để chia sẽ kiến thức cùng đồng nghiệp, mặt khác cũng tạo thêm điểm để tải tài liệu về
tham khảo.
- Ở đây có nhiều vị trí để đưa giáo án, tôi chỉ hướng dẫn cách đưa giáo án lên mục
Mầm non – mẫu giáo.
* Bước 1: Đầu tiên ta nháy chuột chọn vào mầm non – mẫu giáo bên phải màn
hình chính và chọn khối lớp cần đưa bài giảng lên.
* Bước 2: Nháy chuột vào mục Đưa bài giảng lên. Xuất hiện một hộp thoại mới
- Tiêu đề: Đặt tên bài giảng cần hiển thị trên trang violet.
- Bài giảng: Nháy nút Duyệt và chọn đường đẫn đến thư mục chứa tài liệu
cần đưa lên.
- Nguồn: để trống cũng được.
- Ảnh đại diện: Nháy vào nút Duyệt để chọn 1 ảnh nào cũng được minh họa
cho tài liệu của mình.
8
- Cuối cùng nháy nút lúc Lưu lại phía dưới cùng. Đợi tải tài liệu lên 3-5 phút
là hoàn tất. Để kiểm tra chúng ta vào lại sẽ thấy bài giảng của mình được đưa lên trang
violet.
2. Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện tử:
Mặc dù ứng dụng CNTT vào các hoạt động còn mới mẻ với Giáo dục Mầm non, chưa
thực sự phổ biến nhưng bước đầu đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn
cách học và cách giảng dạy truyền thống. Bởi vì việc giáo viên sử dụng máy vi tính để để
làm phương tiện giảng dạy sẻ giúp cô giáo đỡ vất vả bởi vì chỉ cần +:0 chuột. Thực
ra muốn +:0 chuột để bài học thực sự hiệu quả sinh động thu hút được trẻ thì người
dạy cũng phải chịu bỏ nhiều công sức tìm hiểu và làm quen với cách soạn và giảng bài
mới này. Cụ thể người thầy cần phải:
9
- Có kiến thức hiểu biết về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint.
- Biết cách truy cập Internet.
- Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt phim, cắt các file
âm thanh, làm các ảnh động bằng Plash, Photosop,…
Mới nghe thì có vẻ mới mẻ và phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy thì đơn giản là phải biết sử dụng máy vi tính. Nếu không có khái
niệm gì về tin học thì không biết bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình
làm việc và biết những thao tác đơn giản với máy tính, dù ít hay nhiều thì cũng phải sử
dụng được máy tính theo ý riêng mình.
Để giáo viên có kiến thức cơ bản về tin học. Nhà trường đã tạo điều kiện để GV có
thời gian tham gia các khoá tập huấn do sở, phòng GD&ĐT tổ chức. Tổ chức lớp tập
huấn tin học tại trường trong thời gian nghỉ h‰ tại trường để mọi giáo viên đều có cơ hội
học tập như nhau.
Ngoài ra nhà trường còn bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên vào các buổi sinh
hoạt chuyên môn hàng tháng. Mời GV tin học hướng dẫn GV sử dụng chương trình
Powerpoint, Photoshop để GV có thể tự soạn bài giảng trình chiếu trên Powerpoint, tự
sáng tạo các trò chơi trên máy vi tính. Lấy bài giảng tin học từ mạng về truyền đạt lại cho
GV.
Internet đã là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với
hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được
cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng đối với giáo viên trong
việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú
trên Internet. Tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet như:
Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tài nguyên phục vụ cho Giáo dục và Đào
tạo như: Thư viện tư liệu giáo dục tại (cung cấp các tư liệu giúp giáo
viên sử dụng vào bài giảng) và Thư viện bài giảng điện tử tại
(cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh
nghiệm trong giảng dạy). Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các
hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài
giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để
chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng
tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là:
• Hoàn toàn miễn phí.
• Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng.
• Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ.
• Nhiều tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra công ty Bạch Kim cũng luôn có một đội ngũ kỹ
10
thuật thường xuyên xây dựng các tư liệu mới và bài giảng mới theo yêu cầu của giáo viên
các nơi để đưa lên thư viện.
• Thư viện cũng là kênh kết nối các giáo viên trên cả nước, giúp mọi người học
hỏi và chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong công việc của mình.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm, tiện ích phục vụ cho công tác giảng
dạy học tập và quản lý giáo dục. Học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng
các phần mềm vi tính. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo
văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử ) và các phần
mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như
Powerpoint, Violet, e-Learning
* Các phần mềm phổ thông:
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với tất cả mọi
người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm quan
trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office)
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo cáo, kế
hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Giáo viên có thể dùng để soạn giáo án vừa có thể
in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng Internet.
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi phí tài
chính, hoặc lưu trữ và thông kê số liệu học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể đưa vào
những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng
từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản
thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng
hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
* Các phần mềm phục vụ cho giáo dục:
Đối với giáo viên tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích
trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft PowerPoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn.
PowerPoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng
chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
Hiện nay, phần lớn các bài giảng của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm
Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm khác hiện đại hơn,
dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền.
Phần mềm e-Learning: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được
những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp,
hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng e-Learning có nhiều
điểm mạnh hơn, dễ dùng, có những khả năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại
bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt
là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
11
Squirlz Water Reflections là phần mềm miễn phí, sẽ giúp tạo các hiệu ứng chuyển
động ấn tượng trên hình ảnh tĩnh, như hiệu ứng mưa rơi, tuyết rơi, mặt nước gợn sóng…
Ngoài ra còn một số phần mềm khác như: Window Movie Maker (vào Start/
Program/Window Movie Maker) giúp giáo viên cắt đoạn nhạc, đoạn video theo ý muốn.
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu
Projector. Điều đó dù muốn hay không mỗi GV buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là
một trong những yêu cầu bắt buộc đối với GV chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với
Case của máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên
màn hình, lúc này GV chắc hẳn có một bài giảng chất lượng, các cháu sẽ có một tiết học
thoải mái và sôi động.
3. Chọn bài giảng thích hợp:
Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào
bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa
vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy.
vVX Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như Văn học, làm quen
chữ viết, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc.
Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải nắm vững phương pháp của từng bộ
môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi.
Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng giáo án
điện tử hay không:
- Mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết
hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng
trên các slide Power Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của trẻ.
- Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng
có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dựa trên nhận thức của trẻ và phù hợp
với từng độ tuổi.
<Nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể
truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim
ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người soạn GA).
4. Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng:
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần
mềm Power Point. Sau đây
+ Chọn phần AutoContent Wizard cho một phiên trình diễn chuyên nghiệp, không
dùng các Slide rời vì mất nhiều thời gian.
+ Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, Textbox,
các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu ……Sau đó copy
toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý
chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.
+ Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi
hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày
hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng lứa tuổi.
12
+ Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần cắt ch‰n vào
bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương trình này. Thao tác ch‰n
thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho bài giảng khi chép đi chép lại.
+ Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải mở từ đầu và
chọn Slide Show cho từng bài giảng.
+ Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng
trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu ứng.
Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều nét cong, Slide với nền
màu vàng mà màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng trong đó các hình ảnh hay
chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt, v.v
Sau đây tôi xin nêu một số cách để có thể soạn thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu
quả.
Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, Textbox,
các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu ……Sau đó copy
toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý
chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.
Vậy khi thiết kế các giáo án điện tử, tôi sử dụng phần mềm Photohop để xử lý
những ảnh (Ảnh vẽ hay sưu tầm) để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với
từng bài và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để thiết kế các slide theo
trình tự tiết học và có chú thích minh họa ở dưới mỗi hình ảnh. Sau khi đã thiết kế xong
các slide, tôi đặt các hiệu ứng làm xuất hiên hay mất đi các hình ảnh (Phụ thuộc vào từng
bài) bằng cách bấm chuột hay đặt chế độ tự động. Nhưng trong quá trình dạy trẻ tôi đặt
chế độ kích chuột các slide khi chiếu giúp cho tôi hoàn toàn chủ động trong tiết dạy, dễ
dàng xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.
* Ứng dụng phầm mềm vào dạy thơ truyện:
viX;!-X38I!E
r, X/-"w<38'dl;J&#`
U4JX Để thiết kế các giáo án điện tử. Trước tiên tôi chụp từ chuyện tranh “Củ cải
trắng” Bộ giáo dục và đào tạo - Trung tâm đồ chơi thiết bị Mầm non. Sau đó tôi sử dụng
phầm mềm Photoshop để xử lý những ảnh để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù
hợp với nội dung câu chuyện.
U4JX Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép tôi cắt các chi tiết nhân vật trong câu
chuyện sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để
đặt các hiệu ứng, với cách làm đó ta sẽ được các hình ảnh cử động của Thỏ, Dê, Hươư
theo ý muốn. Sau đó tôi thiết kế các slide cho toàn bộ câu chuyện bằng cách đặt các hình
ảnh đã được xử lý qua phầm mềm Photohop vào các slide theo trình tự câu chuyện và đặt
các hiệu ứng xuất hiện, hay mất đi tuỳ vào từng cảnh và tình huống của câu chuyện, tôi
cũng có thể chú thích chữ vào các câu truyện dưới mỗi hình ảnh từ ngữ dễ hiểu. Với bài:
“Củ cải trắng”, để đặt hiệu ứng, tôi vào slide Slow, nếu đặt hiệu ứng xuất hiện (Erntance)
-> đặt hiệu ứng vẽ đường đi (Motion Paths -> left, hay draw custom Path). để vẽ các
hướng đi theo ý muốn của mình. Còn hình ảnh cử động của Thỏ, Dê, Hươu, còn chân
bước đi của nhân vật thì xử lí qua phần mềm Photoshop để các nhân vật đi được.
U4JkX Hoàn thiện các slide cho toàn bộ câu chuyện:
13
* Tuỳ từng truyện để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích chuột, xuất hiện theo
nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa chon hình thức
xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học.
Ngoài sử dụng phần mềm Photoshop, phầm mềm Mcorosoft Office Powerpoint. Tôi còn
sưu tầm trên các băng để dạy trẻ. Như câu chuyện chú dê đen, Ai đáng khen nhiều hơn,
sự tích hoa hồng …
* Ứng dụng phần mềm vào tiết toán:
viXtc;lr, X/-"+J
38'dX;#x,$-%
<U4JX Tôi sưu tầm tranh ảnh về ngày tết, lễ hội mùa xuân, tranh lẳng quả, hoa ở trên
trang:
<U4JX Sau khi tải về máy xong tôi bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số
mới và phần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi đặt các bông hoa, lá theo hiệu ứng xuất hiện
kích chuột.
Còn khi so sánh giữa số 9 và số 6 tôi đặt hiệu ứng xoay 360 độ ( tôi vào hiệu ứng slide
Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Emphasis
- > Spin > ok ).
Ở phần trò chơi luyện tập tôi đặt hiệu ứng vẽ đường đi cho các loại hoa, quả vào 2
lẵng (slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths ->Draw Custom Paths ->
Scribble - > ok )
<U4JkX Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.
* Ứng dụng phần mềm vào tiết làm quen chữ viết:
- Làm quen chữ s,x
<r, X/-"+J
<38'dla-?4D<8' C2mUC[
Bước 1: Tôi vào trang : - Sưu tầm những hình ảnh về Bác Hồ,
và các công việc của Bác lúc còn Sống đưa vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện để cho
trẻ quan sát và trò chuyện khi vào bài.
Bước 2: Sau khi đầy đủ các hình ảnh tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài day
Cho trẻ quan sát tranh “nhà sàn’’ - > và có từ nhà sàn tương ứng với tranh. Để cho
chữ “nhà sàn ” đổi mầu cho trẻ tìm chữ đã học, trước tiên tôi để chữ “nhà sàn ”chữ lúc
đầu tôi để màu đỏ trên phông Vn.Avant nhưng khi cho trẻ đọc từ tôi để 2 tiếng “nhà”,
“sàn” đổi từ mầu đỏ sang màu xanh -> cắt từng chữ cái riêng lẻ -> để hiệu ứng: slide
Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Emphasis hộp thọai xuất hiên - > Chan
Font Color (Đổi mầu chữ theo ý muốn của mình) - > chữ cái “n” tôi để hiệu ứng kích
chuột còn chữ cái h,a để hiệu ứng xuất hiện cùng một lúc (With Previous). tiếng “Sàn”
tôi làm tương tự. sau khi tìm chữ cái đã học xong tôi giới thiệu chữ “S” để hiệu ứng
slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Emphasis -> Chan Font Size
(hiệu ứng chữ to dần). Tiếng “sµn” tôi làm tương tự . Còn khi phân tích chữ cái, hay so
sánh chữ cái tôi để hiệu ứng xuất hiện
Còn khi thiết kế trò chơi :
VD; Chữ gì biến mất.Tôi kẻ 6 ô vưông mỗi ô vuông tôi để 1 chữ cái -> những chữ
cái đó để hiểu ứng xuất hiện; Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect ->
Entrance-> hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xất hiện theo ý thích của mình, sau
14
đó muốn chữ gì biến mất thì ta kích chuột trái vào chữ đó cũng vào; Slide Show ->
Custom Animation -> AddEffect -> Exit - > hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu ứng
biến mất theo ý thích của mình và ta có thể lồng các tiếng như “Bạn đúng rồi”, “Bạn
làm sai rồi” để cho giời học sinh động
Cách lồng tiếng vào Slieder: Ta kích chuột trái vào hình ảnh, hay chữ cần có tiếng sau đó
- > vào Insert - > Movies and Soued - > Souds from -> chọn phai tiếng theo ý của mình
-> ok- > hộp thoại Microsopt office Power Point xuất hiện -> Nếu chọn Automaticcally
(tiếng ra cùng một lúc), còn chọn When clieked (Kích chuột thì mới lên tiếng) là được
Bước 3: Sau khi thiết kế xong các slider thì hoàn chỉnh lại bài dạy.
Ứng dụng phầm mềm vào tiết học MTXQ , hay trò chơi âm nhạc…. Cũng làm các
bước tự như toán và tiết truyện
Qua tiết dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm chú nghe và
theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. Hay những đồ vật, con vật. Nên kết
quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt chuyện. Từ đó giáo viên có thể định hướng
giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương pháp dạy theo
truyền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ.(với giáo viên có khả năng vẽ thì hình ảnh
trong tranh rõ nét thể hiện được nội dung câu truyện, còn với giáo viên không có năng
khiếu thì hình ảnh trong tranh không rõ nét, không thể hiện được nội dung cốt truyện) các
nhân vật trong truyện tĩnh, các tiết dạy cứ lặp đi lặp lại như vậy trẻ rất nhàm chán, vì vậy
tiết học đạt kết quả không cao. Còn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học, giúp
cho tất cả giáo viên dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm các
hình ảnh trên mạng để ghép tranh thì rất là dễ, không tốn nhiều thời gian. Việc sử dụng
công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh ảnh một cách phong
phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm các tư liệu rất nhanh tiết kiệm được thời gian và
kinh phí.
- Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát ra nhằm phát
triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển
được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Cũng như ở tiết toán, chữ cái, môi trường xung quanh, Nếu như không dạy trẻ trên công
nghệ thông tin thì giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng của cô, của
trẻ. Đồ dùng của cô rất nhiều cho nên đôi lúc sử dụng đồ dùng còn lúng túng. Còn đồ
dùng của trẻ, những đồ dùng đó được lặp đi lặp lại từ tiết này qua tiết khác, vì vậy trẻ
thấy trong khi học còn nhàm chán quá quen thuộc với những đồ dùng đó không gây được
hứng thú cho trẻ nên kết quả sau buổi học chưa khả quan.
b. Ứng dụng CNTT vào hoạt động chung:
Trò chơi: "C=6'H'[D" lấy từ ý tưởng từ trạm phân loại. Qua việc lựa
chọn các đồ dùng theo yêu cầu trẻ được r‰n luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, phân loại.
Trò chơi: " UV`?y " trẻ được tự chọn chữ cái để ghép thành tên mình bằng cách di
chuyển các chữ cái trong bảng chữ cái trên màn hình. Để trẻ tự chọn chữ và di chuyển
chữ cái thì máy tính của giáo viên phải có file mDrag.bas (Mở PowerPoint - Alt+F11-
File > Import > chọn mDrag.bas. Tạo một đối tượng tùy ý (hình, sharpe, )- Click
phải lên đối tượng > Action Setting > Run macro.
15
Với trẻ Mầm non bản tính hiếu động khả năng chú ý có chủ định còn hạn chế thì
để thu hút được trẻ thì các bài giảng của giáo viên phải sinh động, có hình ảnh đẹp hấp
16
dẫn trẻ. Điều này đòi hỏi cô giáo Mầm non phải biết sử dụng chương trình PowerPoint để
tạo các trình diễn đa dạng trên máy vi tính.
VD: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng.
Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ
nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu giáo viên sử dụng
chương trình PowerPoint chọn hiệu ứng cho các con vật xuất hiện lần lượt phù hợp lời
giới thiệu của cô thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong
muốn.
Với tiết làm quen chữ cái b, d, đ, khi cho trẻ tìm hiểu về cấu tạo chữ cô cho từng
nét chữ xuất hiện sẽ tăng sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó sâu hơn. Hay khi
cho trẻ chơi một trò chơi với chữ cái nếu chỉ cho trẻ tìm thẻ chữ và phát âm chữ cái trẻ sẽ
nhàm chán mà không tập trung vào yêu cầu của cô. Nếu giáo viên biết thiết kế một trò
chơi trên máy tính, trẻ được tự mình 3+:-0 rồi phát âm chữ cái tìm được trẻ sẽ vô
cùng thích thú. Tôi đã thiết kế trò chơi U$\^-,0 như trên hình minh họa phía
dưới. Tôi chọn hiệu ứng xoay tròn cho bánh xe, khi trẻ +:0 vào hình mũi tên, hình
tròn có các chữ cái sẽ quay, khi U$\0 dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào trẻ sẽ phát
âm chữ cái đó.
17
Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong giờ kể chuyện, ngoài việc cô
kể bằng các đồ dùng minh họa trực quan khác. Giáo viên có thể tự chỉnh sửa các tranh,
ghép ảnh cho phù hợp với nội dung câu chuyện, ch‰n các hình ảnh họa cho câu chuyện
vào Powerpoint, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật… để trình chiếu.
V. TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
Khi thiết kế bài dạy tôi khai thác các hình ảnh trên trang web : XRRzzz1""+\1"
Những quyển truyện tranh của nhà xuất bản kim đồng, Bộ giáo dục và đào tạo - Trung
tâm đồ chơi thiết bị Mầm non để chụp các hình ảnh.
Sử dụng phầm mềm Photoshop, phần mềm Micorosoft Office Powerpoint
!,S\#"#6X
- Trang Web thư viện bài giảng: XRR,,1,:1#
- Trang Web dạy học trực tuyến: XRR\+\,!1"<1,1#
- Mạng giáo dục edunet: XRRzzz1\-1\1#
VI . KẾT QUẢ
18
1. Đối với trẻ:
Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động giảng dạy trẻ, tôi
thấy đã thu hút 100% trẻ chăm chú vào tiết học, bởi những hình ảnh, âm thanh sống
động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính xác, tạo cho trẻ tham gia các hoạt động
một cách chủ động. Chất lượng, kiến thức ở mỗi tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt
hết sức khả quan.
2. Đối với giáo viên:
- Để thiết kế các bài bài dạy ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin. vào các hoạt
động dạy trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về tịn học để có thể
sáng tạo ra tiết học sinh động hiểu quả phù hợp với từng môn học. Tuy nhiên, trong
quá trình đó tôi đã tham gia lớp học công nghệ thông tin do trường tổ chức: (Phần mềm
Micorosoft Office Powerpoint, phầm mềm Photoshop)
- Tôi đã thiết kế được một số giáo án điện tử
+ Làm quen chữ cái: 2 tiết
+ Văn học: 1 tiết
+ Tạo hình: 1 tiết
- Khi thiết kế các giáo án điện tự tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, của các
đồng nghiệp, cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào các môn học dạy
trẻ.Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường, cùng với các chị em trong tổ
chuyên môn đánh giá khá cao.
Qua đó tôi rút ra được một số bài học cho bản thân:
+ Giáo viên phải lắm vững phương pháp dạy tất cả các bộ môn.
+ Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa ra
những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi.
+ Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ
thuật tốt hơn. Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng
cao trình độ chuyên môn.
+ Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được ở
nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi.
+ Việc sử dụng các phần mềm Power point trong việc giảng dạy các môn học thu
hút được sự chú ý của trẻ trong giờ học, vì vậy kết quả thu được sau buổi học khả quan
hơn.
VII. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng
giáo án điện tử vào một số bộ môn để dạy trẻ trong năm học vừa qua. Tuy kinh nghiệm
không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng mạnh dạn xin
phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, BGH xem xét tham khảo.
Rất mong các bạn đồng nghiệp, BGH bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm
những kinh nghiệm trong công tác dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sau đây mời BGH cùng các cô dự một tiết minh họa cho chuyên đề này.
19
Người viết
Thái Thị Hồng Diễm
20