Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG hợp I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.85 KB, 42 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã thu
được những thành công đáng kể; với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
chúng ta đã dần dần hội nhập với kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu rộng vào
quá trình hợp tác thương mại quốc tế. Trong mối quan hệ đa phương, nhiều chiều
đó, thanh toán quốc tế đã ra đời như một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan.
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong kinh doanh quốc tế cũng như kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu thương mại, hoạt động xuất nhập
khẩu của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hiệu quả của hoạt động thanh
toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia xuất nhập khẩu.
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan
tới các nghĩa vụ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức,
công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. Thanh toán xuất nhập khẩu luôn
chứa đựng rủi ro và tranh chấp, những rủi ro và tranh chấp đó tỷ lệ thuận với sự hoà
nhập ngày càng sâu rộng vào nền mậu dịch khu vực và quốc tế. Để có thể hiểu rõ
hơn về các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện cũng như các phương tiện, phương thức
thanh toán của hoạt động thanh toán quốc tế, nhóm xin trình bày đề tài:
“Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I”.
Bài thảo luận gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế.
Chương II: Thực trạng thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp I
Chương III: Biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của
công ty.
Trong bài thảo luận còn có sai sót và khiếm khuyết, chúng e rất mong nhận được
sự hướng dẫn và chỉ bảo của cô và các bạn để bài thảo luận hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH THANH TOÁN
QUỐC TẾ
1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế
1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế, các nước đều đạt được lợi ích từ việc
tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thật vậy, nó không chỉ thoả mãn nhu cầu của
nước tham gia mà bản thân không thể tự đáp ứng được mà còn giúp các nước đó ngày
càng phát triển hơn thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán giữa các quốc gia. Quá
trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa
các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên quan.
2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn
chịu sự điều chỉnh của luật pháp, công ước và tập quán quốc tế như UCP, URC,
URR, Incoterms.
- Thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá và dự trữ ngoại hối của các
quốc gia
- Các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu thực hiện thông qua các hệ thống
ngân hàng thương mại.
- Hoạt động thanh toán là một loại dịch vụ.
3 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.3.1. Thanh toán quốc tế với nền kinh tế:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
- Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài
- Thúc đẩy các hoạt động dịch vụ

- Tăng cường thu hút kiều hối và nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy thị trường tìa chính quốc gia hội nhập quốc tế
1.1.3.2. Thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại
- Mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng về số lượng và tỷ trọng
- Là một mắt xích chắp nối các hoạt động khác cảu ngân hàng thương mại
2
- Là khâu không thể thiếu trong môi trường hoạt kinh doanh
- Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
1.2.1. Các nhân tố khách quan
 Nhân tố thuộc về môi trường trong nước:
Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Với nền kinh tế có trình độ thấp hoạt động thanh toán ít phát triển, đối với nền kinh tế
có trình độ cao hoạt động thanh toán phát triển hơn.
Các chính sách nhà nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế., như chính sách về tỷ giá, chính sách
ngoại thương, chính sách ngoại hối.
Cơ sở hạ tầng công nghệ. Sự phát triển mạng lưới công nghệ thông tin của quốc
gia có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Hệ thống các ngân hàng thương mại: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng
như những dịch vụ của nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế, như
trình độ nghiệp vụ của nhân viên, cơ sở trang thiết bị, quy trình nghiệp vụ
Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động thanh toán. Số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng dẫn đến nhu
cầu về thanh toán lớn từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển.
Ngược lại, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít thì nhu cầu về thanh toán hàng
xuất nhập khẩu thấp.
 Nhân tố thuộc về môi trường quốc tế:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng hiện

nay nhân tố được coi là ảnh hưởng nhiều nhất đó là: quá trình toàn cầu hoá và sự phát
triển của công nghệ thông tin.
Quá trình toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập luôn tạo ra thách thức và cơ hội
cho mọi nền kinh tế, vì thế mà các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra rất sôi nổi, việc
trao đổi mua bán giữa các quốc gia diễn ra nhiều hơn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
thanh toán quốc tế. Nó đặt ra yêu cầu thanh toán quốc tế cần phái đổi mới toàn diện cả
về hình thức và nội dung nghiệp vụ, cần chuyển hướng đa dạng hoá các hoạt động với
sự đổi mới công nghệ để thích ứng ngày càng cao với những yêu cầu của nền kinh tế.
3
Mặt khác, sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động tích cực đem lại
những chuyển biến mới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngày nay, hoạt động thanh
toán quốc tế với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã diễn ra ngày càng nhanh chóng,
chính xác và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của luật pháp
quốc gia mà còn chịu sự chi phối của các quy chuẩn, thông lệ quốc tế. Các quy tắc
thông lệ này rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện
thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các rắc rối và rủi ro phát sinh trong quá trình thực
hiện giao dịch quốc tế. Sự biến động về tiền tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.2. Các nhân tố chủ quan
 Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh
doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán phát triển hơn có bộ phận chuyên
trách về mảng thanh toán, trình độ nghiệp vụ thanh toán vững, quy trình chặt
chẽ. Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất thì bộ phận tham gia hoạt động thanh
toán không được chú trọng phát triển còn trong các doanh nghiệp chuyên về kinh
doanh xuất khẩu thì hoạt động thanh toán được tổ chức chặt chẽ và có đầu tư
đúng mức.
 Uy tín của doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thanh toán của công ty. Nếu một doanh nghiệp có uy tín tốt sẽ thiết lập
được mối quan hệ tốt với khách hàng và ngân hàng. Từ đó góp phần tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán. Ví dụ: người mua
và bán có quan hệ làm ăn thân thiết với nhau, tin tưởng nhau do dó có thể dùng
phương thức thanh toán chuyển tiền - tiết kiệm chi phí, thủ tục đơn giản, nhanh.
Hoặc ngân hàng sẽ dễ dàng châp nhận chiết khâu bộ chứng từ cho những doanh
nghiệp có uy tín.
 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác trong hoạt động thanh toán. Đây là
nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanh toán tại doanh
nghiệp. Do đó, cán bộ làm thanh toán quốc tế đòi hỏi phái có trình độ nghiệp vụ
cao, am hiểu các thông lệ quốc tế, các quy trình thanh toán quốc tế để hạn chế rủi
ro cho doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
 Mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng: trong hoạt động thanh toán quốc
tế, ngân hàng là người trung gian nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
4
của hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp. Nếu có quan hệ tốt với ngân hàng,
nhà xuất khẩu có thể được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
thanh toán bằng cách: nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở chiết khâu bộ
chứng từ, thúc dục người nhập khẩu trả tiền. Hoặc người nhập khẩu sẽ được ký
quỹ với giá trị thâp khi mở L/C. Mặt khác, ngân hàng còn có vai trò thực hiện
các hoạt động dịch vụ khác trong thanh toán như tư vân cho doanh nghiệp, kiểm
tra bộ chứng từ
1.3. Các điều kiện thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế, khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký hợp đồng
ngoại thương thì một bộ phận rất quan trọng cần phái thoả thuận là các điều kiện thanh
toán. Thanh toán tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ của cơ bản của hai bên mua và bán.
Thanh toán tiền hàng còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc quay vòng vốn của hai bên, các
loại rủi ro trong lưu thông tiền tệ và chi phí. Vì vậy, khi đàm phám giao dịch hai bên
mua và bán đều cố gắng thoả thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Các điều kiện
đó là:
• Điều kiện về tiền tệ: trong hợp đồng ngoại thương các bên phái thoả thuận rõ sử
dụng đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán, đồng tiền nào là, đồng tiền tính toán

tránh rủi ro nhầm lẫn khi thực hiện hợp đồng. Đồng tiền được sử dụng có thể là
tiền tệ quốc tế, tiền tệ quốc gia, hoặc cũng có thể là tiền mặt hay tiền tín dụng
tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên.
• Điều kiện về địa điểm thanh toán: Cả bên mua và bán đều muốn lấy nước mình
làm địa điểm thanh toán vì bên mua có thể đến ngày trả tiền mới phái chi tiền
trả, đỡ bị đọng vốn, còn bên mua có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân
chuyển vốn nhanh và còn thuận tiện hơn. Nhìn chung, địa điểm thanh toán
trong thương mại quốc tế có thể ở nước người mua, hoặc nước người bán hoặc
ở nước thứ ba. Tuy nhiên, việc xác định địa điểm thanh toán phụ thuộc vào vị
thế và lực lượng của các bên, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán là
của nước nào.
• Điều kiện về thời gian thanh toán: Thời hạn thanh toán có quan hệ chặt chẽ với
việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được rủi ro do biến động về
tiền tệ thanh toán, nên nó là vấn đề quan trọng và thường là sự thoả thuận khó
5
khăn trong khi ký kết hợp đồng. Về thời hạn thanh toán thường có ba cách quy
định như sau: trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền ngay.
• Điều kiện về phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là nội dung trọng
yếu của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nó chỉ việc người bán dùng cách nào để
thu tiền về và người mua dùng cách nào để trả tiền. Việc sử dụng phương thức
nào tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng ngoại thương.
Trong thương mại quốc tế, người ta thường sử dụng các phương thức thanh
toán chủ yếu sau: phương thức trả tiền mặt, phương thức ghi sổ, phương thức
chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức
ghi sổ
1.4. Các phương thanh toán
1.4.1. Phương thức chuyển tiền
1.4.1.1. Khái niệm và đặc điểm
“Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhât định cho một người khác (người

hưởng lợi) theo một địa chỉ nhât định và trong một thời gian nhât định”
- Có hai hình thức chuyển tiền
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)
- Căn cứ vào thời gian trả tiền có:
Chuyển tiền ứng trước
Chuyển tiền trả ngay
Chuyển tiền trả sau.
2 Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
Ưu điểm
Đây là phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp trả tiền trước vì
nhà nhập khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng và có lợi cho nhà
nhập khẩu trong trường hợp trả tiền sau bởi nhà nhập khẩu sau khi nhận được
hàng hoặc bộ chứng từ mới chuyển tiền. Thanh toán bằng phương thức này còn có ưu
điểm nữa là thời gian thanh toán nhanh chóng, chi phí thanh toán thâp hơn so với các
phương thức khác và thủ tục thanh toán không rườm rà, đơn giản.
Nhược điểm
6
Phương thức này mang lại nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu trong trường hợp trả
tiền sau bởi sau khi giao hàng, việc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của
người mua. Và mang lại rủi ro cho nhà nhập khẩu trong trường hợp trả tiền trước. Như
vậy, sử dụng phương thức chuyển tiền độ an toàn không cao. Tuy nhiên, phương thức
này vẫn có thể áp dụng nếu hai bên thoả thuận được những biện pháp để hạn chế rủi ro.
Khi áp dụng phương thức chuyển tiền với hợp đồng mua bán thông thường phái có các
điều kiện đảm bảo.
Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng
Lựa chọn bạn hàng tốt: thu thập thông tin về khách hàng, lựa chọn khách hàng
làm ăn có uy tín. Để giảm rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ký quỹ, đặt cọc: Yêu cầu khách hàng, ký quỹ, đặt cọc một khoản tiền nào đó.
Nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó không được trả lại, nếu

thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào giá trị hợp đồng.
Thế chấp, cầm cố: Yêu cầu khách hàng đưa ra một tài sản có giá trị cho mình.
Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng thì nhà xuất khẩu có quyền
định đoạt, còn nếu khách hàng thực hiện đúng hợp đồng thì nhà xuất khẩu sẽ trả khoản
thế châp cầm cố đó cho khách hàng.
Bảo lãnh trong các trường hợp: Ứng trước tiền hàng và trả tiền sau. Nhà xuất
khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nhờ ngân hàng bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập
khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng sẽ đứng ra bồi
thường tổn thât cho nhà xuất khẩu.
1.4.2. Phương thức ghi sổ
1.4.2.1. Khái niệm
Ghi sổ là một phương thứ trong đó quy định rằng Người ghi sổ sau khi đã hoàn thành
việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ mở tài khoản ( hoặc một quyển sổ) để ghi nợ
Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định. Đến từng kì nhất định do hai bên
thỏa thuận người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền hoặc phát hành séc
để thanh toán cho Người ghi sổ.
1.4.2.2. Ưu nhược điểm của phương thức ghi sổ
Ưu điểm
7
Có lợi cho nhà nhập khẩu vì sau một thời gian giao hàng thì người nhập khẩu mới phải
thanh toán tiền hàng
Nhược điểm
Hai bên mua bán thực sự phải tin tưởng lẫn nhau
1.4.3. Phương thức nhờ thu
14.3.1. Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao
hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng
từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, châp
nhận hối phiếu hay châp nhận các điều kiện và điều khoản khác .
Các loại nhờ thu:

Dựa vào tính chât chứng từ mà người mua yêu cầu làm căn cứ trả tiền, nhờ thu
phân thành hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
1.4.3.2 Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu
Ưu điểm
Phương thức nhờ thu là phương thức đơn giản, chi phí rẻ hơn so với phương thức đổi
chứng từ trả tiền và phương thức tín dụng chứng từ, thời gian thanh toán cũng ngắn
hơn. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ người nhập khẩu còn khống chế hàng
hoá đến tận nơi giao hàng tại nước người mua
Tuy nhiên, phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi của nhà
xuất khẩu nên nó ít được sử dụng. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng
nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Vì nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ
được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay châp nhận thanh
toán, nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả tiền
hối phiếu đã châp nhận khi đến hạn. Còn nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại
ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay châp nhận thanh toán, đối với trường
hợp trao chứng từ khi được châp nhận (D/A) nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán
hàng hoá mà chưa phái thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu ngoài việc uỷ
thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng
8
từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phái trả tiền hay châp nhận trả tiền - đảm bảo
khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu phiếu trơn.
Nhược điểm
Khi áp dụng phương thức nhờ thu nhà xuất khẩu cũng gặp nhiều rủi ro, phương
thức nhờ thu phiếu trơn thì mức độ rủi ro cao hơn phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Những rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp là: ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá
cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay châp nhận thanh toán, điều này
có thể xảy ra nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan hệ trong nước lên trên trách nhiệm và
nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian
thu hộ tiền, không có trách nhiệm gì nếu người nhập khẩu không trả tiền, ngân hàng

cũng không chịu trách nhiệm về bât cứ sự chậm trễ hay thât lạc chứng từ nào.
Đối với nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà nhập khẩu lập bộ chứng
từ giả hay cố tình gian lận thương mại.
1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ
1.4.4.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó theo yêu cầu của
khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là
L/C (Letter of Credit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc châp nhận
hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hàng bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C .
1.4.4.2. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Ưu điểm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng
rãi nhât hiện nay vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội. Phương thức này đảm bảo quyền lợi
của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế một cách cao nhât.
Đối với người nhập khẩu:
Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hoá do mình như ngân
hàng phát hàng ghi rõ trong L/C, đồng thời ngân hàng phát hành giúp kiểm tra bộ
chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhât.
Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi
tât cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng và đảm bảo hàng hoá phù hợp với bộ
9
chứng từ theo các điều kiện và điều khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương, như
số lượng, chât lượng, thời gian giao hàng
Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt
được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh
doanh.
Đối với người xuất khẩu:
Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được đảm bảo rằng khi xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiến hàng thanh toán,

mà không cần phái chờ đến khi người nhập khẩu châp nhận hàng hoá hay châp nhận
bộ chứng từ. Nghĩa là người mua không thể trì hoãn thanh toán bằng bât cứ cách nào
nếu như chứng từ phù hợp L/C.
Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của ngân hàng
phát hành là sẽ trả tiền, châp nhận hoặc chiết khâu trên cơ sở chứng từ xuất trình phù
hợp với các điều khoản của L/C – đây là lợi thế vượt trội so với phương thức ghi sổ
hay nhờ thu.
Khi L/C không huỷ ngang được mở, nó không thể sửa đổi hoặc thanh toán mà
không có sự đồng ý của người bán. Một L/C không huỷ ngang có xác nhận sẽ đặt
trách nhiệm thanh toán không những cho ngân hàng phát hành mà còn cho ngân hàng
xác nhận, do đó, nó cung câp sự an toàn tốt nhât cho người xuất khẩu.
Để có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có thể
đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở ngân hàng phát hành châp nhận thanh
toán hối phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã châp nhận đến ngân
hàng phục vụ mình hay bât cứ ngân hàng nào khác để chiết khâu nhận tiền tức thời.
Như vậy, đối với nhà xuất khẩu thì L/C không những là công cụ thanh toán mà còn là
công cụ tài trợ xuất khẩu. Họ sẽ được thanh toán trước hạn so với quy định của L/C.
Nhược điểm
Chi phí thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ khá cao, quy trình thanh
toán phức tạp.
Đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ và bộ chứng từ
xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính
10
chân thật “bề ngoài” của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chât “bên trong”
của chứng từ, cũng như chât lượng và số lượng hàng hoá. Một nhà xuất khẩu chủ tâm
gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề mặt phù hợp với L/C) cho ngân
hàng được chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập
khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường
hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phái hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng

phát hành.
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phái tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch,
tăng chi phí.
Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. Vì
bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá, nên thiếu
vận đơn thì hàng hoá không được giái toả. Nếu nhà nhập khẩu cần gâp ngay hàng hoá,
thì phái thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tầu
để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phái trả một khoản phí cho
ngân hàng. Hơn nữa, nếu không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi thường giữ tàu
quá hạn sẽ phát sinh. Tuy nhiên, thông thường theo các điều khoản của L/C thì nhà
nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ trong khoảng thời gian hợp lý.
Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” (full set of bills of lading), thì một
người khác có thể lây được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn,
trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.
Đối với nhà xuất khẩu
Khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ, đòi hỏi người bán phái có kinh
nghiệm trong giao dịch L/C, những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà
xuất khẩu và nhà nhập khẩu phái tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản
thanh toán/ châp nhận có thể chậm trễ, thậm chí bị từ chối thanh toán và nhà xuất khẩu
phái tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vân đề được giái quyết hoặc
phái tìm người mua mới, bán đâu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phái
chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng
11
hoá trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối
nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mât khả
năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được
thanh toán. Tương tự, nếu ngân hàng phát hành đã châp nhận hối phiếu kỳ hạn nhưng

bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn, thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi
L/C được xác nhận bởi một ngân hàng trong nước, còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi
ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ
chế chính sách của nước nhà nhập khẩu.
1.5. Các phương tiện thanh toán
1.5.1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
Để thống nhất trong việc lưu thông hối phiếu từ trước tới nay các nước tư bản
đã ban hành các luật về hối phiếu như:
- Luật hối phiếu Anh ban hành năm 1882: "Bill of Exchange Act of 1882"
(BEA)
- Luật thương mại thống nhất Mỹ, 1962 "Uniform Commercial Codes of 1962"
(UCC)
- Công ước Geneva ký kết giữa các nước 1930, luật thống nhất về hối phiếu
"Uniform Law for Bill of Exchange" (ULB).
Việt Nam đang sử dụng áp dụng công ước này.
a)- Khái niệm: Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do Nhà xuất
khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ ký phát để đòi tiền Nhà nhập khẩu,
người mua, người nhận cung cấp dịch vụ và yêu cầu những người này phải trả
một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định
cho Người thụ hưởng có quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người thụ
hưởng này trả cho người khác.
b)- Các thành phần có liên quan:
- Người ký phát hối phiếu: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ.
- Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: (Theo thanh toán tín dụng
chứng từ là Ngân hàng mở L/C, theo phương thức nhờ thu là Nhà nhập khẩu,
người mua, người nhận cung cấp dịch vụ).
12
- Người hưởng lợi: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ (hay một
người khác được chỉ định)
c)- Đặc điểm của hối phiếu:

- Tính trừu tượng: Trên tờ hối phiếu có ghi số tiền trả cho ai, thời gian, địa
điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức
nội dung kinh tế của hối phiếu.
- Tính bắt buộc: Người trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không được
từ chối vì bất cứ lý do gì. Tính bắt buộc của hối phiếu được pháp luật bảo đảm.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này sang tay
người khác thông qua thủ tục ký hậu hối phiếu trong thời gian hiệu lực của hối
phiếu.
d)- Hình thức của hối phiếu:
- Hình mẫu của hối phiếu dài hay ngắn không hề ảnh hưởng đến giá trị pháp lý
của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẳn theo mẫu đều có giá trị, thông thường
người ta sử dụng hối phiếu in sẳn có các khoảng trống để cho người ký phát điền
vào những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, khi điền vào, ngôn ngữ tạo lập hối
phiếu phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ đã in sẳn
trên mẫu. Thông thường là bằng tiếng Anh.
- Không được viết lên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ hay mực dễ phai.
- Hối phiếu được lập thành 01 hay nhiều bản. Thông thường, người ta lập
thành hai bản. Bản thứ nhất có ký hiệu là (1), Bản thứ nhì có ký hiệu là (2). Hai
bản này đều có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản có giá trị thanh toán.
Đối với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, hối phiếu có thể được lập
thành ba hay bốn bản. Những bản này cũng có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên,
chỉ có bản đến trước là có giá trị thanh toán và những bản còn lại sẽ mất giá trị
hiệu lực thanh toán. Hối phiếu không có bản chính hay bản phụ.
e)- Nội dung hối phiếu:
Theo công ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có
những nội dung sau:
- Tiêu đề hối phiếu: Hối phiếu phải ghi tiêu đề là Bill of
Exchange hoặc Exchange, hayDrafts.
13
- Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Thông thường, địa điểm ký phát hối

phiếu là nơi ký phát hối phiếu hay một nơi khác vì nơi lập và nơi cư trú của
người ký phát hối phiếu có thể khác nhau. Nếu trên hối phiếu không có ghi nơi
ký phát hối phiếu thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát được coi là địa điểm
ký phát hối phiếu và nếu trên hối phiếu không ghi địa chỉ của người ký phát hối
phiếu thì hối phiếu đó không có giá trị.
Ngày ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng. Nó chính là thời điểm xác
định việc thành lập hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở xác định kỳ hạn trả tiền
của hối phiếu. Nó cũng là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình bộ
chứng từ, đồng thời là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ. Thông
thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình Bộ chứng từ cho ngân hàng
thanh toán. Trường hợp thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì
ngày hối phiếu không được trước ngày giao hàng ghi trên vận đơn (B/L), hóa
đơn (Invoice) và cũng không thể sau ngày quá hạn của giá trị của thư tín dụng
(L/C).
Kỳ hạn trả tiền: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền. Có hai loại.
(thông thường được thể hiện bên cạnh hoặc phía dưới tiêu đề hối phiếu).
+ Trả tiền ngay: Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối
phiếu, vì vậy trên hối phiếu sẽ thể hiện là: "At sight of this first of Drafts"
+ Trả tiền sau: Việc thực hiện trả tiền được thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định
Ví dụ: - Trả sau X ngày khi nhìn thấy hối phiếu: "At X days after sight"
- Trả sau X ngày kể từ ngày giao hàng: "At X days after shipment date"
- Trả sau X ngày kể từ ngày vận đơn: "At X days after bill of lading
date"
- Trả sau X ngày kể từ ngày phát hối phiếu: "At X days after date "
- Người thụ hưởng: Tên họ, địa chỉ của người thụ hưởng phải được ghi rõ ràng,
đầy đủ. Theo luật quản chế ngoại hối ở Việt Nam, người thụ hưởng hối phiếu là
các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh ngoại hối và phải được
Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.
14

- Người trả tiền hối phiếu: Tên họ người trả tiền phải được ghi rõ ràng, cụ thể
và ghi vào sau chữ "To:". Nếu sử dụng phương thức thanh toán Nhờ thu,
sau "To:" phải ghi tên nhà nhập khẩu. Còn khi sử dụng phương thức thanh toán
Tín dụng chứng từ thì sau "To:" sẽ ghi tên Ngân hàng mở L/C và đồng thời, cần
thể hiện thêm Số L/C, ngày phát hành L/C.
- Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu
được ghi bên phải góc dưới của hối phiếu. Chữ ký của người ký phát hối phiếu
phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thể hiện ý
chí cam kết của họ nên sẽ do chính tay người lập hối phiếu ký. Yêu cầu phải ký
chữ ký thông dụng trong giao dịch.
f)- Chấp nhận hối phiếu: Là một hình thức xác nhận việc bảo đảm thanh toán
của người trả tiền đối với hối phiếu khi đến hạn thanh toán. Sự chấp nhận hối
phiếu được thực hiện bằng cách: Người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên
trái của hối phiếu sau dòng "To:" bằng chữ: "Accepted" kế đó là chữ ký của
người trả tiền. Trường hợp, mặt trước đã đầy kín chữ, thì việc thủ tục này sẽ
thực hiện ở mặt sau hối phiếu.
Chú ý: Tuy nhiên, người trả tiền vẫn có quyền từ chối, không chấp nhận hối
phiếu nếu có nguyên do chính đáng, chẳng hạn như hàng hóa thực nhận không
đúng với hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng, chủng loại, hoặc Bộ chứng
từ thanh toán bất hợp lý, không nhất quán, không phù hợp với những điều khoản,
điều kiện đã được quy định.
Một hối phiếu có kỳ hạn, nếu đã được ký chấp nhận, sẽ đảm bảo sự tin cậy
trong thanh toán và sẽ dễ dàng lưu thông thuận lợi hơn trong việc chuyển
nhượng.
g)- Ký hậu hối phiếu:(Endorsement) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ
hạn
Đây là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người thụ hưởng
này sang người thụ hưởng khác. Người ký hậu (Endorser) ký chuyển nhượng
vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho Người được chuyển nhượng (Endorsee).
Việc ký hậu, thể hiện dưới các hình thức:

15
- Ký hậu để trắng (Blank endorsement): Không chỉ định cụ thể người thụ
hưởng kế tiếp là ai, mà chỉ ký tên mà thôi. Với hình thức này, người nào cầm
được hối phiếu, coi như là người thụ hưởng tiếp theo.
- Ký hậu theo lệnh (To order endorsement): Loại chỉ định một cách suy đoán
người thụ hưởng hối phiếu, thường được ghi như sau: "Pay to the order of Mr.
A"
- Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): Còn gọi là ký hậu đích danh.
Trong hình thức ký hậu này, Người chuyển nhượng nêu rõ đích danh người thụ
hưởng tiếp theo và chỉ có người đó mà thôi: "Pay to Mr.A only"
- Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): Loại này, người được
chuyển nhượng không được quyền đòi lại tiền của người chuyển nhượng cho
mình nếu người trả tiền từ chối trả tiền.
- Ký hậu bảo lưu (Conditional endorsement): Loại ký hậu có điều kiện, đòi hỏi
người được chuyển nhượng phải thực hiện một số điều kiện do người chuyển
nhượng đề ra.
h)- Bảo lãnh hối phiếu: (Guarantee) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ
hạn
Đây là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán hối phiếu cho
người thụ hưởng khi đến hạn trả tiền. Thông thường người bảo lãnh hối phiếu là
các Ngân hàng. Việc bảo lãnh sẽ được thực hiện bằng cách ghi vào chữ "bảo
lãnh"(good as aval) và ký tên vào cả mặt trước và sau của tờ hối phiếu.
Tại một số quốc gia, người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn
bản riêng, gọi là bảo lãnh bí mật.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hối phiếu có ghi "theo thư
tín dụng số: , mở ngày: bởi ngân hàng mở thư tín dụng là: ", về bản chất,
đây cũng là một hình thức bảo lãnh hối phiếu.
i)- Kháng nghị (protest): Khi đến hạn mà người trả tiền không trả tiền, Người
thụ hưởng có quyền kháng nghị người này trước pháp luật. Giấy kháng nghị
phải do người thụ hưởng lập trong thời gian không quá 24 giờ kể từ ngày đến

hạn thanh toán hối phiếu. Trong giấy kháng nghị này ghi rõ nguyên văn nội
16
dung của tờ hối phiếu cùng với việc chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh (nếu có) có xác
nhận của công chứng viên.
j)- Chiết khấu hối phiếu (Discount) - Chỉ dùng đối với những Hối phiếu có kỳ
hạn
Đây là một hình thức tín dụng dựa trên cơ sở tờ hối phiếu. Là một nghiệp vụ
của Ngân hàng, trong đó, Người thụ hưởng xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả
tiền cho Ngân hàng, để nhận lại ngay một số tiền thấp hơn số tiền đã ghi trên hối
phiếu. Trường hợp cả hai bên đều đồng ý, Người thụ hưởng sẽ thực hiện nghiệp
vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số
tiền ghi trên hối phiếu và tiền Ngân hàng chi ra, là lợi tức chiết khấu của Ngân
hàng. Người thụ hưởng cũng có thể dùng hối phiếu để thế chấp vay vốn ở Ngân
hàng.
1.5.2. Séc (Check/Cheque)
Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của Người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh
cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người
cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy (tức người có tên
trên tờ séc). Séc có thể chuyển nhượng được giống như cách chuyển nhượng của
hối phiếu có kỳ hạn.
Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:
1. Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của
người phát hành séc.
2. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc.
3. Ngân hàng trả tiền.
4. Tài khoản của người trả tiền.
5. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống
nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào
số tiền ghi bằng chữ.
6. Tên và địa chỉ người trả tiền.

7. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có).
8. Chữ ký của người phát hành séc.
Các loại séc:
17
+ Séc tiền mặt: Dùng để rút tiền mặt tại Ngân hàng.
+ Séc chuyển khoản: Chỉ thanh toán bằng chuyển khoản.
+ Séc xác nhận: Loại séc có sự bảo đảm chi trả của ngân hàng, còn gọi là séc
bảo chi.
+ Séc du lịch: Được trả tiền tại bất kỳ ngân hàng chi nhánh hay ngân hàng đại
lý nào của Ngân hàng phát hành séc kể cả ở trong hay ngoài nước. Hiệu lực của
nó là vô hạn nên thuận tiện cho du lịch.
Những người liên quan đến Séc:
- Người ký phát séc (drawer)
- Người thụ hưởng
- Ngân hàng trả tiền ở nước nhập
1.5.3. Kỳ phiếu
Kỳ phiếu là một cam kết vô điều kiện do một người (người mua hàng trả chậm,
người nhập khẩu ) ký phát trao cho người khác (người bán hàng trả chậm, người
xuất khẩu ) để cam kết rằng đến một thời hạn xác định, hoặc đến một ngày có thể
xác định trong tương lai sẽ trả một số tiền nhất cho người hưởng lợi ghi trên kỳ
phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
Nội dung kỳ phiếu:
- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện
- Thời hạn trả tiền
- Ðịa điểm trả tiền
- Tên họ người thụ hưởng
- Ðịa điểm, ngày ký phát hối phiếu
- Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu
1.6. Các chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế
1.6.1. Tờ khai hải quan

a. Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu
b. Tờ khai hàng phi mậu dịch
1.6.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua
phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của
18
hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức
thanh toán, phương tiện vận tải .v.v . .
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất
trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí
bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v
Ngoài hóa đơn thương mại (commercial invoice) mà ta thường gặp, trong thực tế
còn có các loại hóa đơn:
- Hóa đơn tạm thời: (Provisional invoice) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng
trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa
(trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần).
- Hóa đơn chính thức (Final ivoice) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi
thực hiện toàn bộ hợp đồng.
- Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của
giá hàng.
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức giống như hóa
đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Hóa đơn
chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại bình thường có tác dụng đại
diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm
thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu (đối với hàng xuất nhập khẩu có điều kiện).
1.6.3. Vận đơn đường biển (B/L : Bill of lading)
Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng
nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Tuy mỗi hãng tàu
đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có những điểm chung. Ở mặt
trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc "theo lệnh" ), tên tàu,

cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá
cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp
hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn .v.v Mặt sau ghi các điều kiện
chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ giữa
người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan hệ giữa người
gởi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh.
B/L có ba chức năng cơ bản sau:
19
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích,
do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức
năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện
nay.
Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người ta in
hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao,
trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các
bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp:
thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan .v.v . .
Có nhiều loại vận đơn:
1) Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không, thì
vận đơn được chia làm hai loại:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của
hàng hóa hay bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người chuyên chở
có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
2) Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay
chưa, thì B/L được chia làm hai loại:
- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi
hàng hóa đã nằm trên tàu.

- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp
trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp
xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã
xếp hàng.
3) Nếu xét theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn:
- Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là B/L theo đó người chuyên chở sẽ giao hàng
theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận hàng.
20
- Vận đơn đính danh (B/L to anamed person) or (straight B/ L) là B/L trong đó có
ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được cho người có
tên trong B/L.
- Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không
ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở
sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này thường được
chuyển nhượng bằng cách trao tay.
4) Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại
vận đơn:
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một con
tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến cảng
- Vận đơn đi suốút (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng
hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau.
Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ
cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng.
- Vận đơn địa hạt (Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyên chở cấp, loại B/L
này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi.
Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên, trong thực tế còn gặp các loại B/L khác như:
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L) là loại B/L do thuyền trưởng
cấp. Loại này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng (nên còn có tên gọi là B/L lưng
trắng - Blank back B/L). Trừ khi có quy dịnh riêng trong L/C, các ngân hàng sẽ từ
chối các loại vận đơn này.

- Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều loại
phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận đơn
này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội
những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L.
- Vận đơn rút gọn (Short B/L) là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu.
1.6.4. Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa
hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và
người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường
21
cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất
định là phí bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo
hiểm.
a. Đơn bảo hiểm (Insurance policy)
Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp
đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Ðơn bảo hiểm gồm có:
- Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ
trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên
phương tiện chở hàng .v.v ) và việc tính toán phí bảo hiểm.
b. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa
đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng
được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện
bảo hiểm đã thỏa thuận.
1.6.5. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất

hàng phù hợp với điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do
người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xất khẩu cấp, tùy
theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán.
1.6.6. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity/ weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng
nhận số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm
nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận phẩm chất số lượng hoặc trọng lượng cần
đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng
quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải qui định rõ kiểm tra lần
cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
22
1.6.7. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng
Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc
khai thác ra hàng hóa.
Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua, tên và địa chỉ người bán,
tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác
hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Mẫu D
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi
tắt là giấy chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản
lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để
hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT) để thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới
đây gọi là Hiệp định CEPT).
- Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt
Nam đã ký tham gia tại Băng cốc - Thái lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được
thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.
- Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận Mẫu D: Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận

Mẫu D là các hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại
Hiệp định CEPT.
1.6.8. Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh
Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để
xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc .v.v
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitary
inspection) do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật (súc
vật, cầm thú .v.v ) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da, cá .v.v ) hoặc
bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) do cơ quan bảo vệ
thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận hàng
hóa đã được kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.
23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
2.1.1. Thông tin chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT
NAM
- Tên tiếng Anh: THE VIETNAM NATIONAL GENERAL EXPORT –
IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO. I
- Tên viết tắt: GENERALEXIM - JSC
- Logo:
- Giấy CNĐKKD:
+ Số 0103011968 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần
đầu ngày 05/05/2006, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 02/12/2010.
+Số 0100107490 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng
ký thay đổi lần 7 ngày 19/04/2012.
- Vốn điều lệ: 125.948.570.000 VND (Một trăm hai mươi lăm tỷ chín trăm bốn

mươi tám triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng).
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: (84.4) 3826 4009
- Số fax: (84.4) 3825 9894
- Website:
- Mã cổ phiếu TH1
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, tiền thân là Công ty xuất
nhập khẩu Tổng hợp I, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được
24
thành lập từ ngày 15/12/1981 theo Quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại
thương.
- Công ty được thành lập lại theo luật doanh nghiệp bằng Quyết định số
340TM/TCCB ngày 31/03/1993 và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Tổng hợp I Việt Nam theo Quyết định số 3014/QĐ-BTM ngày 06/12/2005 của
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Ngày 10/ 01/2006 Công ty tổ chức IPO
cổ phiếu và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày
05/05/2006(GCNĐKKD cấp lần 1 ngày 05/05/2006 ).
- Công ty có 7 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hiện đang hoạt
động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thay đổi lần thứ 7 ngày
19/04/2012.
- Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
ngày 11/11/2009 với mã chứng khoán TH1.
- Các sự kiện khác: (Các giải thưởng của Công ty và cá nhân đã đạt được
trong năm)
+ Tiếp tục là Doanh nghiệp được xếp trong top TOP 500 (vị trí 147 ) doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam do Báo điện tử Vietnamnet và tổ chức VNR500
đánh giá xếp hạng (năm 2013).
+ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2013 do Bộ Công thương bình chọn

(liên tục 9 năm từ năm 2005-2013).
+ Công ty được vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Bộ Công Thương trao
tặng cho tập thể và cá nhân lao động xuất sắc trong năm 2013.
c. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:
- Ngành nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0100107490 (đăng ký thay đổi lần 7 ngày 19/04/2012) gồm:
+ Kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến trong nước và nhập khẩu,
các sản phẩm dệt may ( trừ loại Nhà nước cấm);
+ Kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất,
vật liệu xây dựng, hoá chất, phương tiện vận tải;
25

×