Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ôn tập các cách mở bài cho bài văn NLVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.41 KB, 2 trang )

ÔN TẬP CÁC CÁCH MỞ BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
*Có 4 cách mở bài gián tiếp :
+ Mở bài theo lối diễn dịch:
Ví dụ:
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi
thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi
kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài
thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng
CNXH.
+Mở bài theo lối quy nạp
Ví dụ: Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần
ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với
thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn thơ viết về Cảnh ngày
xuân – một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.
+ Mở bài theo lối tương liên.Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm ) làm cầu nối so sánh với
vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
Ví dụ:
Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ
khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới ; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải
kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài
+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập): Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.
Ví dụ:
Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một
nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học
cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong
những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài + Mb2a.
* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần :
- Mở đầu đoạn :
+ Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận.
+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh


ngôn,hoặc một câu chuyện kể…
-Phần giữa đoạn:
+Nêu luận đề ( nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm
nhận được).
- Phần kết đoạn : Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
Ví dụ : Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống . Chứng minh bằng một số tác
phẩm văn học.
-Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn
với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn
học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt
này.
-Mở bài 2 :
Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ.Thần Ăngtê sẽ bất
khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc
sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
-Mở bài 3 :
Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống,
thoát ly đời sống,nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”.Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên
đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn,
chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

×