Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

so sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng nha đam (aloe vera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN THỊ KIM CÚC




SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
CỦA CÁC DÒNG NHA ĐAM (ALOE VERA)





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y




Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y


Tên đề tài:
SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
CỦA CÁC DÒNG NHA ĐAM (ALOE VERA)





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. HUỲNH KIM DIỆU NGUYỄN THỊ KIM CÚC
MSSV: 3092603
Lớp: Thú Y K35A

Cần Thơ, 2013

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: So sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng Nha đam (Aloe
vera)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Cúc, thực hiện tại phòng Dược lý
Thú y (E009) và phòng thí nghiệm Vi sinh Thú y (E209), bộ môn Thú y,

khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, từ
tháng 08/2013 đến tháng 10/2013.



Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn



Huỳnh Kim Diệu

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Kim Diệu đã hết lòng hướng dẫn, truyền
đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành cám ơn Quý Thầy/Cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập qua.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên
tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn chị Trần Thị Ngọc Thanh – học viên cao học khóa
18 ngành Thú y – trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC

TRANG DUYỆT i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
TÓM LƯỢC viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Giới thiệu cây Nha đam 2
2.1.1 Phân loại cây Nha đam 2
2.1.2 Mô tả cây Nha đam 2
2.1.3 Phân bố 2
2.1.4 Hoạt chất có trong Nha đam 3
2.1.5 Tác dụng dược lý 4
2.1.6 Một số bài thuốc chứa Nha đam 5
2.2 Giới thiệu một số vi khuẩn gây bệnh 6
2.2.1 Vi khuẩn Salmonella spp 6
2.2.2 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) 10
2.2.3 Vi khuẩn Streptococcus faecalis (S. faecalis) 13
2.2.4 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) 15
2.2.5 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) 17
2.2.6 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) 20
2.2.7 Vi khuẩn Edwardsiella tarda (E. tarda) 23
2.2.8 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri) 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 29
3.1 Nội dung thí nghiệm 29
3.2 Phương tiện thí nghiệm 29
3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 29
iv

3.2.2 Nguyên liệu 29
3.2.3 Thiết bị và hóa chất 29
3.2.4 Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm 30
3.3 Phương pháp thí nghiệm 30
3.3.1 Phương pháp thu mẫu Nha đam và chiết xuất 30
3.3.2 Phương pháp tính hiệu suất chiết xuất cao 33
3.3.3 Xác định tính kháng khuẩn 33
3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi 36
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Hiệu suất chiết xuất cao Nha đam 37
4.2 Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 37
4.2.1 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 1 37
4.2.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 2 38
4.2.3 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 3 39
4.2.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 4 40
4.2.5 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 5 41
4.2.6 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 6 41
4.3 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu MIC của 6 dòng Nha đam 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ CHƯƠNG 52


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số đặc tính sinh hóa của Aeromonas hydrophila 22
Bảng 2.2 Một số đặc tính sinh hóa của E. tarda 24

Bảng 2.3. Một số đặc tính sinh hóa của E. ictaluri 26
Bảng 4.1 Hiệu suất chiết xuất của 6 dòng cao Nha đam 37
Bảng 4.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 1 38
Bảng 4.3 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 2 38
Bảng 4.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 3 39
Bảng 4.5 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 4 40
Bảng 4.6 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 5 41
Bảng 4.7 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 6 41
Bảng 4.8 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao 6 dòng Nha đam 42
Bảng 4.9 So sánh kết quả kháng khuẩn của các dòng Nha đam trên các
chủng vi khuẩn 43
Bảng 4.10 So sánh kết quả nồng độ ức chế vi khuẩn trung bình 44

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cây Nha đam và lá đã được gọt bỏ vỏ xanh 2
Hình 2.2 Cấu trúc của các hợp chất anthraquinone chính của Aloe vera 4
Hình 2.3 Hoạt chất Aloin 4
Hình 2.4 Nhựa lá Nha đam 4
Hình 2.5 Vi khuẩn S. aureus trên môi trường thạch máu 10
Hình 2.6 Vi khuẩn S. aureus 10
Hình 3.1 Lá Nha đam tươi được cắt mỏng 31
Hình 3.2 Lá Nha đam đã sấy khô 31
Hình 3.3 Lọc dịch chiết Nha đam đã được ngâm chiết bằng methanol 31
Hình 3.4 Cô quay dịch chiết Nha đam 31
Hình 1. Đĩa đối chứng 6 chủng vi khuẩn 52
Hình 2. Đĩa đối chứng 2 chủng vi khuẩn 52
Hình 3. MIC Nha đam 1 trên 6 chủng vi khuẩn 52
Hình 4. MIC Nha đam 1 trên 2 chủng vi khuẩn 53
Hình 5. MIC Nha đam 2 trên 6 chủng vi khuẩn 53

Hình 6. MIC Nha đam 2 trên 2 chủng vi khuẩn 54
Hình 7. MIC Nha đam 3 trên 6 chủng vi khuẩn 55
Hình 8. MIC Nha đam 3 trên 2 chủng vi khuẩn 56
Hình 9. MIC Nha đam 4 trên 6 chủng vi khuẩn 56
Hình 10. MIC Nha đam 4 trên 2 chủng vi khuẩn 57
Hình 11. MIC Nha đam 5 trên 6 chủng vi khuẩn 57
Hình 12. MIC Nha đam 5 trên 2 chủng vi khuẩn 58
Hình 13. MIC Nha đam 6 trên 6 chủng vi khuẩn 58
Hình 14. MIC Nha đam 6 trên 2 chủng vi khuẩn 59
Hình 15. Các dòng Nha đam 60

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


A. hydrophila
Aeromonas hydrophila
BGA
Brilliant Green Agar
BHI
Brain heart infusion agar
CFU
Colony forming unit
DMSO
Dimethyl sulfoxide
EMB
Eosin Methylene Blue agar
E. coli
Eschesichia coli
E. ictaluri

Edwardsiella ictaluri
E. tarda
Edwarsiella tarda
LPS
Lipopolisaccharide
LT
Heat lable toxin
MC
Mac Conkey
MIC
Minimum Inhibitory Concentration
MLCB
Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green
MHA
Mueller Hinton Agar
NA
Nutrient Agar
NB
Nutrient Broth
P. aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa
ST
Heat stable toxin
S. aureus
Staphylococcus aureus
S. faecalis
Streptococcus faecalis
TSA
Trypticase Soy Agar
TSB

Trypticase Soy Broth
WHO
World Health Organization
viii
TÓM LƯỢC
Nhằm mục đích xác định khả năng kháng khuẩn của các dòng Nha đam
và chọn ra dòng Nha đam có khả năng kháng khuẩn tốt nhất, đề tài: ” So sánh
khả năng kháng khuẩn của các dòng Nha đam (Aloe vera)” trên 8 chủng vi
khuẩn gây bệnh chủ yếu trên gia súc, gia cầm và thủy sản (Salmonella spp,
Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa,
Escherichia coli, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, Edwardsiella
ictaluri) được tiến hành. Lá của các dòng Nha đam sau khi được thu hoạch,
sấy khô ở 50
o
C, ngâm chiết trong methanol trong 5 ngày (lần 1 ngâm 3 ngày,
lần 2 và 3 ngâm 1 ngày) và cô quay thu được cao thô dùng để thử hoạt tính
kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng liên tiếp trong thạch để xác định
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả thu được: Hiệu suất chiết xuất cao
nhất ở Nha đam 1 (0,86%) và thấp nhất ở Nha đam 6 (0,23%). Cao Nha đam
ức chế tốt nhất trên vi khuẩn E. tarda (512 μg/ml ≤ MIC ≤ 2048 μg/ml), trong
đó Nha đam 2 ức chế tốt nhất và Nha đam 4 ức chế thấp nhất; kế đến là E.
ictaluri và A. hydrophila (1024 µg/ml ≤MIC ≤ 4096 µg/ml), trong đó Nha đam
1 ức chế tốt nhất trên chủng A. hydrophila, Nha đam 1, 5 và 6 ức chế tốt nhất
trên chủng E. ictaluri; tiếp theo là S. aureus, P. aeruginosa và E. coli (2048
µg/ml ≤ MIC ≤ 4096 µg/ml), trong đó trên chủng S. aureus thì Nha đam 4 ức
chế thấp nhất, các dòng còn lại đều ức chế tốt, trên chủng P. aeruginosa thì
Nha đam 2 và 5 ức chế tốt nhất và Nha đam 4 ức chế thấp nhất; Salmonella
spp và S. faecalis là thấp nhất (MIC= 4096 µg/ml). Trong 6 dòng Nha đam thì
Nha đam dòng 5 có khả năng kháng khuẩn tốt nhất với MIC= 2560±287 μg/ml
và thấp nhất ở Nha đam dòng 4 với MIC= 4083±425 μg/ml.

Từ khóa: Nha đam, khả năng kháng khuẩn.


1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển, kèm theo đó thì các bệnh trên
đàn gia súc cũng xảy ra nhiều hơn. Kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều
trị và đem lại kết quả nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh tràn lan như
hiện nay đã dẫn đến việc tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm động vật gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Không chỉ thế mà giá trị các sản
phẩm súc sản và thủy hải sản xuất khẩu cũng bị giảm do các yêu cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này ngày càng khắt khe hơn.
Ngoài ra, hiện tượng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây bệnh ngày càng
phổ biến gây không ít khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn
vật nuôi. Vì vậy việc sử dụng các loại thảo dược trong điều trị ngày càng phổ
biến, do ít gây tác dụng phụ, nguồn thực vật dồi dào và dễ tìm. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc để điều
trị bệnh cho người (Serrentino, 1991). Khoảng 20% các loài thực vật được tìm
thấy trên thế giới đã được nghiên cứu về dược lý hoặc đặc tính sinh học và là
nguồn tài nguyên quý về thuốc từ tự nhiên hay bán tổng hợp (Mothana and
Linclequist, 2005).
Ở nước ta, việc sử dụng các loại thảo dược để trị bệnh cho người và gia súc đã
có từ lâu đời. Cây Nha đam (Aloe vera) thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae) cũng
được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước. Gel Nha đam được sử dụng bôi vết
bỏng, cháy nắng và chữa lành vết thương, rối loạn tiêu hóa như viêm loét dạ
dày. Nhiều nghiên cứu Nha đam có tác dụng hạ đường huyết và chống oxy
hóa (Thiruppathi et al., 2010).
Việc sử dụng các chất chiết xuất từ Nha đam với mục đích kháng khuẩn có ý
nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh do vi sinh vật gây ra. Các nghiên cứu đã
chứng minh Nha đam có khả năng ức chế vi khuẩn E.coli, Salmonella,

Staphylococcus, Pseudononas aeruginosa, ký sinh trùng và nấm (Agarry et
al., 2005).
Nhằm tìm hiểu thêm về khả năng kháng khuẩn của cây Nha đam. Được sự
đồng ý của Bộ môn Thú y – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng –
Trường Đại Học Cần Thơ, đề tài: ”So sánh khả năng kháng khuẩn của các
dòng Nha đam (Aloe vera)” được tiến hành.
Mục tiêu đề tài:
Xác định khả năng kháng khuẩn của các dòng Nha đam trên 8 chủng vi khuẩn
gây bệnh phổ biến trên gia súc, gia cầm và thủy sản.
Chọn ra dòng Nha đam có khả năng kháng khuẩn tốt nhất.
2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu cây Nha đam
2.1.1 Phân loại cây Nha đam
Tên khoa học: Aloe sp.
Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.
Tên khác: Nha đam, tượng đản, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu
(Bình Định).
2.1.2 Mô tả cây Nha đam
Nha đam có nhiều loài có kiểu hình tương đối khác nhau hoặc có thể giống
nhau, sau đây là miêu tả các loài phổ biến ở nước ta.
Nha đam là cây thảo sống nhiều năm, gốc thân có thể hóa gỗ, ngắn, to thô. Lá
Nha đam mọng nước, màu lục, dạng bẹ không có cuống, mọc thành vành rất
khít nhau, dày, hình ba cạnh, mép lá có nhiều răng cưa thô cứng như gai. Lá
cây Nha đam có thể dài 30-50 cm, rộng 5-10 cm và dày 1-2 cm ở phía cuống,
mặt trong lá lõm và ở một số giống có nhiều đốm không đều màu.
Cây Nha đam có cụm hoa dài đến 1m dạng chùm mang nhiều hoa màu vàng
hoặc đỏ, mỗi hoa dài 3-4 cm, hoa nở vào mùa thu và hè. Nha đam có quả nang
hình trứng thuôn, quả non màu xanh, quả già có màu nâu và dai.



Hình 2.1 Cây Nha đam và lá đã được gọt bỏ vỏ xanh
2.1.3 Phân bố
Nha đam trồng ở nước ta chủ yếu là nhập từ nước ngoài (Pháp, Trung Quốc),
nhưng nguồn gốc của Nha đam là ở Bắc Phi. Phân bố chủ yếu của Nha đam
hiện nay là ở Đông Châu Phi (phân bố từ bắc đến nam), Ấn Độ và Châu Mĩ.
3
Ở nước ta, Nha đam mọc hoang ở bờ biển các tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang,
Phan Ri) và Bình Thuận. Ở miền Bắc Nha đam cũng được trồng nhưng chủ
yếu là để làm cảnh. Nha đam tương đối dễ trồng, là cây ưa nắng, có thể trồng
cây ở chậu hoặc ngoài vườn nơi đất ráo.
2.1.4 Hoạt chất có trong Nha đam
Gel Nha đam thu được từ tế bào nhu mô của lá tươi. Gel Nha đam sử dụng
trong y học cổ truyền để điều trị vết thương và vết viêm nhẹ, bỏng, vết thâm
tím và vết trầy da. Trong y học dân gian gel Nha đam được dùng ngoài chữa
trĩ, trứng cá, vẩy nến, viêm da tăng tiết bã nhờn và nấm da, côn trùng đốt, mẩn
ngứa dùng gel hoặc chế phẩm chứa 10-70% gel Nha đam.
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), tùy theo nguồn gốc, Nha đam có thành phần hóa học
khác nhau, nhưng cơ bản có các thành phần sau:
Tinh dầu màu vàng sôi ở nhiệt độ 266-271
o
C làm nên mùi đặc trưng của
Nha đam, ít quan trọng về tác dụng dược lý.
Nhựa chiếm 12-13%. Có tác giả cho rằng chất này không có tác dụng
dược lý, nhưng cũng có tác giả cho rằng có.
Hoạt chất chủ yếu là chất aloin. Aloin không phải là một chất thuần nhất
mà gồm những antraglucozit có tinh thể, vị đắng có tác dụng tẩy. Tỷ lệ aloin
thay đổi tùy theo nguồn gốc Nha đam. Thông thường tỷ lệ đó chiếm từ 16%
đến 20%. Bên cạnh aloin có tinh thể, còn có các chất không có tinh thể như
aloeemodin tự do.

Tùy theo nguồn gốc Nha đam aloin mang tên khác nhau và có cấu tạo
hơi khác nhau. Ví dụ trong Nha đam vùng nam Châu Phi (Aloe des barbades )
thì aloin gọi là barbaloin C
20
H
20
O
8
.
Theo DS Lê Kim Phụng - Giảng viên khoa y học cổ truyền ĐH Y dược TP
HCM, những hoạt chất có trong cây Nha đam:
Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose,
xylose, arabinose và acemannan, các chất này có tác dụng kháng khuẩn và
giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic,
nhóm chất này có tác dụng giảm sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương,
mau lên da non.
Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.
Nhiều acid amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A,
E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).
4
Nhóm antraglucozit dạng tinh thể, vị đắng có khả năng chống oxy hoá tế
bào, nhuận tràng, giải độc, chống táo bón (aloin, barbaloin, emodin, aloe-
emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic).



Aloenin Aloeresin A Isobarbaloin
Hình 2.2 Cấu trúc của các hợp chất anthraquinone chính của Aloe vera
(Shelton, 1991)




Hình 2.3 Hoạt chất Aloin
(
Hình 2.4 Nhựa lá Nha đam
(www.yeutretho.com)
2.1.5 Tác dụng dược lý
Theo đông y, Nha đam có vị đắng tính hàn, có tính sát trùng, thanh nhiệt,
thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống
không tiêu, làm thuốc nhuận tràng, trẻ em bị cam tích, táo bón. Ngoài ra Nha
đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, chữa viêm loét dạ dày.
Liều nhỏ (0,05-0,10 g) Nha đam là vị thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, vì nó kích
thích niêm mạc ruột.


5

Liều cao là thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm, gây sung huyết ở các cơ
quan, nhất là ruột già, nên không dùng cho người lòi dom và có thai. Nha đam
có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng, có khi gây đau bụng
(Đỗ Tất Lợi, 2004).
Theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu thì Nha đam có các tác
dụng như:
Giảm đau và giảm viêm: nhờ chất glycoprotein có trong Nha đam giúp
loại trừ bradykinin (là chất trung gian gây đau và viêm).
Giải dị ứng nhanh chóng do Nha đam có thể ức chế phản ứng histamin.
Kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, trị táo bón: do Nha đam chứa nhiều
loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận tràng.
Ngoài ra các sản phẩm của Nha đam trên thị trường còn có thể chữa

được chứng mất ngủ, tiêu hóa kém, tuần hoàn kém do trong Nha đam có chứa
nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào.
Trường đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng điều chế kem đánh răng có
chứa dịch chiết Nha đam giúp ngừa chảy máu nướu răng, viêm nướu, giúp
răng chắc khỏe (DS Lê Kim Phụng - Giảng viên khoa y học cổ truyền ĐH Y
dược TP HCM).
Tại Đức, chiết xuất từ lá Nha đam được sấy khô được sử dụng như là thuốc
nhuận tràng và điều trị bệnh trĩ. Ngày nay gel Nha đam là thảo dược được
công nhận rộng rãi ở Mỹ. Nó được sử dụng làm giảm bỏng nhiệt, cháy nắng
và mau lành vết thương (Foster, 1999).
2.1.6 Một số bài thuốc chứa Nha đam
Viên nhuận tràng (xí nghiệp dược phẩm): bột Nha đam 0,08 g, cao mật bò tinh
chế 0,05 g, phenoltalein 0,05 g, bột cam thảo 0,05g, tá dược vừa đủ một viên.
Dùng trị táo bón, khó tiêu, ngày uống 1-2 viên vào bữa cơm chiều. Trẻ em
dưới 15 tuổi không được dùng.
Chữa đái tháo đường: Lá Nha đam 20 g. Sắc uống ngày một thang (có thể
uống sống).
Chữa đau đầu, chóng mặt: Nha đam 20 g, hoa đại 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa tiêu hóa kém: Nha đam 20 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống
ngày một thang, chia 2-3 lần.

6
Chữa viêm loét tá tràng: Nha đam 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột
mịn), cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều,
thêm mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15-20
ngày là một liệu trình.
Chữa táo bón: Lá Nha đam tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc Nha đam 20 g, xay
nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá Nha đam tươi, giã nát đắp vào chỗ

sưng đau; Kèm theo lá Nha đam 20 g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống
trong ngày.
Trị cam nhiệt, giun đũa: Nha đam 15 g, tán bột. Mỗi ngày uống 6 g lúc đói với
nước ấm.
2.2 Giới thiệu một số vi khuẩn gây bệnh
2.2.1 Vi khuẩn Salmonella spp
Đặc điểm vi khuẩn
Salmonella spp là vi khuẩn đường ruột thuộc bộ Enterobacteriales, họ
Enterobacteriaceae, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4-0,6 x 1-3 μm,
không hình thành nha bào và giáp mô. Đa số các loài Salmonella đều có khả
năng di động nhờ 7-12 lông ở quanh thân, trừ Salmonella pullorum và
Salmonella gallinarum không có lông. Salmonella spp dễ nhuộm với các
thuốc nhuộm thông thường, bắt màu Gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu
đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997), Salmonella spp vừa hiếu khí vừa kỵ
khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy ở nhiệt độ tối hảo là 35-37
o
C, pH thích hợp để
Salmonella phát triển từ 6,5-7,5.
Salmonella spp phát triển tốt trên môi trường thạch thường, sau 20-24 giờ sau
khi cấy vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn từ trong suốt không màu đến hơi
đục, hơi lồi hoặc có dạng giọt sương, bóng láng.
Trên môi trường BGA (Brilliant Green Agar) xuất hiện những khuẩn lạc tròn,
nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa và có màu đỏ nhạt và có màu đen viền xám trên
môi trường MLCB, đường kính khuẩn lạc 2-4 mm.
Môi trường nước thịt: cấy vi khuẩn sau vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ môi
trường đục đều, nuôi cấy lâu đáy ống nghiệm có cặn, trên môi trường có màng
mỏng.


7
Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997) mô tả một số đặc tính sinh hóa của
Salmonella spp như sau:
Chuyển hóa đường: mỗi loại Salmonella có khả lên men và chuyển hóa một số
đường nhất định và không đổi.
Phần lớn các loại Salmonella lên men có sinh hơi các nhóm đường glucose,
manitol, mantose, galactose, arabinose.
Một số loài cũng lên men các đường như trên nhưng không sinh hơi như: S.
abortus bovis, S. cholerae suis chủng Kunzendmorf, S. enteritidis, S.
gallinarum, S. newport, S. typhisuis, S.typhi…S. pullorum không lên men
đường mantose, S. cholerae suis không lên men arabinose.
Hầu hết các chủng Salmonella đều sinh khí (S. typhi), sinh ra acid, sử dụng
nitrate như nguồn carbon. Tất cả Salmonella đều không lên men đường
lactose, saccharose (trừ S. arizonae).
Có khoảng 96% Salmonella tiết ra enzyme khử carboxyl với lysine, arginine,
ornithine; đa số Salmonella không phân giải urase, không tan chảy gelatin,
hoàn nguyên nitrate.
Phản ứng H
2
S, MR, catalase dương tính.
Các phản ứng VP, oxidase, indol: âm tính.
Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên chính là O và H.
Do có sự khác biệt về phương diện kháng nguyên O nên người ta chia
Salmonella thành 34 nhóm. Mỗi nhóm huyết thanh học gồm một số loài vi
khuẩn có kháng nguyên O được cấu tạo bởi một số thành phần nhất định.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông) là protein nằm trong phần lông của vi
khuẩn, không chịu nhiệt (bị phá hủy ở nhiệt độ 60
o

C sau 1 giờ), dễ bị phá hủy
bởi cồn và acid yếu (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Kháng nguyên H cũng
có cấu tạo rất phức tạp nên được chia làm 2 pha: pha 1 (có tính đặc hiệu) gồm
28 loại kháng nguyên lông, pha 2 (không có tính đặc hiệu). Vi khuẩn có khả
năng biến dị từ pha 1 sang pha 2 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Kháng nguyên
H không quyết định đến độc lực của vi khuẩn và cũng không có ý nghĩa trong
việc tạo ra miễn dịch trong phòng bệnh, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định giống loài của vi khuẩn.

8
Kháng nguyên O (kháng nguyên thân) nằm ở thành tế bào vi khuẩn, có cấu
trúc Lipopolysaccharide (LPS) là thành phần chính cấu tạo nên lớp màng
ngoài của thành tế bào vi khuẩn gram âm. Kháng nguyên O chịu nhiệt (Heat-
stable) và kháng cồn, bị biến tính khi xử lý bằng formol. Kháng nguyên O
được xem như là nội độc tố (Endotoxin) mà nó được cấu tạo bởi nhóm hỗn
hợp Glyco-polypeptide có thể tìm thấy ở màng ngoài của vỏ vi khuẩn.
Ngoài ra Salmonella còn có kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ). Kháng
nguyên K chỉ có ở một số loài như: S.typhi, S.paratyphi. Nếu đun sôi huyễn
dịch các vi khuẩn Salmonella trong 10-12 phút sẽ phá hủy được kháng nguyên
vỏ. Chúng có khả năng ngưng kết kháng thể O khi phát triển quá nhiều.
Trong 3 loại kháng nguyên trên thì kháng nguyên O và kháng nguyên H là 2
loại kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn đoán.
Độc tố
Salmonella spp có 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.
Nội độc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch vi
khuẩn sẽ giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ. Bệnh tích đặc
trưng là ruột non sung huyết, màng peyer phù nề, đôi khi hoại tử. Độc tố ở
ruột gây độc tố thần kinh, gây hôn mê, co giật. Nội độc tố có 2 loại: loại gây
sung huyết và loại gây mụn loét.
Ngoại độc tố hình thành trong cơ thể (điều kiện in vivo) và trong môi trường

nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố còn tác dụng vào thần kinh và ruột. Ngoại độc
tố có thể chế thành giải độc tố bằng cách trộn thêm 5% formol để ở 37
o
C trong
20 ngày. Giải độc tố tiêm cho thỏ có khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Sức đề kháng
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997), Salmonella spp có thể tồn tại trong
nước, nước thải, phân gia súc, trong thực phẩm, thức ăn gia súc trong thời gian
lâu, trong nước đá có thể sống 2-3 tháng. Trong phân Salmonella có thể tồn tại
trên 60 ngày.
Salmonella spp đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 50
o
C bị diệt sau 1 giờ, 57
o
C bị
diệt sau 30 phút, 70
o
C bị diệt sau 20 phút và ở 100
o
C vi khuẩn bị tiêu diệt
trong 5 phút.
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ diệt được vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong
và 9 giờ ở nước đục. Các chất sát trùng thông thường cũng có thể diệt được vi
khuẩn như: phenol 5% , formol 2% diệt vi khuẩn trong 15-20 phút.

9
Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối nồng độ 29% được 4-8 tháng ở
nhiệt độ 6-12
o

C.
Tính kháng thuốc
Theo Trần Thị Phận và ctv (2004), từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 4 năm
2001 ở Tân Phú Thạnh, thành phố Cần Thơ trong 30 chủng Salmonella có 11
chủng đề kháng với kháng sinh (chiếm 36,6%), trong đó 7 chủng kháng với
một loại kháng sinh và 4 chủng kháng với 2 loại kháng sinh. Tỉ lệ kháng
ampicillin (54,5%), chloramphenicol (36%), cephalexin (9%).
Đường xâm nhiễm và tính gây bệnh
Salmonella spp gây bệnh đường ruột trên người, gia súc và gia cầm, còn gọi là
bệnh thương hàn, phó thương hàn. Bình thường có thể phát hiện Salmonella
trong ruột già của người, bò, heo, gà, vịt… và một số động vật khỏe mạnh.
Trong điều kiện sức đề kháng của động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập
vào nội tạng và gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Vi khuẩn Salmonella spp xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, qua thức ăn,
nước uống. Đến ruột non vi khuẩn chui qua niêm mạc ruột để xâm nhập vào
các hạch bạch huyết và phát triển ở đó, khi sinh sản nhiều một số vi khuẩn tự
ly giải, phóng thích nội độc tố, một số khác theo hệ bạch huyết vào máu gây
nhiễm trùng huyết. Từ máu vi khuẩn có thể đi đến tất cả các cơ quan của cơ
thể và gây nên các ổ áp xe. Thường thì vi khuẩn cư trú ở bàng quang hoặc
nhân lên trong túi mật rồi tiết vào đường tiêu hóa. Trong thời kỳ ủ bệnh có thể
không tìm thấy vi khuẩn, đến tuần lễ thứ 3 hoặc thứ 4 thì tỉ lệ Salmonella lên
rất cao tương ứng với thời kỳ vi khuẩn đạt đến đỉnh cao trong túi mật và thải
ra đường tiêu hóa.
Tùy theo độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể mà mức độ bệnh
khác nhau. Nếu vi khuẩn có độc lực yếu, sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi
khuẩn theo đường tiêu hóa gây viêm dạ dày ruột. Nếu vi khuẩn có độc lực cao,
sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn tiến đến các hạch lâm ba, gây
viêm hạch, vào máu gây nhiễm trùng huyết, lách sưng, gan hoại tử (Trần Thị
Phận, 2004).


10
2.2.2 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus)
Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, giống Staphylococcus gồm
có: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus
saprophyticus (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc điểm vi khuẩn
Còn gọi là tụ cầu khuẩn, đây là loại vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng
rãi trong tự nhiên, chúng thường ký sinh trên da và niêm mạc. Tụ cầu khuẩn
gồm nhiều cầu khuẩn tạo thành hình giống như chùm nho, đường kính 0,7-1
μm, bắt màu Gram dương, không di động, không sinh nha bào, không có vỏ
nhầy và lông (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Staphylococcus gây bệnh thường có khả năng gây tiêu huyết, làm đông đặc
huyết tương, tiết enzyme ngoại bào và nội độc tố gây ngộ độc thức ăn
(Nguyễn Thanh Bảo, 1993).

Hình 2.5 Vi khuẩn S. aureus trên
môi trường thạch máu
(www.microbiologyinpictures.com)

Hình 2.6 Vi khuẩn S. aureus
(school.omoide.nu)
Đặc tính nuôi cấy
Đây là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí không bắt buộc, nhiệt độ thích hợp
từ 32-37
o
C, pH từ 7,2-7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Trong môi trường nước thịt: sau khi cấy 12-24 giờ, nước thịt đục có màng.
Trên môi trường thạch sau 24 giờ, tụ cầu khuẩn phát triển thành khuẩn lạc
tròn, đục, đường kính khoảng 2-4 mm, có sinh sắc tố.
Trong huyết tương thỏ: S. aureus làm đông huyết tương (Lưu Hữu Mãnh,

2010). Trên môi trường thạch máu, chúng làm dung huyết (haemolysis).

11
Môi trường Gelatin: cấy vi khuẩn theo đường cấy trích sâu, nuôi ở nhiệt độ
20
o
C sau 2-3 ngày, gelatin bị tan chảy ra trông giống dạng hình phễu (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính sinh hóa
Staphylococcus aureus có khả năng chuyển hóa đường mannit và phản ứng
Coagulaz dương tính; lên men đường lactose, glucose, levulose, mannose,
mannitol, saccarose, không lên men đường galactose (Nguyễn Như Thanh và
ctv, 1997).
Enzyme và độc tố
Theo Lưu Hữu Mãnh (2010), S. aureus tiết ra các độc tố như:
Nhân tố diệt bạch cầu (leucocidin): nhân tố làm bạch cầu mất tính di động,
mất hạt và nhân bị phá hủy, đây là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong tính
gây bệnh của vi khuẩn.
Độc tố gây hoại tử da (dermonecrotoxin): gây hoại tử, viêm da có mủ ở chó.
Độc tố gây chết (lethal toxin): làm chết thỏ.
Độc tố dung huyết (haemolysin): còn gọi là dung huyết tố gây dung giải hồng
cầu thỏ ở 37
o
C. Đây là ngoại độc tố, bản chất protein, bền vững với nhiệt độ.
Là một kháng nguyên hoàn toàn, gây hình thành kháng thể do đó có thể dùng
làm vaccine.
Độc tố đường ruột (enterotoxin): một số chủng phân lập được trong quá trình
nhiễm độc thực phẩm và các bệnh nhân viêm ruột. Các chủng này sinh độc tố
trên thực phẩm như sữa tươi, kem, pho mát, thịt, cá, sò, gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra tụ cầu khuẩn còn hình thành các nhân tố gây bệnh sau:

Men làm tan tơ huyết (fibrinolysin): tụ cầu khuẩn sinh ra men này phát triển
trong cục máu đông làm vỡ cục máu thành mảnh nhỏ di chuyển gây tắc các
mao mạch.
Men làm đông huyết tương (coagulase): men này có thể làm đông huyết tương
của người và thỏ, chúng tác động lên globulin trong huyết tương tạo thành các
cục máu đông trong tĩnh mạch. Ngoài ra nó còn có tác động lên fibrinogen,
chất này gắn vào vi khuẩn tạo thành lớp vỏ xung quanh giúp vi khuẩn tránh
được hiện tượng thực bào.
Men hyaluronidase: men này thủy phân acid hyaluronic là chất cơ bản của mô
liên kết tạo điều kiện cho vi khuẩn khuyếch tán.

12
Sức đề kháng
S. aureus đề kháng kém với các tác nhân lý, hóa, bị tiêu diệt trong vòng 30
phút đến 1 giờ ở nhiệt độ 70
o
C, khi đun sôi ở 100
o
C vi khuẩn chết sau 1-2
phút. S. aureus dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường, nhưng
đề kháng với sự khô và đóng băng. Ở nơi khô ráo tụ cầu khuẩn sống từ 4-5
tháng. S. aureus trong mủ khô có khả năng đề kháng cao hơn, có thể sống
trong mủ khô nhiều tuần (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Tính kháng thuốc
Ngày nay S. aureus đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau, gây khó
khăn rất nhiều cho công tác điều trị (Nguyễn Thanh Bảo, 1993).
Theo Lê Kinh Duệ và Nguyễn Thị Lai (2006): 100% nhạy cảm với
vancomycin, 96,6% nhạy cảm với acid fucidic, 93,3% nhạy với gentamycin,
73,3% nhạy với cephalotin, 63,3% nhạy với oxacillin và chỉ có 56,7% nhạy
với erythromycin.

S. aureus đề kháng cao với ampicillin, Co-trimoxazol, erythromycin,
lincomycin (50-80%), các kháng sinh hoạt lực mạnh ceftriazon, ciprofloxacin
bắt đầu bị kháng lại (Nguyễn Bữu Châu, 2007).
Đường xâm nhiễm và tính gây bệnh
Trong tự nhiên: ngựa là loài mẫn cảm nhất, kế đến là chó, bò. Gà, vịt có khả
năng đề kháng tự nhiên với tụ cầu khuẩn. Chúng làm mưng mủ ở các vết
thương, nơi xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng và tạo thành ổ mủ.
S. aureus ký sinh ở da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức đề kháng của
cơ thể giảm hoặc tổ chức bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.
Vi khuẩn có thể gây những ổ mủ ngoài da, niêm mạc, hoặc vào máu gây
nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ.
Trong phòng thí nghiệm: thỏ là loài cảm nhiễm nhất, tiêm canh trùng tụ cầu
khuẩn vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ sẽ chết sau 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm
mủ. Khi mổ khám thấy nhiều ổ mủ ở tim, thận, xương, bắp thịt,… (Trần Thị
Phận, 2004).

13
2.2.3 Vi khuẩn Streptococcus faecalis (S. faecalis)
S. faecalis hiện nay còn được gọi là Enterococcus faecalis, họ
Enterococcaceae, giống Enterococcus.
Đặc điểm vi khuẩn
Liên cầu khuẩn S. faecalis là những vi khuẩn hình cầu, xếp thành chuỗi dài
ngắn khác nhau, đường kính có thể lên đến 1 μm. Vi khuẩn bắt màu Gram
dương, không có giáp mô, không di động và không hình thành nha bào.
Đặc tính nuôi cấy
S. faecalis là những vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, một số kỵ khí
tuyệt đối, phần lớn liên cầu khuẩn gây bệnh thích hợp ở 37
o
C (Nguyễn Như
Thanh, 1997).

S. faecalis tương đối khó nuôi cấy, vi khuẩn chỉ mọc trong các môi trường có
đầy đủ chất dinh dưỡng như môi trường nước thịt, môi trường có óc và tim,
hoặc các môi trường có huyết thanh hay hồng cầu. Vi khuẩn tăng trưởng mạnh
trong điều kiện có CO
2
, riboflavin, pantothenic acid… (Nguyễn Thanh Bảo,
1993).
Trong môi trường lỏng: sau 24 giờ nuôi cấy môi trường phía trên trong suốt và
ở đáy ống nghiệm có cặn do vi khuẩn hình thành các chuỗi và các chuỗi này
không gãy, dần dần tạo thành hạt và bông rồi lắng xuống đáy ống nghiệm.
Môi trường thạch thường: khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám.
Trên môi trường thạch máu, liên cầu khuẩn có 3 dạng dung huyết. Dung huyết
α: khuẩn lạc được bao quanh bằng một vòng màu xanh nhạt, tương đối hẹp.
Đây là dạng dung huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị tiêu.
Dung huyết β: bao quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt, rộng 2-4 mm. Đây
là hiện tượng dung huyết hoàn toàn, không còn hồng cầu ở xung quanh khuẩn
lạc. Dung huyết γ: màu thạch xung quanh khuẩn lạc vẫn nguyên vẹn. Trong
trường hợp này hồng cầu không bị tiêu (Warren Levinson, 2004).
Đặc tính sinh hóa
S. faecalis có khả năng lên men đường glucose, lactose, saccarose, salixin,
tehalose, không lên đường mannitol, inulin.
Các phản ứng idol, H
2
S, catalase: âm tính.
Vi khuẩn không làm đông vón huyết tương (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

14
Cấu trúc kháng nguyên
S. faecalis có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, có rất nhiều loại kháng
nguyên đã được tìm thấy ở các S. faecalis, tuy nhiên có 2 loại kháng nguyên

quan trọng:
Carbonhydrate C: có trong vách tế bào của vi khuẩn. Lancefield đã dùng
chất này để phân loại Streptococcus thành các nhóm từ A đến O (Jawet et al.,
1980). Trong đó S. faecalis nhóm A thuộc loại dung huyết tố β, có khả năng
gây bệnh rất lớn ở người: nhiễm khuẩn các vết thương, viêm họng,… (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
Protein M: đây là yếu tố độc lực rất quan trọng với vi khuẩn S. faecalis.
Độc tố
S. faecalis sinh ra 2 loại dung huyết tố:
Streptolysine O: dung huyết tố này hoạt động ở chiều sâu môi trường
không có oxy của không khí, dễ bị mất hoạt tính bởi oxy. Streptolysine là một
kháng nguyên, có giá trị cho việc chẩn đoán bệnh do liên cầu khuẩn gây ra.
Streptolysine S: không mất hoạt tính bởi oxy, có khả năng làm tan máu ở
trên bề mặt môi trường, dung huyết tố này có tính kháng nguyên yếu không có
giá trị trong chẩn đoán bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Sức đề kháng
Liên cầu khuẩn đề kháng yếu với nhiệt độ, ở nhiệt độ 70
o
C chúng tồn tại được
35-40 phút và chết sau 1 phút khi nhiệt độ lên đến 100
o
C. Ngoài ra chúng còn
đề kháng yếu với hóa chất, vì vậy các chất sát trùng thông thường dễ dàng tiêu
diệt được chúng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Tính kháng thuốc
S. faecalis kháng với gentamycin (7%), streptomycin (20%), gentamycin+
treptomycin (22%), vancomycin + teicoplanin (2%) và vancomycin (4%)
(Johnson et al., 1998).
Tính gây bệnh
Vi khuẩn trong cơ thể người hay gia súc, do những nguyên nhân phức tạp, có

thể trở nên độc và tác động gây bệnh, một mình hay kết hợp với những loại vi
khuẩn khác (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Trong phòng thí nghiệm, thỏ là động vật thí nghiệm dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm
S. faecalis dưới da thỏ, sẽ thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm vi khuẩn vào tĩnh

15
mạch hay phúc mạc, thỏ sẽ chết nhanh do nhiễm trùng huyết. Ngoài ra có thể
dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trong tự nhiên liên cầu khuẩn ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình
thường chúng hiện diện ở họng và ruột, một số liên cầu khuẩn có khả năng
gây bệnh cho người và động vật. Ở động vật, liên cầu khuẩn thường gây nên
những chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi, viêm ngoại tâm mạc (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
Đường xâm nhiễm
Theo Trần Thị Phận (2004), Streptococcus sống chủ yếu ở đường sinh dục heo
nái, khi sinh sản sức đề kháng giảm, đường sinh dục heo dễ bị tổn thương nên
tạo cơ hội cho liên cầu khuẩn phát triển và xâm nhập gây viêm. Ngoài ra, vi
khuẩn tồn tại ở ngoài môi trường còn xâm nhiễm vào đường sinh dục trong lúc
đẻ khó.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn
phát triển, các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sau khi đẻ thường là
Staphylococcus và Streptococcus, phát triển gây ra quá trình sinh mủ trong cơ
quan sinh dục khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
2.2.4 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh có độc lực thấp, thuộc lớp
Gamma Proteobacteria, loài Pseudomonas, còn có tên gọi khác là
Pseudomonas pyocyaneus, Bacterium pyocyaneum. Chúng thường được tìm
thấy trong quá trình mưng mủ ở bò, heo hoặc các vết thương nhiễm trùng ở
người (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Đặc điểm vi khuẩn

P. aeruginosa có dạng hình que mỏng, bắt màu Gram âm, kích thước 0,5 x
1,5-3 μm, hai đầu tròn, đứng riêng từng đơn vị hoặc từng đôi, từng chuỗi ngắn,
có khi thành dạng hình sợi, hình dấu phẩy hay hình cầu. P. aeruginosa chuyển
động bằng tiên mao, không sinh bào tử và không có vỏ nhầy (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977; Nguyễn Thị Chính và Trương Thị Hòa, 2005).
Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, trong đất, nước, không khí,
chúng sống hoại sinh trên da của nhiều loài động vật.
Đặc tính nuôi cấy
P. aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc, phát triển ở
nhiệt độ 30-37
o
C, giới hạn nhiệt độ có thể phát triển 5-42
o
C, pH thích hợp 6,6-
7 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

×