Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận Định kiến giới thể hiện qua các phương tiện truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 12 trang )

Định kiến giới thể hiện qua các phương tiện truyền thông
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trên các kênh thông tin đại chúng, người ta thường kêu gọi sự bình
đẳng giữa nam và nữ. Những băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, những
chương trình ngợi ca hình ảnh của người phụ nữ… Phụ nữ ngày nay càng
ngày càng thể hiện và được bản lĩnh của mình hơn trên nhiều các lĩnh vực
khoa học, kinh tế, chính trị xã hội…những việc mà trước đây chỉ mặc định
dành cho đàn ông. Xã hội phát triển, đời sống con người đổi khác, phụ nữ trở
nên có vị thế hơn. Phải chăng đó là sự chuyến biến lớn trong nhận thức,
trong tâm khảm của người dân Việt?
Chúng ta đều nhìn thấy bề nổi những gì mà truyền thông đưa lại, nhưng bản
chất của việc đó thì thế nào. Phần trình bày dưới đây sẽ phân tích vào nội
dung của các chương trình quảng cáo? Liệu rằng truyền thông có thực sự xoá
bỏ được hoàn toàn định kiến đối với người phụ nữ trong xã hội hiện đại?
2. Nội dung
2.1. Định nghĩa về giới và bình đẳng giới
Giới là một khái niệm mới xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối
những năm 60 và ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX. Trong cách
hiểu chung, nhiều người thường lẫn lộn giữa giới và giới tính. Đây là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ. Giới tính-
thuật ngữ chỉ sự khác biệt giới thuộc về sinh học, giới- thuật ngữ bắt nguồn
từ ngành khoa học khác (tâm lý xã hội, xã hội học, dân tộc học, văn hoá
học….) chính vì vậy, nó được hiểu với ít nhiều khác biệt tuỳ vào góc độ của
mỗi ngành khoa học. Có thể điểm ra một số định nghĩa tiêu biểu về giới:
- Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị
xã hội của phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác,
nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã
hội.
- Giới là một thuật ngữ chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những
kì vọng liên quan đến nam và nữ
- Giới là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kì vọng về


các đặc điểm và năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam
giới hay một phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hoá nhất định. Giới
cũng phản ánh các mối quan hệ giữa nam và nữ, ai cần làm gì và ai là người
kiểm soát việc ra quyết định, tiếp cận các nguồn lực và hưởng lợi.
- Giới là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và
phụ nữ. Nói đến giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và
phụ nữ, liên quan tới hàng lạot vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chứ không
phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay phụ nữ nào.
Tổng kết các khái niệm trên, thuật ngữ giới có thể dùng để chỉ vị thế xã
hội của nam và nữ trong thực tế (tương quan về vị trí, vai trò xã hội của nam
và nữ), có thể dùng để chỉ các hành vi ứng xử xã hội của nam và nữ, cũng có
thể dùng để chỉ các quan niệm, các kì vọng liên quan đến nam và nữ…Rõ
ràng, cách hiểu về giới ít nhiều có sự khác biệt tuỳ vào chuyên môn của nhà
nghiên cứu (những người đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ, các nhà khoa
học giới, các nhà xã hội học, hay tâm lý học…)
Vậy, giới là gì? Nói đến giới là nói đến vai trò, trách nhiệm, và quyền lợi
mà xã hội quy định cho người nam và người nữ. Bao gồm việc phân chia lao
động, các kiều phân chia nguồn lợi và tương quan về địa vị xã hội của nam
giới và nữ giới trong một bối cảnh văn hoá xã hội cụ thể. Thuật ngữ giới đề
cập đến những đặc tính và cơ hộivề mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và tâm lý
gắn với việc là phụ nữ hay nam giới. Trong phần lớn các xã hội, là một
người đàn ông hay là một phụ nữ không chỉ có các đặc điểm sinh học khác
nhau mà còn phải đối diện với những mong đợi khác nhau của xã hội về về
mặt ngoại hình, cách cư xử, tính cách và những công việc được cho là thích
hợp đối với giới tính của người đó.
Bình đẳng giới là một khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to lớn. Lịch sử
phát triển xã hội cũng cho thấy không thể có sự tiến bộ xã hội thực sự nếu
vẫn còn một bộ phận nào đó trong xã hội bị đối xử bất công hoặc bị loại trừ.
Bởi vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển
toàn diện của một quốc gia là thực trạng bình đẳng giới ở quốc gia đó. Như

vậy, bình đẳng giới là mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu của việc xoá bỏ
định kiến và phân biệt đối xử theo giới. Có thể điểm ra đây một số khái niệm
về bình đẳng giới thường được sử dụng:
- Bình đẳng giới là phụ nữ và nam giới cùng có những điều kiện như nhau
để phát huy hết tiềm lực tiềm tàng của mình, cùng có cơ hội để tham gia,
đóng góp và hưởng thụ bình đẳng các kết quả phát triển của quốc gia trên
các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Điều quan trọng nhất là bình đẳng
giới đem lại kết quả ngang nhau cho cả nam giới và phụ nữ.
- Bình đẳng giới là phụ nữ và nam giới được coi trọng như nhau, cùng
được công nhận và có vị thế bình đẳng. Nam giới và phụ nữ cùng được bình
đẳng về: các điều kiện để phát huy đẩy đủ tiềm năng, các cơ hội tham gia
đóng góp và hưởng lợi trong quá trình phát triển quyền tự do và chất lượng
cuộc sống.
- Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ cũng có vị
thế bình đẳng và được tôn trọng nhay nhau. Phụ nữ và nam giới cùng: có
điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện mong muốn của
mình: có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn
lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng thành quả bình đẳng trong
mọi lĩnh vực xã hội.
- Là sự bình đẳng về luật pháp, về cơ hội, bao gồm sự bình đẳng trong
tiếp cận nguồn lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù
lao cho công việcvà bình đảng trong tiếng nói.
Có thể nói, bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới; là tình hình lý tưởng
trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, có các cơ hội bình
đẳng để phát hiện đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát
triển chung và hưởng lợi bình đẳng từ các kết quả đó.
2.2 Định nghĩa về định kiến và định kiến giới
Định kiến

- Theo từ điển của J.P Chaplin: Định kiến là thái độ tiêu cực được hình
thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc. Là niềm tin hoặc cách nhìn thường là
không thiện cảm, dẫn đến cho chủ thể một cách nghĩ hoặc một cách ứng xử
tương ứng với người khác.
- Trong cuốn “những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội”, Fisher
cho rằng: Định kiến là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiuề và sự
đánh giá là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy
thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt đối
xử bao gồm 2 thành tố chính là nhận thức và ứng xử.
Các định nghĩa về định kiến được đề cập từ các ấn phẩm đều có những nhìn
nhận giống nhau một cách căn bản. Hầu hết các tác giả đều thừa nhận định
kiến là những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện và một chiều của chủ thể
mang định kiến. Định kiến là một kiểu thái độ có trước, thường theo hướng
đánh giá một chiều, bất hợp lý đối với người khác, hoặc nhóm xã hội khác.
Một cách chung nhất, định kiến được hiểu là những thái độ tiêu cực nảy
sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, tapạ hopự
các quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính chất rập khuôn và
đơn giản hoá quá mức về những đặc điểm bề ngoài, thái độ và hành vi ứng
xử xã hội, những ấn tượng xấu…về một nhóm người nào đó tuỳ theo sự quy
thuộc xã hội riêng của họ.
Có hai kết luận quan trọng trong lý thuyết tâm lý học xã hội khi nghiên cứu
về định kiến. Thứ nhất, con người có xu hướng thường nhớ lại dễ dàng hơn
những gì được củng cố từ các khuôn mẫu, mà không chú ý tới những gì bác
bỏ nó. Điều này liên hệ tới thực tiễn ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhắc đến
phụ nữ là nhắc đến sự khéo léo trong nấu nướng, may vá, nhưng thực chất
các đầu bếp, nhà thiết kế chủ yếu có thành công lớn lại là nam giới. Hay, vị
trí lãnh đạo mà nam đang chiếm ưu thế được củng cố bởi niềm tin là nam
giới có phẩm chất và năng lực lãnh đạo hơn so với nữ giới được chứng minh
phụ nữ không hề thiếu thậm chí nổi trội hơn so với nam giới trong một số
phẩm chất lãnh đạo hiện đại…Thứ hai, định kiến được hình thành bởi một sự

tập luyện xúc cảm có từ rất sớm, trong khi những niềm tin biện minh cho
chúng đến muộn hơn, điều đó khiến cho việc loại bỏ chúng trở nên đặc biệt
khó khăn. Ai cũng muốn từ bỏ định kiến của mình nhưng thay đổi những
niềm tin thuộc về nhận thức thì dễ hơn thay đổi những cảm xúc sâu thẳm, có
nghĩa rằng, trở ngại trong việc xoá bỏ định kiến giới không chỉ nằm ở chỗ
thay đổi nhận thức của cá nhân, mà điều khó khăn là thay đổi những xúc cảm
gắn với các định kiến đã được tập luyện từ thời thơ ấu.
Định kiến xã hội tạo nên một sự phân biệt xã hôi. Đó là sự thay đổi hình ảnh
của chính mình hoặc là làm méo mó, biến dạng về bản thân khiến chủ thể
mang định kiến có sự đánh giá lạc hướng về mình, tạo nên một sự phân biệt
ứng xử của người khác tuỳ theo những mong đợi của chúng ta và tạo ra sự
biện minh xã hội.
Định kiến giới cũng vậy, nó có thể làm cho phụ nữ hay nam giới đánh giá
không đúng về bản thân và người khác. Định kiến giới làm đơn giản hoá quá
trình nhận thức của con người về giới kjác, ngăn cản sự hiểu biết chính xác
của những người không cùng giới tính với mình. Định kiến giới là định kiến
xã hội dựa trên cơ sở giới tính. Định kiến giới là một trong những hiện tượng
tâm lý xã hội phổ biến, chúng gây nên những hậu quả tiêu cực cho cả nam
giới và nữ giới.
Định kiến giới được xây dựng dựa trên một sự khái quát hoá về người khác
và dùng nó để đánh giá nam giới hoặc phụ nữ mà không tính đến những
trường hợp cụ thể. Trong giao tiếp, định kiến giới thường xuất hiện một cách
tự động, ngẫu nhiên mà nhiều khi ta không kiểm soát được. Chúng ta thường
phản ứng với người đối thoại một cách không chủ ý theo cách chúng ta chỉ
lọc ra những hành vi khẳng định các chủ kiến của ta về họ. Định kiến giới là
một kiểu thái độ nên không phải lúc nào cũng được phản ánh công khai
trong hành động. Nhiều trường hợp cá nhân mang định kiến nhận ra mình
không thể biểu lộ nó một cách trực tiếp, có nhiều lý do ngăn cản họ thực
hiện điều này một cách rộng rãi, không ít cá nhân mang định kiến chỉ dám
bày tỏ thái độ của mình mà không thể hiện hành vi định kiến với đối tượng

họ muốn chống đối-dù là có ý thức hay vô thức.
Trong quá trình thiết lập mối quan hệ tiếp xúc, định kiến giới có thể để lại
một số hậu quả:
- Định kiến giới làm đơn giản hoá quá trình nhận thức của con người về
người khác giới, ngăn cản hiểu biết chính xác những người không cùng giới
tính với mình, dễ phá hỏng các mối quan hệ của con người trong xã hội.
- Định kiến giới thường dẫn đến những thái độ khó chịu, những tình cảm
tiêu cực- âm tính đối với đối tượng và điều này không có lợi cho sự lành
mạnh cảm xúc của chủ thể mang định kiến.
- Định kiến giới làm hỏng mối quan hệ giữa nam và nữ. Nó củng cố lòng
tin của người đàn ông vào tính chất thượng đẳng của mình, khiến họ có thái
độ kẻ cả và bảo thủ. Còn đối với phụ nữ, họ gặp nhiều khó khăn trong việc
khẳng định bản thân và từ bỏ những hình ảnh tiêu cực về chính mình.
Có thể thấy, về nội dung, định kiến giới được xem là một trong nhiều biểu
hiện của bất bình đẳng giới, nó có chức năng xác lập và duy trì những bất
bình đẳng giới trong thực tế.
Việt Nam là một quốc gia mà trong quá khứ bị chịu ảnh hưởng nhiều của các
tư tưởng nho giáo, xã hội đề cao vai trò của người đàn ông như là người chủ
trong gia đình và xã hội. Con trai được tôn sùng là người thờ cúng tổ tiên,
nối dõi tông đường. Ở Việt Nam, tư tưởng gia trưởng không chỉ xuất hiện
trong xã hội phong kiến mà nó còn được dùng nôm na trong đời sống hàng
ngày, đặc biệt là các vùng nông thôn để chỉ sự áp chế của người đàn ông đối
với phụ nữ. Tư tưởng gia trưởng không tồn tại rời rạc trong phạm vi tâm lý
từng cá nhân, nhóm xã hội mà tồn tại trong hệ thống bao gồm những thiết
chế văn hoá, tôn giáo, chính trị, kinh tế, pháp lý…do nam giới cầm quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống gia trưởng không thể tồn tại nếu không có
sự úng hộ ngầm từ phía những người phụ nữ.
2.3 Định nghĩa về truyền thông và các phương tiện truyền thông
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội
trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín

hiệu chung. Truyền thông gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm,
hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này
được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân hay tổ chức khác, thậm chí là
chính người/tổ chức gửi thông tin đi.
Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông như: phương tiện điện tử
(truyền hình, radio), báo chí, thư chào hàng trực tiếp, điện thoại, internet…
2.3.1 Định kiến giới thể hiện qua nội dung quảng cáo
Các phương tiện truyền thông rất đa dạng và phong phú về nội dung và hình
thức biểu hiện, tuy nhiên, tôi muốn đưa ý kiến về hình thức và nội dung của
quảng cáo- một trong những hình thức thường xuyên xuất hiện trên truyền
hình.
Quảng cáo thương mại là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến
công khai thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng nhằm tác động tới nhận thức, tình cảm và hành vi của người
tiêu dùng với mục đích thúc đẩy, kích thích tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ
để kiếm lời nhiều nhất.
Hình thức quảng cáo thì đa dạng, nhưng nội dung quảng cáo thì có gì? và nó
được biểu hiện như thế nào? Nếu thường xuyên xem tivi, các chương trình
quảng cáo, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, những chương trình quảng
cáo liên quan đến các sản phẩm sinh hoạt như dầu gội, nước lau nhà, xà
phòng, bột giặt….thì sẽ là hình ảnh của người phụ nữ xuất hiện trong tư thế
đang lau nhà, đang giặt quần áo…Bản thân người phụ nữ bị gán vào công
việc nội trợ và bị coi đó là điều hiển nhiên, nên sản phẩm này gắn liền với
hình ảnh những người mẹ, người vợ như một điều tất yếu.
Một quảng cáo về sản phẩm nước lau nhà, người vợ sau khi lau nhà xong thì
ông chồng dắt chiếc xe máy lấm lem vào rồi dắt ra tạo thành một vết bẩn khó
lau, và sau khi sử dụng sản phẩm thì mọi vết bẩn đã được lau một cách dễ
dàng lại còn cho mùi hương thơm mát, người vợ tỏ ra vui mừng, hạnh phúc.

Quảng cáo này ban đầu xem thì cảm thấy điều đó khá bình thường, nhưng
nếu xem nhiều lần và chú ý, thì chúng ta có thể nhận thấy cái gọi là định
kiến giới được thể hiện rất rõ trong clip. Một nền nhà sạch như vậy mà người
chồng thản nhiên dắt chiếc xe vào, đồng thời người vợ cũng không tỏ ra quá
khó chịu trước một hành động trái khoáy như thế. Như vậy, thái độ phản hồi
từ phía người vợ cho thấy một sự chấp nhận: “công việc nội trợ là công việc
của tôi, của người phụ nữ, nên tôi rất vui vẻ để làm”. Có phải tư tưởng gia
trưởng đã được thể hiện ở đây?
Hay như những quảng cáo về các sản phẩm có tính chất mạnh mẽ hơn như
nước tăng lực, café, thậm chí là điện thoại, ô tô…lại gắn với hình ảnh của
nam giới với vẻ ngoài lịch lãm, phù hợp với tính chất của sản phẩm.
Nam giới thường được gắn mác với những cụm như từ về tính cách thì phải
mạnh mẽ, táo bạo, dũng cảm và đầy tham vọng, về năng lực thì phải giỏi kĩ
thuật, giỏi tự nhiên… nhưng trong thực tế, phụ nữ hoàn toàn cũng có thể làm
mọi điều nam giới có thế làm, thậm chí là tốt hơn, (tất nhiên, nói như vậy, tôi
đang đặt vấn đề về sinh học sang một bên). Thực tế cho thấy là phụ nữ cũng
có thể là một nhà lãnh đạo giỏi, họ có vẻ ngoài lịch thiệp, họ cũng mạnh mẽ
và táo bạo (các nhà chính trị gia), và những lập trình viên ngày nay cũng có
rất nhiều người là phụ nữ, nhưng công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ, tinh
thần và trí tuệ ở mức cao như nghề phi công cũng có sự tham gia của phụ nữ
(Nguyễn Thị Thanh Thuỷ & Nguyễn Ly Hương- hai nữ phi công quốc tịch
Việt Nam đầu tiên- thuộc đoàn bay 919- tổng công ty hàng không Việt Nam
Vietnam Airlines). Vậy tại sao họ hình ảnh người phụ nữ không được gắn
với những công việc thể hiện sự mạnh mẽ? Phải chăng đây là do sự định
khuôn, khuôn mẫu giới yêu cầu như vậy?
2.3.2 Một số giải pháp
Thay đổi tư duy, có cái nhìn sáng tạo, mới mẻ trong nội dung và hình thức
quảng cáo. Nội dung cần thể hiện được sự bình đẳng giữa nam giới và nữ
giới.
Thực tế đã chứng minh rằng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được, và

hiện nay đang được quan tâm chú ý đến rất nhiều. Ví dụ, quảng cáo về nước
rửa chén sunlight, hình ảnh 2 đôi nam nữ thi xem ai rửa bát nhanh hơn và
sạch hơn, hay quảng cáo về lau dọn nhà cửa, đi siêu thị mua sắm thực
phẩm….đã có sự “chia đều” về tương quan tỉ lệ, và có sự tham gia của cả
nam giới trong vấn đề công việc nội trợ. Một thay đổi nhỏ, nhưng cũng để
nhắc nhở rằng, việc nội trợ không phải là một công việc đặc thù chỉ dành
riêng cho phụ nữ, mà nam giới cũng cần bắt tay, chung sức, điều này vừa thể
hiện sự chia sẻ, vừa gắn kết tình cảm gia đình, giúp phần giảm bớt đi những
định kiến xã hội nặng nề, thâm căn cố đế.
3. Kết luận
Bất bình đẳng giới không chỉ là một vấn đề của một quốc gia, một dân
tộc, mà nó còn là vấn đề của toàn thế giới. Những trình bày ở trên mới chỉ đề
cập đến một khía cạnh rất nhỏ về biểu hiện của định kiến giới- một trong
nhiều biểu hiện của việc bất bình đẳng giới.
Để xoá bỏ định kiến, chúng ta không thể chỉ hô khẩu hiệu mà cần phải
có những biện pháp hữu hiệu, thay đổi từ tư duy, nhận thức của chính mọi
người trong xã hội, bao gồm cả nam giới và nữ giới.

×