Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ FLAVONOID VÀ DẪN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.16 KB, 5 trang )

SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ
FLAVONOID VÀ DẪN XUẤT
Hoàng Thị Kim Dung
(1)
, Nguyễn ThịBích Trâm
(2)
, Nguyễn Cửu Khoa
(1)

(1)Viện Công nghệ Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2)Đại học Bình Dương
Summary
Comparison of antibacterial and antifungal activity of some flavonoids and
derivatives.
Some flavonoids and derivatives were tested antibacterial and antifungal
activity. The results demonstrated that 3,3’,4’,7-tetrabutylcarbamoyloxy-5-
hydroxyflavone (Q-1) showed a very significant inhibition; R, Q, Q-2, Q-3, Q-5, HT,
HD, HT-6 exhibited lower activity and other compounds have no activity.
Key words: flavonoid, antibacterial, antifungal
1. Đặt vấn đề:
Flavonoid là một nhóm các hợp chất thiên nhiên hiện diện trong rất nhiều loài
thực vật. Chúng có rất nhiều hoạt tính sinh học bao gồm khả năng kháng oxy hóa, kháng
khối u, kháng viêm, kháng dị ứng, kháng virus, kháng tế bào ung thư. Ngoài ra, các hợp
chất flavonoid còn được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu về vi khuẩn, dược phẩm do khả
năng kháng khuẩn của chúng. Trong nghiên cứu này, một số flavonoid và dẫn xuất bán
tổng hợp đã được khảo sát khả năng kháng khuẩn, kháng nấm trên một số dòng thử
nghiệm.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu:
2.1: Nguyên liệu:
- Rutin được chiết tách và làm sạch từ hoa hòe.
- Quercetin được thủy phân từ Rutin.


- Hesperidin được chiết tách và làm sạch từ vỏ quýt.
- Hesperetin được thủy phân từ Hesperidin.
- Các dẫn xuất của các flavonoid như ở trong bảng 1,2 và 3.
Các chất này đã được làm sạch tại phòng Hóa Hữu cơ – Viện Công nghệ Hóa học
và được kiểm tra cấu trúc [1], [2], [3], [4].
2.2: Phương pháp nghiên cứu:
Các mẫu được thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm tại phòng Sinh học thực
nghiệm – Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam bằng phương pháp của Vanden Bergher và Vlietlinck [5] trên phiến 96 giếng theo
hai bước:
Bước 1: Sàng lọc sơ bộ tìm chất có hoạt tính
- Các chủng vi sinh vật được hoạt hóa trước khi tiến hành thử nghiệm trong môi trường
dinh dưỡng dịch thể đặc biệt (24 giờ đối với vi khuẩn, 48 giờ đối với nấm). Sau đó
được pha loãng tới nồng độ 0,5 đơn vị McLand (khoảng 10
8
vi sinh vật/ml) rồi tiến
hành thí nghiệm.
- Hòa tan mẫu thử trong dung môi DMSO 100% bằng máy vortex với nồng độ 4-
10mg/ml.
- Từ dung dịch gốc nhỏ sang phiến vi lượng 96 giếng, mỗi giếng 10 µl mẫu.
- Nhỏ vào mỗi giếng đã có mẫu sẵn 190 µl vi sinh vật đã hoạt hóa.
- Đối chứng dương: dãy 1: môi trường
dãy 2: kháng sinh + vi sinh vật thử nghiệm
- Đối chứng âm: chỉ có vi sinh vật thử nghiệm.
- Để trong tủ ấm 37
o
C/24h đối với vi khuẩn và 30
o
C/48h đối với nấm.
- Đọc kết quả: mẫu dương tính khi nhìn bằng mắt thường thấy trong suốt, không có vi

sinh vật phát triển, giống như ở các giếng âm tính. Mẫu dương tính ở bước 1 sẽ được
tiếp tục thử bước 2 để tính giá trị MIC.
Bước 2: Tìm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất có hoạt tính mà ở đó vi sinh
vật bị ức chế phát triển gần như hoàn toàn.
- Tiến hành như ở bước 1: các mẫu có hoạt tính đã sàng lọc ở bước 1 được pha loãng
theo các thang nồng độ thấp dần, từ 5-10 thang nồng độ để tính giá trị tối thiểu mà ở đó
vi sinh vật bị ức chế phát triển gần như hoàn toàn.
- Đọc kết quả: nồng độ dương tính là ở đó không có vi sinh vật phát triển, khi nuôi cấy
lại nồng độ này trên môi trường thạch đĩa để kiểm tra có giá trị CFU < 5.
- Mẫu cao chiết có MIC < 200 µg/ml; mẫu chất tinh có MIC < 50 µg/ml là có hoạt tính.
Kháng sinh đối chứng bao gồm: ampicilin đối với vi khuẩn Gr(+), tetracyclin đối
với vi khuẩn Gr(-), nystatin đối với nấm sợi và nấm men. Kháng sinh pha trong DMSO
100% với nồng độ thích hợp: ampicilin 50mM, tetracylin : 10mM, nystatin: 0,04mM.
Các chủng vi sinh vật thử nghiệm bao gồm:
Vi khuẩn Gr (-): Escherichia coli (ATCC 25922)
Pseudomonas aeruginosa (ATCC 25923)
Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtillis (ATCC 27212)
Staphylococcus aureus.
Nấm sợi: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum.
Nấm men: Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae.
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
Môi trường duy trì và bảo tồn giống: Saboraud dextrose broth cho nấm, vi
khuẩn trong môi trường Trypcase soya broth.
Môi trường thí nghiệm: Eugon broth cho vi khuẩn, myco phil cho nấm.
3. Kết quả và thảo luận:
Cấu trúc của các hợp chất dùng trong thử nghiệm được mô tả trong bảng 1, bảng
2 và bảng 3.
Bảng 1: Cấu trúc của các dẫn xuất flavonol
Sản phẩm R
1

R
2
R
3
R
4
R
5
Q (quercetin)
-H -H -H -H -H
Q-1 (3,3’,4’,7-
tetrabutylcarbamoyloxy-5-
-CONHC
4
H
9
-H -CONHC
4
H
9
-CONHC
4
H
9
-CONHC
4
H
9
hydroxyflavone)
Q-2 (3,3’,4’,5,7-pentathiophene-

2-carbonyloxyflavone)
Q-3 (3,3’,4’,5,7-
pentabenzoyloxyflavone)
-COC
6
H
5
-COC
6
H
5
-COC
6
H
5
-COC
6
H
5
-COC
6
H
5
Q-4 (3,3’,4’,7-tetra(morpholine-
4-carbonyloxy)-5-
hydroxyflavone)
-H
Q-5 (3,3’,4’,5,7-
pentapropionyloxyflavone)
-COC

2
H
5
-COC
2
H
5
-COC
2
H
5
-COC
2
H
5
-COC
2
H
5
Q-6 (3,3’,4’,5,7-
pentaacetoxyflavone)
-COCH
3
-COCH
3
-COCH
3
-COCH
3
-COCH

3
Q-9 (3,3’,4’,5,7-
pentamethoxyflavone)
-CH
3
-CH
3
-CH
3
-CH
3
-CH
3
Ru-2 (3’,4’,5,7-tetramethoxy-3-
hydroxyflavone)
-H -CH
3
-CH
3
-CH
3
-CH
3
Q-10 (3,3’,4’,5,7-
pentabenzyloxyflavone)
-CH
2
C
6
H

5
-CH
2
C
6
H
5
-CH
2
C
6
H
5
-CH
2
C
6
H
5
-CH
2
C
6
H
5
Q-11 (3,3’,4’,7-tetrapropoxy-5-
hydroxyflavone)
-C
3
H

7
-H -C
3
H
7
-C
3
H
7
-C
3
H
7
Bảng 2: Cấu trúc của các dẫn xuất flavanone
Sản phẩm R
1
R
2
R
3
R
4
R
5
HT (hesperetin) H H H H H
HD-3 (octabenzoylhesperidin) COC
6
H
5
C

41
H
30
O
10
C
41
H
31
O
10
COC
6
H
5
H H
HD-5 (octapropionylhesperidin) COC
2
H
5
C
21
H
30
O
10
C
21
H
31

O
10
COC
2
H
5
H H
HD-6 (octaacetylhesperidin) COCH
3
C
10
H
20
O
10
C
41
H
11
O
10
COCH
3
H H
HT-1 (3’,7-dibutylcarbamoyloxy-
5-hydroxy-4’-methoxyflavanone)
H CONHC
4
H
9

CONHC
4
H
9
H H
HT-3 (3’,5,7-tribenzoyloxy-4’-
methoxyflavanone)
COC
6
H
5
COC
6
H
5
COC
6
H
5
H H
HT-6 (3’,5,7-triacetoxy-4’-
methoxyflavanone)
COCH
3
COCH
3
COCH
3
H H
HT-12 (6,8-dibromo-3’,5,7-

trihydroxy-4’-methoxyflavanone)
H H H Br Br
HT-14 (6,8-dichloro-3’,5,7-
trihydroxy-4’-methoxyflavanone)
H H H Cl Cl
Bảng 3: Cấu trúc của các dẫn xuất chalcone
Sản phẩm R
1
R
2
R
3
R
4
HT-9 (2’,3,4,4’-tetramethoxy-6’-
hydroxychalcone)
H CH
3
CH
3
CH
3
HT-11 (2’,3,4’-tripropoxy-4-methoxy-6’-
hydroxychalcone)
H C
3
H
7
C
3

H
7
C
3
H
7
Các flavonoid (rutin, quercetin, hesperidin, hesperetin) và 20 dẫn xuất được thử
hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn. Có 15 hợp chất không thể hiện hoạt tính, còn lại 9
hợp chất thể hiện kết quả như ở bảng 4.
Bảng 4: Kết quả thử khả năng kháng nấm, kháng khuẩn của một số flavanoid và dẫn xuất
có hoạt tính
Mẫu
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: µg/ml)
Vi khuẩn Gr(-) Vi khuẩn Gr(+) Nấm mốc Nấm men
E.col
i
P.
aeruginosa
B.
subtili
s
S.aureus ASP.niger
F.
oxysporu
m
S.
cerevisiae
C.
albican
s

R 12,5 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-)
Q (-) (-) (-) 25 (-) (-) (-) 25
Q-1 25 (-) 50 50 50 50 (-) 50
Q-2 (-) 50 (-) (-) (-) (-) (-) (-)
Q-3 (-) (-) (-) (-) (-) (-) 50 (-)
Q-5 (-) (-) (-) (-) 50 (-) (-) (-)
HD (-) (-) (-) (-) (-) 50 (-) (-)
HT (-) (-) (-) 25 (-) 50 (-) (-)
HT-6 (-) (-) 50 50 (-) (-) (-) (-)
4. Kết luận:
Khảo sát hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của các hợp chất flavonoid và các
dẫn xuất (24 hợp chất) trên các chủng vi sinh vật bao gồm 4 dòng vi khuẩn, 2 dòng nấm
sợi và 2 dòng nấm men. Kết quả cho thấy Q-1 có khả năng mạnh nhất là kháng 6/8 dòng
vi sinh vật thử nghiệm, quercetin (Q) kháng được 2 dòng, các hợp chất rutin (R), Q-2, Q-
5 kháng được 1 dòng vi sinh vật, còn lại các hợp chất khác không có khả năng kháng
nấm, kháng khuẩn. Đối với các hợp chất flavanone và dẫn xuất có hesperidin (HD) kháng
được 1 dòng và hesperetin (HT), HT-6 kháng được 2 dòng vi sinh vật thử nghiệm. Điều
này cho thấy các hợp chất flavonoid và dẫn xuất còn nhiều tiềm năng nghiên cứu trong
lĩnh vực kháng nấm, kháng khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Cửu Khoa, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Thu
Hương, Hồ Việt Anh (2006), So sánh hoạt tính chống oxy hóa của một số
flavonoid (dạng glucosid và dạng genin) chiết từ hoa hòe và vỏ quýt, Tạp chí
Dược liệu, Tập 11, số 5, trang 185-188.
2. Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Cửu Khoa, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thụy
Vy, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2008), Tổng hợp các dẫn xuất ester của quercetin
và xác định khả năng gây độc hại tế bào, Tạp chí Dược liệu, tập 13, số 6, trang
272-275.
3. Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Cửu Khoa, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thụy
Vy, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2009), Tổng hợp các dẫn xuất ether của quercetin,

xác định khả năng gây độc hại tế bào, Tạp chí Dược liệu tập 14, số 1, trang 33-
36.
4. Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Cửu Khoa, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thụy
Vy, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2009), Tổng hợp một số dẫn xuất từ hesperetin và
xác định khả năng gây độc hại tế bào của chúng, Tạp chí Dược liệu tập 14, số 2.
5. Vanden Bergher and Vlietlinck A.J. (1991), Methods in plant biochemistry 6, 47-
48.

×