Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phần II chương 6 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.52 KB, 5 trang )

58
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Chương 6
HIV/AIDS
Bộ câu hỏi của SAVY khai thác một loạt các khía
cạnh liên quan đến HIV bao gồm: mức độ nhận
thức và kiến thức của thanh thiếu niên, các chiến
lược phòng chống, các nguồn thông tin, các
phương pháp được ưa thích, các thông điệp về
HIV, thái độ và hành vi đối với người nhiễm HIV.
Một trong những mục tiêu của Chiến lược Quốc gia
Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm
2010 là nâng cao nhận thức của người dân về
phòng tránh lây nhiễm HIV, sao cho 100% người
dân thành thò và 80% người dân khu vực nông
thôn và miền núi có những hiểu biết chính xác về
HIV/AIDS và biết cách phòng tránh
1
. Kết quả của
SAVY cho thấy mục tiêu này có thể đạt được nếu
trong tương lai chúng ta tập trung trang bò các kiến
thức đúng về HIV cho thanh thiếu niên và có các
can thiệp cụ thể nhằm vào đối tượng thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số và thanh thiếu niên chưa bao
giờ đi học.
6.1. Nhận thức về HIV/AIDS
Một kết quả đáng khích lệ là 97% thanh thiếu
niên được phỏng vấn cho biết có nghe nói về
HIV/AIDS, trong đó tỷ lệ ở thành thò đạt 100%.
Mức độ nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc
thiểu số và khu vực Tây bắc cũng tương đối cao


(84,7% và 82,1%). Tuy nhiên vẫn còn gần 1/4 số
thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học trả lời không
biết gì về HIV/AIDS. Mức độ nhận thức rất cao
này chứng tỏ các chiến dòch truyền thông về
HIV/AIDS ở Việt Nam đã rất thành công trong việc
tiếp cận đa số thanh thiếu niên và nâng cao nhận
thức về HIV/AIDS ở các vùng khác nhau, cả khu
vực nông thôn và thành thò. Mặc dù không phải là
điều tra quốc gia, nhưng một nghiên cứu lớn về
thanh thiếu niên 15-24 tuổi đã được thực hiện ở
Hải Phòng năm 1999 cho thấy 70% có biết về
HIV, khi được hỏi câu hỏi "Bạn đã từng bao giờ
nghe nói về HIV chưa?"
2
. Con số 97% của SAVY
cho thấy nhận thức về HIV đã được nâng cao
trong vòng 5 năm qua.
Mặc dù nhận thức về HIV khá cao trên phạm vi cả
nước, nhưng các số liệu trên cũng cho thấy hoạt
động thông tin, giáo dục, truyền thông vẫn còn
chưa hiệu quả trong việc tiếp cận thanh thiếu niên
dân tộc thiểu số và những người chưa bao giờ đi
học. Các lý do dẫn đến mức độ nhận thức thấp
của một số nhóm, mặc dù tỷ lệ chung của cả nước
khá cao, có thể bao gồm: việc thực hiện công tác
truyền thông ở các khu vực xa xôi hẻo lánh còn
yếu, trình độ học vấn thấp làm giảm sự hiểu biết
về các thông điệp HIV, thiếu các thông điệp cụ
thể nhằm vào từng nhóm đối tượng khác nhau và
các cản trở về mặt ngôn ngữ khi phát sóng các

chương trình truyền thông chỉ bằng tiếng Kinh.
6.2. Các nguồn thông tin về
HIV/AIDS
Cuộc điều tra này xác đònh các kênh truyền thông
phổ biến nhất qua đó thanh thiếu niên nhận được
thông tin về HIV/AIDS. Thanh thiếu niên được hỏi
về các nguồn thông tin họ đã tiếp cận từ một danh
sách gồm 9 nguồn cung cấp thông tin về HIV
(tivi/đài/tạp chí; loa truyền thanh; hội họp; tờ rơi
và sách; nhân viên y tế; thầy cô giáo và nhà
trường; bạn bè; các tổ chức xã hội và gia đình).
Nghe được HIV từ một nguồn thông tin sẽ được
xem là đạt 1 điểm. Số điểm đạt được từ 7 - 9 sẽ
được xem là tiếp cận được nhiều nguồn thông tin
về HIV/AIDS, còn khoảng điểm từ 0 - 6 được xem
là tiếp cận ít nguồn thông tin về HIV hơn.
Chỉ có gần một nửa số thanh thiếu niên được hỏi
cho biết họ có tiếp cận nhiều nguồn thông tin về
HIV (49,3%), tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ một chút
(51,5% và 47%). Thanh thiếu niên thành thò rõ ràng
thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nhiều nguồn
thông tin so với thanh thiếu niên nông thôn (57,5%
so với 46,7%). Nhóm 14-17 tuổi là nhóm gặp khó
khăn nhiều nhất trong việc tiếp cận với các nguồn
thông tin về HIV. Trong số nữ thanh niên nông
thôn và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, chỉ có
59
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
1/3 tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về HIV,
và 2/3 chỉ tiếp cận được vài nguồn thông tin về

HIV.
Số liệu SAVY cho thấy sự khác biệt rõ nét ở các
nhóm tuổi, nhóm tuổi cao nhất trong điều tra (22-
25 tuổi) tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về
HIV hơn (58,1%) so với nhóm trẻ nhất 14-17 tuổi
(41,7%).
9 nguồn thông tin được xếp thành 4 nhóm: thông
tin đại chúng, cán bộ chuyên môn (giáo viên, nhân
viên y tế), gia đình, và các tổ chức xã hội. Nhìn
chung, 61,6% thanh thiếu niên nghe được thông tin
về HIV từ cả 4 nguồn, nhóm thanh thiếu niên 22-
25 tuổi và nhóm thanh thiếu niên thành thò có
điểm cao hơn đôi chút.
Biểu đồ 31 cho thấy các phương tiện truyền thông
đại chúng là nguồn thông tin phổ biến nhất về
HIV cho thanh thiếu niên với tỷ lệ 96,5%. Không
có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thò
và nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi. Thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số cũng cho biết có nghe nhiều
về HIV qua các phương tiện thông tin đại chúng
(83,2%) nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so
với thanh thiếâu niên dân tộc Kinh (98,7%).
Nguồn thông tin quan trọng thứ 2 là từ gia đình
(88,2%), thanh thiếu niên thành thò nhận thông tin
từ gia đình cao hơn đôi chút so với nông thôn
(92,6 so với 86,7%). Một kết quả thú vò là không
thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ nói chuyện
với gia đình về HIV, tuy nhiên có ít nam thanh
niên (48%) nói chuyện với gia đình về sức khỏe
sinh sản so với nữ (78%). Nam thanh niên dễ dàng

trao đổi cởi mở hơn về HIV trong gia đình, có thể
do quan niệm cho rằng HIV là vấn đề chủ yếu của
nam giới (liên quan đến ma túy và mại dâm) hơn
là việc HIV liên quan đến quan hệ nam nữ hay sức
khỏe sinh sản. Các gia đình có thể chỉ cảnh báo
con trai mình tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội
mà không nói về các vấn đề nhạy cảm như tình
dục và sức khỏe sinh sản. Phát hiện này cho thấy
cần có nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu xem cả
nam và nữ thanh thiếu niên trao đổi về HIV trong
môi trường gia đình như thế nào.
Nhóm cán bộ chuyên môn (nhân viên y tế và giáo
viên) cũng là nguồn thông tin quan trọng khác về
HIV, tiếp cận tới 85,3% thanh thiếu niên. Tỷ lệ tiếp
cận với nguồn thông tin này khá cao ở thanh thiếu
niên thành thò (92,5%) so với nông thôn (82,9%).
Biểu đồ 31 cho thấy 68,2% thanh thiếu niên có
được thông tin về HIV từ các tổ chức xã hội. Tỷ lệ
này là 60% ở nhóm thanh thiếu niên các dân tộc
thiểu số. Mặc dù đây là nguồn ít được thanh thiếu
niên đề cập nhất, nhưng các tổ chức xã hội rõ
ràng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng vì
tiếp cận được xấp xỉ 70% số thanh thiếu niên. Số
liệu điều tra không thể xác đònh chính xác là tổ
chức xã hội nào, tuy nhiên cả Đoàn Thanh niên và
Hội Liên hiệp Phụ nữ đều báo cáo là có tập trung
vào đối tượng thanh thiếu niên trong công tác
truyền thông phòng HIV.
Chỉ có rất ít thanh thiếu niên (3,3%) cho biết
không biết một nguồn thông tin nào về HIV. Tuy

nhiên, con số này khá cao ở những thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số (15,5%). Điều đặc biệt cần
quan tâm là 19,4% tức gần 1/5 số nữ thanh niên
thiểu số không biết một nguồn thông tin nào về
HIV. Con số này cho thấy nhu cầu cần có các can
thiệp về HIV đònh hướng vào các vùng và các
nhóm đối tượng riêng biệt. Nếu không tiếp cận
được các thông tin, thì nữ thanh thiếu niên khó có
thể tự bảo vệ mình hoặc tham gia vào các hoạt
động cộng đồng phòng chống HIV và chăm sóc hỗ
trợ người nhiễm HIV. Số liệu mới nhất về HIV cho
thấy cứ 75 hộ gia đình thì có 1 hộ bò ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS
3
.
6.3. Mức độ hiểu biết về HIV/AIDS
Để đánh giá mức độ hiểu biết của thanh thiếu
niên về HIV/AIDS, cuộc điều tra đưa ra 15 câu hỏi
khác nhau về vẻ bề ngoài, hành động, hành vi của
người nhiễm HIV, cũng như những hành vi và
BIỂU ĐỒ 31 Tiếp cận nguồn thông tin về HIV
Tỷ lệ %
60
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
hành động cụ thể phòng tránh HIV. Kết quả được
tính theo thang điểm 15. Điểm từ 13-15 được xem
là có kiến thức cao, 9-12 là trung bình, 8 hoặc ít
hơn được xem là thấp. Điểm trung bình về kiến
thức HIV của mẫu nghiên cứu là 12,6. Nam và nữ
thanh thiếu niên thành thò độ tuổi 22-25 có điểm

trung bình cao nhất tương ứng là 13,4 và 13,3. Có
sự khác biệt đáng kể về điểm số trung bình giữa
thanh thiếu niên dân tộc Kinh (13) và thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số (10,2). Biểu đồ 32 cho thấy
chỉ hơn 1/2 hay 52,2% thanh thiếu niên trong điều
tra SAVY đạt điểm cao về kiến thức HIV, 39,3% đạt
trung bình và 8,5% có điểm thấp.
Nhìn chung thanh thiếu niên 22-25 tuổi có kiến
thức về HIV tốt hơn nhóm tuổi 14-17 và 18-21,
nam hiểu biết về HIV/AIDS cao hơn nữ. Biểu đồ
32 cho thấy sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ nam
thành thò 14-17 tuổi có kiến thức cao về HIV/AIDS
(59,6%) so với chỉ có 44,8% ở nữ thành thò. Thanh
thiếu niên thành thò hiểu biết nhiều hơn về HIV so
với thanh thiếu niên nông thôn (54,4% so với
51,6%). Tỷ lệ có mức hiểu biết thấp ở thanh thiếu
niên thành thò cũng thấp hơn so với tỷ lệ này ở
nông thôn (3,9% so với 9,9%).
Điều đáng quan tâm là mức độ hiểu biết thấp về
HIV lại nằm trong nhóm thanh thiếu niên dân tộc
thiểu số. Trong khi chỉ có 5,5% thanh thiếu niên
Kinh có mức kiến thức thấp, thì tỷ lệ này lên đến
26,5% ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, với
30,5% ở nữ dân tộc thiểu số. Tương tự như vậy, sự
khác biệt này thể hiện ở nhóm có điểm kiến thức
cao: số thanh thiếu niên Kinh có kiến thức cao
(54,7%) nhiều hơn đáng kể so với các bạn dân tộc
thiểu số (37,5%).
Nhằm đánh giá kiến thức HIV/AIDS, thanh thiếu
niên được hỏi: “Một người trông bề ngoài khỏe

mạnh có khả năng nhiễm HIV không?”, đa số
(84,5%) có câu trả lời chính xác là có. Thanh thiếu
niên thành thò hiểu rõ điều này hơn (89,4%) so với
thanh thiếu niên nông thôn (82,8%). Điều tra Sức
khỏe và nhân khẩu học (VNDHS) 2002 hỏi nữ
thanh niên đã lập gia đình độ tuổi 15-49 đúng câu
hỏi này, thì chỉ có 75% trả lời đúng. Tỷ lệ gia tăng
10% có lẽ là một chỉ báo tích cực cho thấy hiệu
quả tiếp cận của các chương trình truyền thông. Sự
so sánh kết quả SAVY với kết quả VNDHS cũng
cho thấy kiến thức HIV/AIDS đã gia tăng đáng kể.
Tỷ lệ thanh niên cho biết sử dụng bao cao su là
một biện pháp phòng tránh đã gia tăng đáng kể từ
45% vào năm 2002 (ở phụ nữ đã lập gia đình tuổi
15-24) đến 97,5% trong toàn mẫu SAVY
4
. Mặc dù
không thể so sánh một cách chính xác giữa cuộc
điều tra SAVY và các cuộc nghiên cứu trước đó,
nhưng số liệu của SAVY (cao hơn gần 50%) thực sự
là lạc quan. Không phải là không có lý khi kỳ
vọng thanh thiếu niên hiểu biết tốt hơn so với 3
năm trước đây trong bối cảnh chính phủ và các tổ
chức phối hợp đầu tư, hỗ trợ nhằm tăng cường
mức độ tiếp cận với truyền thông giáo dục về
HIV/AIDS, các chiến dòch truyền thông đại chúng
và cải thiện môi trường chính sách
5
.
Mặc dù SAVY cho thấy tỷ lệ nhận thức HIV/AIDS

của giới trẻ trên cả nước rất đáng khích lệ và mức
độ kiến thức có khiêm tốn hơn một chút, nhưng
điều đáng quan tâm là vẫn có tới 1/5 nữ thanh
thiếu niên nông thôn tuổi 14-17 và 35,7% thanh
thiếu niên dân tộc thiểu số nhầm lẫn là người
nhiễm HIV nhìn bề ngoài ốm yếu, bệnh tật. Điều
này cho thấy rằng trong khi các thông điệp truyền
thông môït mặt rất thành công trong việc nâng cao
nhận thức về HIV/AIDS, thì cũng có thể vô tình
truyền đạt các thông tin sai lệch và mơ hồ đến một
bộ phận thanh thiếu niên. Những năm qua, một số
hình ảnh về HIV trên các phương tiện truyền thông
đại chúng minh họa hình ảnh người nhiễm HIV
trông gầy giơ xương, ốm yếu, bẩn thỉu và có lẽ là
đáng khinh. Cũng dễ hiểu là những hình ảnh này
đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong thanh thiếu
niên. Gần đây chính phủ đã chỉ đạo nhằm đổi mới
các thông điệp truyền thông nhằm hạn chế các
thông tin không đúng này.
Khoảng 2/3 (63,7%) thanh thiếu niên có thể nêu được
ít nhất 3 đòa điểm có làm xét nghiệm HIV. Điều này
BIỂU ĐỒ 32 Mức độ hiểu biết về HIV/AIDS của
nam/nữ thành thò
Tỷ lệ %
61
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
cho thấy khả năng tiếp cận với xét nghiệm HIV, nhất
là biết nơi đâu có xét nghiệm không phải là trở ngại
đối với thanh thiếu niên. Tuy nhiên, một số yếu tố
khác, như đã đề cập trong các nghiên cứu trước đây,

mới là yếu tố cản trở thanh thiếu niên đi xét nghiệm
bao gồm tâm lý lo sợ, không thể giữ bí mật, thành
kiến đối với HIV, chi phí, thiếu các phương pháp
điều trò cho người nhiễm HIV, những yếu kém trong
quá trình thông báo kết quả xét nghiệm
6
.
6.4. Các cách phòng tránh HIV
Thanh thiếu niên được hỏi 7 câu cụ thể về các cách
phòng tránh HIV, nhìn chung mức độ hiểu biết của
họ tương đối cao. Có tới 82,9% biết 6 trên tổng số 7
cách phòng tránh HIV. Biểu đồ 33 cho thấy 97,5%
thanh thiếu niên biết rằng sử dụng bao cao su có
thể phòng lây nhiễm HIV, tiếp đến 96,7% cho rằng
không dùng chung bơm kim tiêm là một biện pháp
phòng HIV. 94,8% cho rằng cần tránh truyền máu
không an toàn, 92,5% nói cần tránh mua hay bán
dâm, và 89,2% đồng ý với việc không quan hệ tình
dục với người lạ để tránh lây nhiễm HIV.
Trong khi phân tích, điều đáng chú ý là sự mơ hồ
của 2 lựa chọn về cách phòng HIV. Câu hỏi là:
“Hành động nào trong những hành động sau đây
phòng được HIV?”. Hai lựa chọn đáng lưu ý ở đây là
“1. Chỉ có một bạn tình” và “2. Tránh không quan hệ
tình dục”. Vấn đề này được bình luận một chút ở
đây vì hai lựa chọn này có tỷ lệ trả lời đúng thấp
nhất. Hình như người trả lời không rõ câu hỏi muốn
tìm hiểu tính hiệu quả hay tính thực tế của các
phương án lựa chọn. Mặc dù có thể thanh thiếu niên
cho là “không quan hệ tình dục có thể phòng lây

nhiễm HIV”, nhưng không phải tất cả mọi người đều
chọn cách này. Còn đối với câu trả lời “chỉ có một
bạn tình”, thanh thiếu niên có thể hiểu rằng biện
pháp này chỉ có hiệu quả phòng tránh HIV nếu
người bạn tình chung thủy. Vì vậy, cũng khó phân
tích sâu mức độ hiểu biết từ các câu trả lời cho câu
hỏi này. Khi phân tích tiếp thấy rằng việc loại 2 câu
trả lời này không làm thay đổi mức độ hiểu biết đo
được, tuy nhiên cần cẩn thận khi xác đònh kiến thức
HIV liên quan đến các phương án như không quan
hệ tình dục và chỉ có một bạn tình.
Theo số liệu quốc gia về tỷ lệ mắc và dự báo nhiễm
HIV/AIDS, thanh niên tuổi 20-29 chiếm phần lớn số
người nhiễm
7
. Tuy nhiên không có sự khác biệt
đáng kể về hiểu biết giữa các nhóm tuổi đối với 7
biện pháp phòng tránh HIV/AIDS (dao động trong
khoảng từ 81 - 84%). Như đã khẳng đònh ở các
nghiên cứu khác, kiến thức đơn thuần không thể
bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nhiễm HIV, mà cần
tập trung vào việc tránh các hành vi nguy cơ như
quan hệ tình dục và tiêm chích không an toàn cũng
BIỂU ĐỒ 33 Tỷ lệ thanh thiếu niên biết các biện pháp có thể phòng tránh HIV
62
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
như các kỹ năng để họ có thể tự bảo vệ mình. Có
nhiều bằng chứng cho thấy thanh thiếu niên có xu
hướng cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm HIV,
mà đó là nguy cơ của người khác. Nghiên cứu đònh

tính phỏng vấn lao động nhập cư ở Đồng bằng
sông Cửu Long cho thấy nam thanh niên, thậm chí
cả những người đã có quan hệ tình dục không an
toàn, vẫn cho là mình không có nguy cơ
8
.
6.5. Quan niệm về bao cao su
Nhìn chung, thái độ về sử dụng bao cao su là tiêu
cực. Ví dụ có tới 70% thanh thiếu niên được phỏng
vấn cho rằng bao cao su làm giảm khoái cảm, hơn
50% cho rằng những người mang theo bao cao su
bên mình là những người có thể có quan hệ không
đàng hoàng. Thanh thiếu niên được hỏi đều tin vào
hiệu quả thực tế của bao cao su, đặc biệt trong
phòng tránh HIV: 97% đồng ý rằng nếu sử dụng
bao cao su đúng cách có thể phòng tránh HIV và
các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù
thanh thiếu niên có nhận thức tốt về bao cao su,
nhưng thái độ tiêu cực như đã nêu trên có thể ngăn
cản họ sử dụng bao cao su. Cần lưu ý rằng các
nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ sử dụng bao
cao su còn thấp hơn tỷ lệ trên
9
.
6.6. Quan niệm về đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS
SAVY tìm hiểu cách cư xử với người nhiễm HIV
bằng cách hỏi thanh thiếu niên xem liệu họ có thể
giúp đỡ một người đàn ông hoặc phụ nữ bò nhiễm
HIV/AIDS trong cộng đồng của họ không.

Nhìn chung, thanh thiếu niên có thái độ tích cực, ít
sợ hãi đối với những người nhiễm HIV. Có 13,4 %
nói rằng họ sẽ không giúp đỡ người nhiễm HIV
trong cộng đồng, tuy nhiên, đa số sẽ giúp đỡ và
tiếp xúc bình thường với người nhiễm nhưng vẫn
cẩn thận đề phòng lây nhiễm (83,7%). Nói chung,
thái độ của nam và nữ là giống nhau trong việc
đối xử với những người nhiễm HIV trong cộng
đồng cho dù họ là nam hay nữ. Một số ít cho biết
sẽ giúp đỡ không điều kiện (0,5%), 2% khác cho
rằng họ có thể sẽ giúp đỡ nhưng vẫn giữ một
khoảng cách. Điều này cho thấy có một nhóm nhỏ
thanh thiếu niên do sợ hãi hay thiếu thông tin,
và/hoặc kỳ thò những người nhiễm HIV.
Số liệu cũng cho thấy sự khác nhau đáng kể trong
quan điểm của các nhóm thanh thiếu niên khác
nhau về vấn đề đối xử với người nhiễm HIV.
Thanh thiếu niên dân tộc Kinh có vẻ độ lượng và
sẵn sàng giúp đỡ người nhiễm HIV hơn thanh
thiếu niên các dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số nói sẽ không giúp đỡ người
nhiễm HIV lớn gấp 3 so với thanh thiếu niên dân
tộc Kinh (33,5% và 10,1%). Nhóm thanh thiếu niên
dân tộc thiểu số là nhóm có ít thông tin nhất về
HIV/AIDS, và sự sợ hãi kỳ thò có thể do thiếu
thông tin.
Bức tranh về việc thanh thiếu niên tiếp cận với
thông tin HIV qua nhiều nguồn khác nhau rất đáng
khích lệ. Đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của
chính phủ và các đối tác đã thành công trong việc

tiếp cận với thanh thiếu niên. Điều này khẳng đònh
thêm nhu cầu cần phối hợp các ban ngành chòu
trách nhiệm trong việc giáo dục và cung cấp thông
tin về các lónh vực quan trọng này. Lỗ hổng trong
kiến thức về HIV/AIDS ở thanh thiếu niên đồng
thời cũng cho thấy lónh vực nào cần phải tập trung
đầu tư trong tương lai, bao gồm tiếp cận qua các
phương tiện truyền thông đại chúng và các kênh
khác, các chương trình HIV/AIDS cho thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số, thiết kế các chương trình với
các thông điệp rõ ràng và không chỉ cung cấp
thông tin mà còn giúp thanh thiếu niên có thái độ
thích hợp và các kỹ năng thiết thực, hữu ích để họ
có thể tự bảo vệ đối với HIV/AIDS.
1. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn tới 2020, Phê duyệt 2004.
2. Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình. Điều
tra Kiến thức thái độ hành vi của Vò thành niên tại Hải
Phòng về các vấn đề Sức khỏe sinh sản 1999.
3. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn tới 2020, Phê duyệt 2004.
4. Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình, Điều
tra sức khỏe và nhân khẩu học 1997/2002.
5. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn tới 2020, Phê duyệt 2004.
6. Khuất TH, Nguyễn TVA, Ogden J. Hiểu biết về HIV và
những kỳ thò và phân biệt đối xử xoay quanh AIDS ở Việt
Nam. Báo cáo ICRW; tháng 6 2004.
7. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn tới 2020, Phê duyệt 2004.

8. Sức khỏe sinh sản đối với Thanh thiếu niên nhập cư ở các
nước vùng sông Mêkông. WHO. Tài liệu chưa xuất bản.
9. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn tới 2020, Phê duyệt 2004.

×