Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phần II chương 8 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 3 trang )

70
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Chương 8
Những hành vi có hại
cho sức khỏe
Những hành vi có hại cho sức khỏe, (còn được gọi
là hành vi nguy cơ) bao gồm đua xe máy, bạo lực,
mang hung khí/vũ khí, lạm dụng chất gây nghiện,
quan hệ tình dục không an toàn và cố ý tự gây
thương tích cho bản thân. Tất cả những hành vi
nói trên được khảo sát trong nghiên cứu này và
một số được phân tích trong phần dưới đây. Những
vấn đề như sử dụng các chất gây nghiện và quan
hệ tình dục không an toàn được trình bày ở những
phần khác trong báo cáo này.
8.1. Đua xe
Với câu hỏi về việc tham gia đua xe máy trái
phép, chỉ có một tỷ lệ thấp 1,2% trả lời là có. Tuy
nhiên, phần lớn đối tượng tham gia đua xe là nam
(2,3% nam so với 0,3% nữ). Nhóm có tỷ lệ đua xe
trái phép nhiều nhất là nam thanh niên thành thò
tuổi từ 18-21 (5,3%).
Một số đối tượng phỏng vấn (14%) cho biết đã bò
tai nạn giao thông ít nhất là một lần, tỷ lệ này cao
hơn ở thanh thiếu niên thành thò (26,6%) so với
thanh thiếu niên nông thôn (10,2%). Tỷ lệ đã từng
bò tai nạn giao thông ở thanh thiếu niên thành thò
là 23,3%, 33,6% và 41,7% tương ứng với 3 nhóm
tuổi 14-17, 18-21 và 22-25 tuổi.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng
đầu ở thanh niên độ tuổi 15-24


1
, và các hành vi có
liên quan đến xe máy, đặc biệt của nam thanh
thiếu niên, được xem như là một yếu tố góp phần
gây nên các nguy cơ thương tích ở nhóm này và
những người khác.
8.2. Bạo lực
Có một tỷ lệ thấp (2,2%) thanh thiếu niên nói rằng
đã từng bò người trong gia đình đánh gây thương
tích, tỷ lệ này cao gấp đôi ở nhóm nam thành thò
14-17 tuổi (4,6%). Có sự khác biệt về giới trong vấn
nạn bạo hành tại gia đình: với 1,5% nữ là nạn
nhân của bạo hành gia đình so với 2,9% nam.
Tính trên toàn mẫu điều tra, tỷ lệ mang vũ
khí/hung khí nói chung là 2,3%, chủ yếu tập trung
vào nam thanh thiếu niên (4% nam so với nữ là
0,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ mang vũ khí/hung khí ở
các nhóm nam thanh thiếu niên thành thò 14-17
tuổi và 18-21 tuổi cao gấp đôi so với tỷ lệ chung
(6,4% và 9,0%). Kết quả này phù hợp với với một
nghiên cứu trong trường học tại thành phố Hồ Chí
Minh, trong đó hơn 10% nam thanh thiếu niên
thành thò mang hung khí
2
. Xét về mức độ nghiêm
trọng của thương tích liên quan đến vũ khí/hung
khí, tỷ lệ 6-9% nam thanh thiếu niên thành thò
mang vũ khí/hung khí này không phải là không
nghiêm trọng. Chưa đến 3% nam trả lời là họ đã
từng hành hung một người khác đến mức người đó

phải đi bệnh viện.
Trên toàn mẫu điều tra có 8% thanh thiếu niên cho
biết đã từng bò người ngoài đánh bò thương tích, tỷ
lệ này khá cao ở nam thanh thiếu niên và có thể
có mối liên hệ giữa việc mang vũ khí và các hành
vi băng đảng ở khu vực thành thò. Mặc dù chỉ có
2% nữ thanh thiếu niên đã từng bò thương tích,
nhưng tỷ lệ này là 15% ở nam thành thò 18-21 tuổi
và 15,7% đối với nam nông thôn 18-21 tuổi kể cả
nhóm dân tộc thiểu số cùng nhóm tuổi.
Chỉ có 2,5% số đối tượng được phỏng vấn nói
rằng đã từng tụ tập gây rối, trong đó nam thanh
thiếu niên là chủ yếu (4,7% so với 0,5% ở nữ).
Con số này tăng đến 8% với nam thành thò 18-21
tuổi. Điều cần chú ý là các số liệu báo cáo về
bạo lực có thể thấp hơn thực tế liên quan đâến
những hành vi phi đạo đức và phạm pháp mà
mọi người luôn luôn không muốn thừa nhận khi
được hỏi.
Mặc dù tỷ lệ này tương đối thấp ở nhóm nam
thanh thiếu niên thành thò, nhưng xu hướng có các
hành vi nguy cơ được thấy rõ trong nhóm này. Một
nhóm nhỏ nam thanh thiếu niên thành thò có thể
có nguy cơ cao hơn do có tham gia vào các hành
vi có liên quan đến uống rượu, bia, hút thuốc lá,
đua xe, mang hung khí, tụ tập gây rối trên đường
phố và băng đảng. Phần này cần được nghiên cứu
sâu hơn nữa để hiểu rõ hơn về các nguy cơ thực
tế mà nhóm nam thanh thiếu niên này phải đối
mặt.

71
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
8.3. Tự gây thương tích và tự tử
Trong hơn 20 năm qua, các nghiên cứu trên thế
giới đã quan sát và ghi nhận được sự gia tăng các
vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm chứng trầm
cảm, tự gây thương tích và tự tử. Tự tử ở thanh
thiếu niên là mối quan tâm về sức khỏe hàng đầu
tại các nước New Zealand, Australia, Hà Lan và
Nhật Bản trong những năm 90. Ở Việt Nam, vấn
đề sức khỏe tâm thần ít được sự quan tâm mặc dù
một hội nghò gần đây về phòng chống tự tử đã
nêu ra các vấn đề của thanh thiếu niên
3
. Trong
cuộc điều tra này, thanh thiếu niên được hỏi một
số câu hỏi về sức khỏe tâm thần trong đó có hai
câu về bạo lực/ tự gây thương tích cho bản thân.
Có 2,8% nói rằng họ đã từng tự gây thương tích
cho mình. Tỷ lệ này cao hơn ở nam thanh thiếu
niên với 6,4% ở nam thanh thiếu niên thành thò 18-
21 tuổi và 4,7% ở nhóm 22-25 tuổi. Tỷ lệ này ở nữ
nông thôn độ tuổi 14-17 và nam thanh niên 18-21
cũng cao hơn tỷ lệ trung bình tương ứng là 3,3%
và 4,1%. Các số liệu toàn quốc về tự gây thương
tích cho bản thân ở thanh thiếu niên Việt Nam
thấp hơn với tỷ lệ 2,8% so với 5% ở Australia
4
.
Thanh thiếu niên trong cuộc điều tra đã được hỏi

“liệu họ đã từng bao giờ có ý đònh tự tử chưa?” Kết
quả cho thấy 3,4% trên toàn mẫu nghiên cứu trả lời
là "Có"; đáng chú ý ở đây là tỷ lệ nữ thanh thiếu
niên có ý nghó tự tử cao hơn hẳn (6,6% và 7,8% ở
nhóm nữ thành thò 14-17 tuổi và 18-21 tuổi). Trên
toàn mẫu nghiên cứu, 0,5% hay 42 thanh thiếu niên
nói họ đã từng cố gắng tự tử. Một số bằng chứng
qua kể lại và các hồ sơ lưu của bệnh viện cho thấy
tự tử là một vấn đề gây tử vong và bệnh tật của
thanh thiếu niên nghiêm trọng hơn nhiều so với kết
quả của SAVY
5
. Kết quả này cho thấy rất cần hiểu
sâu hơn về các suy nghó và hành vi tự gây thương
tích và tự hủy hoại của giới trẻ, đồng thời tìm hiểu
những yếu tố thúc đẩy họ có các hành vi đó.
8.4 Ảnh hưởng từ bạn bè và các
hành vi nguy hại
Thanh thiếu niên được hỏi về ảnh hưởng từ bạn
bè, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực để động viên
tránh hoặc chống lại những hành vi nguy cơ như
uống rượu bia, gây rối, xem phim khiêu dâm, và
ảnh hưởng tiêu cực như bò rủ rê, ép buộc tham dự
vào những hành vi này.
Nhìn chung, ảnh hưởng từ bạn bè là “tích cực” và
“mang tính bảo vệ”, được thể hiện ở chỗ bạn bè
đã không khuyến khích những hành vi có hại,
không rủ rê, lôi kéo vào những hành vi có hại.
Đối với tất cả các hành vi nguy cơ được nêu ra
trong phỏng vấn, có từ 65-75% thanh thiếu niên

nói rằng bạn bè đã động viên họ tránh xa các
hành vi đó, hay duy trì các hành vi tích cực như
không hút thuốc, không quan hệ tình dục trước
hôn nhân và không sử dụng ma túy. Đây là kết
quả rất đáng khích lệ và cần tìm hiểu sâu thêm để
xem thanh thiếu niên phản ứng như thế nào trước
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bạn bè.
Đặc biệt là rất cần đánh giá tính phù hợp của các
phương pháp giáo dục đồng đẳng để tiếp tục đầu
tư vào các phương pháp này nhằm giúp thanh
thiếu niên tăng cường sự hỗ trợ của bạn bè.
Một số thanh thiếu niên nam 18-25 tuổi có báo cáo
về ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè, đặc biệt là hút
thuốc lá (28-35%) và uống rượu bia (37-50%). Chỉ
có một tỷ lệ rất nhỏ 1,2% nói chòu ảnh hưởng từ
bạn bè về việc sử dụng ma túy. Tỷ lệ thanh thiếu
niên thành thò (8-12%) bò lôi kéo vào việc quan hệ
tình dục trước hôn nhân cao hơn ở nông thôn (5,2
- 8,3%) Tỷ lệ nam thanh thiếu niên 18-25 tuổi bò
bạn bè lôi kéo xem phim khiêu dâm là 8,5-13%,
cao hơn ở thành thò so với nông thôn. Nữ thanh
thiếu niên trả lời không bò ảnh hưởng tiêu cực nào
từ bạn bè với tỷ lệ dưới 1%. Điều này cho thấy
khía cạnh giới dường như mang tính bảo vệ, nhất
72
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
là đối với nữ thanh niên khi phân tích về các ảnh
hưởng từ bạn bè liên quan đến một số hành vi
nguy cơ như đã được khảo sát trong phần này.
Người lớn và đôi khi là vò thành niên và thanh

niên thường viện lý do ảnh hưởng từ bạn bè là
nguyên nhân dẫn đến các hành vi nguy cơ, trong
khi đó ảnh hưởng tích cực từ bạn bè thường bò bỏ
quên. Một số nhà nghiên cứu đã khuyến cáo nên
thận trọng khi có cái nhìn quá đơn giản về ảnh
hưởng từ bạn bè, mà nên nhấn mạnh áp lực bên
trong cũng như ảnh hưởng của phương tiện thông
tin đại chúng đã tạo ra sự khao khát trong thanh
thiếu niên muốn có cách hành xử, ăn mặc hay bắt
chước những thái độ, hành vi hoặc giá trò sống của
các bạn cùng lứa
6
. Yếu tố tâm lý liên quan đến
ảnh hưởng của bạn bè cần được xem xét một cách
cẩn thận, kể cả áp lực bên trong và từ môi trường
bên ngoài có ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Bạn
bè là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của
thanh thiếu niên và kết quả điều tra SAVY cho
thấy khoảng 85% có một nhóm bạn thường xuyên
chơi với nhau, hoặc cùng giới hoặc cả hai giới.
Việc hiểu thấu đáo ảnh hưởng của bạn bè đối với
thanh thiếu niên sẽ giúp có những chương trình
can thiệp phù hợp đối với giới trẻ.
1. Lê, Anh V; Lê, Linh C; Phạm, Cường V. Kết quả ban đầu
Cuộc Điều tra Liên trường về Chấn thương ở Việt Nam, Đại
Học Y Tế Công Cộng Hà Nội, 2003.
2. Hoàng và cộng sự. Tìm hiểu Các hành vi ảnh hưởng đến
sức khỏe và các yếu tố nguy cơ, bảo vệ ở học sinh THPT
ở Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức
khỏe Tp. HCM, 2002.

3. Hội nghò Phòng chống tự tử được tổ chức tại Huế. WHO
và Vụ Điều trò Bộ Y tế, tháng 5-2004.
4. Các Dòch vụ Con người, Nâng cao mức sống của thanh
thiếu niên ở bang Victoria. Báo cáo tóm tắt của Cơ quan
Các dòch vụ con người, Melbourne Australia, 2004.
5. Jianlin J, Kleinman A, Becker AE. Vấn đề tự tử ở Trung
quốc hiện nay: Mô hình nhân khẩu học tự tử nổi bật trong
khung cảnh văn hóa xã hội, Boston, 2001.
6. Wyn J, White R. Hãy nghó về thanh thiếu niên theo cách
khác, Allen và Unwin, Sydney, 1997.

×