Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng và giải pháp cho tình hình thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.15 KB, 22 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài.
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn
hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì
“phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”.
Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát
thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành
kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại
chúng truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Bản thân nó mang trong
mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng
do kết hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện
truyền thông đại chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo
chí - công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo
điều kiện thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện;
tính thời sự với khả năng nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm
– tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo
mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh
nhất.
Tuy nhiên, cùng với những ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn
đề bảo đảm chính xác thông tin trên báo mạng điện tử là mối lo hàng đầu. Là
bộ phận quan trọng của internet, lại phát hành một bản cho triệu triệu người
đọc, do đó vấn đề thông tin trên bao mạng điện tử là hết sức quan trọng.
Mặt khác, báo mạng điện tử đang phải chạy đua thông tin với nhau nhất
là về khả năng nhanh nhất, nóng nhất…do vậy, có hiện tượng nhiều thông tin
đưa không chính xác ( xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là
thông tin chống phá) hoặc cùng một sự kiện nhưng các báo đưa theo nhiều
kiểu khác nhau, các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đều đưa tin
sai do đều copy từ báo này sang báo nọ làm thành hiệu ứng dây truyền, có thể
là thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn chụp mũ và
vội đưa ra kết luận trước cả khi thông tin đó được kiểm chứng, làm công


chúng hoang mang trong việc tiếp nhận. Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí
trực tuyến còn phải đương đầu với sự xâm nhập của các nguồn thông tin xấu,
1
thông tin không lành mạnh vốn đầy rẫy trên mạng internet. Nhất là, báo mạng
điện tử là một trong những ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật. Tuy nhiên,
nó vẫn phải đứng trong cuộc chạy đua gay gắt với các phương tiện truyền
thông đại chúng khác, và có nhiều nguy cơ bị chia sẻ công chúng. Chính vì
vậy, báo mạng điện tử mặc dù có nhiều ưu thế hơn hẳn nhưng cũng phải
không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo thông tin chính xác đến
hàng triệu triệu công chúng là yêu cầu cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Những thông tin trái chiều trên mạng và tiếp nhận của công chúng
tưởng chừng như vấn đề đơn giản và dễ hiểu, nhưng kỳ thực lại là vấn đề ít
được nghiên cứu, đặc biệt là khảo sát trên thực tế. Nhất là trong thời điểm
hiện nay, những tài liệu liên quan chưa nhiều, cũng chưa có thống kê đầy đủ
nào về tính chính xác khi thông tin được đưa lên trên báo mạng điện tử và tiếp
nhận của người đọc.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài gồm 2 mục tiêu sau:
Một là, khảo sát tính chính xác của thông tin trên báo mạng hiện nay và
thực trạng những thông tin trái chiều trên một số tờ báo mạng điện tử và tiếp
nhận của người đọc.
Hai là, từ việc phân tích tính chính xác của thông tin đưa lên và thực
trạng thông tin trái chiều trên một số tờ báo mạng điện tử, đề tài đưa ra những
nhận định và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đó trên báo mạng
điện tử.
Mục tiêu đó dẫn tới những nhiệm vụ của bài tiểu luận như sau :
- Tìm kiếm, nghiên các tài liệu, lý thuyết cơ bản nhất về báo mạng
điện tử để hình thành một “ phụng” kiến thức vững vàng làm cơ sở cho việc
khảo sát, phân tích những thông tin trái chiều.

- Phân tích, chỉ ra những biểu hiện khác nhau của việc đưa thông tin
không chính xác lên báo và đưa ra tiếp nhận của người đọc qua việc khảo sát
20 ý kiến của công chúng khi gặp nhưng thông tin đó.
- Khái quát, tổng hợp để rút ra những nhận định riêng và đưa ra một
số giải pháp cho việc hạn chế việc đưa thông tin không chính xác lên báo
mạng điện tử hiện nay và cách tiếp nhận của công chúng
4. Phạm vi ,đối tượng nghiên cứu.
Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, niên bài tiểu luận tập chung chủ
yếu vào nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra một số lý luận chung về tính chính
2
xác trong việc truyền tải thông tin trên báo mạng điện tử. Để nghiên cứu đề
tài được sâu và tập trung, tôi đã tiến hành khảo sát một số thông tin được
truyền tải không chính xác trên một số tờ báo mạng điện tử. Đồng thời khảo
sát lấy ý kiến của công chúng khi tiếp nhận những thông tin sai lệch đó .
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu theo nhiều phương pháp. Để
tìm hiểu thực tế tính chính xác của thông tin trên báo mạng điện tử, tôi thực
hiện phương pháp khảo sát, điều tra bằng các gửi các câu hỏi khảo sát qua
mạng internet, cụ thể là qua bạn bè trên Yahoo messenger. Tôi đã xây dựng
và gửi thông tin cho một số người khi tiếp nhận những thông tin chưa chính
xác trên báo. Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn được tiến hành dựa trên phương
pháp nghiên cứu tài liệu, những phần lí luận được đưa ra đã được tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu liên quan cũng như trong sách vở và mạng internet
6. Kết cấu của niên luận
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài tiểu
luận gồm 3 chương chính
Chương I. Một số vấn đề chung về báo mạng điện tử
1.1.Khái niệm chung về báo mạng điện tử
1.2. Khái quát báo mạng điện tử trên thế giới.
1.3. Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam.

* Kết chương I.
Chương II. Tính chính xác và thực trạng thông tin trên báo mạng điện
tử hiện nay
Thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay
Khảo sát một số sự kiện và thông tin đưa chưa chính xác
* Kết chương II.
Chương III. Một số giải pháp cho tình hình thông tin trên báo
mạng điện tử hiện nay và tương lai.
3.1.Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên báo điện tử
3.2. Góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin
3.3. Công chúng học cách nhìn nhận đánh giá trước nguồn tin.
3
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận chung :
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm.
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông
tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là
vấn đề đang được tranh cãi.
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper
( báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chí điện
tử), e- zine ( electronic magazine- tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo mạng điện tử được sử dụng khá phổ biến,
chẳng hạn báo nhân dân điện tử, lao động điện tử… Ngoài ra, còn nhiều
người gọi chúng bằng cái tên khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực
tuyến…
Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại
kỳ họp thứ 5 Quốc hội khó X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí
được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự
xuất hiện các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng

internet như Nhân Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang
thông tin của các nhà cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh
Việt Nam ( VnExpress) của FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển
phần mềm VASC- hiện nay là VietNamNet, VDC Media của công y điện
toán và truyền số liệu VDC…Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý
của Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam
gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”.
Ngoài thuật ngữ “ online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong
các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông
mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publíhing ( xuất bản trực
4
tuyến), online media ( phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist
( nhà báo trực tuyến), online radio ( phát thanh trực tuyến), online television
( truyền hình trực tuyến). Để thống nhất, trong niên luận này chúng tôi gọi
bằng thuật ngữ báo mạng điện tử.
1.2. Khái quát báo mạng điện tử trên thế giới.
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn
nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Khái niệm trực
tuyến lần đầu tiên được nhắc đển trong những năm 70 của thế kỷ XX để chỉ
các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến
điện là teletext và video text. Teletext ra đời trước, tiếp theo đó là sự ra đời
của video text – đây là một bước phát riển của công nghệ teletext. Nó cho
phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình tivi hoặc vi tính. Thông tin được
truyền tải và thu nhận qua đường điện thoại, cáp hoặc qua mạng vi tính.
Video text là tiền thân của công nghệ world wide web(www) là linh hồn của
báo chí trực tuyến ( báo mạng điện tử) sau này.
Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện
bước đột phá vào lĩnh vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức,
một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của riêng mình trên

mạng như Los Angeles Times, USA ToDay, New York Newsday, San joes,
Chicago Tribune…Cũng trong năm này, 11 tờ báo khác của Châu Á cũng
xuất hiện trên mạng internet như China daily( Trung Quốc), Utusan
( Malayxia), Asahi Simbun( Nhật Bản)…
Đến nay, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như sự lớn
mạnh của các tờ báo, nhu cầu vô cùng của công chúng… thì thật là khó để có
thể thống kê hết các tờ báo mạng điện tử trên thế giới, người ta ước tính rằng
mỗi tháng có hàng triệu thành viên mới trong mạng toàn cầu. Nhất là khi Blog
xuất hiện, có thể nói thế giới truyền thông đang sôi động, phong phú hơn bao
giờ hết.
5
1.3. Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam.
Chúng ta hồ mạng internet vào năm 1997 và cho đến nay mật độ
internet nước ta ngày càng tăng đáng kể. Chúng ta đang cố gắng để ngày càng
mở rộng cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện thuận lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có
những bước phát triển bắt kịp thế giới. Tháng 2/1998 tờ Quê Hương – cơ
quan của Uỷ Ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng
internet, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở
đường này được ghi nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí
nước ta. Từ đây các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta có thêm
một thành viên mới, hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền thông in
đến công chúng và thông tin đói ngoại.
Ngày 19/12/1997 mạng thông in điện tử VNN, tiền thân của VASC
ORIENT ra đời. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang
chủ www.vnn.vn lần ầu tiển mắt công chúng mang tên VASC ORIENT trên
nền mạng VNN. VASC ORIENT phát triển theo hướng thời sự và chuyên
sâu, công chúng có thể thu nhận thông tin, thảo luận trao đổi trực tiếp về nội
dung vấn đề trong và ngoài nước. Hiện nay lượng truy cập VietNamNet đã
lên tới con số trên 2 tỷ/ tháng. Đây là một trong những báo mạng điện tử hàng

đầu Việt Nam hiện nay. Và hiện nay đây là tờ báo có nhiều đổi mới khiến nó
luôn hấp dẫn và được công chúng hưởng ứng, bàn tròn trực tuyến là ví dụ tiêu
biểu. Giao lưu trực tuyến lần đầu tiên ra đời tại toà soạn này, hiện nay ở
VietNamNet các chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức thường xuyên
đều đặn, hấp dẫn và sinh động.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay, báo mạng điện tử trở thành phương tiện
công cụ đặc biệt hiệu quả trong việc đưa tiêng nói của Đảng, nhà nước và
Việt kiều bè bạn năm châu. Báo mạng điện tử đang cùng các PTTTĐC xây
dựng củng cố và hoàn thiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc
Việt Nam trên trường quốc tế.
6
Chúng ta có thể khái quát sự phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta
hiện nay qua trích dẫn của chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo
điện tử ở nước ta hiện nay do Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Ngày
22/7/2005.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền
thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành
không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời,
báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở
rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông
tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém.
Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính
chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc
khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư
liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật
gân, câu khách.
7
CHƯƠNG II: TÍNH CHÍNH XÁC VÀ THỰC TRẠNG THÔNG TIN

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
2.1 Thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay
Đánh giá về thực trạng của báo mạng điện tử hiện nay, chúng ta dễ
dàng nhận thấy có rất nhiều hạt sạn thông việc truyền tải thông tin và đưa
thông tin chính xác đến bạn đọc. Tuy nhiên hiện nay không ít tờ báo mạng
điện tử chưa làm được điều đó
Trước hết là tình trạng sai phạm nối tiếp sai phạm. Báo mạng điện tử
đưa thông tin rất nhanh, nhiều khi phải chạy đua với thời gian, điều đó là hoàn
toàn dễ hiểu. Nhưng nhanh phải đồng nghĩa với chính xác, điều mà các tờ báo
mạng hiện nay đang không có. Các loại hình báo chí khác tránh xu hướng này
bằng hàng rào các biên tập viên giỏi nghiệp vụ và một quy trình duyệt bài
chặt chẽ. Nhưng với báo mạng điện tử, trong nhiều tình huống người phóng
viên kiêm luôn vai trò biên tập viên, thậm chí thư ký tòa soạn: anh ta viết bài
và đưa thẳng lên mạng. Thêm nữa, dự đã phát hành, thông tin vẫn có thể
chỉnh sửa và sửa online. Vì vậy, đọc báo mạng điện tử, một cảm giác không
an tâm cứ hiện hữu trong lòng nhiều độc giả. “Nhỏ” là lỗi đánh máy, ngữ
pháp, chính tả… lớn là lỗi về ngữ nghĩa, nội dung… Đã và đang hình thành
một lối làm báo “mỡ ăn liền”, có tâm lý cẩu thả, dễ dãi, coi nhẹ tính chính xác
ở một bộ phận nhà báo mạng điện tử.
Tình trạng thông tin trên báo mạng điện tử nhiều nhưng trùng lặp do
nạn “cắt – dán” (“copy – paste”) ngày một tăng và tinh vi hơn. Đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo và các văn bản luật, dưới luật về bản quyền đều yêu cầu
khi nhà báo, cơ quan báo chí sử dụng số liệu, thông tin, bài, ảnh của cá nhân,
tổ chức khác phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, trên thực tế có thể dễ
dàng phát hiện những trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng một phần hay
toàn bộ tin, bài, ảnh của người khác, báo khác mà không nêu nguồn. Điều này
8
xảy ra khá phổ biến, thường xuyên và nghiêm trọng trên các tờ báo mạng điện
tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí. Nhiều tờ báo dịch tin,
bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc

của tác phẩm. Cũng nhiều khi ghi nguồn nhưng kiểu như “theo báo A”, “theo
báo B” hoặc ghi theo kiểu viết tắt như A, KP, FS, VF… thì không một độc giả
nào, thậm chí là phóng viên có thể kiểm chứng thông tin hay tìm ra tờ báo
gốc. Và thế là, nhà báo điềm nhiên cắt cúp, chỉnh sửa, biên dịch lại bài của
người khác, báo khác và biến chúng thành tin, bài của mình.
Điều này cũng xảy ra với tin, bài, ảnh trong nước, thể hiện sự yếu kém
về chuyên môn, hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, không tôn trọng bản thân và
công chúng báo chí1. Theo nhà báo Lê Nghiêm, ở các nước phát triển, vấn đề
này được coi là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến kiện tụng, gây thiệt hại rất
lớn cho tờ báo vi phạm.
Thông tin sai không “thèm” cải chính cũng đang là một thực trạng đáng
buồn trong làng báo mạng điện tử. Trên thực tế, không ít tờ báo khi biết mình
làm sai, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác
nhưng cố tình lờ đi, cố chấp, cửa quyền, không chịu thừa nhận còn tìm cách
cãi “căn” hoặc viện lý do để trì hoãn việc cải chính, xin lỗi. Nhiều nhà báo
cho mình cái quyền phán xét người khác nhưng khi người khác nói lại thì “bỏ
qua”, thậm chí tìm cách trả thù. Khi đăng tin thì hoành tráng, mọi người đều
biết, đến khi sai thì coi như chuyện trong nhà “đóng cửa bảo nhau” làm cho
người bị hại, doanh nghiệp bị oan vẫn mang tiếng suốt đời. Các cá nhân, tổ
chức khi đã bị cơ quan báo chí đưa thông tin sai lên mặt báo thường phải chịu
thua thiệt, chờ được lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí thì uy tín của cá
nhân, tổ chức đã bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí là rất nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp những thông tin sai do báo in đăng, các báo mạng điện tử
và trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các
báo mạng điện tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính, thậm chí có
những bài vẫn lưu trên mạng Internet.
9
Đăng tải tràn lan thông tin giật gân, câu khách. Thời gian gần đây,
nhiều tờ báo, nhà báo mạng điện tử có xu hướng khai thác những chuyện
nhảm nhí, thô tục, “bới” chuyện đời tư éo le, giật gân, tô đậm mặt trái của xã

hội… để câu khách một cách rẻ tiền. Người ta nói trên báo mạng điện tử hiện
nay có đủ loại thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của đủ loại người nhưng
nhiều nhất, phong phú nhất là những thông tin “lộ hàng”, “sex” v.v những
vụ giết người với những tình tiết dã man đến rợn người hoặc đi sâu quá đà
vào đời tư của người nổi tiếng để câu view.
Khảo sát một số sự kiện và thông tin đưa chưa chính xác
Hiện nay mỗi khi click chuột vào một trang báo điện tử nào đó, người
đọc có thể nhận thấy những thông tin được đưa lên trang báo đó có thể chưa
thực sự chính xác, sau đây là một số thông tin như vậy:
Trang Người đưa tin giật tít : Minh Hằng “ trần truồng’’, người hâm
mộ phát sốt
Chủ đề ca sĩ ăn mặc gợi cảm quá mức đang là đề tài nóng trên mạng,
nhất là sau khi VTV1 liên tục phát các phóng sự phê phán nhiều ca sĩ ăn mặc
hở hang lên sân khấu. Tuy nhiên, ăn theo phóng sự này, các trang báo mạng
cũng đang thể hiện sự quá đà của mình trong một số bài viết. Có thể một số tờ
báo tỏ ra nhiệt tình một cách thái quá, hoặc có thể đó là chủ trương câu khách
của những cơ quan mang danh là báo chí đó.
Bài viết Minh Hằng “ trần truồng’’, người hâm mộ phát sốt đưa ra một
hình minh họa nhòe nhoẹt, được chụp lại từ clip và không có dấu hiệu gì cho
thấy cơ ca sĩ nói trên “không mặc quần áo” như mô tả trên tít.
Clip ca nhạc này cũng dễ dàng được tìm kiếm trên mạng, và dự cơ ca sĩ
ăn mặc khá gợi cảm, song cũng vẫn lịch sự gấp nhiều lần so với mô tả của
phóng viên Việt Hương của báo Người đưa tin.
Trong đoạn tin đã dẫn, tác giả cũng cho hay các bài viết trên Người
đưa tin về cách ăn mặc gợi cảm của ca sĩ Thủy Tiên đang gây ra hai luồng dư
luận trái chiều. Một bên bênh vực ca sĩ “thống - mát” trên sân khấu “như một
10
xu hướng thời thượng,” còn một bên phản đối hành vi “lăng xê mông, ngực
của các nữ ca sĩ.”
Nhưng với việc đưa tin theo kiểu này, có lẽ chính Người đưa tin đang

tìm cách lăng xê cho “xu hướng thời thượng” ấy, nhằm đánh vào thị hiếu tầm
thường của một bộ phận độc giả.
2.2. Sự thật của công bố đã tìm được thuốc chữa AIDS
1h chiều ngày 02/12/2011, phóng viên Bảo Châu của báo điện tử
VietnamNet cho đăng tải bài viết có nhan đề “Đã tìm được thuốc chữa
AIDS”. Bài báo này sau đó được nhiều forum, website đăng tải lại, được lan
truyền trên các mạng xã hội. Có ít nhất 5 tờ báo cùng “vào cuộc” phổ biến lại
thông tin, gồm có vnMedia, Thể Thao Văn Hóa, VTC và Hà Nội Mới.
Chỉ có duy nhất báo Hà Nội Mới tỏ ra nghi ngờ bằng cách thêm “dấu
hỏi chấm quyền năng” vào sau tít mới. Trang mạng TCCL có đặt nghi vấn về
độ chính xác của nguồn tin và kết luận rằng thông tin này cần phải kiểm
chứng, và nếu chưa thấy WHO lên tiếng thì chưa chính xác, thông tin đó chỉ
nên dựng để tham khảo.
Bởi vì “cách đây 20 năm khi HIV/AIDS vừa được phát hiện, người ta
có quan niệm rằng đó là “bệnh tử thần”, nhưng sau 20 năm thì người ta phát
hiện ra rằng “đây chỉ là bệnh mãn tính mà thôi”.
“Đã có những lúc mà các báo rầm rộ đưa tin trường hợp người đầu tiên
chữa khỏi HIV/AIDS, đó là thông tin chính xác. Nhưng WHO không công bố
rằng đó là hướng điều trị nên theo, bởi vì đó là (một trong) những trường hợp
rất đặc biệt. Hơn nữa, phác đồ điều trị của họ không áp dụng cho “người bình
thường” được. Đó là một cách chữa bệnh rất đắt tiền, đau đớn và tỷ lệ thành
công không cao”.
Đáng ngại hơn, sau bài báo của VietnamNet, trên một số diễn đàn đã
rải rác có những bạn trẻ kêu gọi “xõa” (ám chỉ việc quan hệ tình dục không
cần các biện pháp bảo vệ) vì “không sợ HIV nữa”.
11
Các bài báo này có thể người viết chưa hiểu hết nên đưa quá thông tin
lên. Với những người trong ngành biết nhiều thông tin về các nhà khoa học
nghiên cứu về thuốc phòng chống, thuốc chữa, điều trị HIV/AIDS và có nhiều
đề tài nghiên cứu thành công với một số nhóm nhỏ người tình nguyện. Nhưng

không thể mang ra công bố cho số đông được.
Kể cả trong trường hợp đã tìm được thuốc chữa thực sự thì phải hiểu
rằng nếu thành công ở nước ngoài thì cũng cần thời gian dài mới mang về
Vietnam được. Không phải cứ nước ngoài chữa được là Việt Nam sẽ chữa
được ngay.
Tuy nhiên, một đại diện đề nghị giấu tên của Puple Sky Network
(Mạng lưới Bầu Trời Tím) lại phản đối gay gắt việc cho rằng công bố thông
tin “vội vàng” sẽ giúp các bệnh nhân HIV/AIDS “lạc quan hơn”.
“Mạng lưới Bầu trời tím (PSN) là mạng lưới của 6 quốc gia liên quan
đến dự phòng HIV trong Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) thuộc khu vực
Đông Nam Á. Với việc tập trung vào chia sẻ thông tin và tuyên truyền vận
động chính sách, chúng tôi – PSN – cực lực phản đối quan điểm này”.
“Việc đưa tin sai lệch và/hoặc những thông tin chưa được kiểm chứng
rõ ràng, chưa được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận có thể gây ra những ngộ
nhận và hậu quả không đáng có, làm tổn thương sâu sắc đến những người có
H và ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trên đây không phải dẫn chứng duy nhất về việc báo chí có thể gây tác
động đến nhận thức của công chúng và các bên liên quan, kể cả tác động tích
cực cho đến những tác động gây hậu quả khôn lường. Đó là chưa kể đến một
thực tế đáng lo ngại hiện nay là nhiều bài báo khai thác những vấn đề câu
khách quá đáng (chẳng hạn tin về một người mẫu quảng cáo đồ lót không mặc
đồ lót với chăm ảnh minh họa chỉ làm mờ một chút phần ngực, chẳng khác
nào ảnh khỏa thân trên tạp chí Playboy) hoặc loại thông tin chắc chắn không
mang lại lợi ích gì cho độc giả (ví dụ tin con gái của Tom Cruise hở nội y).
12
Một vài ví dụ cụ thể không thể được khái quát hóa thành bức tranh báo
chí nước nhà, nhưng một điều không thể bác bỏ là loại bài viết về những chủ
đề như trên đang tràn lan trên các mặt báo. Nếu phải tính bằng tỷ lệ phần trăm
thì chỉ nên dựng từ “nhiều” để giảm bớt cảm giác quá nhiều. Liệu điều này có
khiến những người làm báo phải tự đặt câu hỏi xem thực sự độc giả ngày nay

đang quan tâm tới những vấn đề gì? Và rằng chúng ta đang có thực sự làm
báo hay không? Đâu rồi cái thời mà những tin tức thời sự nóng hổi và những
bài bình luận sâu sắc về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội là lý do chính
khiến người ta bỏ tiền ra mua báo. Đành rằng cuộc sống có nhiều đổi thay, và
nhu cầu của độc giả cũng thay đổi, chẳng có gì đáng trách khi độc giả mua
nhật báo hàng tháng chỉ để đọc những chuyện sốt dẻo về các ngôi sao, để giải
đố chữ hoặc thậm chí là xem lịch phát sóng truyền hình. Cũng chẳng cần phải
phàn nàn khi nhiều người tỏ ra hoài nghi báo chí chính thống và tự quay sang
tìm thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, điều không bao giờ thay đổi đối
với mọi tờ báo và mọi nhà báo, là trách nhiệm đối với độc giả và đối với xã
hội. Bản thân người làm báo phải luôn tự đặt câu hỏi rằng “đưa tin này để làm
gì?” Những bài chẳng mang lại hữu ích gì cho xã hội, cho độc giả, kể cả về
giá trị thông tin lẫn tính giải trí, những tin dựa trên lời đồn đoán, chuyện tầm
phào vô căn cứ lẽ ra không có chỗ trên mặt báo, trên làn sóng phát thanh
truyền hình hay Internet. Nhưng không, nó đang được “vô tư” nhồi nhét cho
độc giả, khán thính giả với một lời giải thích vô cảm là để thu hút người đọc
hoặc “câu view” cho các website.
Lâu nay, xã hội thường yêu cầu dành sự tôn trọng cao nhất cho hai
người thầy – thầy giáo và thầy thuốc – một người mang tri thức đến cho thế
hệ sau, và một người giúp xua đi bệnh tật, thậm chí mang lại sự sống. Đi kèm
với sự tôn vinh đó cũng là trách nhiệm lớn lao: một thầy thuốc thiếu tận tâm
có thể ảnh hưởng đến hàng chục, hàng trăm bệnh nhân; một thầy giáo không
hoàn thành bổn phận của mình có thể làm sai lệch tư duy của hàng trăm, hàng
ngàn học sinh. Nhưng có một "nhà" khác mà dự có hay không sự tôn trọng
13
của xã hội thì trách nhiệm vẫn vô cùng nặng nề - đó là nhà báo. Một con số
sai lệch trong tin tài chính, chứng khoán có thể làm hàng trăm, hàng ngàn,
thậm chí hàng vạn người sa cơ, thiệt hại, một bài báo phanh phui bê bối có thể
làm một tập đoàn kinh doanh lao đao, một chính phủ khốn đốn. Cũng có
những người thậm chí đã tìm đến cái chết vì không chịu nổi sức ép của dư

luận, mà nhiều khi bắt nguồn từ báo chí.
Ở các nước phương Tây, báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ tư,
sau cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Việt Nam, nhiều người nhìn
báo chí như một sức mạnh to lớn và bản thân nhiều người làm báo cũng hiểu
để tận dụng sức mạnh này nhằm tạo lập một xã hội tốt đẹp hơn. Song xu
hướng lạm dụng sức mạnh báo chí cũng đang lộ rõ, mà nguyên nhân chính là
việc không hiểu hoặc không cần quan tâm đến trách nhiệm của báo chí./.
Qua những khảo sát thông tin trên một số tờ báo mạng điện tử hiện nay
và ý kiến của một số công chúng khi tiếp nhận những thông tin trai chiều trên
báo mạng điện tử có thể thấy rõ một thực tế: thông tin trên các báo điện tử
hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin đưa ra không chính xác đã
gây hậu quả không lường cho nhân dân, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân
dân, làm hoảng loạn dư luận. Đặc biệt, chỉ vì chạy theo lợi nhuận và tăng sức
cạnh tranh trong cuộc đua tài như vũ báo giữa các tờ báo mạng thì tình trạng
copy và paste giữa các báo cần phải đưa ra giải pháp hợp lý về “ bản quyền”.
Trong khi đó, người đọc hiện nay vẫn tiếp nhận thông tin một cách thụ động
thì các báo mạng điện tử cần phải tự đưa ra giải pháp cho tình trạng thông tin
của mình là giải pháp tốt nhất.
14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THÔNG TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY VÀ
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ riêng số người sử dụng Internet ở Việt Nam
hiện đạt khoảng gần 20 triệu người, chiếm tới gần 30% dân số. Người đọc báo
mạng ngày càng nhiều và trình độ chung của người đọc đã cao hơn hẳn, ý
thức của họ về độ chính xác thông tin ngày càng cao. Báo mạng ngày nay đã
trở thành một lực lượng truyền thông quan trọng, lấn át báo giấy ở một số
khía cạnh. Chính vì vậy, giải pháp cho vấn đề thông tin trên báo mạng điện
tử hiện nay và tương lai là hết sức quan trọng.
3.1. Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên báo mạng điện tử.
Những người đã quen với kiểu làm việc hiện đại thấy rằng họ luôn có

một công cụ hỗ trợ bất cứ lúc nào. Chỉ cần gõ vài từ khóa, sử dụng các công
cụ tìm kiếm của thế giới như Google, MSN, Altavista, Yahoo hay các trang
mạng xã hội rất phổ biến hiện nay như Facebook hoặc wordpress hiện nay thì
họ có thể tìm thấy rất nhiều thông tin phong phú đa dạng chỉ trong một thời
gian ngắn
Đương nhiên, cách thức để nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần
trong cả cái đống khổng lồ đó cũng là một vấn đề, song khó khăn hơn chính là
cách thẩm định những nguồn tin vô tư và không mất tiền này. Nếu sử dụng
đúng, ta sẽ có một bài viết chững chạc, nhiều thông tin, nếu trích dẫn sai thì
bên cạnh những tác động xấu gián tiếp có thể có đối với vấn đề hoặc đối
tượng của bài viết, thì người phải chịu hậu quả trực tiếp chính là bản thân
mình.
Vậy có cách nào để các nhà báo cũng như công chúng biết được thông
tin này hay bài viết kia trên mạng là có thể dùng được? Dưới đây là một số
chỉ dẫn để kiểm tra:
• Dựa vào tên miền (domaiw name).
Một (đường dẫn) tên miền có đuôi “.com” mà đơn thuần chỉ nhằm vào
15
mục tiêu kiếm lợi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến;
Các tên miền có đuôi “.org” thường được coi là phi lợi nhuận, nhưng
lại hô hào cho chủ trương riêng. Tuy nhiên, có thể có lợi cho một khía cạnh
phê bình trong chủ đề của bạn;
Các tên miền có đuôi .edu có thể là website của một trung tâm nghiên
cứu, một học viện hay thậm chí của một học sinh – vì thế nên kiểm tra kỹ.
Thông thường tên miền có ký hiệu ~ là directory của cá nhân.
Các tên miền là “.net” thuộc mạng lưới, hệ thống; tên miền là “.int”
thuộc quốc tế và tên miền là “.mil” thuộc quân sự nên độ tin cậy là cao nhất.
• Kiểm tra các yếu tố trên website.
- Chủ nhân:
+ Kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó. Ai gửi

văn bản đó lên mạng? Họ có nêu rõ danh tính không?
+ Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang Web đó để trực tiếp
kiểm tra tính xác thực của thông tin hay không?
+ Cơ quan nào phụ trách website đó? Cũng cần xem kỹ phần giới thiệu
trong mục “About Us”.
- Tính thời sự, mức độ cập nhật
+ Kiểm tra xem đường link dẫn tới đâu. Nếu nối với các website đáng
tin cậy thì đó là một dấu hiệu nữa rằng trang này có giá trị.
• Ngoài ra, để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử người ta có
thể dựa vào một số nguồn khác như:
- Dựng cơ sở dự liệu whois database là nơi lưu giữ những thông tin về
chủ nhân của tên miền. Chẳng hạn vào trang http//rs.internic.net/cgi –
bin/whois.
- Hiện nay, có một nguồn khá phong phú để kiểm định thông tin trên
báo mạng điện tử đó là các blog. Tuy nhiên, nguồn này không đáng tin cậy.
Ta nên vào blog của những người nổi tiếng, họ thường là những nhà báo
ngoài đời thì thông tin họ đưa ra đáng tin cậy hơn.
16
Một mục rất quan trọng để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử,
đó chính là mục phản hồi của các báo. Nó vừa cho biết lượng người nhận
thông tin vừa thể hiện ý kiến của người tiếp nhận trước thông tin đưa ra trên
báo.
- Ngoài ra, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là vấn đề copy và
paste tràn lan vô tội vạ trên các báo. Làm thế nào một tờ báo, trang tin điện tử
ở Việt Nam có thể bảo vệ thành quả của mình, tăng sức cạnh tranh?
Một bài khác trên VNExpress với cái mở ngoặc (theo Lao Động) bên
dưới. Tra bản gốc thì chỉ thấy một cái tít trung tính: “Hưng Yên: Xét xử sơ
thẩm gần 70 con bạc liên tỉnh” nhưng sau khi biên tập một chút thì nó biến
thành “Đánh bạc có gái 'giải đen'.” Cần lưu ý rằng chi tiết bắt “8 trường hợp
mua bán dâm” chỉ là một chi tiết trong bài và thực sự trọng tâm chính là con

số 116 con bạc bị bắt và 69 kẻ bị ra tòa vì liên quan đến vụ đánh bạc, mua bán
dâm.
Cắt dán bài của báo khác đã là việc không nên, cắt dán và làm cho sai
lệch nội dung (hoặc cách hiểu của độc giả về nội dung) thì lại càng là điều
cấm kị trong báo chí. Nhưng điều đó vẫn đang tồn tại và chắc là sẽ vẫn tiếp
tục tồn tại nếu bản thân các tờ báo điện tử không tôn trọng những nguyên tắc
cơ bản nhất của báo chí, vì lợi ích của độc giả, của các tờ báo khác và của
chính mình.
3.2. Góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin.
Trong quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt
Nam đã nêu rõ: mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà báo hoạt động trong bất
kỳ lĩnh vực và hoàn cảnh nào cũng vì lý tưởng phát triển đất nước Việt Nam,
thực hiện công bằng xã hội, mọi người đều có điều kiện phát triển toàn diện,
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quy ước còn khẳng định: Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân
17
dân. Sứ mệnh ấy đòi hỏi nhà báo phải luôn luôn khách quan, trung thực, tôn
trọng sự thật. Mọi thông tin phải phản ánh sự thật khách quan trong bối cảnh
xã hội của nó, không bị xuyên tạc hoặc cường điệu, nhằm cung cấp cho công
chúng một hình ảnh chân thật, đúng bản chất và quá trình của sự kiện, tình
huống được thông tin, thông quá đó hướng dẫn dư luận.
Tuy nhiên, hiện nay không ít các nhà báo chỉ chạy theo lợi nhuận, đưa
tin bài giật gân để câu khách mà quên đi đạo đức của người làm báo, đưa đến
độc giả những thông tin sai lệch gây hậu quả khyông tốt đôi khi còn gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống của bộ phận nhân dân. Vậy vấn đề đạo đức của nhà
báo với góc nhìn tích cực trước nguồn tin khi đưa đến công chúng được thể
hiện như thế nào?
Russell Lyne là giảng viên và cố vấn báo chí của Tổ chức Thomson
Foundation, một cơ quan đào tạo báo chí danh tiếng của Anh. Trong cuộc

trao đổi với ông về nghề và nghiệp, ông đã khẳng đ ịnh: “chính xác” là từ
quan trọng nhất trong báo chí.”Và ông đã giải thích rằng:
“Vì chúng ta có trách nhiệm đối với độc giả. Chúng ta là cầu nối mang
thông tin đến với họ. Thông tin đó buộc phải đúng. Trong cuộc đời, đôi khi
chúng ta buộc phải lựa chọn hoặc nhanh, hoặc chính xác. Nhưng sau những
trải nghiệm, tôi cho rằng tính chính xác là quan trọng nhất trong nội dung
thông tin, nếu độc giả hiểu sai tin tức, sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta là người
phải chịu trách nhiệm cao nhất để giữ uy tín cho tờ báo và sự tin tưởng của
độc giả.”
Như vậy, góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin chính là
luôn đặt chính xác lên vị trí hàng đầu.
3.3. Công chúng học cách nhìn nhận đánh giá trước nguồn tin.
Ngày nay, khi thông tin bùng nổ thì việc kiểm soát nguồn tin ngày càng
khó. Việc đánh giá độ chính xác thông tin trên báo chí, đặc biệt báo mạng
cũng vậy. Làm sao biết thông tin mình vừa đọc có chính xác hay không. Lời
khuyên là cho bạn là: Bạn hãy là người đọc thông thái!
18
Khi mà nguồn tin đưa các vấn đề chuyên môn khó hiểu và ngoài tầm
thẩm định của bạn thì nên tìm hiểu “tin đầu nguồn” được các báo trích từ đâu
và tìm những cơ sở niềm tin nơi nguồn tin được đánh giá bởi các chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực đó. Không nên tin vội những bài báo chỉ đưa tin về
vấn đề chuyên môn mà không có sự lý giải, bình luận của chuyên gia lĩnh
vực.
Khi những thông tin không đụng chạm tới những vấn đề chuyên môn
thì hãy chịu khó chấp nhận kiểm định thông tin của tờ báo này ở…tờ báo
khác! Khi mà những thông tin của 2 hay 3 tờ báo đưa tin khác nhau thì không
vội tin mà chờ đợi sự thẩm định lại của cơ quản lý báo chí
Ví dụ cụ thể như báo chí đưa những thông tin sai lệch về chất 3MPCD
hay vụ ăn bưởi có khả năng gây ung thư đã được Bộ Văn hóa Thông tin ( Bộ
Thông tin Truyền thông) đưa ra những kết luận cuối cùng và có biện pháp xử

phạt với những tờ báo đưa những thông tin sai lệch.
19
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước nhà hiện nay
không ngừng lớn mạnh, trường thành. Bằng những hoạt động quan trọng và
thiết thực, báo chí đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước, xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ
động và tuyên truyền trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động
báo chí, đã tạo ra cuộc đua như vũ bão giữa các phương tiện truyền thông đại
chúng. Trong cuộc đua ấy, báo mạng điện tử đã dần khẳng định được vị thế
quan trọng và ngày càng không thể thiếu được với nhân dân. Tuy nhiên, gần
đây, nó đã bộc lộ không ít sai sót của mình trong việc đưa thông tin đến công
chúng. Đó là việc, xuất hiện ngày càng nhiều các thông tin trái chiều trên các
tờ báo điện tử, gây hoang mang cho công chúng tiếp nhận. Điều này đòi hỏi
nội tại các báo phải đứng ra giải quyết, để đưa đến công chúng những thông
tin nhanh, nóng và chính xác nhất.
Qua khảo sát và nghiên cứu những thông tin đưa không chính xác điện
tử và tiếp nhận của công chúng, bài tiểu luận có những kết luận như sau:
Thứ nhất, phải khẳng định vai trò to lớn của báo mạng điện tử trong hệ
thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong sự phát triển thông tin
như vũ bão ấy, báo điện tử càng ngày càng bộc lộ những tác dụng và tiện ích
hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin lớn vô cùng,
tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian và thời
gian, biên giới quốc gia, thoả mãn nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hoá
của nhân dân.
Thứ hai, qua khảo sát những thông tin trái chiều trên báo mạng ở 4
phương diện: thông tin sai sự thật ( xét dưới góc đọ nghiệp vụ là vô tình chứ
không phải là thông tin với mục đích chông phá); cùng một sự kiện mỗi cơ
quan báo chí lại đưa một kiểu khác nhau; thông tin chưa được kiểm định
20

chính xác nhưng các báo vẫn quy kết chụp mũ và vội đưa ra kết luận, các báo
cùng đưa về một sự kiện nhưng đa số các tờ báo đưa tin đều sai do lấy từ báo
này copy sang báo kia làm thành hiệu ứng sai dây chuyền. Như vậy, thông tin
trên các báo điện tử hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin gây hậu
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, làm dư luận hoang
mang.
Thứ tư, từ ba kết luận đã nêu trên thì việc tìm ra những giải pháp cho
thực trạng thông tin không chính xác trên báo mạng hiên nay là rất cấp thiết.
Đặc biệt vấn đề bản quyền đối với báo mạng điện tử hiện nay cần phải được
xây dựng quy củ, có hệ thống, tạo hành lang vững chắc cho các báo hoạ động
tốt. Điều này phải được chính các cơ quan báo chí quan tâm, thảo luận với
nhau để đưa ra giải pháp copy và paste của các báo hiện nay. Ngoài ra, chính
các nhà báo phải có tinh thần trách nhiệm với chính các thông tin mà mình
đưa ra, các thông tin vừa đảm bảo tính chính xác, vừa mang lại lợi ích cho
nhân dân và đất nước. Bên cạnh đó, chính công chúng cần học cách chủ động
với nguồn in minh tiếp nhận, phải luôn nghi ngờ và kiểm tra thông tin trên
báo bằng nhiều cách khác như: so sánh giữa các báo, tìm về thông tin gốc…

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Dũng( 2004), Viết báo như thế nào ( NXBVăn hóa thông tin- Hà Nội)
2. Hướng dẫn cách viết báo (Jean- LucMartin- Lagardette)(NXB Thông Tấn-
Hà Nội- 2004)
3. Các thủ thuật làm báo điện tử ( NXB Thông Tấn)
4. Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hang thông tấn AP
( NXB Thông Tấn).
5. Website http:// Nhabaovietnam.com
6. Website http:// Nghebao.com
7. Website báo trực tuyến Lao Động : http://. Laodong.com.vn
8. Website báo trực tuyến Tiền Phong:

22

×