LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống pháp luật nước ta, tư pháp quốc tế đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
.Các ngành luật của nuớc ta có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Mặc
dù nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam chủ yếu là văn bản pháp luật của các
ngành luật trong nước như dân sự, hôn nhân gia đình…và các Điều ước quốc
tế, tập quán quốc tế, nhưng tư pháp quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc
lập đối với các ngành luật khác trong nước. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
này, vì vậy em đã chọn đề tài : “Chứng minh rằng: Tư pháp quốc tế Việt
Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia”. Sau đây em xin đi
vào chi tiết.
NỘI DUNG
Để chứng minh tư pháp quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật quốc gia, ta cần xem xét cụ thể thế nào là tư pháp quốc tế,
về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế khác
1
với những ngành luật khác như thế nào. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhứng vấn
đề sau đây:
1.Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
a.Định nghĩa:
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự
(theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài:
- Quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) là thuật ngữ pháp lý chỉ về
những quan hệ xảy ra trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia
đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự. Những quan hệ này
liên quan đến lợi ích tài sản và lợi ích nhân thân, chủ yếu phát
sinh giữa cá nhân, tổ chức, pháp nhân với nhau.
- Đây là khái niệm bao quát các lĩnh vực quan hệ do Tư pháp
quốc tế điều chỉnh. Thuật ngữ này được lý giải bởi kỹ thuật lập
pháp của các nước có sự khác nhau.
- Khái niệm quan hệ dân sự ở các nước được hiểu dưới những
khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam, quan hệ dân sự được hiểu là
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa các cá nhân,
2
tổ chức khác nhau, các quan hệ này chủ yếu nhằm thoả mãn nhu
cầu sinh hoạt của các chủ thể tham gia, được các quy phạm Luật
dân sự điều chỉnh . Ở CH Pháp, quan hệ dân sự còn được hiểu bao
gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình; ở Ca na đa, khái niệm này
được hiểu bao gồm cả quan hệ tố tụng dân sự; ở Thái lan, quan hệ
dân sự còn được hiểu bao gồm quan hệ thương mại, quan hệ hôn
nhân và gia đình
Yếu tố nước ngoài:
- Có ít nhất chủ thể tham gia quan hệ này là nước ngoài. Chủ thể nước
ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước
ngoài (ví dụ một quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân
Pháp, chủ thể nước ngoài là công dân Pháp).
- Khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước ngoài
(ví dụ: một quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam với công dân
Mỹ, tài sản thừa kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ; việc gửi giữ tài sản giữa
một công dân Việt Nam tại một đại lý ở nước ngoài thì trách nhi
m bảo quản tài sản là khách thể của quan hệ đó…).
-Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này xảy ra
3
ở nước ngoài (ví dụ: pháp nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá
với pháp nhân Pháp tại Paris, việc ký kết hợp đồng là một sự kiện pháp
lý).
b.So sánh đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với quy định của
luật thực định.
Theo quy định tại Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam (BLDS) 2005 quy
định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài : “Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức
Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài.”
Dựa vào lý luận và thực tiễn Tư pháp quốc tế cho thấy, điều luật trên quy
định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có những điểm khác sau đây:
4
+ Về chủ thể: Điều luật chỉ quy định chủ thể của quan hệ dân sự này là
người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Trong thực tiễn, chủ thể này
còn có thể là Nhà nước nước ngoài (chẳng hạn trong quan hệ thừa kế tài
sản giữa công dân Việt Nam và nhà nước nước ngoài).
+ Về khách thể: Điều luật chỉ quy định khách thể của quan hệ này là tài sản
tồn tại ở nước ngoài. Trong thực tiễn, khách thể của quan hệ này còn có thể
là công việc phải làm hoặc không được làm ở nước ngoài (chẳng hạn quan
hệ về gửi giữ tài sản giữa công dân Việt Nam và đại lý nước ngoài trong ví
dụ đã nêu).
Vì vậy, trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, sự cần thiết đặt ra
là phải quy định chặt chẽ, chính xác về các khái niệm pháp lý, trên cơ sở
đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
c. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với đối tượng
điều chỉnh của các ngành luật, hệ thống pháp luật có liên quan:
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung và của các ngành luật nói
riêng đều là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên
không phải quan hệ xã hội nào cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế, của Luật dân sự và của Công pháp quốc tế.
5
Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và
Luật dân sự:
+ Khác nhau về phạm vi các quan hệ xã hội do hai ngành luật này
điều chỉnh: Tư pháp quốc tế không những điều chỉnh các quan hệ
nhân thân và quan hệ tài sản thuộc lĩnh vực dân sự (như quan hệ mua
bán, thuê mướn, gửi giữ hàng hoá, bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân, tổ chức…) mà còn điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
đình, lao động, kinh tế và tố tụng dân sự.
+ Các quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế điều chỉnh là quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản có yếu tố nước ngoài.
Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và
đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế được biểu hiện ở tính
chất các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chúng. Tư pháp
quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố
nước ngoài;
Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ chính trị và các quan hệ có
liên quan đến chính trị được phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể
khác của Công pháp quốc tế.
6
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của
tư pháp quốc tế mang tính độc lập, riêng biệt so với đối tượng điều chỉnh
của các ngành luật khác. Đây là một tiêu chí (cùng với phương pháp điều
chỉnh riêng biệt) để có thể khẳng định Tư pháp quốc tế là một hệ thống
pháp luật độc lập.
2. Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
a. Định nghĩa:
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp,
cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo
nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ Tư pháp quốc tế) làm cho
các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
Các biện pháp cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ
Tư pháp quốc tế được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể là (gọi là
phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp).
b. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất):
- Là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để
tác động trực tiếp lên quan hệ Tư pháp quốc tế.
Sự tác động của nhà nước lên quan hệ Tư pháp quốc tế được
7
thực hiện thông qua quy phạm thực chất. Quy phạm thực chất là
quy phạm quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài
đối với các chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế. Khi quan
hệ Tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp
dụng thì các bên chủ thể cũng như cơ quan có thẩm quyền (toà
án, trọng tài…) căn cứ ngay vào đó để xác định vấn đề họ đang
quan tâm (chẳng hạn: việc xác định các quyền và nghĩa vụ của
chủ thể quan hệ, trách nhiệm pháp lý…).
Trong thực tiễn, việc điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế
được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất (là quy
phạm thực chất được xây dựng bằng cách các quốc gia ký kết,
tham gia các Điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng các
Tập quán quốc tế). Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực nhất định,
như xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài, điều chỉnh
quan hệ về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, các quốc gia
cũng ban hành trong hệ thống pháp luật nước mình những quy
phạm pháp luật thực chất, trực tiếp điều chỉnh những quan hệ
phát sinh trong các lĩnh vực này.
8
- Tính ưu việt của việc áp dụng phương pháp điều chỉnh này:
Làm cho mối quan hệ Tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh
chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ
thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết
tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh được việc phải tìm
hiểu pháp luật nước ngoài là vấn đề rất phức tạp.
- Mặt hạn chế của phương pháp này: do quy phạm thực chất
thống nhất có số lượng không nhiều (vì mỗi nước có những lợi
ích khác nhau nên khó cùng nhau thoả thuận ký kết hoặc tham
gia các Điều ước quốc tế, hoặc cùng sử dụng các Tập quán quốc
tế; một số lĩnh vực hiện nay hầu như rất ít quy phạm thực chất
thống nhất, như lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình ),
không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh hết quan hệ Tư pháp
quốc tế diễn ra rất đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, khi không có quy
phạm thực chất thống nhất thì phải có phương pháp khác để
điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế.
c. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột):
9
- Là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống
pháp luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc
tế cụ thể đang xem xét.
- Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật không quy định sẵn quyền,
nghĩa vụ, các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ Tư
pháp quốc tế mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được
áp dụng. Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban
hành trong hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột
nội địa), ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia thoả thuận
ký kết các Điều ước quốc tế (gọi là quy phạm xung đột thống nhất).
- Tính chất phức tạp của phương pháp điều chỉnh này thể hiện: Do phải
thông qua khâu trung gian “chọn luật” áp dụng nên việc điều chỉnh quan hệ
Tư pháp quốc tế mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp quy phạm xung đột
dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, việc tìm hiểu nội dung pháp luật nước
ngoài là rất khó khăn đối với các bên đương sự và cơ quan có thẩm quyền
vì do các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị -xã hội khác nhau nên
việc xây dựng pháp luật cũng có những điểm khác nhau như đã trình bày.
- Tuy nhiên, do việc xây dựng quy phạm thực chất thống nhất rất phức tạp,
10
số lượng các quy phạm này không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các
quan hệ Tư pháp quốc tế, trong khi đó số lượng các quy phạm xung đột lại
nhiều hơn và tham gia điều chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp quốc tế; bởi
vậy phương pháp điều chỉnh trực tiếp là phương pháp chủ yếu hiện nay.
d. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng và cơ bản của Tư
pháp quốc tế vì những lý do sau đây:
- Đây là phương pháp điều chỉnh chỉ được áp dụng trong ngành luật Tư
pháp quốc tế mà không được áp dụng trong các ngành luật và hệ thống
pháp luật khác.
- Qua việc nghiên cứu các ngành luật khác cho thấy, không ngành luật nào
áp dụng phương pháp điều chỉnh này. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và ngay cả Luật
quốc tế thực hiện bằng cách sử dụng quy phạm pháp luật trong các văn bản
pháp luật là nguồn của chúng, mà không cần phải thông qua khâu trung
gian là “chọn luật”.
- Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế, do các quy phạm thực chất thống nhất
có số lượng ít, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ Tư
pháp quốc tế phát sinh ngày càng đa dạng; trong khi đó quy phạm xung đột
11
được xây dựng một cách đơn giản hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều
hơn. Do đó quy phạm xung đột đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp
quốc tế. Vì vậy phương pháp điều chỉnh gián tiếp được coi là phương pháp
cơ bản trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong những giai đoạn tiếp
theo, để tránh sự phức tạp, các quốc gia trên thế giới sẽ cố gắng ký kết
ngày càng nhiều Điều ước quốc tế để từ đó xây dựng nên càng nhiều quy
phạm thực chất thống nhất, hoặc ít nhất là xây dựng nên các quy phạm
xung đột thống nhất. Đây chính là xu hướng phát triển tất yếu của Tư pháp
quốc tế trong tương lai.
3. Định nghĩa về Tư pháp quốc tế.
Từ những điểm trình bày trên đây về đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, cho thấy vai trò của Tư pháp quốc tế rất
quan trọng trong quá trình giao lưu quốc tế hiện nay. Một mặt nó củng cố
và thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các thực
thể khác trong đời sống sinh hoạt quốc tế trên cơ sở phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; mặt khác Tư pháp quốc tế cũng xác
định và bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác tham
gia vào các mối quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
12
Sự kết hợp hai yếu tố trên đây chúng tỏ sự cần thiết của việc không ngừng
xây dựng và hoàn thiện Tư pháp quốc tế trong các giai đoạn tiếp theo và
cũng khẳng định Tư pháp quốc tế có vị trí tương đối độc lập.
Từ việc phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế, có thể rút ra định nghĩa chung về Tư pháp quốc tế như sau:
" Tư pháp quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được xây dựng bằng những cách thức khác nhau nhằm điều chỉnh quan hệ
dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, góp phần thúc đẩy đời
sống sinh hoạt quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể
tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế".
Căn cứ Từ những phân tích trên, ta thấy rằng trong hệ thống pháp luật Việt
nam tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập vớicác ngành luật khác.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết của em về đề tài “ chúng minh tư pháp quốc tế Việt
Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia”. Qua tìm
13
hiểu em thấy rằng, trong hệ thống pháp luật nước ta mỗi ngành luật điều
chỉnh những quan hệ xã hội và có phương pháp điều chỉnh riiêng biệt, tư
pháp quốc tế cũng là một trong số đó. Với những quy định khá đâyd đủ,
chi tiết nhue hiện nay, tư pháp quốc tế ngày càng phát huy được sức mạnh
của mình trên các lĩnh vự nà nó điều chỉnh.Do đó, nước ta cần cần có cái
nhìn tổng thể, khách quan để nhận định bản chất của vấn đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. giáo trình tư pháp quốc tế, truờng đại học luật Hà Nội, chủ biên TS.
Bùi Xuân Nhự, NXB công an nhân dân, năm 2009.
2. Giáo trình tư pháp quốc tế, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội,
Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2001.
3. hướng dẫn học và ôn tập môn tư pháp quốc tế, TS.GVC Nguyễn
Hồng Bắc, Nxb tư pháp, Hà Nội, năm 2012.
4.
14