Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Tiếp vận Hoa Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.67 KB, 51 trang )

1 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế quốc tế hoá thương mại đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác
nhau thành một thị trường thống nhất,sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã đạt tới
mức biên giới các quốc gia chỉ còn ý nghĩa về mặt hành chính. Có thể nói, vận tải tàu
biển là chất xúc tác thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển và mở rộng hợp tác về
kinh tế, về quan hệ chính trị và giao lưu văn hóa xã hội. Trong đó, hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển mặc dù còn rất non trẻ
song đã chứng tỏ được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế giữa các
quốc gia. Hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là
một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nó không thể tách rời quá trình phát
triển của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Từ thực tế trên, Công ty TNHH Tiếp vận Hoa Thanh đã được hình thành.Công ty
chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ, môi giới
hàng hải và dịch vụ đại lý. Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
là một chuỗi các bước quy trình nghiệp vụ nối tiếp nhau và mỗi phương thức vận tải
khác nhau lại có một quy trình giao nhận khác nhau. Tuy nhiên,luận văn chỉ tập trung
vào thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container
đường biển được diễn ra tại công ty và cảng thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra một
số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quy trình này tại Công ty TNHH Tiếp
Vận Hoa Thanh.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-Tìm hiểu về Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh.
-Nghiên cứu về thực trạng qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển
bằng container đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh, nhằm rút ra
những ưu điểm và hạn chế của qui trình. Từ đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị để
nâng cao hiệu quả hơn nữa qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng
container đường biển tại công ty.
SVTH: Trần Viết Khả
2 GVHD: ThS. Trần Thị Trang


 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận
chuyển bằng container đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển
bằng container đường biển diễn ra tại công ty và tại cảng thành phố Hồ Chí Minh.
 Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát thực tế và suy luận .
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục đề tài gồm có 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng
container đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh.
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả qui trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển tại Công ty TNHH
Tiếp Vận Hoa Thanh.
SVTH: Trần Viết Khả
3 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về giao nhận (Freight Forwarding) và người giao nhận
(Freight Forwarder).
Sự mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho việc giao
nhận hàng hóa ngày càng có vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện ở:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng,an toàn và tiết kiệm
mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác nghiệp.
-Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương
tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các
phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
- Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
-Giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần
thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người giao
nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.

Giao nhận hàng hoá quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của buôn bán
quốc tế là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thông nhằm đưa hàng hoá
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Giao nhận hàng hóa được định nghĩa như là bất kỳ
loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay
phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên,
kể cả các vấn đề hải quan, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hoá.
Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận
hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn
gọn, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình
vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến
nơi nhận hàng (người nhận hàng).
SVTH: Trần Viết Khả
4 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý
và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Như vậy, dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên
quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng đến
nơi nhận hàng .
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng( nhà xuất khẩu) người nhận
hàng (nhà nhập khẩu ) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế , phân công lao động quốc tế với mức độ
và qui mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn
hóa, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận
đã chính thức trở thành một Nghề.
Người giao nhận hàng hóa là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ
thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các
dịch vụ giao nhận hàng hóa gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng
(khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là

chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công
ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào
khác thực hiện dịch vụ đó.
Theo điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:
- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA qui định: “Người giao nhận là
người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi
ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao
SVTH: Trần Viết Khả
5 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như
bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá …”
 Đặc trưng của người giao nhận:
-Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng và bảo vệ lợi
ích của người chủ hàng.
- Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phải là người chuyên chở. Anh ta
cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với với hàng
hoá, anh ta chỉ là người giao nhận ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người
chuyên chở.
-Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong
phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều
khoản đã cam kết.
Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà

xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục hải
quan, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng…Sau này, do sự mở rộng
của Thương mại quốc tế và sự phát triển của các phương thức vận tải phạm vi dịch vụ
giao nhận đã được mở rộng thêm. Ngày nay, người giao nhận không chỉ làm các thủ
tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận
tải và phân phối hàng hoá.
Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của người giao nhận chỉ thể hiện ở trong
nước. Hầu hết, các hoạt động của người giao nhận đều chỉ diễn ra trong đất nước
họ.Tại đó, người giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng một việc
hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá vào nước nhập khẩu với vai trò là một môi giới
hải quan. Mặt khác, người giao nhận hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu
và dành chỗ cho hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với hãng tàu với chi phí cho
người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chịu tuỳ thuộc vào điều kiện thương mại(Incoterms)
được chọn trong hợp đồng mua bán. Tại một số nước như Pháp, Mỹ hoạt động của
người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm môi giới hải quan.
SVTH: Trần Viết Khả
6 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Khi người giao nhận đóng vai trò đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là do khách
hàng qui định. Những nhiệm vụ này thường được quy định trong luật tập tục về đại lý
hoặc luật dân sự về uỷ quyền.
Quyền hạn của người của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý theo điều
kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao
nhận (FIATA-Fedération internationale des associa-tions de transitaires et assimiles),
người giao nhận có quyền:
-Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụng những
phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường.
- Cầm giữ hàng hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách hàng nợ.
Mặc dù người giao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ của mình,
những quyền này không thực sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện đại
ngày nay. Vì lý do đó, tốt hơn hết là người giao nhận nên giao dịch theo những điều

kiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của các hiệp hội
giao nhận quốc gia.
Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao nhận phải:
-Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo vệ
lợi ích của khách hàng.
- Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng.
 Trách nhiệm đối với khách hàng:
- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những mất mát
hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá, nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của anh ta hoặc
người làm người làm công của anh ta. Mặc dù theo những điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn, người giao nhận không phải chịu chách nhiệm về những tổn thất hoặc hậu quả
gián tiếp nhưng ngươì giao nhận nên bảo hiểm cả những rủi ro đó vì khách hàng vẫn có
thể khiếu nại.
SVTH: Trần Viết Khả
7 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
- Người giao nhận phải chịu chách nhiệm đối với khách hàng về những lỗi lầm về
nghiệp vụ: người giao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể có lỗi lầm hoặc sơ
suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng của mình.
Ví dụ:
+ Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của khách hàng.
+ Quên mua bảo hiểm, bảo hiểm mà khách hàng đã có chỉ thị mua.
+ Sai sót khi làm thủ tục hải quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hặc gây tổn
thất cho khách hàng.
+ Gửi hàng sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địa điểm.
+ Tái xuất hàng mà không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế gây
thiệt hại cho khách hàng, không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho người
nhận hàng về thời gian giao hàng, giao hàng mà không thu tiền của chủ hàng.
+ Giao hàng thiếu mà không có giám định của hải quan hoặc của Vinacontrol.
 Trách nhiệm đối với hải quan:

Hầu hết ở tất cả các quốc gia, người giao nhận có giấy phép được tiến hành công
việc khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về sự tuân thủ những
qui định hải quan về sự khai báo đúng về trị giá số lượng và tên hàng nhằm tránh thất
thu cho chính phủ. Nếu vi phạm những qui định này người giao nhận có thể sẽ phải
chịu phạt tiền mà tiền phạt đó không đòi lại được từ phía khách hàng. Về chi phí, người
giao nhận phải gánh chịu mọi chi phí trong quá trình điều tra, khiếu nại để bảo vệ
quyền lợi cho mình và hạn chế tổn thất như chi phí giám định, chi phí pháp lý, phí lưu
kho .
Ngoài ra, người giao nhận còn phải giao dịch với các bên thứ ba trong qúa trình
phục vụ khách hàng của mình:
-Các cơ quan quản lý của nhà nước:
+Các bộ chủ quản.
+Các tổ chức xuất nhập khẩu.
+Cơ quan Hải quan.
+Cơ quan Cảng vụ.
SVTH: Trần Viết Khả
8 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
+Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu.
-Các tổ chức dịch vụ liên quan:
+ Người chuyên chở hay các đại lý hãng tàu.
+Dịch vụ xếp dỡ.
+ Kho hàng.
+ Dịch vụ bảo hiểm.
+Dịch vụ ngân hàng.
Người làm dịch vụ này, trên cơ sở uỷ thác của chủ hàng, người vận tải, hoặc làm
dịch vụ tiếp vận khác (gọi chung là khách hàng) tổ chức thực hiện một số, hoặc tất cả
các công việc về vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, lập các chứng từ
và làm các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá, kể cả bao bì đóng gói, ghi kỹ mã
hiệu và phân phối hàng hoá trong quá trình từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng
cuối cùng.

Với vai trò môi giới, người giao nhận chỉ là một trung gian giữa các khách hàng
là chủ hàng hoặc người chuyên chở. Anh ta chỉ thực hiện nhiệm vụ như một chiếc cầu
nối giữa các khách hàng là chủ hàng hoặc người chuyên chở với nhau và nhờ đó anh ta
được hưởng phí môi giới hoặc tiền thưởng của khách hàng. Trách nhiệm của người
giao nhận trong vai trò môi giới này nói chung rất thấp và hầu như không đáng kể. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, người giao nhận làm môi giới nhưng lại nhận được sự
uỷ thác của khách hàng để hành động thay mặt họ trong một giới hạn nhất định. Khi đó
người giao nhận trở thành như một đại lý có quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của
người đại lý đã đề cập ở phần trên.
Ngoài những vai trò đã nêu ở phần trên, người giao nhận còn có những vai trò
mới phát sinh thêm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận của mình:
-Người giao nhận với vai trò là người chuyên chở:
Khi người giao nhận đã cung cấp dịch vụ vận tải, tức là nhận chuyên chở hàng hoá
từ một điểm này tới một địa điểm khác dù bằng phương tiện của mình hay thuê của
người khác anh ta không còn đóng vai trò là đại lý nữa mà đóng vai trò là một người
chuyên chở một bên chính của hợp đồng. Do đó anh ta không được lợi dụng những
SVTH: Trần Viết Khả
9 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm dành cho đại lý nữa mà phải có trách nhiệm thực
hiện hợp lý toàn bộ quá trình vận tải và chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá dù là do
lỗi của mình hay do hành vi hoặc khuyết điểm của nhân viên hay đại lý của mình.
Nếu người giao nhận tự đứng ra vận chuyển hàng hoá và thực hiện các dịch vụ
giao nhận khác bằng phương tiện của mình hoặc thuê của người khác thì anh ta được
gọi là người chuyên chở thực sự. Trường hợp theo hợp đồng với khách hàng, anh ta là
người chuyên chở nhưng nhưng khi ký các hợp đồng phụ – thuê người chuyên chở
hoặc người khác thực hiện các dịch vụ giao nhận ( người nhận lại dịch vụ giao nhận)
thì anh ta được gọi là người chuyên chở theo hợp đồng. Nhưng dù là người chuyên chở
thực tế hay chuyên chở theo hợp đồng thì người giao nhận vẫn mang vị trí của người
chuyên chở.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở trong các trường hợp: anh ta

cung cấp dịch vụ gom hàng (gọi là người gom hàng ), dịch vụ vận tải đa phương thức
(gọi là người kinh doanh vận tải đa phương thức ) hoặc anh ta cung cấp dịch vụ vận tải
trọn gói (tự vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau và các dịch vụ để thực
hiện quá trình vận chuyển đó ). Hay nói cách khác người gom hàng và người kinh
doanh vận tải đa phương thức thực chất cũng chính là người chuyên chở. Tuy nhiên
với vai trò là người gom hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức, người
giao nhận có những đặc trưng riêng do những dịch vụ này mang những đặc điểm riêng
biệt – không giống những dịch vụ vận tải thông thường.
Trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng/người nhận hàng muốn tự mình
tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường, người giao nhận
thay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn. Người giao
nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người kí hợp đồng phụ hay
những đại lý mà họ thuê, người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước
ngoài. Những dịch vụ này bao gồm:
 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ:
+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
SVTH: Trần Viết Khả
10 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
+ Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc.
+ Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận …
+ Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của
chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở
bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết.
+ Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những
luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến.
+ Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần.
+ Cân đo hàng hoá.

+ Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì
mua bảo hiểm cho hàng.
+ Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
+ Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có).
+ Thanh toán phí bao gồm cả tiền cước.
+ Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
+ Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần).
+ Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông
qua những mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
+ Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có.
+ Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn
thất của hàng hoá (nếu có).
 Thay mặt người nhận hàng(người nhập khẩu).
Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:
+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi người
nhận hàng lo liệu vận tải hàng.
+ Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá.
SVTH: Trần Viết Khả
11 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
+ Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước(nếu cần).
+ Thu xếp việc khai báo hải quan, trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho hải
quan và những cơ quan liên quan khác.
+ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần).
+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
+ Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở
về những tổn thất của hàng hoá nếu có.
+ Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
+ Người giao nhận cũng có thể thông báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu
dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều

khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tóm lại tất cả những
vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng .
2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đường
biển tại Việt Nam
Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một nghề mới xuất hiện ở Việt
Nam khoảng trên 10 năm nay. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận vừa là người thiết
kế, tổ chức và làm mọi thủ tục liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Dịch vụ này phải sử dụng các phương thức vận tải bằng đường biển hàng không,
đường bộ, đường sắt. Loại hình dịch vụ này đưa lại việc làm cho nhiều người lao động
mà không cần nhiều vốn đầu tư cũng như kỹ thuật hiện đại.
Các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận tại Việt Nam đa phần đều là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực. Phần lớn các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giao nhận trong vận tải biển ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một
nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Hầu như chưa có một doanh
nghiệp nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động
giao nhận.
Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất
trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở
được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các
SVTH: Trần Viết Khả
12 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến
90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển.
Gia nhập WTO, áp lực với cạnh tranh trong ngành giao nhận của Việt Nam ngày
một cao hơn.Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ
hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này
đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà.
Thị trường dịch vụ tại Việt Nam nói chung và dịch vụ giao nhận nói riêng đang
ngày càng trở nên sôi động.Việc này đồng nghĩa với việc công ty phải đối đầu với áp
lực cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, không chỉ với các doanh nghiệp khác cùng

quy mô hoặc các đối thủ lớn dày dặn về kinh nghiệm mà còn với cả các công ty mới
gia nhập thị trường (trong đó có không ít công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước
ngoài với nguồn lực tài chính hùng hậu).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
SVTH: Trần Viết Khả
13 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Hiện nay, thị trường dịch vụ giao nhận của Việt Nam hết sức sôi động. Có rất nhiều
công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực này cạnh tranh quyết liệt cùng với các doanh
nghiệp Nhà nước chuyên về lĩnh vực giao nhận trước đây. Cho nên vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao quy trình nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng
của hàng hoá cho khách hàng cũng như thời gian làm thủ tục nhanh chóng, kịp tiến độ
giao hàng cho khách hàng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng qui trình
giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container của Công ty Hoa Thanh làm
dịch vụ cho khách hàng là nhà nhập khẩu, cụ thể là hàng hóa đóng trong container
được vận chuyển từ cảng về kho nhà nhập khẩu.
Chương 2:
SVTH: Trần Viết Khả
14 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN HOA THANH
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh (công ty Hoa Thanh) với 2 thành viên là Lê
Thanh Hòa và Nguyễn Chí Thành cùng đứng ra thành lập và góp vốn, Công ty TNHH
Tiếp Vận Hoa Thanh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4102041032 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17-01-2007. Người đại diện theo
pháp luật của công ty là ông Lê Thanh Hòa, chức danh: Giám đốc.
- Tên DN trong nước: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN
HOATHANH

- Tên DN quốc tế : HOA THANH LOGISTICS Co.,Ltd
- Tên giao dịch : HTL Co.,Ltd
- Trụ sở giao dịch : 28 Nguyễn Đình Khơi, phường 4, Quận Tân
Bình,Tp.HCM.
- Mã số thuế : 0304457341
- Điện thoại : (848) 62966117
- Fax : (848) 62966109
- Email :
- Website : www.htlogisticscom.vn
- Vốn điều lệ : 1.000.000.000 đ(Một tỉ đồng)
Sau hơn ba năm hình thành và phát triển, Hoa Thanh vẫn còn là một doanh
nghiệp non trẻ, đứng trước nhiều thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, công ty cũng có
những bước chuyển mình rõ rệt và đạt được những thành tựu nhất định: xây dựng được
uy tín trên thị trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng và không ngừng hoàn thiện
cũng như mở rộng phạm vi hoạt động.
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động:
-Công ty chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan.
SVTH: Trần Viết Khả
15 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
- Công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong
nước và quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.
-Môi giới hàng hải và dịch vụ đại lý .
-Thương mại hàng hóa.
Công ty có nghĩa vụ hoạt động đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh, tuân thủ
theo pháp luật, hòan thành nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách và các nghĩa vụ khác theo
quy định của Nhà nước cũng như đảm bảo thực hiện các hợp đồng ký kết với khách
hàng với chi phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất và hiệu quả cao nhất.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp mọi người trong công ty vào những vai trò,

những công việc cụ thể. Thành lập được hơn 3 năm, công ty đã tập hợp được đội ngũ
các nhân viên và quản lý được đào tạo từ các trường chính quy, chuyên sâu, có năng
lực và nhiều kinh nghiệm. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh
SVTH: Trần Viết Khả
16 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
2.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc và các Phòng
2.1.3.2.1. Giám đốc: Ông LÊ THANH HÒA
-Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty,chịu trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động của công ty.
-Là người đại diện cho công ty trước pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật
về hoạt động kinh doanh của công ty.
-Hoạch định mọi chính sách của công ty như: chính sách tiền lương; chính sách
khen thưởng; kỷ luật cũng như phương hướng, chiến lược kinh doanh của công ty.
-Trực tiếp tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng và kí kết các hợp đồng lao động
với nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.
-Trực tiếp quản lý nguồn vốn, lợi nhuận.
-Đứng ra kí kết các hợp đồng kinh tế.
2.1.3.2.2. Phó giám đốc: Ông NGUYỄN CHÍ THANH
SVTH: Trần Viết Khả
17 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Dưới quyền giám đốc, phó giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
-Thay mặt giám đốc điều hành và quản lý công ty khi giám đốc vắng mặt.
-Đôn đốc, nhắc nhở và phân công cụ thể công việc cho các phòng ban và tập thể
nhân viên.
-Hỗ trợ giám đốc trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cũng như trong
việc quản trị, hoạch định phương hướng, sách lược hoạt động của công ty.
2.1.3.2.3. Các phòng:
Công ty có bốn phòng: Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Đại lý, Phòng Dịch vụ và
Chăm sóc khách hàng và Phòng Kế toán. Các phòng này trực tiếp chịu sự điều hành và

quản lý của Ban giám đốc; vừa hoạt động độc lập vừa liên kết, phối hợp chặt chẽ nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh tối đa.
 Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng này có 2 bộ phận: bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận
- Bộ phận chứng từ:
Bộ phận này đảm nhiệm lập bộ chứng từ hải quan và các chứng từ có liên quan
nhằm hỗ trợ cho bộ phận giao nhận; mặt khác, hỗ trợ , phối hợp chặt chẽ với bộ phận
giao nhận, kịp thời điều chỉnh và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình giao
nhận hàng hóa.
Bộ phận chứng từ còn chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi những thay đổi
trong chính sách của Nhà nước, cập nhật những văn bản luật mới nhất trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu đồng thời theo dõi, lưu trữ các chứng từ của công ty.
Trong trường hợp cần thiết, bộ phận này có thể liên lạc với hãng hàng không,
hãng tàu, khách hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin có liên quan đến hàng hóa.
- Bộ phận giao nhận:
Trực tiếp thực hiện khâu giao nhận, đóng gói và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.
Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi và thông báo kịp thời tình hình thực tế giao nhận tại
các cảng, phối hợp chặt chẽ với bộ phận chứng từ nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình giao nhận hàng và hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất.
 Phòng Đại lý:
SVTH: Trần Viết Khả
18 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Phòng đại lý chủ yếu thực hiện nghiệp vụ mua bán cước; cung cấp, nhận thông tin
và các chứng từ từ các hãng tàu, hãng hàng không để phát hành vận đơn (B/L), lệnh
giao hàng (D/O) và thông báo hàng đến (Notice of Arrival) đồng thời tính các phí có
liên quan, chuyển cho bộ phận kế toán thu phí đại lý.
Ngoài ra, bộ phận này đảm trách việc liên hệ với các hãng tàu, hãng hàng không
cũng như các đại lý hãng tàu khác để nắm bắt các thông tin về giá cước, tuyến đường
vận chuyển và các thông tin khác có liên quan nhằm cung cấp cho khách hàng khi có
yêu cầu.

 Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng:
Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tư vấn, giải đáp những thắc mắc của
khách hàng có liên quan đến vấn đề nghiệp vụ đồng thời trực tiếp nhận thông tin và
phản hồi từ khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.
 Phòng kế toán:
Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Quản lý toàn bộ tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về công tác tài chính, kế toán, kiểm toán của công ty.
- Tiến hành thanh toán các khoản thu chi, các chứng từ xuất nhập khẩu trong hợp đồng.
- Lập và trình báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm cho giám đốc cũng như báo
cáo thống kê định kỳ các hoạt động tài chính cho Nhà nước.
- Giao dịch với ngân hàng.
- Tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty :
SVTH: Trần Viết Khả
19 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Bảng 2.1: Bảng phân tích chi phí hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: đồng,%
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
2008/2007 2009/2008
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối
1.Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung

cấp dịch vụ
2.193.205.532 3.148.761.903 3.213.642.401 955.556.371 43,57 64.880.498 2,06
2. Giá vốn
hàng bán
1.706.386.418 2.457.463.530 2.480.561.970 751.077.112 44,01 23.098.440 0,94
3. Chi phí hoạt
động tài chính
- 8.993.164 16.915.286 7.922.122 88,10
4. Chi phí quản
lý kinh doanh
445.360.205 587.842.352 588.339.875
142.482.147
32 497.523 0,08
Tổng chi phí
2.151.746.623 3.054.299.046 3.085.817.131 902.552.423 41,94 31.518.085 1,03
Tỷ suất chi phí 98,10% 97% 96%
Nguồn: Phòng Kế toán
Doanh thu năm 2008 tăng 43,57% so với năm 2007 tương đương 955.556.371đ.
Lúc này công ty hoạt động được hơn 01 năm mà doanh thu gần 01 tỉ đồng gần bằng
vốn điều lệ,chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.
-Doanh thu năm năm 2009 chỉ tăng 2,06% so với năm 2008 tương đương
64.880.498đ là do cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở giai đoạn đỉnh điểm. Lượng hàng
hóa nhập khẩu vào Việt nam giảm một cách đáng kể.
Nhìn chung, tổng chi phí năm 2008 (3.054.299.046đ) lớn hơn tổng chi phí năm
2007 (2.151.746.623đ) và tổng chi phí năm 2009 (3.085.817.131đ) lớn hơn tổng chi
phí năm 2008 (3.054.299.046đ), nhưng ta có thể thấy rằng tỷ suất chi phí là tỉ lệ phần
trăm gữa tổng chi phí và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008
(97%) lại nhỏ hơn tỷ suất chi phí năm 2007 (98,10%) và suất chi phí năm 2009 (96%)
SVTH: Trần Viết Khả
20 GVHD: ThS. Trần Thị Trang

lại nhỏ hơn tỷ suất chi phí năm 2008 (97%). Điều này chứng tỏ rằng, tình hình kinh
doanh của công ty có hiệu quả. Do tỷ suất chi phí và tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch nên
khi tỷ suất chi phí của công ty năm 2009 thấp đưa đến tỷ suất lợi nhuận của công ty
năm 2009 cao hơn năm 2008 và cũng tạo điều kiện để sinh lợi nhuận càng nhiều.
Doanh thu của công ty năm 2009 so với 2008 tăng thêm 2,06%. Sở dĩ, tình hình doanh
thu năm 2009 tăng lên không đáng kể là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang ở
giai đoạn đỉnh điểm.
Bảng 2.2:Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.193.205.532 3.148.761.903 3.213.642.401
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.193.205.532 3.148.761.903 3.213.642.401
Giá vốn hàng bán 1.706.386.418 2.457.463.530 2.480.561.970
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
486.819.114 691.298.373 733.080.431
Doanh thu hoạt động tài chính 4.684.966 7.696.163 13.206.524
Chi phí tài chính 8.993.164 16.915.286
Chi phí quản lý kinh doanh 445.360.205 587.842.352 588.339.875
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 46.143.875 102.159.020 141.031.794
Thu nhập khác 5.465.600 10.659.260
Lợi nhuận khác 5.465.600 10.659.260
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 46.143.875 107.624.620 151.691.054
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 46.143.875 107.624.620 126.402.530
Nguồn: Phòng Kế toán
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: chỉ tiêu này cho biêt khi bán được một đơn vị
tiền hàng thì thu được bao nhiêu lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu:
SVTH: Trần Viết Khả

21 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
46.143.875
Năm 2007: x 100% = 2,01%
2.193.205.532
107.624.620
Năm 2008: x 100% = 3,41%
3.148.761.903
126.402.530
Năm 2009: x 100% = 3,93%
3.213.642.401
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu: do không phải chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu không có gì thay đổi so với tỷ suất lợi
nhuận trước thuế/ doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 chứng tỏ công
ty kinh doanh có lời. Năm 2007, cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,0201 đồng lợi
nhuận trước thuế và sau thuế. Năm 2008, cứ 1 đồng doanh thu lại có thể thu được
0,0341 đồng lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Năm 2009, cứ 1 đồng doanh thu lại có
thể thu được 0,0393 đồng lợi nhuận trước thuế và sau thuế.
Xem xét bảng 2.1 và 2.2(bảng phân tích hoạt động kinh doanh và bảng phân tích
chi phí hoạt động kinh doanh tại công ty), ta có thể nhận thấy mặc dù chi phí năm 2008
có tăng hơn so với năm 2007 nhưng tỷ suất chi phí 2008 lại nhỏ hơn năm 2007; chi phí
năm 2009 có tăng hơn so với năm 2008 nhưng tỷ suất chi phí 2009 lại nhỏ hơn năm
2008. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu của năm 2008 lớn hơn
năm 2007; tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu của năm 2009 lớn hơn năm
2008. Điều này cho thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung
là khả quan và có hiệu quả.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ hiển thị kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: Một triệu đồng.
SVTH: Trần Viết Khả
22 GVHD: ThS. Trần Thị Trang


Nguồn: Phòng Kế toán
Như chúng ta thấy rằng doanh nghiệp vừa được thành lập khoảng 03 năm, cơ sở
vật chất vẫn chưa có gì nên những chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh như
trang bị về máy móc, thiết bị, các chi phí quản lý của công ty là tất yếu; giá vốn hàng
bán năm sau cũng tăng hơn năm trước. Chi phí bỏ ra nhiều nhưng doanh nghiệp cũng
đạt được doanh thu cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tận dụng khoa học và hiệu quả
những khoản đầu tư. Đạt được kết quả đó là do khả năng làm việc của doanh nghiệp,
công tác quảng bá dịch vụ công ty, chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên được đào tạo
chuyên ngành, tiết kiệm thời gian và chi phí ở mức có thể… làm cho lượng khách
hàng giao dịch với công ty ngày một tăng. Bên cạnh đó vẫn luôn duy trì quan hệ kinh
doanh với các khách hàng thân thiết. Từ đó, doanh thu của công ty trong năm 2008
cũng đã vượt hơn năm 2007.
2.1.5. Mối quan hệ với các đối tác trong hoạt động kinh doanh của công ty :
Hiện nay, công ty đã thiết lập được quan hệ đại lý với các đối tác tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Trong đó có không ít công ty, tập đoàn logistics uy tín và được biết
đến rộng rãi điển hình:
Bảng 2.3: Bảng mối quan hệ đại lý giữa công ty với các đối tác nước ngoài.
SVTH: Trần Viết Khả
23 GVHD: ThS. Trần Thị Trang
Nguồn: Phòng Đại lý
Ngoài các đối tác là các đại lý ở nước ngoài, Công ty còn có các khách hàng
trong nước. Các khách hàng của công ty chủ yếu có quan hệ làm ăn với các nước trong
khu vực châu Á như Nhật bản,Thái Lan,Singapore,Malaysia… Và đây cũng là các đối
tác nhập khẩu lâu năm vào thị trường Việt Nam.
Công ty có được mối quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc như Công ty C.P
Việt Nam, Công ty Hải Nam, ITT, Hồng Hữu, Toàn Phát, Thượng Nhã, AT&T…việc
này giúp HTL duy trì tốt hoạt động kinh doanh,đồng thời mở rộng uy tín và thu hút các
khách hàng mới.
SVTH: Trần Viết Khả

Quốc gia Đối tác
Australia
 AUST-ASIA Worldwide Shipping Pty., Ltd
 Ausway International Freight Pty.,Ltd
Trung Quốc  Globalink Shipping _HongKong .,Ltd
 Hercules Logistics & Fowarding .,Ltd
 Lansheng Corporation
 Matrix Global Logistics Co., Ltd
 QuingDao Junfeng’l Logistics Co., Ltd
 Vinpacglobal Multitrans (China).,Ltd
Anh  Independent Logistic Co., Ltd
 Freight Care Logistics Co.,Ltd
Indonesia  PT.BFS Indonesia
Ý  DB Trans SRL Pty .,Ltd
Nhật  JCT Corporation
 Uno Shipping Corporation
Hàn Quốc  Kimex Air & Sea Co., Ltd
 K_Leader Logix Co., Ltd
Malaysia  TMI Shipping Sdn Bhd
Philipins  Pacific Charter Fowarder Inc.
Nga  Globalink Logistics Group, Russia
Singapore  ASD Freight Solution
 Halford Air Cargo (S) Pte., Ltd
 DNKH Logistics Logistics Pte., Ltd
 Nu_Alliance Pte., Ltd
 UTC Logistics Pte., Ltd
Đài Loan  Asia Transportation Co., Ltd
 Beacon International Express Corporation
Thái Lan  Extra Maritime Co, Ltd
24 GVHD: ThS. Trần Thị Trang

Để hiểu hơn về một trong những hoạt động chính của công ty, chúng ta sẽ xem
xét thực trạng quy trình thực hiện ở phần dưới đây. Cụ thể, ta sẽ tìm hiểu qui trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển của Công ty Hoa
Thanh làm dịch vụ cho nhà nhập khẩu diễn ra tại công ty và cảng thành phố Hồ Chí
Minh .
2.2. Thực trạng qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng
container đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hoa Thanh.
Về cơ bản qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container như sau :
-Khi nhận được thông báo hàng đến, đại diện chủ hàng(người giao nhận, nhà nhập
khẩu) mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
-Đại diện chủ hàng mang lệnh giao hàng đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan.
-Lấy phiếu xuất container và nhận hàng.
Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế của các công ty giao nhận mà qui trình có những
điều chỉnh sao cho phù hợp.
2.2.1. Phân tích thực trạng qui trình :
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được thực
hiện như sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng
container đường biển.

SVTH: Trần Viết Khả
Giai đoạn 1: Chuẩn bị chứng từ
và chuẩn bị nhận hàng
25 GVHD: ThS. Trần Thị Trang

2.2.1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị chứng từ và chuẩn bị nhận hàng
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong qui trình. Hầu hết, các khách hàng của công
ty là nhà nhập khẩu Việt nam chọn phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền(TT),
nên bộ chứng từ được gởi từ nhà xuất khẩu tới nhà nhập khẩu không qua ngân hàng
kiểm tra mà chỉ nhờ người vận chuyển(các công ty chuyển phát nhanh). Sau đó, nhà

nhập khẩu mới chuyển bộ chứng từ tới người giao nhận xử lý và làm thủ tục hải quan.
Do đó, chứng từ hay gặp phải những điểm sai sót mà khi làm thủ tục hải quan mới phát
hiện. Chính từ điều này, nhân viên phụ trách chứng từ của công ty khi nhận chứng từ
từ phía khách hàng là nhà nhập khẩu, việc đầu tiên là phải kiểm tra chi tiết chứng từ.
Những lỗi hay mắc phải khi kiểm tra là: chênh lệch về trọng lượng cả bì giữa B/L và
Packing list, Commercial Invoice không thể hiện điều kiện giao hàng(Incoterms), số
lượng hàng thể hiện trên hợp đồng nhiều hơn so với B/L, mã H.S hàng hóa không phù
hợp với luật Hải quan Việt Nam
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ đường đi của chứng từ nhập khẩu.
SVTH: Trần Viết Khả
Giai đoạn 2: Nhận hàng từ cảng
về kho của công ty
Giai đoạn 3: Quyết toán chi phí
giao nhận và tập hợp chứng từ
Chứng từ của Người xuất khẩu
Người vận chuyển
Người Nhập khẩu

×